Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập từ năm 2006 đến nay trong quá trình hình thành và phát triển đã xảy ra nhiều mâu thuẫn và xung đột, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân và có nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Vào năm 2009 công tác giải phóng mặt bằng gây nhiều bức xúc cho người dân. Người dân bị nhà nước thu hồi đất, chưa đồng tình thống nhất với mức đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng. Nên người dân không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Đến thời hạn quy định phải bàn giao đất nhưng người sử dụng đất vẫn không bàn giao, UBND huyện Tĩnh Gia đã ra quyết định cưỡng chế việc thu hồi đất. Khi thực hiện quyết định cưỡng chế người dân đã ra cản trở dẫn đến việc lực lượng đảm bảo thực hiện việc cưỡng chế (công an huyện Tĩnh Gia) có xô xát với người dân. Hậu quả là một người dân thiệt mạng.
Công tác giải phóng mặt bằng xong đến công tác san lấp mặt bằng khu vực lọc hóa dầu, mỗi ngày có khoảng hơn 300 chiếc xe tải trở đất cát từ các nơi vào san
lấp chạy liên tục cả ngày và đêm. Gây bụi mù bán kính khoảng 2 km ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân hai bên đường và các xã lân cận. Người dân tập trung yêu cầu đơn vị thực hiện san lấp phải phun nước xuống đường để giảm thiểu bụi nhưng không được đáp ứng.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia đến năm 2020 tác giả đưa ra dự báo trong tương lai những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển:
Đến năm 2020 nhà máy lọc hóa dầu, hai nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động, thải các loại chất thải ra môi trường như xỉ tro là một chất thải rắn đặc trưng của nhà máy nhiệt điện than, bụi và các khí thải độc hại khác.
Nhà máy lọc hóa dầu đi vào họa động thải ra các loại chất thải nhiễm dầu, thùng chứa và thùng dính dầu; chất thải phòng thí nghiệm và chất thải y tế, chất thải phóng xạ, đặc biệt là nguy cơ xảy ra các sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện.
Sự gia tăng dân số trên địa bàn huyện sẽ làm tăng lượng rác và nước thải sinh hoạt lên khoảng 1,5 lần vào năm 2020;
Hoạt động du lịch sẽ làm tăng lượng chất thải sinh hoạt từ khách du lịch khoảng 1,2 lần vào năm 2015 và khoảng 3 lần vào năm 2020;
Nuôi trồng thủy sản trong đầm nước lợ, mặn sẽ làm tăng mạnh lượng chất thải hữu cơ.
Hình 3.14: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Khi quy hoạch phát triển trú trọng đầu tư vào du lịch, công nghiệp sẽ làm giảm sức hút đầu tư vào các ngành khác.
3.2.2.3 Tranh chấp không gian
Quy hoạch phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản sẽ xảy ra tranh chấp không gian với diện tích sản xuất nông nghiệp.
3.2.2.4 Mâu thuẫn giữa các chủ thể quản lý
Đây là một thực tế nổi cộm ở Việt Nam nói chung và ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Trong khi nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực không ai chịu trách nhiệm quản lý thì ở nhiều nơi, nhiều ngành lại có tranh chấp quản lý, nhiều khi dẫn đến nguy cơ xung đột và giải quyết bằng vũ lực. Tranh chấp có nhiều dạng đang tồn tại hoặc dưới dạng tiềm năng. Một số tranh chấp điển hình như sau:
Vấn đề chủ quyền khai thác thủy sản ở ngoài khơi, tàu cá nước láng giềng xua đuổi tàu đánh bắt cá Việt Nam;
Vấn đề tranh chấp các bãi cá giữa một số xã ven biển.
Đây là một dạng mâu thuẫn khá nặng nề, để lại nhiều tiêu cực.
3.2.2.5. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng
An ninh quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu quốc gia, đảm bảo cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tồn tại những khó khăn mà phía này gây ra cho phía kia. Nhu cầu phòng thủ cần bảo vệ nghiêm ngặt, bí mật còn nhu cầu phát triên kinh tế - xã hội cần mở rộng, thông thoáng môi trường đầu tư. Tranh chấp không gian là điểm chốt của mâu thuẫn này giữa nuôi trồng thủy sản với du lịch giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp và du lịch biển, thường là vấn đề trong mối quan hệ với an ninh - quốc phòng. Hiện tại đảo Mê chỉ phục vụ cho quốc phòng, nhưng theo quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 của huyện Tĩnh Gia đưa một phần đảo Mê vào hoạt động phát triển du lịch có thể ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Nhu cầu phát triển kinh tế và sức ép tăng dân số có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, habitat và suy kiệt tài nguyên. Vì thế, để phát triển bền vững, cần phải đặt ra các nội dung bảo vệ:
- Bảo vệ chất lượng môi trường sống;
- Bảo vệ cảnh quan và di sản tự nhiên, văn hoá; - Bảo vệ các di tích lịch sử - khảo cổ;
- Bảo vệ các habitat;
- Bảo vệ đa dạng sinh học;
- Bảo vệ các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo khác...
Nếu bảo vệ thái quá, cực đoan sẽ ảnh hưởng, kìm hãm đến phát triển kinh tế.