Khi xây dựng đường liên thôn, liên xã cơ quan có chức năng quy hoạch cần tránh quy hoạch qua những vùng có HST tự nhiên có vai trò tích cực đến môi trường sống của người dân. Ít ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp...của cộng đồng dân cư ven biển.
b) Ứng dụng công nghệ
Huyện Tĩnh Gia có đường quốc lộ 1A chạy qua địa phận huyện, ảnh hưởng của các phương tiện giao thông chạy qua địa phận huyện đến môi trường sống của người dân là rất lớn (đã phân tích ở chương 3). Do đó, nhà nước cần có chính sách phát triển, ứng dụng và sử dụng rộng rãi xăng sinh học E5, E10 (xăng pha etanol) trên các phương tiện giao thông để giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm thiểu đáng kể lượng khí thải, giảm ảnh hưởng sức khỏe của người dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ huyện Tĩnh Gia đã mang lại nhiều thành tựu tích cực đời sống nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn nẩy sinh nhiều mâu thuẫn kìm hãm hoặc gây hậu quả tạm thời và lâu dài giữa các ngành trong quá trình phát triển.
- Đánh bắt thủy sản
Khi đánh bắt cá trở về ngư dân vứt rác (đặc biệt là nilon) làm ô nhiễm môi trường biển ven bờ. Gây mất mỹ quan giảm sức hút du lịch tắm biển Hải Hòa “mâu thuẫn một chiều”. Ngoài ra, trong hoạt động đánh bắt gây ô nhiễm dầu, kim loại nặng từ tàu thuyền ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển, gây xung đột môi trường.
Ngư trường ven bờ ngày càng suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thủy sản, ngư dân lâm vào cảnh thất nghiệp đói nghèo. Từ đây các vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh gây mất an ninh trong xã hội, gây xung đột cộng đồng.
- Nuôi trồng thủy sản
Do nuôi trồng thủy sản (NTTS) tàn phá khoảng 80% diện tích RNM. Môi trường sống bị thay đổi, mất nơi cư trú, sinh sản dẫn đến suy giảm nguồn lợi cá tôm, thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, gây ra tranh chấp tài nguyên.
Ngoài ra, các chất thải từ nuôi trồng thủy sản, thức ăn dư thừa, các chất tẩy uế khu vực nuôi sau mỗi vụ được thải ra kênh, sông và biển. Các bệnh dịch từ đây lan truyền sang khu vực nuôi trồng khác hoặc cho vụ sau, còn tại khu vực này gây mất mùa, làm nẩy sinh mâu thuẫn nội ngành. Từ đây, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt. Phèn, mặn hóa tại các cửa sông giảm năng suất trong nông nghiệp, ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ giảm thu hút khách du lịch, gây cường hóa tai biến và làm nẩy sinh mâu thuẫn nhiều chiều.
Trong khu vực vùng bờ huyện Tĩnh Gia khoảng cách người giàu và người nghèo ngày một xa. Một số người nhiều tiền mới có đủ vốn đầu tư lâu dài nuôi
trồng thủy sản, cộng đồng dân cư nghèo ven biển mất đất, thất nghiệp dẫn đến đói nghèo. Đây là mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng.
- Sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc BVTV suy thoái đất dịch bệnh tăng cao mức độ chi phí cho sản xuất ngày càng tăng mâu thuẫn nội ngành. Các chất ô nhiễm từ đây phát tán ra kênh, sông và đổ ra biển mang theo mầm bệnh, gây hiện tượng phì dưỡng rong rêu phát triển ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản và giảm sức hút khách du lịch. Đây là mâu thuẫn hai chiều.
- Phát triển cảng biển
Hoạt động vận tải tàu thuyền ra vào các cảng gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ. Từ các hoạt động sửa chữa, xúc rửa vệ sinh tàu và sinh hoạt lao động trên tàu. Tạo ra các chất lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ và các khí thải phát sinh do đốt nhiên liệu, hủy hoại các habital và cảnh quan tự nhiên. Từ đây ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, nông nghiệp và du lịch, tạo ra mâu thuẫn nhiều chiều.
Phát triển cảng cần mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông làm mất diện tích sản xuất nông nghiệp, chiếm không gian của hoạt động du lịch ...gây ra tranh chấp không gian.
- Hoạt động du lịch
Hiện nay, huyện Tĩnh Gia chú trọng đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ làm giảm đầu tư vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thu hút nguồn vào ngành du lịch thay đổi cán cân lao động “Tranh chấp đầu tư”.
Ngoài những mâu thuẫn từ những kết luận trên còn tồn tại những mâu thuẫn: Đây là mâu thuẫn phổ biến xảy ra trên hầu hết hoạt động của các ngành nghề trên vùng bờ. Hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, hoạt động cảng biển gây ô nhiễm môi trường cho du lịch ...đã tạo ra tranh chấp môi trường.
Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch là mâu thuẫn tậm thời vì khi nuôi trồng thủy sản có quy hoạch và có hệ thống xử lý nước thải đạt chất lượng sẽ không ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Đây là mâu thuẫn tạm thời”.
Mâu thuẫn giữa hoạt động phát triển cảng biển với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là mâu thuẫn lâu dài.
Phát triển giao thông đường bộ và đường biển, xây dựng con đường từ cảng biển đi ra quốc lộ 1A lấp đường dẫn nước biển vào những cánh đồng muối. Ngoài ra, do các phương tiện giao thông hoạt động gây ra bụi bẩn lẫn vào muối, chất lượng muối suy giảm hoặc mất nghề làm muối ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư ven biển là mâu thuẫn đối kháng.
Huyện Tĩnh Gia quy hoạch phát triển du lịch các xã ven biển kết hợp với đảo Mê thành khu du lịch sinh thái, tắm biển. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh lại quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nuôi tôm và cá lồng trên diện tích mà huyện đã quy hoạch là mâu thuẫn giữa các cấp.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế huyện Tĩnh Gia để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân, huyện đã phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với điều kiện tự nhiên của một huyện vên biển. Bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, hoạt động phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường sông đường biển. Đã không tránh khỏi được gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ, ngoài ra còn phá hủy các HST rừng ngập mặn, các rạn san hô... ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân. Đây là mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
2. Kiến nghị
- Trong huyện Tĩnh Gia đã xuất hiện nhiều kiểu loại mâu thuẫn đã kìm hãm sự phát triển của ngành này đến ngành kia trong cùng khu vực, có những mâu thuẫn đối kháng và xung đột cộng đồng ở dạng tiềm ẩn, nếu không chú ý điều chỉnh sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế chung của toàn huyện.
- Chi cục Biển và Hải đảo Thanh Hóa đã xây dựng đề cương QLTHĐB, gồm huyện Tĩnh Gia và UBND tỉnh đã phê duyệt, do đó đề nghị UBND tỉnh có ý kiến
chỉ đạo các sở ban ngành có chức năng phê duyệt nguồn vốn để QLTHĐB đi vào hoạt động, góp phần giảm thiểu các loại mâu thuẫn và xung đột môi trường ở đây.
- Tĩnh Gia là huyện trọng điểm phát triển kinh tế không chỉ ở Thanh Hóa mà là một trong những Khu kinh tế ven biển cấp quốc gia. Vì vậy, cần có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững; có chính sách phù hợp cho riêng KKT ven biển và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường. Bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường, www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId...5.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Ô nhiễm môi trường biển do dầu mỡ từ tàu thuyến, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010.
3. Cảng vụ Thanh Hóa (2011), Bản báo cáo tổng kết năm tàu thuyền và hàng hóa ra vào cảng,Cảng vụ Thanh Hóa.
4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (2006), TCXDVN 33:2006, Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế, www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=1259
5. Cục Hàng hải Việt Nam (2003), Quy định phần trăm chất ô nhiễm trong khí thải của động cơ, www.kilobooks.com/.../318105-Khảo-sát-một-chuyến- biển-t.
6. Dương văn Đảm, Võ Minh Khả, Lê Trường, Phạm Việt bằng (1982), Hóa học trong nông nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Chu Hồi (2007), Quản lý tổng hợp vùng bờ, Tập bài giảng (dự thảo) cho cao học, chưa công bố, Hà Nội.
8. Đặng Hữu Kiên (2009), Khai thác bền vững, Bách khoa thủy sản hội nghề cá Việt Nam, www.kilobooks.com/.../315379-Nghiên-cứu-sự-biến-động-v. 9. Đào Thanh Trường (2009), “Tranh chấp môi trường”, Trung tâm nghiên cứu và phân
tích chính sách (CEPSTA), www.cepsta.net/web/ReadMessage.php?...1.
10. Lê Hoài Phong (2007), Ô nhiễm môi trường đất do thuốc bảo vệ thực vật, moitruong40.files.wordpress.com/.../tc3a0i-nguyc3aan-c491. {a2]
11. Phòng cảnh sát giao thông huyện Tĩnh Gia (2012), Báo cáo tổng kết năm 2011 hoạt động giao thông trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Tĩnh Gia.
12. Phòng Công Thương huyện Tĩnh Gia (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009 hoạt động công nghiệp trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Tĩnh Gia.
13. Phòng Nông nghiệp huyện Tĩnh Gia (2011), Báo cáo tổng kết nông nghiệp cả năm huyện Tĩnh Gia, Tĩnh Gia.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (2011), File bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
15. Lê Trường (1995), Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Tổ chức Y tế thế giới (1993), Quy định tải lượng chất ô nhiễm trong nước và khối lượng rác thải của mỗi người/ngày, yeumoitruong.vn/forum/attachment.php?attachmentid...d 17. Trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa (2009), Bảng số liệu nhiệt độ, lượng
mưa, ngày nắng, đặc điểm thủy văn huyện Tĩnh Gia, Trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa.
18. Viện tài nguyên và môi trường Hải phòng (2005), Hệ số phát thải Tổng Nito và photpho trên tấn sản phẩm thủy sản, Luận văn thạc sỹ Đồng Thùy Linh, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.