Giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

a) Nhóm giải pháp môi trường

Giải pháp cần thiết trước mắt là phải hoàn thiện công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản để chấm dứt tình trạng phát triển nuôi trồng ồ ạt, tự phát dẫn đến phá hủy tự nhiên làm ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh việc xây dựng quy hoạch vùng nuôi an toàn, phát triển quy hoạch theo vùng sinh thái nhằm tiến tới phát triển thủy sản xanh, thân thiện với môi trường.

Nâng cao nhận thức về môi trường và các phương thức bảo vệ môi trường cho người dân, những người trực tiếp tác động đến môi trường. Tăng cường vai trò của cộng đồng tham gia vào giám sát môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn trách nhiệm cuả mọi người dân, hộ nuôi trồng thủy sản, chủ trang trại, doanh nghiệp vào quản lý môi trường. Đẩy mạnh phát triển thủy sản xanh với hình thức nuôi trồng sinh thái, kết hợp nuôi tôm với trồng rừng, nuôi thủy sản cấy lúa. Đây là xu thế mới trong nghề cá thế giới.

Cần có những biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững như: tái tạo, phục hồi những nơi sinh sống truyền thống của các loài thủy hải sản như sinh thái rừng ngập mặn, rạn ssan hô, cỏ biển, đặc biệt là những nơi đã và đang là bãi đẻ, vùng tập trung các loài thủy sản chưa trưởng thành, những khu vực, đương di cư của các loài thủy sản quan trọng. Duy trì và tái tạo các nguồn lợi hải sản quý giá, những loài có nguy cơ tuyệt chủng, phục hồi những quần thể thủy sinh vật để tạo điều kiện phát triển tốt cho các loài.

Tăng cường thể chế và hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường ngành nuôi trồng thủy sản. Bảo đảm nguyên tắc đánh giá tác động môi trường cho các chương trình, dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, tránh tình trạng phát triển sản xuất ít cân nhắc đến yếu tố môi trường.

b) Giải pháp thủy lợi

Thủy lợi luôn đóng vai trò quan trọng trong nuôi trông thủy sản. Để phát huy được vai trò đó của thủy lợi, nhằm tạo ra bước ngoặt lớn về năng suất cũng như sản lượng, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn mới, cần đưa các biện pháp sau: Quy hoạch lại thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản của huyện. Bổ sung hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nuôi trồng thủy sản đối với các địa điểm nuôi trồng hiện có, trú trọng vùng nuôi trồng sinh thái, quảng canh cải tiến, bán thâm canh. Quy hoạch thủ lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản phải xuất phát từ nhu câu của người dân và ý kiến tham gia của người dân. Hệ thống thủy lợi phải đảm bảo sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản cân bằng với các ngành khác, với mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt trú trọng bảo vệ rừng ngập mặn.

c) Khoa học công nghệ

Tập trung tạo đột phá trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, gia hóa khép kín vòng đời một số đối tượng nuôi quan trọng tiến tới đến sản xuất giống sinh trưởng nhanh, không bệnh tật. Nghiên cứu mô hình nuôi hữu cơ, bán hữu cơ, mô hình luân canh...

Tăng cường hơn nữa cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực để giải quyết đồng bộ những vấn đề sản xuất đặt ra ở quy mô lớn, xuyên suốt các hoạt động về sản xuất giống, công nghệ nuôi, đảm bảo thức ăn an toàn sản phảm nuôi.

Đưa vào thực hiện chương trình công nghệ sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn mới. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ sinh học, coi đây là mũi nhọn đi tắt đón đầu về các công nghệ.

d) Quy hoạch

Để phát triển bền vững, cần gắn với an sinh xã hội, hết sức quan tâm tới vùng bồi ngang, vùng đầm phá. Tại vùng đầm phá, nguồn lợi thủy sản đa dạng, ngư dân đông đúc đời sống nghèo khó không có khả năng khai thác xa bờ. Vùng này có thể quy hoạch nuôi các đối tượng nhuyễn thể, giáp xác, trồng rong câu theo phương thức tự nhiên, tổ chức quản lý cộng đồng cùng nhau khoanh vùng, chà, thả bổ sung giống và chăm sóc bảo vệ cho chúng sinh sản,. Phát triển để khai thác sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi tự nhiên.

Các quy hoạch ở tỉnh, huyện cần được công bố tới từng vùng sản xuất để định hướng cho sản xuất và thu hút các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư. Để quản lý đúng quy hoạch, ngoài nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh hỗ trợ huyện cần dành ngân sách địa phương huy động các nguồn khác cho dự án xây dựng hệ thống thủy lợi, các công trình đầu mối tại các vựng quy hoạch tập trung, trọng điểm để hướng hoạt động sản xuất đúng với quy hoạch.

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)