Giải pháp phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

a) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp

Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và người nông dân để họ có đủ khả năng nắm bắt, quản lý và thực hiện, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.

Thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thật vào sản xuất như: hỗ trợ kinh phí mua thiết bị cơ giới hóa quy trình sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi sang các loại giống, cây trồng, vật nuôi mới có khả năng sinh lợi cao hơn và ít tác động đến môi trường hơn.

Huyện phải hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao để hướng tới nắm bắt nhu cầu tương lai. Trên cơ sở đó Tĩnh Gia phải phát triển được cây

trồng vật nuôi có lợi thế của địa phương như rau an toàn, dưa hấu, cá nước ngọt, nuôi ếch, trồng các loại cây cảnh hoa cảnh... Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lao động chất lượng cao mà hầu hết các nông dân ở thành phố chưa thể đáp ứng được vì vậy chính quyền huyện cần có các chính sách đầu tư thích hợp, khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tuyển chọn áp dụng các loại giống mới, phát triển các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Để phát triển nông nghiệp thì vấn đề cây giống, con giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Cán bộ phải kịp thời theo dõi phát hiện tình hình chuyển biến của nông nghiệp huyện qua đó có các biện pháp giải quyết phù hợp.

Hướng dẫn áp dụng công nghệ sinh học, bảo quản, sơ chế nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường.

b) Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp

Tạo nhận thức đúng của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn về sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Sự cần thiết này bắt nguồn từ chính lợi ích của họ cũng như lợi ích của cộng đồng

Phát triển nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Sự phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc vào sự phát triển công tác nghiên cứu công nghệ sinh học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Đến lượt mình, phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học phải được định hướng ưu tiên vào phục vụ trực tiếp và có hiệu quả nhất việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nền nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở khai thác và hiện đại hoá những kinh nghiệm sản xuất truyền thống sẵn có ở từng vùng. Hiện nay, người nông dân chưa mặn mà với việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong canh tác, cũng như với những biện pháp sinh học bảo vệ mùa màng và dùng thảo dược trừ sâu bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này là họ chưa thấy đầy đủ ý nghĩa của việc giữ công nghiệp môi trường trong lành và bảo vệ sức khoẻ. Mặt khác, các biện pháp hữu cơ truyền thống thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với việc dùng các chế phẩm hoá học, nhiều khi lại phải bỏ ra chi phí lớn.

Tránh tình trạng làm nông nghiệp theo phong trào, theo lợi ích trước mắt. thực tế nông nghiệp của nước ta hiện nay là làm nông nghiệp theo phong trào, làm theo lợi ích trước mắt mà không có chiến lược cụ thể cho tương lai vì vậy nhất thiết phải thay đổi được tư duy lạc hậu này mới mong có thể thay đổi diện mạo nền nông nghiệp thành phố một cách toàn diện. Muốn làm được như vậy thì cần có các hướng dẩn cụ thể cho người dân, định hướng cho họ vào một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thật sự. Hướng tới mục tiêu lâu dài trong tương lai bằng cách phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Phải nhận thức rõ ràng nông nghiệp sạch và chất lượng cao là xu hướng không thể khác được của tương lai.

Hướng đến canh tác sinh học chú trọng đến bảo vệ môi trường tự nhiên giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối với tính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năng sinh học, chính thống và tự nhiên… sử dụng các chế phẩm sinh học để phục vụ sản xuất.

Nông nghiệp canh tác chính xác tức là phải hiểu được chính xác đặc điểm của các loại đất, đặc điểm của các loại cây trồng vật nuôi từ đó có các biện pháp chăm sóc thích hợp nhất, tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí. Đầu vào là phân bón, hạt giống, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên sử dụng vào đúng thời điểm, đúng nhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cần đầu tư cao về vốn và khoa học công nghệ vì vậy huyện phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích đáng.

c) Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền.

Chính quyền địa phương cần nghiên cứu các giải pháp để quản lý hiệu quả nhất hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Chính quyền cần có định hướng rõ ràng về phát triển nông nghiệp trong tương lai, phải xác định được sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, từ đó có các biện pháp cụ thể.

Kịp thời khuyến khích động viên khen thưởng các mô hình nông dân kinh doanh sản xuất giỏi để làm bài học kinh nghiệm cho mọi người.

Tổ chức giúp các hộ nông dân định hướng sản xuất, tổ chức quản lý áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh. Khuyến khích phát triển các loại hình cơ quy mô lớn như kinh tế trang trại, hợp tác xã nông ngiệp, doanh nghiệp nông nghiệp...

Đầu tư phát triển nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ. Hướng nền nông nghiệp huyện đến nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm bảo vệ môi trường, lợi ích của người sản xuất và của cả người tiêu dùng. Bằng cách đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nâng cao vai trò pháp luật, cũng như các chính sách hỗ trợ nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, hỗ trợ nông dân...

Đẩy mạnh công tác khuyến nông hướng vào việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nông cụ thể thích ứng với từng vùng, từng địa phương.

Tăng cường kiểm soát lưu thông trên các chế phẩm hoá học có tính chất độc hại. Xác định rõ trách nhiệm của người bán với người mua trong việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản các loại chế phẩm hoá học đó.

Nhà nước nghiên cứu và ban hành các chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân trong phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ, trong đó quan trọng hàng đầu là các biện pháp chuyển giao công nghệ sản xuất nông sản sạch theo yêu cầu thị trường tới những người trực tiếp sản xuất ở nông thôn.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học và định hướng nghiên cứu vào chủ đề hiện đại hoá các kỹ thuật canh tác truyền thống, kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của kỹ thuật truyền thống. Đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, đê phòng chống bảo lụt, hệ thống đường xá, cơ sở chế biến bảo quản nông sản...

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)