Tranh chấp và xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

1.5.3.1 Tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường là một hình thức của mâu thuẫn lợi ích, xẩy ra do tác động môi trường tiêu cực của ngành này gây thiệt hại cho ngành khác trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tranh chấp môi trường là một dạng sơ khởi, bộc lộ công khai của xung đột môi trường. Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan, một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường vùng bờ biển. Vì các hệ thống tài nguyên vùng bờ là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là “vô hạn”, và quá trình khai thác tài nguyên đã (không thể tránh khỏi) gây ra những tổn thương môi trường.

1.5.3.2 Xung đột môi trường

Blackburn và Bruce (năm 1995) cho rằng xung đột môi trường xuất hiện “…khi một hay nhiều bên liên quan đến một quá trình ra quyết định bất đồng về một hành động có tiềm năng gây ra tác động tới môi trường”. Susskind (năm 1998)

nói đến những xung đột môi trường như “…những bất đồng giữa các bên liên quan (stakeholders) trong phạm vi tranh chấp công có liên quan đến chất lượng môi trường hay quản lý tài nguyên thiên nhiên” [9].

Như trên đã nói, tranh chấp môi trường là “dấu hiệu khởi đầu”, còn xung đột môi trường cũng là một dạng xung đột lợi ích ở mức đối kháng gay gắt nhất, gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hoà. Rõ ràng, xung đột môi trường không phải là một loại mâu thuẫn duy nhất, mà là một trong những kiểu loại mâu thuẫn lợi ích và theo mức độ mâu thuẫn nó xẩy ra khi mâu thuẫn đối kháng ở mức gay gắt nhất. Hay nói cách khác, các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích không thể “quy nạp” tất cả về xung đột môi trường. Xung đột môi trường được xác định từ các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích theo mức độ và nó là loại mâu thuẫn có mức độ tác động gay gắt nhất, có nguyên nhân phức tạp nhất và cách giải quyết cũng khó khăn nhất.

Theo các định nghĩa trên chúng ta hiểu mâu thuẫn lợi ích bao gồm mâu thuẫn lợi ích về kinh tế và mâu thuẫn môi trường (thậm chí xung đột).

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các mâu thuẫn lợi ích, bao gồm xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm toàn bộ khu vực huyện Tĩnh Gia (phần đất liền và vùng biển ven bờ ra xa 6 hải lý). Trọng điểm là các xã ven biển, (từ Hải Châu trở vào cho đến Hải Hà), nơi tập trung dân cư, các hoạt động phát triển của con người, như: du lịch - dịch vụ, nghề cá, nuôi trồng thủy sản, cảng và các khu công nghiệp.

2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Cách tiếp cận

2.2.1.1 Tiếp cận hệ thống

Vùng bờ biển (coastal area) nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và biển (chủ yếu là sóng, dòng chảy và thuỷ triều), giữa các hệ thống tự nhiên (coastal system) và hệ nhân văn (tâm điểm là hoạt động của con người), giữa các ngành và những người sử dụng tài nguyên vùng bờ (hoặc tài nguyên bờ - coastal resources) theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa phương) và cấu trúc ngang (các ngành trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa phương và với các thành phần kinh tế khác. Vì thế, vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ) bao gồm nhiều hệ thống tài nguyên chia sẻ và là đới tương tác, nên là đối tượng khai thác của nhiều ngành.

Việc nghiên cứu những mâu thuẫn lợi ích tồn tại trong quá trình khai thác, sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia phải được tiến hành dựa trên cách tiếp cận hệ thống để tìm ra các nguyên nhân và cách xử lý các mâu thuẫn trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau nói trên.

2.2.1.2 Tiếp cận phát triển bền vững

Phát triển bền vững là cách phát triển ổn định, hướng tới tương lai. Phát triển bền vững đối với vùng bờ huyện Tĩnh Gia là việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong giới hạn chống chịu của các hệ sinh thái vùng bờ, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng vùng này. Cho nên, PTBV vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của việc phân tích, đánh giá và giải quyết mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường trong sử dụng đa ngành vùng bờ nghiên cứu.

2.2.1.3 Tiếp cận tổng hợp

Như đã nói, vùng bờ biển nói chung và vùng bờ Tĩnh Gia nói riêng là đới tương tác, nơi có tiền đề phát triển đa ngành, và các hệ thống tài nguyên bờ là các hệ tài nguyên chia sẻ, tiếp cận khai thác “mở” kiểu “điền tư, ngư chung”. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề của vùng bờ nói chung và vấn đề mâu thuẫn lợi ích nói riêng

cần phải áp dụng cách tiếp cận tổng hợp: liên ngành, liên khu vực, liên cơ quan, liên hệ thống trên cơ sở tôn trọng lợi ích ngành hài hòa với lợi ích toàn cục.

2.2.1.4 Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Trong vùng bờ, các hệ sinh thái (HST) bờ (coastal ecosystem) được xem là “vốn thiên nhiên” và là cơ sở hạ tầng tự nhiên của vùng bờ, cho nên đầu tư cho HST là đầu tư cho tương lai vùng bờ [5], tức là hướng tới PTBV vùng bờ. Các HST vùng bờ (như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn hô, đầm phá, bãi triều lầy,…) cũng luôn nhạy cảm và dễ bị tổn thương dưới tác động của các hoạt động phát triển của con người và thiên tai. Mọi hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý vùng bờ phải được tiến hành trong sức chống chịu và khả năng phục hồi của các HST nói trên. Vì vậy, quản lý vùng bờ bền vững, bao gồm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích phải áp dụng cách tiếp cận dựa vào HST (ecosystem-based approach). Tức là không nên nhìn sự việc, hiện tượng, loại sinh vật cụ thể, riêng rẽ, mà nhìn vào không gian và mối liên kết gữa chúng.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu

Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí tượng - hải văn, đặc điểm địa chất, địa mạo, môi trường, các dạng tài nguyên, yếu tố xã hội, kinh tế…Các tài liệu này được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xác định các mâu thuẫn lợi ích tại khu vực nghiên cứu.

2.2.2.2 Phương pháp điều tra thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu khi xác định những mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Năm 2012 tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại các vị trí cần nghiên cứu như cảng cá Lạch bạng, Nghi Sơn, các khu nuôi các lồng và tôm.... Để bổ sung nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường vùng bờ của các ngành kinh tế chủ yếu ở khu vực huyện Tĩnh Gia. Công tác khảo sát bước đầu có thể cho ta đánh giá được sơ bộ các mâu thuẫn lợi ích nảy sinh, các yếu tố gây cường hoá hay hạn chế những xung đột lợi ích trong khu vực.

Hình 2.2 Điều tra thực địa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham vấn của cộng đồng.

Đây là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức, thực hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về môi trường (tự nhiên, xã hội – nhân văn, hiện trạng tài nguyên – môi trường) và phát triển dựa vào nguồn tri thức bản địa của cộng đồng gắn kết giữa nhóm đánh giá và những người chịu tác động nhằm tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi cao.

2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Có thể nói đây là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia về lĩnh vực tài nguyên, môi trường và quản lý biển. Từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh những thiếu xót trong quá trình nghiên cứu.

2.2.2.5 Phương pháp ma trận.

Để nhận diện các mâu thuẫn lợi ích trong quá trình khai thác, sử dụng vùng bờ nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Tĩnh Gia, việc lập bảng ma trận quan hệ giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên với nhau là rất cần thiết. Các loại hình sử dụng tài nguyên chính là các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các nhóm xã hội khác nhau tại vùng nghiên cứu.

Quan hệ giữa các loại hình sử dụng tài nguyên với nhau được gán bởi các giá trị T, Tđk và O:

- Trong đó T là giá trị tương thích, có nghĩa là hai hay nhiều loại hình sử dụng tài nguyên khác nhau thích hợp với nhau khi cùng hoạt động trên cùng một khu vực.

Khi các loại hình sử dụng tài nguyên như vậy được triển khai trên khu vực này thì ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể và ít cản trở sự phát triển của nhau. Ví dụ: khu vực rừng tự nhiên, rừng trồng thích hợp nhất với những loại hình sử dụng như nghiên cứu khoa học, các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tđk là giá trị tương thích có điều kiện, có nghĩa là loại hình sử dụng này nếu có một số điều kiện nhất định thì vẫn có thể hoạt động trên cùng một khu vực với các loại hình sử dụng khác mà ít gây tổn hại đến môi trường. Ví dụ với khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng đã nêu trên thì các loại hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mang tính tương thích có điều kiện với hoạt động du lịch với điều kiện là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- O là giá trị không tương thích, tức là các loại hình sử dụng tài nguyên này không thích hợp khi được khai thác trên một khu vực với hai hay nhiều loại hình sử dụng tài nguyên khác.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ huyện Tĩnh Gia

Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên của huyện Tĩnh Gia xuất hiện nhiều loại hình sử dụng có thể cũng được triển khai trên cùng một hay nhiều khu vực khác nhau. Trong quá trình khai thác, sử dụng như vậy đã làm phát sinh mâu thuẫn lợi ích, trong đó có tranh chấp môi trường, thậm chí xung đột môi trường. Căn cứ vào mức độ tương thích của các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tác giả đã tiến hành xây dựng ma trận quan hệ giữa chúng (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Ma trận quan hệ giữa các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong huyện Tĩnh Gia

Loại hình sử dụng Công nghiệp Nông nghiệp Du lịch Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản Cảng biển Giao thông vận tải Công nghiệp T (2,2) Nông nghiệp O (2,3) Tđk (3,3) Du lịch O (2,4) O (3,4) Tđk (4,4) Khai thác thủy sản Tđk (2,5) Tđk (3,5) O (4,5) Tđk (5,5) Nuôi trồng thủy sản O (2,6) Tđk (3,6) Tđk(4,6) Tđk (5,6) Tđk (6,6) Cảng biển T (2,7) O (3,7) O (4,7) Tđk (5,7) O (6,7) T (7,7)

Giao thông vận tải T (2,8) O (3,8) O (4,8) O (5,8) O (6,8) T (7,8) T(8,8)

Trong khuôn khổ luận văn tác giả tập trung nghiên cứu các ngành trên và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình sử dụng hoạt động trong vùng bờ huyện Tĩnh Gia để phân tích làm rõ những mâu thuẫn tồn tại trong phát triển kinh tế. Ví dụ tại vị trí (2,3) giao giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp được ký hiệu là O, được hiểu là không tương thích vì khi quy hoạch phát triển công nghiệp cần quỹ đất

lớn, do đó đất dùng cho nông nghiệp sẽ ít đi, kéo theo là sản lượng nông nghiệp sẽ giảm, người dân mất việc làm. Trình độ lao động của nông dân không đáp ứng được ở điều kiện mới, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tại vị trí (2,7) ký hiệu là T được hiểu là tương thích hai ngành này cùng hoạt động hỗ trợ nhau phát triển, công nghiệp sản xuất ra hàng hóa cần vận chuyển đến những nơi tiêu thụ. Cảng biển giúp hàng hóa lưu thông thuận tiện, công nghiệp phát triển hơn. Tại vị trí (3,6) giao giữa nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp ký hiệu Tđk hiểu là tương thích có điều kiện. Nuôi tôm xen kẽ trồng lúa, trồng lúa làm sạch môi trường, nguồn gây bệnh cho tôm bị hạn chế về, nông nghiệp vẫn đảm bảo thu hoạch cho người nông dân, nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao hạn chế bệnh cho vật nuôi. Đây là những mối quan hệ điển hình của bảng ma trận.

3.1.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa khai thác thủy sản và các ngành khác

Khai thác thủy sản là ngành đem lại thu nhập chính của người dân ở các xã ven biển trong huyện. Đến cuối năm 2011, tổng số người tham gia hoạt động khai thác thủy sản ở huyện Tĩnh Gia là 10.050 người, tổng công suất của tàu là 80.169 CV. Từ đây tính toán lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường của hoạt động đánh bắt thủy sản như sau.

Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động tàu thuyền, khí thải từ động cơ, chủ yếu là các loại động cơ chạy bằng nhiên liệu diezel là chính. Khí thải từ các máy này đem theo các khí độc hại vào môi trường không khí theo tỷ lệ phần trăm thể tích như sau (Bảng 3.2). Theo điều tra thực tế, tàu đánh cá sẽ liên tục ở ngoài biển trong một năm khoảng 11 tháng, tàu nổ máy liên tục. Trừ những ngày mưa bão trong một năm lấy bình quân tàu chạy liên tục trong 10 tháng. Cứ 01CV chạy trong 01 giờ tiêu hao khoảng 150g dầu. Từ các số liệu ta có thể tính được các chất ô nhiễm.

Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm trong khí thải động cơ [5]

STT Thông số Tỷ lệ (%) %Trung bình Tấn/năm

1 CO2 1- 10 5 4329 2 CO 0,01- 0.5 0,3 260 3 NOx 0,0002- 0,5 0,4 346 4 CmHn 0,009- 0,5 0,3 260 5 R- CHO 0,001- 0,009 0,005 4 6 Muội than 0,01 – 1 0,06 52

Với lực lượng lao động tham gia trong ngành là 10.050 người thì lượng thải chất ô nhiễm ra biển hàng năm được trình bầy trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động khai thác thủy sản [16].

STT Chất ô nhiễm Khối lượng

(g/người/ngày) Khối lượng tấn/năm 1 BOD5 45 – 54 150,8 2 COD (Dicromate) 72 – 102 271,4 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 331,7 4 Dầu mỡ 10 – 30 60,3 5 Tổng Nitơ 6 – 12 27,1 6 Amôni 2,4 – 4,8 7,8 7 Tổng Phốtpho 0,8 – 4,0 7.5 9 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 322 x 106 10 Rác thải (kg/người/ngày) 0,3 900

Sự phát triển ồ ạt, tự phát về số lượng tàu công suất nhỏ, hoạt động khai thác thủy sản ven bờ vẫn chưa kiểm soát được. Quy định về kích thước mắt lưới cho phép sử dụng, vùng, mùa cấm hoặc hạn chế khai thác chưa được thực hiện nghiêm túc và sự di chuyển ngư trường tự do làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi và chất lượng môi trường của các bãi đẻ của tôm, cá,...

Cường lực khai thác và quy chế hoạt động của đội tàu đánh bắt hải sản chưa phù hợp với khả năng nguồn lợi tại vùng ven biển huyện Tĩnh Gia. Ngư dân khai thác thuỷ hải sản ven lộng tại huyện Tĩnh Gia theo hướng tận thu, huỷ diệt và không có quy hoạch rõ ràng về mùa vụ thu hoạch và mùa vụ phải hạn chế thu hoạch để tạo điều kiện cho các loại cá, tôm sinh sản và để duy trì sản lượng cho các vụ sau.

Dưới sức ép kinh tế, ngư dân đã sử dụng các ngư cụ và phương pháp khai thác không có tính chọn lọc như lưới kéo, lưới rê 3 lớp dẫn đến cạn kiệt dần nguồn lợi hải sản. Điều này tiếp diễn sẽ đe dọa đến cuộc sống của ngư dân trong vùng, trước mắt dẫn đến đói nghèo của hàng trăm nghìn người ở các xã ven biển chuyên sống bằng nghề đánh cá. Đặc biệt đối với ngư dân không có khả năng mua sắm trang thiết bị đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, hiện tượng suy thoái ngư trường ven bờ như trên sẽ đẩy nhiều cộng đồng ngư dân vào cảnh nghèo đói. Nghèo đói và mất an

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)