1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

82 869 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

*** HUỲNH THỊ XUÂN MƠ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÔN VĨNH THÁI, XÃ CAM HIỆP NAM, HUYỆN CAM

Trang 1

***

HUỲNH THỊ XUÂN MƠ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ QUY MÔ

HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÔN VĨNH THÁI, XÃ CAM HIỆP NAM,

HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Duy

Nha Trang – 2013

Trang 2

từ thầy cô, bạn bè, người thân…

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Khánh Hòa là người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Duy đã hướng dẫn tận tình để giúp tôi có thể hoàn thành đề tài

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các hộ gia đình sản xuất bột mì tại thôn Vĩnh Thái, các vùng phụ cận và đặc biệt là gia đình Ông Phan Văn Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin và giúp tôi tiến hành đo đạt những số liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân xã Cam Hiệp Nam đã giúp đỡ cung cấp

số liệu

Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Nha Trang và toàn thể các thầy cô đã dạy tôi trong suốt khóa học tại trường

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em cùng bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC……….……… i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phạm vi áp dụng 5

1.1.3 Lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn 6

1.1.4 Phương pháp luận của một chương trình sản xuất sạch hơn 8

1.1.5 Những rào cản trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn 12

1.2 Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột khoai mì 13

1.2.1 Hiện trạng sản xuất bột mì 13

1.2.2 Thành phần và tác hại của chất thải 17

1.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất tinh bột khoai mì 21

1.3.1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường của một số địa phương trên cả nước 21

1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường của huyện Cam Lâm 23

1.4 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột mì 23

1.4.1 Ở nước ngoài 23

1.4.2 Trong nước 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 28

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế 28

2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 28

Trang 4

2.2.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí 28

2.2.5 Phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa 30

3.1.1 Thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì 30

Thuyết minh quy trình sản xuất 32

3.1.2 Chất thải và hoạt động khống chế ô nhiễm tại các cơ sở 33

3.1.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường 34

3.2 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất tinh bột khoai mì của hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp 35

3.2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất 35

3.2.2 Phân tích các công đoạn sản xuất 38

3.2.3 Phân tích nguyên nhân và các giải pháp sản xuất sạch hơn 43

3.2.4 Sàn lọc các giải pháp 45

3.2.5 Nghiên cứu tiền khả thi của một số giải pháp cần nghiên cứu thêm 47

3.2.6 Lựa chọn các giải pháp thực hiện 59

3.3 Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất tinh bột khoai mì của hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp 61

3.3.1 Tiến trình thực hiện 61

3.3.2 Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng SXSH 62

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 66

KẾT LUẬN 66

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục 3

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 BOD : Nhu cầu oxy sinh học

 COD : Nhu cầu oxy hóa học

 SS : Chất rắn lơ lửng

 SXSH : Sản xuất sạch hơn

 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

 UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

 USD : Đô la Mỹ

 VNĐ : Việt Nam đồng

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam 14

Bảng 1.2 Tính chất của nước thải từ sản xuất tinh bột sắn Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1 Thống kê sản lượng và doanh thu của gia đình ông Hiệp 35

Bảng 3.2 Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu/1 tấn sản phẩm tại gia đình ông Hiệp 35

Bảng 3.3 Cân bằng vật liệu cho 1 tấn sắn nguyên liệu tại nhà Ông Hiệp 40

Bảng 3.4 Kết quả cân bằng vật liệu cho 1 tấn sắn nguyên liệu tại nhà Ông Hiệp 41

Bảng 3.5 Các thiết bị điện được sử dụng trong sản xuất 42

Bảng 3.6 Nguyên nhân và các giải pháp SXSH cho hộ gia đình Ông Hiệp 43

Bảng 3.7 Bảng sàng lọc và phân loại giải pháp SXSH cho gia đình Ông Hiệp 45

Bảng 3.8 Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện 60

Bảng 3.9 Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng SXSH 62

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH……… 4

Hình 1.2 Lợi ích khi áp dụng SXSH vào công ty…… ………7

Hình 1.3 Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH……… …… 8

Hình 1.4 Sơ đồ các bước kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE…………9

Hình 3.1 Phơi tinh bột và sắn lát……… 30

Hình 3.2 Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì……….31

Hình 3.3 Máy nghiền………36

Hình 3.4 Bột sau khi nghiền……….36

Hình 3.5 Máy lọc bột………36

Hình 3.6 Bể lắng bột……….36

Hình 3.7 Bã sắn……….36

Hình 3.8 Sơ đồ dòng thải……… 39

Hình 3.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải……… 53

Hình 3.10 Hệ thống xử lý nước thải 10 m3 được xây dựng tại Cam An Bắc….… 55

Hình 3.11 Bể lắng nước thải……… 55

Hình 3.12 Bèo trong hồ sinh học bị chết vì quá tải……… 55

Trang 8

MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sản xuất hộ gia đình tập trung tại các làng nghề vẫn còn là một hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam Các làng nghề chế biến tinh bột khoai mì vài năm trở lại đây phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất tinh bột khoai mì hiện nay đều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng Và đây cũng là tình trạng khu vực sản xuất tinh bột khoai mì huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đang gặp phải Để phát triển một cách bền vững, việc tìm kiếm giải pháp công nghệ thích hợp nhằm giảm thiểu

sự ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện các làng nghề là việc làm cần thiết Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam Nhưng trong thời gian gần đây, SXSH đã được áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực công nghiệp ở nước ta Sản xuất sạch hơn không chỉ làm giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu và giảm thiểu chất thải mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quá trình sản xuất

Vì vậy, đây là hướng tiếp cận đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp nước ta hiện nay, giúp giải quyết vấn đề môi trường cho nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt là các

cơ sở quy mô nhỏ, hộ gia đình, làng nghề Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai

mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.”

Trang 9

2 Đề xuất và nghiên cứu áp dụng các giải pháp sạch hơn vào hoạt động sản xuất của một cơ sở sản xuất khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái

3 Đánh giá sơ bộ kết quả đạt được khi đã áp dụng sản xuất sạch hơn

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liên tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lại ở giai đoạn là đánh giá thực trạng để xác định các tiềm năng áp dụng SXSH và đưa ra các giải pháp cho quá trình thực hiện

Tiến trình đánh giá tình hình sản xuất tinh bột khoai mì đuợc thực hiện trong phạm vi thôn Vĩnh Thái

Quá trình nghiên cứu áp dụng các giải pháp SXSH được thực hiện tại hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 25/2/2013 đến ngày 8/6/2013

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Giải pháp sản xuất sạch hơn đang được thực hiện phổ biến ở nuớc ngoài và hiện nay đang được đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta một cách rộng rãi Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất có hiệu quả cả về kinh tế

Trang 10

 Nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất sạch hơn, những ích lợi SXSH mang lại và làm thế nào để áp dụng hiệu quả vào trong sản xuất

 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nhằm hướng đến phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng cuộc sống

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn

1.1.1 Khái niệm

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP,1994):

“Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường”

Sản xuất sạch hơn đối với các quá trình:

 Đối với quá trình sản xuất:

 Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm

 Loại bỏ tối đa các nguyên liệu độc hại giảm lượng và độc tính của tất cả các dòng thải trước khi cho chúng ra khỏi quá trình sản xuất

 Đối với sản phẩm: SXSH là giảm tác động tiêu cực trong chu trình sống (vòng đời) của sản phẩm, tính từ khi khai thác nguyên liệu cho đến khi thải bỏ sản phẩm cuối cùng

 Đối với dịch vụ: SXSH là giảm tác động tới môi trường của dịch vụ cung cấp trong suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế và sử dụng hệ thống dịch vụ đến tiêu thụ toàn bộ nguồn hàng dịch vụ

Tăng hiệu xuất

Giảm rủi ro

Môi trường Con người

Hình 1.1 Sơ đồ khái quát về định nghĩa SXSH

Trang 12

Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển mà chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái Không nên cho rằng SXSH chỉ là một chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế

1.1.2 Phạm vi áp dụng

Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các nhà máy có sử dụng tài nguyên (nguyên liệu thô, nước, năng lượng, ) Thực tế, cơ hội và tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn ở các công ty lớn Các công ty lớn hầu hết đã sẵn thuận lợi về sản xuất như công nghệ hiện đại, nhân công lành nghề, do đó khả năng lãng phí, gây nhiều chất thải trong quá trình hoạt động rất hạn chế Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường hiện nay, áp lực cạnh tranh giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nặng nề hơn các công ty lớn Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường hoạt động theo hướng sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn được tiến hành song song với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp Trong trường hợp việc thực hiện sản xuất sạch hơn có thể yêu cầu tạm dừng sản xuất một thời gian ngắn thì lợi ích thu được vẫn đảm bảo bù đắp tổn thất Chi phí cho việc triển khai thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể từ không đến vô cùng Đối với các giải pháp đơn giản như thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn thường đòi hỏi rất ít hoặc không cần đầu tư Tuy nhiên, các giải pháp về thay đổi máy móc thiết bị hay công nghệ sản xuất có thể đòi hòi vài ngàn, có khi lên đến vài trăm ngàn đô la Mỹ (USD)

Cũng cần phải biết rằng, sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục vì vậy nếu các giải pháp tại một bộ phận nào đó trong nhà máy được thực hiện hết thì sẽ tìm thấy các giải pháp bổ sung ở các bộ phận khác và quá trình đó không bao giờ kết thúc Một chương trình sản xuất sạch hơn được thực hiện phải có sự hợp tác và tham gia tích cực của ban lãnh đạo và công nhân Trách nhiệm của ban lãnh đạo là

đề ra các phương hướng và hỗ trợ cho chương trình Sự tham gia của công nhân là tìm ra các giải pháp sản xuất sạch hơn và thực hiện chúng

Trang 13

1.1.3 Lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản xuất Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể được tóm tắt như sau:

1.1.3.1 Nâng cao hiệu quả sản xuất

Sản xuất sạch hơn dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp

1.1.3.2 Giảm chi phí xử lý chất thải

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn, tại nơi phát sinh, do đó các chi phí liên quan để xử lý lượng chất thải này sẽ giảm đi

1.1.3.3 Cơ hội thị trường mới

Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường hơn Vì nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, đòi hỏi các công ty phải chứng tỏ

sự gần gũi của sản phẩm và quá trình sản xuất của họ với môi trường, đặc biệt là ở các nước phát triển Việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường và khả năng tiếp cận với “thị trường xanh” của Công ty tăng lên

Ngày nay, những sản phẩm mang “nhãn hiệu xanh”, “nhãn hiệu sinh thái” đã trở nên quen thuộc với nhiều người

1.1.3.4 Môi trường được cải thiện

Sản xuất sạch hơn làm giảm thiểu lượng và mức độ độc hại của các chất thải phát sinh, do đó tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi trường sẽ được cải thiện

1.1.3.5 Tuân thủ tốt những quy định chung về môi trường

Việc áp dụng sản xuất sạch hơn làm giảm khối lượng và nồng độ của các chất thải hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra các chất thải, có nghĩa là sẽ dễ dàng thỏa

Trang 14

mãn những quy định và tiêu chuẩn về môi trường và làm giảm các tác động môi trường của cơ sở công nghiệp đó

1.1.3.6 Cải thiện môi trường lao động

Sản xuất sạch hơn không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở công nghiệp mà còn cải thiện môi trường bên trong khu sản xuất Bộ mặt cơ sở công nghiệp sạch sẽ hơn, không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò

rỉ gây ô nhiễm làm mất mỹ quan khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp sản xuất

1.1.3.7 Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính

Hiện nay, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đề xuống cấp của môi trường và những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động đến môi trường Sản xuất sạch hơn sẽ tạo

ra một hình ảnh môi trường tốt đẹp của người vay tiền và do vậy việc tiếp cận đến với các nguồn tài chính sẽ dễ dàng hơn

1.1.3.8 Tăng uy tín Công ty

Sản xuất sạch hơn phản

ánh và cải thiện bộ mặt, uy tín

của công ty Hiển nhiên, một

công ty với danh tiếng xanh sẽ

được xã hội và cơ quan quản

lý chấp nhận tốt hơn

Hình 1.2 Lợi ích khi áp dụng SXSH

 Áp dụng SXSH sẽ giúp công ty có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường

Trang 15

1.1.4 Phương pháp luận của một chương trình sản xuất sạch hơn

1.1.4.1 Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn

Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm được trình bày trong Hình1.3

 Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping)

Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn Quản

lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu

và sản phẩm Ví dụ:

- Phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi,

- Bảo ôn tốt đường ống để tránh rò rỉ,

Tái sử dụng cho sản xuất

Tạo sản phẩm phụ

Kiểm soát quá trình sản xuất tốt

Thay đổi công nghệ

Hình 1.3 Sơ đồ biểu diễn các kỹ thuật SXSH

Trang 16

- Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất… Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên

 Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution)

Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn Thay dổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn Ví dụ:

- Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước,

- Thay thế acid bằng peroxit (Ví dụ: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ

 Tối ƣu hóa quá trình sản xuất (Process optimization)

Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt

độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất Ví dụ:

- Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co,

- Tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi

 Bổ sung thiết bị (Equipment modification):

Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt Ví dụ:

- Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn,

- Lắp đặt các thiết bị cảm biến để tiết kiệm điện, nước

Ví dụ: thiết bị cảm biến thời gian, thiết bị cảm biến chuyển động, v.v

 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse)

Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác Ví dụ:

- Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải,

- Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi

Trang 17

 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products)

Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác Ví dụ:

- Sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường,

- Sử dụng lignin trong nước thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế thuốc trừ sâu,

 Thiết kế sản phẩm mới (New product design)

Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại Ví dụ:

- Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg ,

- Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản phẩm nhất dịnh sẽ tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn

thiện nắp đậy đó

 Thay đổi công nghệ (Technology change)

Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh Ví dụ:

- Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung môi,

- Thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột)

Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác,

do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác

1.1.4.2 Phương pháp luận đánh giá SXSH

Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận hành quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về SXSH (Cleaner Production Assessment: CPA)

Cũng có nhiều chương trình giảm thiểu chất thải được khởi xướng như ở

Mỹ, Canada và châu Âu vào những năm 1985

Năm 1993 Ủy ban năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án DESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ) gồm các giai đoạn theo sơ đồ Hình 1.4

Trang 18

Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn

 Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình

 Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng

 Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải

 Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình đề xác định nguyên nhân sinh ra

nguồn thải

Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

 Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế

 Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường

 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện

Giai đoạn 6: Duy trì giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới

Giai đoạn 4: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

 Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải

 Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Giai đoạn 1: Khởi đầu

 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay nhóm kiểm toán giảm thiểu chất thải)

 Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất

 Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí nhất

Hình 1.4 Sơ đồ các bước kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE

Trang 19

Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của các quá trình sản xuất công nghiệp

1.1.5 Những rào cản trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn

 Có sự phản đối những sáng kiến và tiếp cận mới do nhân viên không được đào tạo chính quy

 Thiếu nguồn tài chính, nhận thức đào tạo, chuyên môn và công nghệ, thông tin

và tiếp cận với những kiến thức hiện có

 Có sự bất trắc về tính đúng đắn của thông tin, công nghệ hay các quy định

 Các chính sách của Chính phủ tập trung vào giảm chất ô nhiễm đã không khuyến khích cho các giải pháp giảm ô nhiễm và tạo ra sự khích lệ về thuế đối với việc đầu tư các công nghệ xử lý cuối đường ống

a) Trở ngại về kinh tế:

 Những khoản đầu tư cho SXSH không lãi bằng một số cơ hội đầu tư khác

 Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư sản xuất sạch hơn

 Non nớt trong hoạt động tính toán chi phí nội tại và phân bố chi phí của công

ty, cơ sở sản xuất

b) Trở ngại về chính sách:

 Thiếu vai trò lãnh đạo đối với các vấn đề môi trường,

 Không có sự khuyến khích cho các nhà quản lý để họ nổ lực trong việc thực hiện SXSH

c) Trở ngại về tổ chức:

 Sự non nớt của chức năng quản lý môi trường trong hoạt động của cơ sở sản xuất

 Thiếu hụt trong cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý thông tin

 Thiếu sự tham gia của các nhân viên trực tiếp sản xuất trong hoạt động sản xuất sạch hơn

Trang 20

d) Trở ngại về kỹ thuật:

 Thiếu cơ sở vận hành hiệu quả các kế hoạch đã được thiết lập

 Phức tạp của quá trình SXSH (Ví dụ: cần phải thực hiện đánh giá tổng thể

để xác định cơ hội SXSH phù hợp)

 Khả năng sử dụng hạn chế đối với các thiết bị hỗ trợ cho XSXH

(Ví dụ: sử dụng các thiết bị đo đạc có chất lượng cao cho quá trình ở quy mô nhỏ,…)

 Khả năng tiếp cận hạn chế đối với những thông tin kỹ thuật đáng tin cậy với nhu cầu và khả năng ứng dụng của cơ sở sản xuất

1.2 Tổng quan về ngành sản xuất tinh bột khoai mì

Khoai mì hay còn gọi là sắn (Manihot esculenta Crantz) được sử dụng khá phổ biến để sản xuất tinh bột Khoai mì là một trong các nguồn có lượng tinh bột cao nhất Củ khoai mì chứa đến 20 – 34% tinh bột, có hàm lượng protein, carbonhydrate

và chất béo thấp

Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới Đồng thời, sắn cũng

là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm…

Trang 21

triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu tấn Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008) Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn)

Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng ( triệu tấn)

năm 2000) Trong đó diện tích khoai mì được phân bố:

+ Tây Nguyên là nơi nhiều nhất 158,5 nghìn ha,

+ Đông Nam bộ 132,9 nghìn ha,

Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm

Trang 22

+ Trung du miền núi phía Bắc 117,2 nghìn ha,

+ Duyên hải Nam Trung bộ 72,1 nghìn ha,

+ Bắc Trung bộ 65,3 nghìn ha

Tại tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng đáng kể cả

về diện tích và sản lượng khoai mì Năm 2009, diện tích khoai mì toàn tỉnh đạt 6.160 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Cam Lâm và Khánh Vĩnh Năng suất củ mì tươi bình quân 17,47 tấn/ha, sản lượng 107.594 tấn Xét riêng tại huyện Cam Lâm,

là một trong những vùng chuyên canh cây khoai mì, diện tích 2.271 ha và năng suất bình quân khá cao đạt 22,94 tấn/ha

Việt Nam hiện tồn tại 3 loại quy mô sản xuất tinh bột sắn điển hình sau:

 Qui mô nhỏ (hộ và liên hộ): có công suất 0,5 - 10 tấn/ngày Số cơ sở chế biến sắn quy mô nhỏ chiếm 70 - 74%

 Qui mô vừa: là các doanh nghiệp có công suất dưới 50 tấn/ngày Số cơ sở chế biến sắn quy mô vừa chiếm 16 - 20%

 Qui mô lớn: gồm các doanh nghiệp có công suất trên 50 tấn/ngày Số cơ sở chế biến sắn quy mô lớn chiếm khoảng 10%

Cả nước hiện có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô công nghiệp với tổng công suất chế biến mỗi năm hơn nửa triệu tấn tinh bột sắn Tuy nhiên, lượng tinh bột được sản xuất từ các cơ sở quy mô nhỏ hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể ở nước ta hiện nay

Củ sắn tươi rất khó bảo quản dài ngày nên hầu hết các nhà máy chế biến sắn đều hoạt động theo thời vụ Thời gian hoạt động chủ yếu là từ cuối tháng 8 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau Mặc dù vậy, ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ cho phát triển cây sắn nên các nhà máy chế biến tinh bột hiện nay có thể sản xuất được 2 vụ

Việc tách tinh bột từ khoai mì là quá trình đơn giản Có thể tách tinh bột từ củ

mì tươi hoặc mì được cắt thành những lát mỏng phơi khô Nhưng trong phạm vi của

đề tài chỉ đề cập đến quá trình sản xuất từ củ mì tươi là quá trình được áp dụng phổ biến và hiện đang thực hiện ở quy mô nhỏ, hộ gia đình Quá trình chế biến này tương đối giống nhau được áp dụng ở cả quy mô hộ gia đình và công nghiệp

Trang 23

Sản xuất tinh bột từ củ mì tiêu thụ một lượng lớn nước cấp và xả ra một lượng lớn đáng kể nước thải Nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mang tính axit

và có nồng độ chất hữu cơ cao Về mặt tổng thể, khối lượng nước tiêu thụ trong công nghiệp chế biến tinh bột tại các nhà máy khối lượng nước thải trung bình khoảng 16 - 22 m3/tấn sản phẩm và thay đổi từ 20 - 25 m3/tấn sản phẩm ở quy mô sản xuất nhỏ Nước thải xả ra theo chế độ gián đoạn Trong khối lượng nước thải xả

ra từ cơ sở sản xuất quy mô nhỏ 15 - 30% bắt nguồn từ nước rửa củ và 70 - 85% xả

ra từ các bể lắng đợt 1 và 2 Một số vùng chỉ có 1 lần lắng bột

Hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất tinh bột đều nằm trên bờ sông hoặc hồ và thường xuyên thải nước vào các nguồn tiếp nhận này hoặc các vùng trũng ở xung quanh Nước thải chế biến tinh bột làm ô nhiễm môi trường xung quanh và đe doạ chất lượng cuộc cuộc sống quanh vùng

Thị trường tiêu thụ

Trên thế giới có khoảng 100 nước xuất khẩu sắn, nhưng riêng 5 quốc gia hàng đầu là Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica, Indonesia và Paraguay đã chiếm tới 97% sản lượng giao dịch Nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu sắn lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan với 70% sản lượng sắn và tinh bột sản xuất ra được xuất khẩu, 30% tiêu thụ nội địa

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn sắn và sản phẩm, đạt kim ngạch 435,5 triệu USD (tăng 12,23% về lượng và tăng 16,79% về trị giá so với cùng kỳ năm trước) Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 88,9% tương đương với 1,2 triệu tấn, đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với 73,7 nghìn tấn Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sắn và sản phẩm sang các thị trường khác nữa như : Philippin, ĐàiLoan, Malaixia, Nhật Bản

Tinh bột sắn có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, công nghiệp thức ăn gia súc, công nghiệp thực phẩm (sử dụng các sản phẩm tinh bột thủy phân như maltodextrin, glucose, các loại xi-rô glucose, maltose, fructose, cyclodextrix), công nghiệp lên men cồn và sản xuất các acid hữu cơ như acid itaconic, acid citric, trong sản xuất dược phẩm như vitamin C, kháng sinh từ dịch tinh bột thủy phân

Trang 24

Hiện nay có đến 70% sắn ở châu Á được dùng làm nguyên liệu sản xuất Ethanol Trong tình trạng dầu mỏ và những năng lượng hóa thạch khác ngày một cạn kiệt, khan hiếm thì loài người càng kỳ vọng vào Biodiezen và cây sắn được lựa chọn

số một Biodiezen có thể được chế biến từ lúa, ngô, mía nhưng từ sắn là rẻ nhất Năm

2008, các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia đồng loạt xây dựng đến gần 30 nhà máy sản xuất Ethanol Toàn thế giới đã sản xuất khoảng 66 tỷ lít ethanol, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol Như vậy, nhu cầu về sắn và sản phẩm sẽ có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới Các quá trình sản xuất sắn cần phải được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn

1.2.2 Thành phần và tác hại của chất thải

Quá trình sản xuất tinh bột sắn sử dụng lượng lớn nước và năng lượng, đồng thời sinh ra chất thải dưới 3 dạng: rắn, lỏng, khí

1.2.2.1 Nước thải

Củ sắn có hàm lượng tinh bột 20 - 34%, protein 0,8 - 1,2% củ sắn và nhiều thành phần khác như chất béo, muối khoáng, vitamin, acid amin… Chính các thành phần này là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho nguồn nước thải Ngoài ra, trong củ sắn tươi có một lượng chất độc dưới dạng glucozit linamarin (C10H17O6N) khi gặp men tiêu hóa, axit, gặp nước sẽ bị thủy phân và giải phóng axit xianhidric (HCN) có khả năng gây ngộ độc, ảnh hưởng tới màu của tinh bột và màu của nước thải

Bảng 1.2 Tính chất của nước thải từ sản xuất tinh bột sắn

Trang 25

A – Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt

B – Nguồn tiếp nhận khác, ngoài loại A

C – Nguồn tiếp nhận được quy định

Từ Bảng 1.2 cho thấy nước thải sản xuất tinh bột khoai mì có pH thấp, hàm lượng chất lơ lửng cao, nồng độ nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) của nước thải rất lớn vượt xa tiêu chuẩn môi trường Với tỷ lệ BOD/COD cho thấy nước thải ngành sản xuất bột mì có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học

Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật của nguồn tiếp nhận Ngoài ra, nó còn gây nên tình trạng ô nhiễm mùi

Nước thải chế biến tinh bột có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ

Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cá

Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp

Ảnh hưởng của chất lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất vẻ

mỹ quan mà quan trọng nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống,

Trang 26

gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: tảo, rong, rêu,…giảm lượng oxy sinh ra, giảm quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí Mặt khác, phần cặn lắng xuống đáy sẽ gây bồi lắng lòng sông, cản trở

sự lưu thông và làm thay đổi dòng chảy Phần cặn này sẽ bị phân hủy kỵ khí gây nên mùi hôi cho khu vực xung quanh

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng

Hàm lượng chất dinh dưỡng (N, P) quá lớn sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, sự phát triển khó kiểm soát của rong và tảo Khiến môi trường sống của nguồn tiếp nhận bị thay đổi và xấu đi

Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ, nồng độ là chết tôm, cá từ 1,2 – 3 mg/l Tiêu chuẩn chất lượng nước của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1 mg/l

Ảnh hưởng của xyanua

Trong sản xuất bột mì, HCN trong nước thải, có phản ứng với sắt tạo thành sắt xyanua có màu xám Nếu không tách nhanh HCN sẽ ảnh hưởng tới màu của tinh bột

và màu của nước thải Đây cũng là chất gây ảnh hưởng độc trực tiếp đến hệ thủy sinh thực vật Nước thải ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Tuy nhiên, ở điều kiện thích hợp HCN sẽ phân hủy tạo thành NH4+ là chất dinh dưỡng cho các thực vật thủy sinh Hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn 0,01 – 0,04%, chủ yếu ở vỏ

1.2.2.2 Chất thải rắn

Các nguồn chính sinh ra chất thải rắn trong quá trình chế biến tinh bột là:

 Vỏ gỗ và đất cát khối lượng sinh ra khoảng 3% nguyên liệu

 Vỏ thịt và xơ bã khối lượng sinh ra khoảng 24% nguyên liệu, chứa nhiều nước độ ẩm 78 – 80% và lượng tinh bột còn lại 5 – 7%

 Mủ: lượng mủ khô chiếm khoảng 3,5 - 5% sắn tươi Mủ được tách ra từ dịch sữa, có hàm lượng hữu cơ cao và xơ nên gây mùi rất khó chịu do quá trình phân hủy sinh học, cần được làm khô ngay Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất thường để mủ dưới dạng ướt

Trang 27

Bảng 1.3.Thành phần hoá học của chất thải rắn

12.500 – 13.000 51.800 – 63.000 12.800 – 14.500 1.500 – 2.000 0.580 – 0.650 0.370 – 0.430 0.008 – 0.009 1.950 – 2.400 4.000 – 8.492

(Nguồn:Giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì,1998)

Phương pháp quản lí chất thải rắn:

Hiện nay vỏ củ mì từ công đoạn lột vỏ được phơi khô và đựng trong các túi

nylon để bán làm thức ăn gia súc

Trong quá trình sản xuất, bã từ giai đoạn lọc được chất thành đống Các đống

chất thải này gây nên mùi hôi thối trong suốt thời gian dự trữ và phơi khô Bã phơi

khô và mủ được bán làm thức ăn cho gia súc Nhưng khó có thể bán toàn bộ chất

thải rắn để làm thức ăn gia súc và để làm chất kết dính Cần phải có phương pháp

thích hợp sử dụng các loại chất thải này như một loại sản phẩm phụ

1.2.2.3 Khí thải

Các nguồn sinh ra phát thải dạng khí gồm:

 Bã thải rắn, hồ xử lý nước thải yếm khí: sinh khí H2S, NH4;

 Lò hơi, phương tiện chuyên chở: sinh khí NOx , SOx , CO2, CO , HC;

 Khu vực sấy và đóng bao có nhiều bụi tinh bột sắn;

 Kho bãi chứa nguyên liệu sắn củ tươi có bụi đất cát, vi sinh vật;

 Bãi nhập nguyên liệu, than, dây chuyền nạp liệu, kho chứa nguyên liệu có

bụi đất cát;

Trang 28

Ngoài ra, gầu tải, máy bóc vỏ, máy sấy tinh bột, máy phát điện, quạt gió, xe vận tải gây tiếng ồn

Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào các hộ sản xuất tinh bột mì quy mô nhỏ không có các thiết bị lò hơi, máy sấy,… nên thành phần khí thải gây ô nhiễm chủ yếu do các chất khí, mùi từ sự phân hủy các chất hữu cơ gây ra

Tác động của các chất ô nhiễm không khí

Mùi hôi sinh ra do quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ Thành phần chủ yếu tạo ra mùi hôi là H2S và một số chất hữu cơ thể khí Các loại khí này làm cho con người khó thở và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài

Bụi gây viêm mũi, họng, phế quản người lao động Bệnh bụi phổi gây tổn thương chức năng phổi cấp tính hoặc mãn tính, tạo nên những khối u cuốn phổi,

giãn phế quản và các khối u bên trong có hạt bụi

1.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất tinh bột khoai mì

Hiện nay quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các ngành công nghiệp ngày một phát triển dẫn đến một thực trạng là ô nhiễm môi trường cũng ngày một trầm trọng hơn Có rất nhiều ngành công nghiệp gây nên hiện trạng này nhưng vấn đề muốn nhắc đến ở đây là ngành công nghiệp chế biến khoai

mì, một trong những ngành gây nên sự ô nhiễm nặng nề nhất cho môi trường

1.3.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường của một số địa phương trên cả nước

Tình trạng sản xuất tinh bột khoai mì gây ô mhiễm môi truờng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người vẫn là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương hiện nay Điển hình là Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thịnh Phát ở thôn Nhơn Bình, xã

Sa Nhơn (Sa Thầy, Kom Tum) xả nước thải chảy ra suối Đắk Xia, đã làm cá trong các ao nuôi ven bờ suối của nhiều gia đình bị thiệt hại hàng tỷ đồng Từ năm 2006 đến nay, khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sa Nhơn hoạt động thì năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khô - thời điểm sản xuất chính vụ, thì mùi hôi xông lên nhức cả mũi Dưới suối Đắk Xia nguồn nước đen ngòm, xác sắn thối dày đặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh của người dân sống gần suối Đắk Xia, từ xã Sa Nhơn kéo dài đến xã Sa Nghĩa Mỗi tuần nhà

Trang 29

máy xả nước thải ra suối vài lần, thường là vào đêm khuya Nhiều hộ dân trong thôn thường xuyên đóng kín cửa, đeo khẩu trang cả ngày để hạn chế hít phải mùi hôi Trong năm 2012 vừa qua hàng loạt nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì đã gây ô nhiễm môi trường như: Nhà máy chế biến tinh bột mì Ninh Thuận, Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHH Cẩn Tuyết (Quảng Nam), Nhà máy chế biến tinh bột mì Tịnh Phong (Quảng Ngãi) và một số nhà máy sản xuất bột mì ở Tây Ninh… Nhiều địa phương sản xuất tinh bột khoai mì theo kiểu làng nghề tập trung cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề Nhiều năm qua, ở thôn Phú Hưng, xã Bình Tân (Tây Sơn, Bình Định) có hàng chục hộ làm nghề chế biến tinh bột mì với quy

mô được mở rộng nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư ngày một trầm trọng hơn Hàng ngày, nhiều người dân

ở thôn Phú Hưng phải hứng chịu không khí ô nhiễm, mùi nước thải bốc lên nồng nặc, hôi thối, nhất là vào thời điểm chính vụ Giếng nước của nhiều hộ dân ở thôn

Phú Hưng cũng bị ô nhiễm, không còn sử dụng được

Làng nghề sản xuất tinh bột sắn Hoài Hảo thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định là một trong số các làng nghề gây ô nhiễm môi trường đáng kể trong thời gian qua Với hơn 250 cơ sở sản xuất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất khoảng 800 tấn nguyên liệu, cho ra khoảng 300 tấn bột tươi Nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn của các xưởng sản xuất thải trực tiếp

ra môi trường, với lưu lượng lớn và hàm lượng chất hữu cơ cao Mỗi ngày, trung bình cả làng nghề xả ra môi trường khoảng 6.000 m3 nước thải chưa qua xử lý, các chỉ tiêu BOD, COD, SS vượt xa tiêu chuẩn cho phép Màu nước thải trắng ngà, đục, bốc mùi chua nồng Tỷ lệ BOD, COD trên 70%, nguồn nước mặt tại các kênh, mương của xã bị nhiễm hữu cơ, nồng độ pH thấp Độc tính của nước thải bột sắn,

có tác hại trực tiếp đến hệ thủy sinh vật, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; gây ô nhiễm nước ngầm; ô nhiễm môi trường đất, làm thay đổi đặc

tính đất và năng suất cây trồng

Tình trạng đường làng bốc mùi thối do nước thải, chất thải của làng nghề sản xuất chưa được xử lý tống thẳng ra môi trường Đó là thực trạng chung của 3 xã

Trang 30

Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế chuyên sản xuất miến, mì gạo, bột sắn dây lớn nhất ở huyện Hoài Đức, Hà Nội Theo khảo sát của xã Dương Liễu thì cả xã có trên 2.000 hộ sản xuất nông sản, trong đó có 270 hộ chế biến tinh bột sắn, bột dong Mỗi năm số hộ chế biến sắn thải ra 75 nghìn tấn, trong đó có 562 tấn phế thải, 750 tấn chất thải, 120 tấn rác thải…

1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường của huyện Cam Lâm

Đề án “Bảo vệ môi trường khu vực sản xuất tinh bột mì quy mô nhỏ tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa”- do Thạc sĩ Huỳnh Tiến Đạt (Viện Công nghệ và Khoa học Quản lý Môi trường – Tài nguyên) làm chủ nhiệm đã khảo sát hiện trạng ô nhiễm do các chất thải từ quá trình sản xuất tinh bột mì tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Trên địa bàn huyện Cam Lâm, các cơ sở sản xuất tinh bột mì chủ yếu là quy

mô nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình, tập trung tại 5 xã:

 Xã Cam Hòa : 5 hộ, công suất khoảng 3 tấn củ mì tươi/ngày

 Xã Cam an Bắc : 28 hộ, công suất khoảng 3 tấn củ mì tươi/ngày

 Xã Cam An Nam : 8 hộ, công suất khoảng 3 tấn củ mì tươi/ngày

 Xã Cam Hiệp Nam : 54 hộ, công suất khoảng 3 tấn củ mì tươi/ngày

 Xã Cam Hải Tây : Công ty TNHH Bột mì Ánh Tuyết, công suất sản xuất

10 tấn củ mì tươi/ngày

Với công nghệ sản xuất tinh bột mì trên địa bàn huyện khá lạc hậu Nước thải

từ quá trình sản xuất chứa rất nhiều chất dinh dưỡng được xả trực tiếp ra ao hồ, mương dẫn Các chất lơ lửng có trong nước thải phân hủy, phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn Các thông số môi trường của mẫu nước thải, nước ngầm đo được đều vượt xa chỉ tiêu cho phép

1.4 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột mì

1.4.1 Ở nước ngoài

Năm 1989, UNEP đã khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn” nhằm

phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp Từ đó, SXSH đã được áp dụng ở nhiều nước kể cả các nước phát triển như

Trang 31

Mỹ, Hà Lan, Canada, cũng như ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungary,

 Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 USD hàng năm

 Inđônêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch đã tiết kiệm 35.000 USD một năm

 Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy sản xuất sạch đã giảm được ô nhiễm 15 - 31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống

Một nghiên cứu áp dụng giải pháp công nghệ sạch để cải thiện hiệu suất môi trường của các nhà máy chế biến tinh bột ở Thái Lan đã được thực hiện Tám nhà máy tinh bột sắn đã được chọn để phân tích và thu lại kết quả khả quan

Bảng 1.4 Tóm tắt thực hiện các đề xuất lựa chọn công nghệ sạch cho các

nhà máy nghiên cứu

Giải pháp

Chi phí đầu tƣ (×1000 baht) a

Tiết kiệm chi phí (×1000 baht/năm) a

Thời gian hoàn vốn (năm)

Số nhà máy thực hiện

Tái sử dụng nước trong sản xuất - 540 Ngay lập tức 1

Cài đặt kiểm soát tải của động cơ

tại một máy sấy khô và máy mài 264-1190 58-290 2.5-5.2 4 Thay thế các bóng đèn sợi đốt

bằng đèn huỳnh quang 36 W

Sử dụng khí thải từ một máy sấy

ngăn xếp cho gia nhiệt không khí 20-400 125-741 0.2-1.3 2 Thu hồi khí sinh học để thay thế

nhiên liệu dầu

55,000

24,000-24,000

(a US $1 = khoảng 30 baht.)

Trang 32

Hiện tại, thông tin về việc triển khai áp dụng SXSH trong ngành sản xuất tinh bột sắn trong và ngoài nước còn rất hạn chế, đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ

lại càng chưa được tiếp cận nhiều với SXSH

 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương (Nghệ An) đã thực hiện các giải pháp:

 Kiểm soát lượng tạp chất trong sắn nguyên liệu trước khi nhập,

 Loại bỏ bớt tạp chất bám vào vỏ củ trước khi cho vào hệ thống rửa, bóc vỏ,

 Lắp cân thuỷ tịnh đo hàm lượng tinh bột,

 Lắp đặt các đồng hồ đo nước tại các vị trí sản xuất,

 Tái sử dụng lại nước từ quá trình tách chiết cho quá trình rửa,

 Xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ, cùi sắn

 Xây dựng hệ thống sấy vắt bã liên hoàn,

 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải biogas để phát điện

Hiệu quả đem lại

 Năm 2010: 755 triệu đồng (giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu, giảm nhân công và 511 triệu đồng (sản xuất phân vi sinh)

 Quý I năm 2011, nhà máy đạt được mức tiết kiệm 561 triệu đồng

 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành

 Đã thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi không tốn chi phí và chi phí thấp với tổng giá trị đầu tư là 9,8 triệu đồng và đem lại lợi ích là 310 triệu đồng/năm

 Sang giai đoạn 2, Công ty đã đầu tư 6 tỷ đồng (trong đó có 2,58 tỷ đồng hỗ trợ từ CPI) cho việc sử dụng lượng vỏ và cùi thải này để làm nguyên liệu cho phân

Trang 33

vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu và bán ra thị trường, lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có hệ thống sấy để giảm hàm lượng ẩm trong bã dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi

 Hiệu quả đem lại từ các giải pháp này là tiết kiệm được 3,1 tỷ hàng năm nhờ vào giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, tái sử dụng được chất thải rắn, giảm tác động tiêu cực đến môi trường

 SXSH cũng chính là chìa khóa giải bài toán ô nhiễm môi trường cho làng nghề sản xuất tinh bột sắn tại xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Đề tài:

“ Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề Bình Định” do PGS-TS Nguyễn Văn Phước (Đại học Bách khoa Tp

Hồ Chí Minh) làm chủ nhiệm đã đưa ra hệ thống xử lý nước thải và hàng loạt biện pháp sản xuất sạch hơn giúp cải thiện tình trạng làng nghề Các giải pháp SXSH như:

 Trang bị bơm áp lực cho hệ thống rửa;

 Cải tạo hố thu bột sắn;

 Cải tạo, nâng cấp hệ thống mương ngâm, tách bột;

 Cải tạo và nâng mái nhà khu vực làm bột;

 Lắp thùng chứa trung gian tải bột về hố lắng;

 Trang bị đường ống, van vòi rửa nước cho bồn xay, tách bột;

 Dùng ống hút lớp nước trong hoặc thay bằng các vòi chênh lệch độ cao khác nhau;

 Lót nền nhà khu vực làm bột: đảm bảo độ nghiêng thoát nước và tránh

tù đọng nước sau khi vệ sinh nền nhà,…

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Đối tuợng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất của các hộ gia đình sản xuất tinh bột khoai mì ở thôn Vĩnh Thái; quy trình sản xuất, các chỉ tiêu nghiên cứu như đầu vào đầu ra về nguyên liệu, năng luợng, chất thải,… của hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp

Theo số liệu thống kê, xã Cam Hiệp Nam có số hộ gia đình sản xuất tinh bột khoai mì nhiều nhất trên địa bàn huyện Cam Lâm Trong đó Vĩnh Thái là thôn có nhiều hộ gia đình làm tinh bột mì nhất Quy mô sản xuất ở đây nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình, sản xuất khoảng vài trăm kg đến 4 hoặc 5 tấn củ mì tươi trên ngày Vì thế, thôn Vĩnh Thái được chọn làm nơi khảo sát, đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì và chọn gia đình Ông Phan Văn Hiệp là hộ sản xuất 2 tấn củ sắn mì/ngày

để đánh giá các thông số nhằm tiến hành áp dụng sản xuất sạch hơn

 Thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa Thôn Vĩnh Thái hiện có 475 hộ gia đình với 1.637 nhân khẩu trong đó có 799 nam, đời sống phụ thuộc chính vào hoạt động nông nghiệp Đa số các hộ gia đình ở đây đều có diện tích đất khá rộng được sử dụng trồng khoai mì và mía là chủ yếu Khoai mì được đưa vào sản xuất tinh bột hoặc cắt lát phơi khô để bán Vì thế Vĩnh Thái là một trong những nơi có nhiều hộ sản xuất tinh bột khoai mì

Bên cạnh đó nhiều gia đình trong thôn cũng như các vùng phụ cận đã kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm như: lợn, trâu, bò, gà… và sử dụng những sản phẩm từ hoạt động chế biến tinh bột khoai mì để phục vụ cho chăn nuôi

 Hộ gia đình ông Phan Văn Hiệp

Địa chỉ : đội I, thôn Vĩnh Thái

Điện thoại : 0976391218

Công xuất hoạt động: 2 tấn củ sắn /ngày

Số người làm việc: 4, gồm 3 người trong gia đình và 1 người làm thuê

Diện tích sản xuất: khoảng 40 m2, không gian sản xuất tương đối thoáng

Trang 35

Gia đình Ông Phan Văn Hiệp cũng là hộ nằm trong khu vực tập trung nhiều hộ gia đình sản xuất tinh bột khoai mì nhất của thôn

Là một trong những hộ làm nghề chế biến tinh bột khoai mì lâu năm Bắt đầu vào năm 1991, với hình thức sản xuất tinh bột mì thủ công (mài xác mì bằng tay) Đến năm 2002, mới nâng cấp sang quy trình chế biến bán cơ giới (có thiết bị nghiền

và lọc bột) và hoạt động cho tới bây giờ

Hình thức hoạt động: theo mùa vụ (hay theo thời gian sản xuất bình thường) Thời gian nghiên cứu là từ ngày 25/2/2013 đến ngày 8/6/2013

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin, dữ liệu trong các tài liệu, giáo trình, bài giảng, tạp chí khoa học trong và ngoài nước về:

 Sản xuất sạch hơn,

 Ngành sản xuất tinh bột khoai mì, vấn đề ô nhiễm do sản xuất tinh bột khoai mì

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế

 Khảo sát hiện trạng sản xuất bột mì, vấn đề quản lý xử lý chất thải các hộ gia

đình trên địa bàn thôn Vĩnh Thái

 Thu thập số liệu về nhu cầu nguyên liệu, năng lượng, quy trình sản xuất và

hiện trạng môi trường tại hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp

 Đo đạc thực tế về nước sử dụng, nước thải, khối lượng nguyên liệu, chất thải

tại cơ sở

2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

 Tổng hợp các số liệu thu thập được về nhu cầu nguyên nhiên liệu, năng lượng tại hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp

 Tính toán các số liệu

 Trên cơ sở phân tích dữ liệu đó, xác định trọng tâm sản xuất sạch hơn

2.2.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

 Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn phải xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường

Trang 36

 Đồng thời phân tích, chứng minh những lợi nhuận mang lại khi áp dụng sản xuất sạch hơn

2.2.5 Phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia

 Tiếp thu những ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia và cơ quan

chức năng trong lĩnh vực môi trường

 Tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực khác có liên quan

Trang 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

3.1.1 Thực trạng sản xuất tinh bột khoai mì

Xã Cam Hiệp Nam có 4 thôn gồm Quảng Đức, Suối Cát, Vĩnh Thái, Tân Sinh, trong đó có Quảng Đức và Vĩnh Thái là hai thôn làm nghề sản xuất tinh bột khoai mì Theo số liệu thống kê năm 2010 thì xã Cam Hiệp Nam có số hộ sản xuất tinh bột mì nhiều nhất huyện Cam Lâm là 54 hộ

Nhưng do đặc thù sản xuất hộ gia đình, phụ

thuộc rất nhiều vào giá thành nên những năm gần

đây giá sắn lát cao, nhiều hộ chuyển sang cắt sắn

lát phơi khô rồi bán Vì thế số hộ sản xuất tinh bột

mì hiện nay có phần giảm sút

Dựa vào thông tin cập nhật từ phía người dân

và khảo sát thực tế được biết rằng: thôn Vĩnh Thái

là nơi tập trung nhiều hộ gia đình sản xuất tinh bột

mì nhất ở xã, hiện có khoảng 25 hộ gia đình sản

xuất tinh bột mì, trong đó Đội 1 có số hộ gia đình

sản xuất bột mì nhiều nhất là 14 hộ và cũng là đội có nhiều hộ hoạt động lâu đời nhất từ mười mấy đến hơn 30 năm Thôn Quảng Đức thì rất ít khoảng vài hộ

Công nghệ sản xuất tinh bột mì ở đây hầu hết còn rất đơn sơ và lạc hậu: gồm hai thiết bị máy móc chính là máy nghiền và máy lọc bột, cùng với hệ thống gồm một hoặc hai bể lắng bột và một bể chứa bột tươi trước khi phơi Chỉ riêng hộ gia đình ông Ngô Khánh Hòa thuộc đội 2 mới thành lập được 2 năm nên công nghệ sản xuất tiến bộ hơn, nhiều khâu sản xuất được cơ giới hóa Phần lớn các hộ gia đình phân bố thành từng khu vực gồm 5 – 10 hộ/cụm với quy mô có sự thay đổi:

 quy mô 8 tấn/ngày: 1

 quy mô 3 – 5 tấn/ngày: 5

 quy mô 1 – 2 tấn/ngày: 15

Hình 3.1 Phơi tinh bột và

sắn lát

Trang 38

 khoảng vài trăm kg/ngày: số hộ còn lại

Số lượng người làm việc trung bình là 2 – 4 người hoặc 6 – 8 người tùy theo quy mô sản xuất và hầu hết là người trong gia đình

Đa số các hộ sản xuất bột mì hoạt động theo mùa vụ:

* Vụ 1: Từ tháng 1 đến tháng 4 (với lượng khoai mì được trồng từ tháng 4 đến tháng 5 năm trước) Lượng tinh bột thu được là khoảng 300 – 320 kg/tấn Đây cũng

Lượng nước dùng cho quá trình sản xuất chủ yếu là nước ngầm, chỉ một số ít

các hộ gần suối kết hợp dùng thêm nước suối để sản xuất

Trang 39

Thuyết minh quy trình sản xuất

 Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất: Củ sắn sau thu hoạch được vận chuyển về

chứa trong sân và được đưa vào sản xuất ngay để đảm bảo chất lượng Thời hạn ở bãi sắn từ lúc đào lên đến lúc đưa vào sản xuất chậm nhất là 2 ngày

 Xay - Nghiền: Củ sắn đổ đống được xúc vào từng thúng đưa lên cho vào máy

nghiền Tại đây củ sắn được mài sát trực tiếp trên bề mặt trục răng tạo thành dạng bùn sắn Một lượng nước nhỏ cũng được thêm vào để quá trình nghiền dễ dàng hơn

 Chiết tách bột: Sắn sau nghiền đưa vào thùng chiết tách được hòa trộn với

nước trong thùng bằng cánh khuấy khoảng 10 – 12 phút/mẻ Sau đó tinh bột sữa được xả qua lớp bề mặt lọc với lớp vải voan nằm ở đáy thùng khuấy Lượng nước dùng để chiết tách tinh bột trong thùng theo tỷ lệ nước: bùn sắn = 5 – 6 : 1 được chia làm hai đến ba lần để rửa bã nhằm tăng hiệu suất thu hồi tinh bột Sữa tinh bột được dẫn sang bể lắng tĩnh Bã được lấy ra trên bề mặt vải lọc bằng cửa tháo ở thân thùng đưa ra ngoài bãi chứa

 Lắng thô (lắng tĩnh): Dịch sữa tinh bột được chứa trong bể xây bằng gạch

được lót tấm nhựa (thể tích bể: 4 – 7 m3 tùy vào quy mô sản xuất) Quá trình lắng thô diễn ra gián đoạn, thủ công, trình độ kỹ thuật đơn giản, phù hợp với qui mô nhỏ Trên thành bể có lắp các vách ngăn tháo nước dọc theo chiều cao bể Trong quá trình lắng, nước trong dần dần được tháo chảy ra ngoài theo các vách ngăn tháo nước Thời gian lắng thông thường là 6 – 8 giờ Phần tinh bột sau lắng đóng thành khối rắn, cứng là tinh bột ướt được đem sang bể chứa bột

 Phơi bột: Bột trong bể chứa sẽ được đem phơi thành một lớp mỏng (nhỏ hơn 3

cm) trên các tấm bạt, khoảng một nắng thì thu được bột thành phẩm

 So với nhiều quy trình sản xuất tinh bột mì khác thì quy trình sản xuất ở làng Vĩnh Thái hết sức đơn giản chỉ lọc bột thô và không có cả công đoạn rửa củ và bóc vỏ gỗ trước khi đưa vào xay nghiền Củ mì chỉ được tiến hành rửa nếu sản xuất vào vụ tháng 8 đến tháng 12, là lúc hay có mưa, có nhiều đất cát bám vào củ Vì thế, chất lượng tinh bột mì ở đây không cao và được thu mua để bán cho các cơ sở

Trang 40

chế biến thức ăn gia súc, hoặc các cơ sở sản xuất nhiều sản phẩm khác từ tinh bột

mì trong thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2 Chất thải và hoạt động khống chế ô nhiễm tại các cơ sở

Cũng như nhiều nơi khác, chất thải sản xuất tinh bột mì tại thôn Vĩnh Thái gồm nước thải, chất thải rắn và mùi:

- Nước thải: chủ yếu là từ quá trình lắng bột và một phần từ vệ sinh thiết bị, nền nhà Lượng nước thải khoảng 3 – 5 m3/tấn mì tươi

Lượng nước thải có tính axit và hàm lượng chất hữu cơ, chất lơ lửng cao nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý phù hợp trước khi thải ra môi trường Nước thải chỉ qua một hoặc hai hồ lắng đã được xả trực tiếp ra các ao hồ, mương dẫn Có hộ gia đình lại đào hố để cho nước thải tự rút, hoặc tận dụng đất rẫy sau nhà cho nước thải thấm tự nhiên trên đất Một số hộ ở đội II được lợi thế gần suối vừa bơm nước suối lên để sản xuất, sau đó lại xả nước thải vào hướng cuối nguồn, gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đời sống người dân trong khu vực

Với cách xử lý như vậy các nơi tiếp nhận nguồn thải bị ô nhiễm nghiêm trọng Các chất lơ lửng có trong nước thải lắng xuống lòng ao hồ, mương dẫn phân hủy phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn Nước thải có chứa chất độc cyanua làm chết các loài động thực vật sống trong khu vực thải nước Đối với các hộ gia đình đào hố thu để nước thải tự rút thì hố chỉ cách nơi sản xuất khoảng 2 đến 5 mét, nên khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất lớn

Ngoài ra, một số hộ gia đình bơm nước thải từ các hồ chứa để tưới đất mì hoặc tưới mía Nếu tưới trước khi trồng mì khoảng 1 đến 2 tháng thì đất sẽ được bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của cây mì Nhưng trên thực tế, mùa vụ kéo dài khoảng 3 tháng, lượng nước thải sinh ra quá nhiều (trung bình 8 m3/ngày đối với hộ sản xuất 2 tấn mì/ngày), nên không thể dùng hết lượng nước thải sinh ra

để tưới Một số hộ gia đình khác đã tưới trực tiếp lên rẫy mía, làm cho lá mía bị úa vàng do hàm lượng axit trong nước thải cao

Từ thực tế cho thấy nhu cầu giảm thiểu lượng nước thải sinh ra và có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột mì phù hợp là điều hết sức cần thiết đối với các

Ngày đăng: 20/03/2015, 07:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bùi Xuân An (2012), Báo cáo Hội thảo Phát triển công nghệ Biogas ở Việt Nam: Nhu cầu liên kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp, Khoa Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Hoa Sen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội thảo Phát triển công nghệ Biogas ở Việt Nam: Nhu cầu liên kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp
Tác giả: Bùi Xuân An
Năm: 2012
[2]. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên (2006), “Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn
Tác giả: Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
[3]. Bộ công thương (2010), “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất tinh bột sắn”, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất tinh bột sắn
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2010
[4]. Đặng Kim Chi (2005), “Hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2005
[5]. Huỳnh Tiến Đạt (2011), Bảo vệ môi trường khu vực sản xuất tinh bột mì quy mô nhỏ tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Đề án, Viện Công nghệ và Khoa học Quản lý Môi trường – Tài nguyên, T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường khu vực sản xuất tinh bột mì quy mô nhỏ tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Huỳnh Tiến Đạt
Năm: 2011
[6]. Trần Hằng (2013), Làng nghề miến, mì, bột sắn dây gây ô nhiễm môi trường, Báo CAND Online Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề miến, mì, bột sắn dây gây ô nhiễm môi trường
Tác giả: Trần Hằng
Năm: 2013
[7]. Nguyễn Đình Huân (2005), Giáo trình Sản xuất sạch hơn, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sản xuất sạch hơn
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Năm: 2005
[8]. Cao Văn Hùng (2001), “Bảo quản và chế biến sắn”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo quản và chế biến sắn
Tác giả: Cao Văn Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2001
[9]. Trần Công Khanh (2009 ), Giới thiệu về cây sắn, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm giống Hưng Lộc (IAS), Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về cây sắn
[10]. Hương Linh (2012), “Điểm sáng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các làng nghề Bình Định”, Tạp chí môi trường, Tổng cục Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm sáng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các làng nghề Bình Định
Tác giả: Hương Linh
Năm: 2012
[11]. Khoa môi trường (2008), Giáo trình sản xuất sạch hơn, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản xuất sạch hơn
Tác giả: Khoa môi trường
Năm: 2008
[12]. PGS-TS Nguyễn Văn Phước (2003), “ Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Môi trường cho làng nghề Bình Định”, Đề tài khoa học, Trường Đại học bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Môi trường cho làng nghề Bình Định
Tác giả: PGS-TS Nguyễn Văn Phước
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w