Thuật toán biểu diễn bề mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật nắn chỉnh và ứng dụng (Trang 60)

Công việc tiếp theo sau khi hiệu chỉnh khung đối tượng là hiệu chỉnh bề mặt. Ở đây ta sử dụng thuật toán biểu diễn bề mặt dựa trên kỹ thuật phân vùng ảnh ở phần 2.3.1, thực hiện hiệu chỉnh từng phần một cách riêng biệt. Ứng với mỗi phần, trên cơ sở khung đích đã tạo được trong phần trên, chia độ dài các cạnh theo một tỷ lệ nào đó tuỳ thuộc vào độ biến dạng của bề mặt để tạo ra lưới bao phủ lên bề mặt ảnh. Các mắt lưới sẽ là các điểm điều khiển. Có thể dịch chuyển điểm điều khiển trên ảnh gốc để miêu tả sự biến dạng bề mặt. Bề mặt biến dạng càng nhiều thì tỷ lệ chia càng lớn nhằm phân ảnh thành các vùng nhỏ hơn để tăng độ chính xác của quá trình nắn chỉnh. Hình 3.3 là ví dụ tạo lưới cho ảnh đích và ảnh gốc:

Pi Qi

P’i

Ảnh thu nhận Khung mẫu

Sau đó, ứng với mỗi điểm ảnh M ở ảnh đích thuộc vùng ảnh đang xét, thực hiện công việc sau để tìm điểm M’ tương ứng với nó bên ảnh gốc:

 Tìm 3 điểm điều khiển:

Điểm M sẽ thuộc vào một trong các tứ giác của lưới vừa tạo. Nghĩa là điểm M sẽ chịu tác động của 4 điểm điều khiển như mô tả trên hình 3.3. Tuy nhiên vì vùng ảnh cần nắn chỉnh tương đối nhỏ nên nếu dùng nội suy tứ giác thì chất lượng nắn chỉnh sẽ không tốt bằng nội suy tam giác. Hơn nữa điểm nào gần M nhất thì ảnh hưởng của nó tới M sẽ là lớn nhất. Trên cơ sở đó ta tìm 3 điểm thỏa mãn:

+ Tổng khoảng cách từ 3 điểm này tới M là nhỏ nhất. + M thuộc tam giác tạo bởi 3 điểm này.

Gọi 3 điểm vừa tìm được là A, B, C và 3 điểm này tương ứng với 3 điểm A’, B’, C’ ở ảnh gốc.

 Tìm M’ thuộc tam giác A’B’C’ tương ứng với điểm M trong tam giác ABC dựa vào phép nội suy tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ đã trình bầy trong mục 2.3.1.

 Gán giá trị mầu của M’ cho M.

Hình 3.3. Lưới trên một mặt của ảnh gốc và ảnh đích

M M’

Hình 3.4 là một trong những kết quả thử nghiệm của chương trình BookMorphing tôi đã cài đặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật nắn chỉnh và ứng dụng (Trang 60)