Hiệu quả của quá trình tách chiết polyphenol cũng như chất lượng dịch chiết phụ thuộc trực tiếp vào nhiều yếu tố công nghệ: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu, pH dịch chiết, nhi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 3LỜI CẢ ƠN
Đề tài tốt nghiệp là bước đánh dấu quan trọng trong sự nghiệp học tập và nghiên cứu của sinh viên tại giảng đường đại học Trong quá trình làm việc trên phòng thí nghiệm em đã củng cố, vận dụng các kiến thức đã học trong 4 năm Đại học Để hoàn thành bài báo cáo như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của mọi người xung quanh là rất lớn
Trước hết em xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực Phẩm, quý thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập Em xin cảm ơn quý thầy cô Trung tâm thí nghiệm Thực hành đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình hoàn thành đồ án
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Anh
Tuấn và Thầy Nguyễn Xuân Duy đã tận tình giúp đỡ em, cho em nhiều kiến thức,
kinh nghiệm và quan trọng hơn là những lời khuyên, lời động viên quý báu đã góp phần rất lớn để giúp em có thể hoàn thiện được đồ án tốt nghiệp này
Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và gắn bó với em trong suốt thời gian học tập, thực hiện đồ án tốt nghiệp này
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Lan
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
C ươn I TỔNG QUAN 4
1.1 Giới thiệu về cây Trầu Không 4
1.1.1 Đặc điểm và phân bố sinh thái của cây Trầu Không 4
1.1.2 Thành phần hóa học lá Trầu Không 6
1.1.3 Công dụng của lá Trầu Không 7
1.2 Hoạt tính sinh học từ lá Trầu 10
1.2.1 Khả năng chống oxi hóa của lá Trầu Không 10
1.2.2 Tính kháng khuẩn của lá Trầu Không 12
1.3 Các hợp chất polyphenol từ lá Trầu [16] 13
1.4 Chiết rút polyphenol từ lá Trầu không 16
1.4.1 Quá trình khuếch tán 16
1.4.2 Khuếch tán thẩm thấu 16
1.4.3 Quá trình thẩm tích 17
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện chiết polyphenol từ lá Trầu Không 17
1.5.1 Nhiệt độ chiết 17
1.5.2 Loại dung môi 18
1.5.3 Tỷ lệ dung môi/nước 18
1.5.4 Thời gian chiết 18
1.5.5 pH 19
1.6 Các kỹ thuật chiết rút polyphenol từ lá Trầu 19
1.6.1 Phân loại 20
Trang 51.6.1.1 Dựa vào nhiệt độ 20
1.6.1.2 Dựa vào chế độ làm việc 20
1.6.1.3 Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữa hai pha, có các phương pháp 20
1.6.1.4 Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp 20
1.6.1.5 Dựa vào những biện pháp k thuật đặc biệt 21
1.6.2 Một số phương pháp chiết uất 21
1.6.2.1 Phương pháp chiết uất gián đoạn 21
1.6.2.2 Phương pháp chiết uất bán liên tục 22
1.6.2.3 Phương pháp chiết uất liên tục 24
1.6.3 Một số phương pháp tách chiết thông dụng 25
1.6.4 Một số phương pháp tách chiết mới 25
1.6.4.1 Chiết b ng chất l ng quá tới hạn 25
1.6.4.2 Chiết dưới áp suất cao 26
1.6.4.3 Tách chiết với hỗ trợ của vi sóng 27
1.6.4.4 Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm 27
1.7 Phương pháp tối ưu hóa b ng bề mặt đáp ứng 27
1.7.1 Nguyên tắc 28
1.7.2 Công dụng của RSM 29
1.7.3 Ưu, nhược điểm của RSM 29
C ươn II NGU ÊN VẬT LIỆU VÀ P ƯƠNG P ÁP NG IÊN CỨU 30
2.1 Nguyên liệu 30
2.2 Hóa chất 30
2.3 Thiết kế thí nghiệm tối ưu theo phương pháp bề mặt đáp ứng 30
2.4 Chuẩn bị dịch chiết 33
2.5 Các phương pháp phân tích 33
2.5.1 Xác định hàm ẩm 33
2.5.2 Xác định hiệu suất chiết 34
2.5.3 Xác định hàm lượng polyphenol tổng 34
Trang 62.5.4 Xác định hàm lượng flavonoid tổng 35
2.5.5 Xác định hoạt tính khử gốc tự do DPPH 35
2.5.6 Xác định tổng năng lực khử 35
2.6 Phương pháp ử lý số liệu 36
C ươn III ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Kết quả tối hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá Trầu 37
3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chiết đến hàm mục tiêu 38
3.3 Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol 41
3.4 Ảnh hưởng của thời gian và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol 42
3.5 Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 43
3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol 44
3.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 45
3.8 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 46
3.9 Kiểm chứng sự phù hợp của mô hình so với thực nghiệm 49
C ươn IV ẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
4.1 Kết luận 50
4.2 Đề xuất ý kiến 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của lá Trầu Không 6
Bảng 2.1 Ma trận bố trí thí nghiệm mã hóa các biến độc lập 31
Bảng 2.2 Ma trận bố trí các thí nghiệm đầy đủ 32
Bảng 3.1 Kết quả bố trí thí nghiệm đầy đủ theo qui hoạch trực tâm quay 37
Bảng 3.2 Bảng phân tích ANOVA ảnh hưởng của các biến độc lập (X1, X2, X3 và X4) đến hàm mục tiêu (hàm lượng polyphenol) 47
Bảng 3.3 Bảng hệ số hồi qui của các nhân tố 48
Bảng 3.4 Kiểm chứng sự phù hợp giữa mô hình hồi qui với số liệu thực nghiệm 49
Trang 9DANH MỤC ÌN VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Lá và cây Trầu Không 4
Hình 1.2 Công thức cấu tạo của piperol A, piperol B, piperbetol, metylpiperbetol 15
Hình 1.3 Hệ thống thiết bị chiết uất bán liên tục 23
Hình 2.1 Sơ đồ quá trình chiết để thu dịch chiết 33
Hình 3.1 Biểu đồ Pareto về ảnh hưởng của các biến độc lập (X1, X2, X3 và X4) đến hàm mục tiêu (hàm lượng polyphenol tổng) 39
Hình 3.2 Xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố 40
Hình 3.3 Ảnh hưởng tương tác của các nhân tố lên hàm mục tiêu 40
Hình 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol 41
Hình 3.5 Ảnh hưởng của thời gian và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol 42
Hình 3.6 Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 43
Hình 3.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ và tỉ lệ dung môi/nguyên liệu đến hàm lượng polyphenol 44
Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 45
Hình 3.9 Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu và nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol 46
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta n m trong khu vực nhiệt đới gió mùa với thảm thực vật phong phú như nguồn dược liệu, các loại rau củ quả…Trong thành phần của thực vật chứa rất nhiều các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao Các hợp chất này giúp nâng cao sức kh e con người, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, các hợp chất
có nguồn gốc từ tự nhiên như polyphenol, caratenoid, tocopherol, acid ascorbic… Hiện nay, con người làm việc trong môi trường áp lực, thường hay bị stress Mà nguyên nhân sâu xa của các bệnh nguy hiểm là sự stress oxi hóa Stress oxi hóa là
sự mất cân b ng trong việc tạo các gốc tự do và sự hoạt động của các chất chống oxi hóa Gốc tự do dư thừa có tác dụng không tốt cho cơ thể vì nó rất dễ dàng phản ứng với các đại phân tử sinh học của tế bào như DNA, lipid, protein và gây ra hàng loạt các bệnh thoái hóa như ung thư, ơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm trí nhớ, teo cơ quan bộ phận người cao niên…Để hạn chế tác dụng xấu của các gốc tự do, biện pháp duy nhất có thể dùng là tăng cường hoạt động của hệ thống bảo vệ chống oxi hóa của cơ thể Hệ thống này bao gồm hai nhóm chất chống oxi hóa: Các chất oxi hóa nội sinh và chất chống o i hóa được cung cấp từ bên ngoài qua con đường thức ăn (các chất như Polyphenol, carotenoid, Vitamin C và vitamin E…) Việc cung cấp các chất chống oxi hóa tự nhiên qua con đường thức ăn là đơn giản hơn cả
Polyphenol có rất nhiều trong các bộ phận lá, thân, quả của nhiều loài thực vật như cây chè, cacao, ổi, lá trầu, sim…với hàm lượng cao Hiện nay, polyphenol được quan tâm nhiều do chúng có đặc tính chống oxi hóa và khả năng kháng khuẩn mạnh
có thể ứng dụng nhiều trong dược phẩm cũng như thực phẩm Hiệu quả của quá trình tách chiết polyphenol cũng như chất lượng dịch chiết phụ thuộc trực tiếp vào nhiều yếu tố công nghệ: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu, pH dịch chiết, nhiệt độ chiết, thời gian chiết…Các yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu suất và chất
Trang 11lượng polyphenol trong dịch chiết, đồng thời còn ảnh hưởng đến phương pháp làm sạch dịch và giá thành của dịch giàu polyphenol
Polyphenol có rất nhiều tác dụng như là chất chống oxi hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, polyphenol giúp động mạch co giãn để duy trì lưu lượng máu, giữ cho động mạch không bị ơ vữa, chống các bệnh về tim mạch, ngăn chặn và kiểm soát béo phì…Polyphenol rất có lợi cho sức kh e con người, đặc biệt là khả năng chống oxi hóa, đồng thời polyphenol được chiết từ thiên nhiên (lá Trầu Không) nên khi sử dụng sẽ an toàn, do đó polyphenol được ứng dụng trong l nh vực mỹ phẩm (như kem trắng da, kem đánh răng, sữa tắm…) và trong thực phẩm Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tố ưu óa đ ều
kiện chi t polyphenol từ lá Trầu (Piper betle Linn) bằn p ươn p áp bề mặt
đáp ứn ”
Mục đíc c a đề tài:
Tối ưu hóa quy trình chiết để thu được hàm lượng polyphenol từ lá Trầu Không
Nội dung nghiên cứu:
1 Xác định thành phần hóa học cơ bản của đối tương nghiên cứu (độ ẩm, TPC, TFC);
2 Tối ưu hóa quá trình chiết polyphenol;
3 Xác định ảnh hưởng của các yếu tố và các cặp yếu tố đến hàm lượng polyphenol trong quá trình chiết từ lá Trầu Không
Ý n ĩa k oa ọc c a đề tài:
Tìm ra được điều kiện chiết polyphenol tối ưu từ lá Trầu Không, kết quả thu được của đề tài là dữ liệu khoa học cho giảng viên, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, các nhà sản uất và nhà nghiên cứu khoa học quan tâm đến polyphenol từ lá Trầu hông và ứng dụng
Trang 12Ý n ĩa t ực tiễn c a đề tài:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ thu được hàm lượng polyphenol cao nhất, từ đó sẽ ứng dụng polyphenol được chiết từ lá Trầu Không vào trong ngành công nghệ thực phẩm, y học, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm Đồng thời, giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người dân trồng Trầu hông, tăng qui mô trồng Trầu hông lấy lá cung cấp cho các nhà máy sản uất polyphenol từ lá Trầu hông
Trang 13C ươn I TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về cây Trầu Không
1.1.1 Đặc điểm và phân bố sinh thái của cây Trầu Không
Đặc đ ểm c a cây Trầu Không
Cây Trầu Không n m trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
Bộ: Piperales
Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)
Tên khoa học: Piper betle Linn
Hình 1.1 Lá và cây Trầu Không
(nước Anh), Pan (Ấn Độ), sirih (Indonesia), Trầu Không hoặc Trầu Cay (Việt Nam)
Trầu Không là loại cây lâu năm, là loại dây leo bám, thân là dây leo bám tạo thành từng đốt nối với nhau, cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu nối Lá có hình trái tim, mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5 cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10-13 cm, phía cuống hình tim, đầu lá nhọn dài, mặt trên lá sẫm bóng, mặt
Trang 14dưới lá có gân nổi rất rõ, cuống lá có bẹ kéo dài gần 1/3 đến đài của lá
Hoa mọc thành cụm hình đuôi sóc buông thòng ở kẽ lá trên thành cụm có hoa đực và hoa cái Hoa đực dài có cuống có lông, hoa cái dài khoảng 5 cm, cuống phủ lông dày, bầu có lông ở đỉnh
Quả mọng và tròn Toàn thân có tinh dầu thơm nồng, khi nếm có vị nóng
và cay
Phân bố sinh thái
Cây Trầu Không có nguồn gốc ở miền Trung và Đông Malaysia, được trồng
từ 2500 năm trước, sau đó lan sang Madagasca và Đông Phi Ở Trung Quốc, Trầu Không được ghi chép từ đời nhà Tần 618-907 sau công nguyên Đầu thế kỷ XV, cây Trầu Không bắt đầu được đưa sang Châu Âu Ngày nay, Trầu Không được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới Châu Á, việc trồng cây Trầu Không gắn liền với tập tục ăn trầu và làm thuốc chữa bệnh trong dân gian Riêng ở Việt Nam, cây Trầu Không đã đi vào truyền thuyết dân tộc Trầu Không được nhắc đến trong
truyện cổ tích Trầu - Cau, từ thời Vua Hùng cách đây 2000 năm
Trầu Không thuộc loại cây ưa ấm và ẩm, thích ánh sáng, dễ trồng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm Trầu Không được trồng b ng dây, cắt đoạn thân cây trầu dài từ 40-50 cm, đoạn thân phải có rễ mọc ra từ đốt nối, đoạn thân trầu sẽ được vùi sâu xuống 20-30 cm nơi đất màu mỡ có đủ độ ẩm Nên đặt dây trầu dưới đất, ở cạnh một cây đang sống hay ở cạnh tường, có thể làm giàn để dây trầu leo
bám và phát triển
Cây Trầu Không trồng từ 3-4 năm thì ra hoa, quả Muốn cho cây trầu luôn tốt thì phải đủ ẩm và thỉnh thoảng bón thêm phân, vôi bột và bồi thêm một lớp
m ng đất bùn vào gốc Nếu dây Trầu được trồng trên vùng đất tốt, có đủ ánh sáng
và độ ẩm thì trong vòng 6 tháng, người ta có thể thu hoạch được sản phẩm từ dây trầu Bộ phận dùng là lá và rễ Lá được hái quanh năm, còn rễ được thu hoạch khi
người ta dỡ cây trầu lên trồng lại
Trang 151.1.2 Thành phần hóa học lá Trầu Không
Bảng 1.1 Thành phần hóa học c a lá Trầu Không
tố vô cơ trong lá Trầu Không gồm Ca, P, sắt, Iod, Kali, Natri Các Vitamin trong lá Trầu Không gồm có carotene, Vitamin C, nhiều Vitamin nhóm B nhƣ thiamine, riboflavin, nicotinic acid
Theo các tài liệu nghiên cứu thì các thành phần tinh dầu của lá Trầu Không
có chứa khoảng 15 đến 40 hợp chất Thành phần tinh dầu trong lá Trầu bao gồm 9 nhóm chất sau: monoterpene (terpinene,pinene, limonene, camphene), sesquiterpene (nhƣ cadinene, elemene, caryophyllene, cubebene), alcohol (nhƣ linalol, terpineol, cadinol), aldehyde (nhƣ decanal), acid (he adecanoic acid),o ide (nhƣ 1,8 cineole), phenol (nhƣ eugenol, chavibetol, chavicol), phenolic ether (nhƣ methyl eugenol) và ester (eugenol acetate, chavibetol acetate, chavicol acetate)
Trang 16Carotenoid
Carotenoid là một nhóm các hợp chất thực vật thứ sinh phân bố phổ biến trong giới thực vật Chúng được biết đến như là các hợp chất có khả năng chống oxi hóa do đó có thể có chức năng trong phòng chống lão hóa, ung thư…Chính vì thế
mà các nhà khoa học đang muốn ứng dụng trong thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức năng Trong lá Trầu hông có hàm lượng beta-caroten là 35,60%, lutein là 22,96% [4]
Carotenoid có khả năng tạo màu trong thực phẩm, giảm nguy cơ ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm tác hại của ánh nắng mặt trời trên da, chống ơ vữa động mạch…
Polyphenol
hoặc nhiều nhóm hydroxyl Các polyphenol có vai trò tốt đối với sức kh e con người như có tác dụng chống oxi hóa, ức chế sự phát triển của vi nấm, ngăn ngừa ung thư, các bệnh về tim mạch…
Trong tinh dầu lá Trầu Không các hợp chất Polyphenol (eugenol, chavibetol, isoeugenol, eugenol acetate, chavibetol acetate, eugenol acetate, chavibetol acetate, 4-allylpyrocatechol) chiếm tỷ lệ cao khoảng 25-70% và là thành phần chính của tinh dầu lá Trầu Không [5]
1.1.3 Công dụng của lá Trầu Không
có thể dùng để ông hơi, hít qua mũi để trị nhức đầu, làm thông mũi hoặc sát trùng đường hô hấp Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu Trầu Không được dùng để điều trị bệnh phổi
Trang 17và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng hoặc thuốc ngửi trong bệnh bạch hầu Lá Trầu Không có trong thành phần chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ phối hợp với một số dược liệu khác để trị hen phế quản
Ở Việt Nam, bộ phận sử dụng là lá và rễ, nhưng thường sử dụng là lá nhiều hơn Lá Trầu Không thường dùng để trị hàn thấp, nhức m i, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ, sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu, khó thở, nấu thành cao chữa viêm chân răng Nhiều nơi còn sử dụng lá Trầu Không đâm nh rồi cho thêm nước vôi vào để rửa vết loét, mẩm ngứa, viêm hạch bạch huyết Nước pha lá Trầu Không còn được dùng để làm thuốc nh mắt chữa viêm kết mạc, chữa chàm mặt ở trẻ em
Giã nát lá Trầu Không rồi cho thêm một ít rượu có thể chữa ph ng, đánh gió chữa cảm mạo, trị phong thấp nhức m i Nước ép có thể nh vào tai để trị bệnh đau tai Đặc biệt là thói quen ăn trầu kết hợp với vôi, cau của người dân để tránh được hôi miệng, làm cho chắc răng, giúp nhuận tràng, dễ tiêu Ăn Trầu có thể làm cơ thể
ấm lên, súc miệng b ng nước ép lá Trầu sẽ phòng bệnh viêm họng
Theo y học hiện đại:
Theo Fathilah A R, Sujata R, Norhanom A W, Adenan M I thì dịch chiết từ
lá Trầu Không ngăn cản sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư vòm họng
Theo Singh M và cộng sự, chiết xuất n-hexane và chloroform của lá Trầu tươi đáp ứng như chất kích thích miễn dịch
Bhattacharya S., Pal B., Bandyopadhyay S K., Ray M., Roy K C, sử dụng chiết xuất của lá Trầu Không như là tác nhân điều biến miễn dịch gây ra sự sản xuất
từ tế bào T máu ngoại vi của con người
Một số bài thuốc khác c a lá Trầu Không [15]:
Chữa đau mắt đỏ hoặc chắp, lẹo: lấy 3 lá Trầu, 5-10 lá dâu vò nát cho vào
ca, đổ ngập nước sôi để ông hơi con mắt đau Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần Thuốc giúp chống viêm mắt
Rửa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Lá Trầu Không và phèn đen mỗi
thứ 20g vò hoặc giã nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần
Trang 18Đánh gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5g lá Trầu Không nhúng vào dầu h a,
chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đ ửng lên
Chữa rắn cắn: Lá Trầu Không 40g, gừng tươi 80g, quế chi 80g, phèn chua
20g, vôi 20g Quế, phèn và vôi tán nh , Trầu Không và gừng giã nh , vắt lấy nước cốt Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu thì sẽ cho nạn nhân uống 1 viên, mài một viên đắp tại chỗ Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị
Chữa đau đầu: Lá Trầu Không có tác dụng giảm đau và làm mát Lấy lá trầu
giã dập nát rồi thoa vào thái dương hay đỉnh đầu
Các bệnh về phổi: Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá Trầu Không tẩm dầu mù tạt
rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn
Đau họng: hi đau họng, dùng lá Trầu Không sẽ rất công hiệu Lấy lá Trầu
Không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngâm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho
Chống viêm nhiễm: Lá Trầu Không có tác dụng chữa bệnh thấp khớp và
viêm tinh hoàn
Làm lành vết thương: Khi bị thương, vắt nước cốt từ lá Trầu Không để rửa
vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày
Giảm đau lưng: Dùng lá Trầu Không hơ nóng hoặc nước cốt lá Trầu Không
trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng
Bỏng nước sôi: Lấy lá Trầu Không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp dầu
thầu dầu rồi đặt lên vết b ng Cứ sau vài giờ lại thay một lá Trầu Không mới Sau vài lần, dịch trong vết b ng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ
Bị tắc sữa: hi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá Trầu Không tẩm
một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt
Trang 191.2 Hoạt tính sinh học từ lá Trầu
1.2.1 Khả năng chống oxi hóa của lá Trầu Không
Các nghiên cứu đã ác định các hợp chất phenolic trong thực vật nói chung
có hiệu quả cao trong hoạt động chống oxi hóa Hoạt động này mạnh hay yếu không những phụ thuộc vào tổng hàm lượng phenolic có trong nó, mà còn phụ thuộc vào bản chất của phenol mà nó chứa đựng
Tính chống oxi hóa của lá Trầu Không có được là do sự có mặt của các hợp chất phenolic với hàm lượng nhất định của chúng trong lá Trầu Không, chủ yếu là eugenol, chavibetol, chavicol, 4-allylpyrocatechol…
Cơ c ch chống oxi hóa c a các hợp chất polyphenol [6]
Theo Jovavovic (2000); Nicole (2001); Marfak (2003); Van Camp (2005) trích dẫn bởi Chirinos, cơ chế chống oxi hóa của các chất phenol:
Vô hoạt các gốc tự do
Kìm hãm enzyme có khả năng úc tác phản ứng tạo gốc tự do như xanthine oxydase
Hoạt động hiệp đồng với các chất chống oxi hoá khác
Cơ chế 1: Vô hoạt các gốc tự do
Polyphenol có cấu trúc dạng vòng, các điện tử chuyển động liên tục trong các liên kết đôi cách bởi liên kết đơn có tác dụng như những chiếc bẫy đối với gốc
tự do Gốc tự do là các nguyên tử hay phân tử có electron lớp ngoài không cặp đôi
và vì vậy có hoạt tính rất cao Chúng rất dễ phản ứng với các phân tử các chất xung quanh như DNA, Lipid màng…gây nên hiện tượng lão hóa hoặc ung thư Nếu các gốc tự do gặp polyphenol thì chúng sẽ nhường electron không cặp đôi cho polyphenol và trở về trạng bền vững Electron không cặp đôi trong polyphenol bị
“nhốt” lại Electron này chạy hết vòng benzene này sang vòng benzene khác mà không ảnh hưởng gì nhiều lắm đến cấu trúc của các vòng benzene
Cơ chế 2: Tạo phức dạng chelat với các ion Fe 2+ và Cu +
Polyphenol còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do b ng
Trang 20cách “bắt giữ” các ion kim loại Các kim loại có chức năng sinh lí quan trọng trong
cơ thể con người như vận chuyển oxi, cofactor của nhiều enzyme Tuy nhiên, chúng cũng là tác nhân của việc hình thành các gốc tự do hoặc b ng cách cắt b hydrogen của lipid tạo gốc tự do peroxide hoặc tham gia phản ứng Fenton và Haber-Weiss
Thứ nhất, các ion kim loại có thể gây ra kích thích cắt b hydrogen của lipid chưa bão hòa thành gốc lipid:
Các ion kim loại cũng có thể phân tách hydro thành dạng alkoxyl và gốc peroxyl, gây ra kích thích sự oxi hóa lipid:
Các kim loại này có thể tham gia phản ứng Fenton và Haber-Weiss:
Phản ứng Fenton
Phản ứng Haber-Weiss Cấu trúc flavonoid cho phép chúng tạo phức bền dạng chelat với các ion kim loại và do đó ngăn chặn sự tạo gốc tự do gây nên bởi kim loại như Fe và Cu
Cơ chế 3: Kìm hãm enzyeme xanthine oxydase
mặt của oxi, enzyeme này xúc tác sự oxi hóa xanthine thành acid uric, phân tử oxi nhận điện tử và trở thành ion superoxide
Các flavonoid có cấu tạo vòng A như vòng purin của anthine được coi như chất kìm hãm cạnh tranh của anthine o idase do đó ngăn ngừa sự tạo ion superoxide(Nicole, 2001)
Trang 21Nhiều hợp chất phenol đã thể hiện những tác dụng tốt của chúng đối với cơ thể con người trên cơ sở khả năng chống oxi hóa Các flavonoid có tác dụng bảo vệ
cơ thể, ngăn ngừa ơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng t nh mạch, tr , rối loạn tuần hoàn võng mạc…Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan Nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavanol có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, có trong lá diếp cá, cây râu mèo…Nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin của trà
có tác dụng làm tăng tiến độ co bóp tim
Ngày nay, những dược liệu và hoa quả có hàm lượng flavonoid cao đã được khai thác và chiết xuất, nghiên cứu, sản xuất thành phần sản phẩm:Thuốc viên, thuốc nước rất tiện ích khi sử dụng
Ứng dụng khả năn c ống oxy hóa c a polyphenol
polyphenol là về khả năng dược lý.Nhưng ngoài ra khả năng ngăn chặn có hiệu quả các quá trình o y hóa đặc biệt là các quá trình oxy hóa lipid, nhóm chất này còn được quan tâm sử dụng trong các sản phẩm thuộc l nh vực khác như mỹ phẩm và thực phẩm Trong các l nh vực này do đặc điểm xuất phát từ thiên nhiên, an toàn nên polyphenol được sử dụng như chất chống o y hóa để thay thế cho các chất oxy hóa thường dùng như BHT, BHA…
răng, kem dưỡng da, sữa tắm…
bánh, nước giải khát, chế phẩm thực phẩm chức năng…
1.2.2 Tính kháng khuẩn của lá Trầu Không
Là khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn (thường là vi khuẩn gây bệnh có hại) Tính kháng khuẩn của lá Trầu Không được quyết định bởi hàm lượng các dẫn xuất phenolic cũng như các hợp chất terpen có trong lá Trầu Không Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu được chiết từ lá Trầu Không có hoạt tính
Trang 22ức chế hoặc tiêu diệt virut, vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh
1.3 Các hợp chất polyphenol từ lá Trầu [16]
Polyphenol là các hợp chất mà phân tử của chúng chứa nhiều vòng Benzen,
Thành phần chính của tinh dầu trầu và các chất hòa tan trong ete Thành phần chính của tinh dầu Trầu là: chavibetol, metyl chavibetol, allylpyrocatechol diaxetat, allylpyrocatechol, safrole, chavibetol acetate, eugenol và một số chất khác với hàm lƣợng nh Thành phần chính của các chất hòa tan trong ete là allypyrocatechol (2,38%) Nhƣ vậy, thành phần chính của tinh dầu Trầu là các hợp chất phenol và tecpen, tỷ lệ của chúng khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của lá Trầu
Chavibetol:
Trọng lƣợng phân tử: 164,2 g/mol
Công thức cấu tạo:
Chavibetol là một trong những thành phần chính của tinh dầu từ lá Trầu, nó
là một hợp chất thơm có mùi cay
Trang 24Zing H W cùng các cộng sự đã phân lập được piperol A, piperol B,
piperbetol, metylpiperbetol từ lá Trầu Không Piper betle L có khả năng ức chế sự
quần tụ huyết tố hình d a của th , được gây kích thích b ng nhân tố hoạt hóa huyết
tố hình d a trong sự phụ thuộc vào nồng độ
Hình 1.2 Công thức cấu tạo c a piperol A, piperol B, piperbetol,
metylpiperbetol Chức năn c a các polyphenol
có khả năng chuyển electron trong chuỗi hô hấp bình thường định cư trong ti thể Chúng có khả năng đó là do chúng có khả năng tạo phức bền với các kim loại nặng,
do đó làm mất hoạt tính xúc tác của chúng, đồng thời chúng có khả năng nhận các gốc tự do tức là có khả năng dập tắt các quá trình tạo ra các gốc tự do
polyphenol có hoạt tính Vitamin P, ngh a là có khả năng làm tăng độ đàn hồi và chuẩn hóa tính thẩm thấu của viti huyết quản
H3CO
H3CO
HO
OCH3O
H H
H3CO
HO
AcO
OCH3O
Trang 25Hiện nay, có nhiều tài liệu nghiên cứu polyphenol có khả năng chống và ức chế các tế bào ung thư và sự hấp thụ các tia UV
1.4 Chi t rút polyphenol từ lá Trầu không
Chiết uất là phương pháp sử dụng để lấy các chất tan ra kh i các mô thực vật Sản phẩm thu được của quá trình chiết uất là một dung dịch các chất hòa tan trong dung môi Dung dịch này được gọi là dịch chiết Có 3 quá trình ảy ra đồng thời trong chiết uất là:
Sự hòa tan của chất tan vào dung môi
Sự khuếch tán của chất tan trong dung môi
Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật
Các yếu tố ảnh hưởng lên ba quá trình này (bản chất của chất tan,dung môi, nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào, kích thước tiểu phân bột dược liệu…) sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết uất
1.4.1 Quá trình khuếch tán [2]
Quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau gọi là quá trình khuếch tán Quá trình tách chất hòa tan trong nguyên liệu b ng dung môi chính là quá trình chiết nguyên liệu và nguyên liệu là pha rắn, dung môi là pha l ng
Khi 2 pha chuyển động tiếp xúc với nhau thì trên bề mặt phân chia pha tạo thành lớp màng Ở lớp màng luôn có chế độ chuyển động dòng và ở giữa dòng có thể có chuyển động xoáy
Trong lớp màng, quá trình di chuyển vật chất cơ bản là nhờ sự tiếp xúc giữa các phân tử và sự tác dụng tương hỗ giữa chúng, do đó quá trình khuếch tán qua màng được gọi là quá trình khuếch tán phân tử Trong nhân của dòng, quá trình
di chuyển vật chất nhờ vào sự xáo trộn phân tử của dòng, vì thế gọi là khuếch tán đối lưu
1.4.2 Khuếch tán thẩm thấu [2]
Là quá trình khuếch tán giữa 2 pha l ng qua một màng có tính chất bán thấm, có ngh a là màng đó chỉ cho dung môi đi qua mà không cho chất tan đi qua
Trang 26Màng đó gọi là màng bán thấm Do áp lực thẩm thấu của các phân tử chất tan, dung môi sẽ được thấm từ pha l ng có nồng độ chất tan thấp hơn sang chất l ng có nồng
độ chất tan cao hơn, cho đến khi áp suất thủy t nh cân b ng với áp lực thẩm thấu
1.4.3 Quá trình thẩm tích [2]
Là quá trình khuếch tán giữa 2 pha l ng qua một màng có tính chất thẩm tích, màng đó không chỉ cho dung môi đi qua mà còn cho cả chất tan đi qua, nhưng chỉ cho qua các chất có phân tử nh
Ứng dụng: màng tế bào thực vật có tính chất của một màng thẩm tích, do đó khi tách chiết nếu màng tế bào còn nguyên vẹn thì chỉ có chất tan là phân tử nh và ion khuếch tán qua màng tế bào, còn các chất có phân tử lớn thì không qua được màng tế bào nên không bị chiết vào dịch chiết Như vậy, có thể coi màng tế bào như một màng lọc có tính chất chọn lọc Đây chính là ưu điểm của màng tế bào đối với quá trình tách chiết Do đó trong quá trình chiết tách không nên xay quá mịn, vì khi
đó màng tế bào bị vỡ, tính chọn lọc của màng tế bào không còn, dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp chất gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu về sau
1.5 Các y u tố ản ưởn đ n đ ều kiện chi t polyphenol từ lá Trầu Không [3,
tr 43-45]
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện chiết polyphenol từ lá Trầu như kích thước nguyên liệu, nhiệt độ chiết, áp suất, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, dung môi…trong các yếu tố đó thì loại dung môi, pH, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, thời gian chiết, nhiệt độ chiết ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất và chất lượng polyphenol trong quá trình chiết
1.5.1 Nhiệt độ chiết
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất và chất lượng của dịch chiết polyphenol Nhiệt độ tăng làm giảm độ nhớt của dung dịch, tăng tốc độ thẩm thấu của dung môi vào tế bào và tăng hiệu suất trích li Nhiệt độ chiết càng tăng thì sẽ thu được hiệu suất và chất lượng của dịch chiết càng cao Tuy nhiên, nếu chiết ở nhiệt độ quá cao thì sẽ vừa tốn phí ổn nhiệt vừa tăng nguy cơ giảm chất lượng của dịch chiết do phản ứng nâu hóa
Trang 271.5.2 Loại dung môi
Dung môi có vai trò rất quan trọng trong quá trình tách chiết polyphenol từ thực vật Độ phân cực của dung môi sẽ ảnh hưởng đến độ hòa tan của các hợp chất polyphenol vào dung môi Đồng thời, việc lựa chọn dung môi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công đoạn tinh sạch dịch chiết Việc lựa chọn dung môi dựa trên hai tiêu chí: loại chất chủ đạo muốn tách và sự thuận tiện cho công đoạn tinh sạch về sau
Mỗi loại chất khác nhau trong nhóm phenolic sẽ thích hợp với những dung môi khác nhau Phenolic có Glycosid hóa thường tan nhiều trong nước nên dung môi thường sử dụng là nước và hỗn hợp nước với methanol hoặc aceton hoặc ethanol (Rice-Evans và cộng sự, 1997) Ngược lại, phenolic ít phân cực như isoflavanes, flavanones…thường tan nhiều hơn trong dung môi kị nước
Ethanol, methanol hòa tan tốt trong các hợp chất polyphenol và rất dễ được loại b ra kh i dịch chiết trong công đoạn tinh sạch Các loại dung môi có tính phân cực lớn như nước hay dung môi không phân cực như chloroform hoặc hexane thường khó thu hồi lại sau khi chiết (Liu và cộng sự, 2000,) lượng tạp chất lớn rất khó tinh lọc
1.5.3 Tỷ lệ dung môi/nước
Polyphenol là một nhóm các hợp chất vô cùng đa dạng, có thể tồn tại ở dạng
tự do hoặc ở dạng liên kết với các đường dạng glycoside Để tách được polyphenol
ở dạng glycoside, nước thường được thêm vào dung môi Trong các loại nguyên liệu khác nhau, tỷ lệ hợp chất phenol glycoside hóa khác nhau do đó tùy thuộc vào loại nguyên liệu mà tỉ lệ dung môi/nước cần được ác định cho phù hợp để tăng hiệu quả chiết cũng như quyết định chi phí của cả quá trình
1.5.4 Thời gian chiết
Thời gian chiết là một nhân tố ảnh hưởng tới sự thu hồi polyphenol cũng như chất lượng của dịch chiết Thời gian chiết ngắn cho hiệu suất thu hồi thấp, thời gian chiết quá dài khiến polyphenol dễ bị oxi hóa và làm giảm hiệu suất sử dụng thiết bị Thời gian chiết thay đổi từ 1 phút đến 24 giờ (Shahidi và Nack, 2004)
Trang 28thấu của thành tế bào từ đó tăng độ hòa tan của polyphenol
Anthocyanins thường được chiết trong hệ thống dung môi đã acid hóa, thường sử dụng là methanol và aceton acid hóa Hệ thống dung môi acid hóa phá hủy màng tế bào, đồng thời hòa tan anthocyanin Acid cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành muối flavilium chloride, tạo sự ổn định của anthocyanins Acid thường sử dụng trong quá trình chiết là HCl, tartaric, acid citric hoặc triflourroacetic
1.6 Các kỹ thuật chi t rút polyphenol từ lá Trầu [1] [14] [17]
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết như loại dung môi, nhiệt
độ chiết, bản chất của chất tan, nồng độ dung môi…các yếu tố này quyết định hiệu suất của quá trình chiết
Nguyên liệu trước khi chiết uất cần kiểm tra về mặt thực vật em có đúng loài, đôi khi đúng thứ hay chủng mà chúng ta cần hay không Cần ghi r nơi thu hái, thời gian thu hái Tùy theo trường hợp mà đặt vấn đề thời vụ thu hái, để đảm bảo hoạt chất mong muốn có hàm lượng cao nhất Nguyên liệu sau đó có thể được làm khô hoặc để tươi mà chiết Nhiều hoạt chất rắn rất dễ bị biến đổi trong quá trình làm khô hoặc ngay khi còn tươi nếu không ử lý để diệt en yme ích thước của bột nguyên liệu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết
Dung môi dùng để chiết các hợp chất kh i hợp chất thiên nhiên rất đa dạng
và thay đổi tùy theo bản chất của mỗi loại hợp chất thiên nhiên Vì vậy, cơ sở để lựa chọn dung môi chiết là tính phân cực của hợp chất chứa trong hợp chất thiên nhiên
và của dung môi
Dung môi chiết tùy theo từng loại hợp chất mà chọn cho thích hợp Về nguyên tắc, để chiết các chất phân cực (các glycosic, các muối của alcaloid, các hợp
Trang 29chất polyphenol…) thì phải sử dụng các dung môi phân cực Để chiết các chất kém phân cực (chất béo, tinh dầu, carotenoid, các triterpen và các steroid tự do…) thì phải sử dụng các dung môi kém phân cực Trên thực tế, cồn với các nồng độ cồn khác nhau là dung môi hay được dùng Cồn có thể hòa tan được nhiều nhóm hoạt chất, không độc rẻ tiền và dễ kiếm Trong một vài trường hợp, dược liệu tươi được thả từ từ trong cồn tươi vừa để diệt en yme vừa để hòa tan hoạt chất
1 6 1 h n oại
Có nhiều cách phân loại, dựa vào các yếu tố khác nhau:
1.6.1.1 Dựa vào nhiệt độ
Có hai cách chiết: chiết ở nhiệt độ thường và chiết nóng Mỗi cách chiết có dung môi và thiết bị riêng
Chiết ở nhiệt độ thường: có 2 cách là ngâm kiệt và ngâm phân đoạn Phương pháp ngâm kiệt cho kết quả tốt hơn vì chiết được nhiều hoạt chất và tiết kiệm được dung môi
Chiết nóng: thường áp dụng chiết liên tục hoặc hồi lưu đối với dung môi dễ bay hơi
1.6.1.2 Dựa vào chế độ làm việc
1.6.1.4 Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp
p suất thường (áp suất khí quyển)
p suất giảm (áp suất chân không)
p suất cao (làm việc có áp lực)
Trang 301.6.1.5 Dựa vào những biện pháp k thuật đặc biệt
Có thể rút ngắn được thời gian chiết b ng các phương pháp chiết sau:
Phương pháp siêu âm
Phương pháp tạo dòng oáy
Phương pháp mạch nhịp…
1 6 2 ột ố phư ng pháp chiết uất
hi chiết uất, quá trình chiết uất chủ yếu ảy ra ở hai khu vực: bên trong nguyên liệu và giữa các lớp dung môi Trong đó quá trình ảy ra bên trong nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định và phụ thuộc vào bản chất nguyên liệu (cấu trúc, tính chất lý hóa…) Các phương pháp chiết uất thường chỉ tác động đến yếu tố bên ngoài, nh m đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn đối với mỗi loại nguyên liệu Dưới đây là một số phương pháp chiết thường gặp
1.6.2.1 Phương pháp chiết uất gián đoạn
đổ lại lên trên (tuần hoàn cưỡng bức dung môi)
Có nhiều cách ngâm: có thể ngâm t nh hoặc ngâm động, ngâm nóng hoặc ngâm lạnh, ngâm một lần hay nhiều lần (còn gọi là ngâm phân đoạn hay ngâm nhiều mẻ)
Trang 31Nếu chỉ chiết một lần thì không chiết kiệt được hoạt chất trong nguyên liệu Nếu chiết nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, tốn thời gian chiết
P ươn p áp n m k ệt
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, ngâm nguyên liệu vào bình dung môi trong bình ngâm kiệt Sau một khoảng thời gian nhất định (tùy từng loại nguyên liệu), rút nh giọt dịch chiết ở phía dưới, đồng thời bổ sung thêm dung môi ở phía trên b ng cách cho dung môi chảy rất chậm và liên tục qua lớp nguyên liệu n m yên (không được khuấy trộn) Lớp dung môi trong bình chiết thường được để ngập bề mặt nguyên liệu khoảng 3-4 cm
g m iệt đơn giản: Là phương pháp ngâm kiệt luôn sử dụng dung môi mới để chiết
đến kiệt hoạt chất trong nguyên liệu
g m iệt ph n đoạn tái ng m iệt : Là phương pháp ngâm kiệt có sử dụng dịch
chiết loãng để chiết mẻ mới (nguyên liệu mới) hoặc để chiết các các mẻ có mức độ chiết kiệt khác nhau
u điểm
Dược liệu được chiết kiệt
Tiết kiệm được dung môi (tái ngâm kiệt)
hư c điểm
Có nhược điểm chung của phương pháp chiết uất gián đoạn:
Năng suất thấp, lao động thủ công
Cách tiến hành phức tạp hơn so với phương pháp ngâm
Tốn dung môi (ngâm kiệt đơn giản)
1.6.2.2 Phương pháp chiết uất bán liên tục
Còn gọi là phương pháp chiết uất nhiều bậc, phương pháp chiết nhiều dòng tương đối hay phương pháp chiết ngược dòng gián đoạn
Trang 32và dịch chiết đậm đặc nhất được dẫn qua nó mà dịch chiết này vừa đi qua tất cả các thiết bị còn lại Tiếp theo, lại đóng ngắt một thiết bị kế tiếp mà trước đó dung môi mới vừa được dẫn qua Số thiết bị các nhiều thì quá trình ảy ra càng gần với quá trình liên tục Ở đây, bã nguyên liệu trước khi ra kh i hệ thống thiết bị sẽ được tiếp
úc với dung môi mới nên nguyên liệu sẽ được chiết kiệt Dịch chiết trước khi ra kh i
Trang 33hệ thống sẽ được tiếp úc với nguyên liệu mới nên nên dịch chiết thu được sẽ đậm đặc nhất Như vậy có thể nói quá trình ảy ra theo nguyên tắc “dung môi mới tiếp úc với nguyên liệu cũ và dược liệu mới tiếp úc môi cũ” Trong phương pháp này, quá trình ảy ra gần với quá trình ngược chiều, do đó phương pháp này còn được gọi là phươn pháp chiết ngược chiều tương đối
u điểm (so với phương pháp chiết gián đoạn)
hông tự động hóa quá trình được
1.6.2.3 Phương pháp chiết uất liên tục
iến h nh
Phương pháp này được thực hiện trong những thiết bị vận hành liên tục Ở đây, nguyên liệu và dung môi liên tục được đưa vào và chuyển động ngược chiều nhau trong thiết bị Nguyên liệu di chuyển được trong thiết bị là nhờ cơ cấu vận chuyển chuyên dùng khác nhau Dịch chiết trước khi ra kh i thiết bị được tiếp úc với nguyên liệu mới nên dịch chiết thu được đậm đặc Bã dược liệu trước khi ra kh i thiết bị được tiếp úc với dung môi mới nên bã dược liệu được chiết kiệt
So với phương pháp chiết gián đoạn thì phương pháp chiết liên tục có ưu nhược điểm sau:
u điểm
Năng suất làm việc cao, tiết kiệm thời gian chiết
hông phải lao động thủ công (tháo bã, nạp liệu)
Dịch chiết thu được đậm đặc
Dược liệu được chiết kiệt
Dung môi ít tốn kém