Tổng quan về hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Trang 42)

Sản xuất tinh bột khoai mì là công việc chính yếu của gia đình ông Phan Văn Hiệp với công suất hoạt động là 2 tấn củ mì tươi/ngày.

Các số liệu sản xuất tại gia đình ông Phan Văn Hiệp.

Bảng 3.1. Thống kê sản lƣợng và doanh thu của gia đình ông Hiệp Năm Sản lƣợng tinh bột khoai mì (tấn) Giá khoai mì

(nghìn đồng/kg) (triệu đồng)Thu nhập

Vụ chính Vụ phụ Cả năm

2011 24 17 41 7.500 307,5

2012 27 15 42 5.800 243,6

2013 25 - - 6.900 172,5

Bảng 3.2. Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu/1 tấn sản phẩm tại gia đình ông Hiệp STT Nguyên, nhiên liệu Lƣợng

1 Nguyên liệu củ 3,33 tấn

2 Điện 10,3 KWh

3 Nước 18,6 m3

Một số hình ảnh sản xuất tại gia đình Ông Phan Văn Hiệp:

Hình 3.3. Máy nghiền

Hình 3.4. Bột sau khi nghiền Hình 3.5. Máy lọc bột

Hình 3.7. Bã sắn Hình 3.6. Bể lắng bột

3.2.1.1. Mô tả về các công đoạn sản xuất

Củ khoai mì thu hoạch về được đưa vào sản xuất ngay.

Cho củ vào máy nghiền, nghiền nhỏ ra để giải phóng tinh bột. Một lượng nước nhỏ được cho vào để quá trình nghiền dễ dàng hơn, tránh bị tắt nghẽn.

Sau khi nghiền xong hết mới bắt đầu lọc bột. Quá trình ly tâm tách bã (hay lọc bột) được thực hiện một cách gián đoạn gồm 12 giã/1 tấn mì và được tiến hành như sau:

Cho khoảng 80 kg bột sắn mì vào cối lọc, nước được bơm trực tiếp từ giếng chảy vào theo hướng từ phía trên xuống. Nước giội mạnh vào cùng với lực quay của cánh khuấy giúp giải phóng tinh bột và hòa tan vào nước. Nước chứa tinh bột đi qua lớp vải ở đáy thùng theo ống nhựa chảy ra bể lắng bột.

Để tiết kiệm nước cơ sở đã tiến hành hồi lưu nước từ bể lắng để lọc bột.

 Đầu tiên, bơm nước từ bể lắng bột vào cối lọc để xay lần 1, nước thu được chứa hàm lượng tinh bột rất cao sẽ chảy vào bể lắng bột.

 Lần 2, bơm nước từ hồ dự bị (chứa nước lọc bột lần 3), nước bột mì thu được cũng chảy vào bể lắng bột.

 Lần 3, bơm nước từ giếng, nước thu được chứa hàm lượng bột không cao sẽ được chảy vào hồ dự bị để dùng cho lần lọc bột thứ 2 của giã kế tiếp. Nước tinh bột chứa trong bể lắng bột có lót nhựa thể tích 5 m3, để lắng tự nhiên, thời gian lắng từ 6 – 5 h. Trong quá trình lắng, lớp nước trong ở phía trên dần dần được tháo chảy ra ngoài theo các vách ngăn tháo nước. Tinh bột sau lắng được đem sang bể chứa bột đến số lượng nhiều sẽ mang đi phơi.

Bột được phơi trên những tấm bạt thành lớp mỏng. Có khoảng 20 tấm bạt (kích thước 8 x3 m), bạt này được dùng lại sau khi đã lót bể lắng 2 – 3 tháng.

3.2.1.2. Hiện trạng môi trƣờng của gia đình Ông Hiệp Nƣớc thải

 Nước thải do quá trình sản xuất vào khoảng 14,3 m3/1 tấn sản phẩm đối với vụ chính. Trong vụ trái mùa là khoảng 17,6 m3/1 tấn sản phẩm gồm 14,3 m3 nước thải từ lắng bột và 3,3 m3 từ hồ rửa củ. Bên cạnh đó, còn có nước rò rỉ

từ các ống dẫn nước, từ hoạt động vệ sinh thiết bị, nền nhà và sự sinh hoạt của gia đình.

 Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất lơ lửng cao, độ pH thấp.

 Hiện tại, nước thải được xả theo một đường mương nhỏ chảy ra rẫy mì phía sau nhà, chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

Chất thải rắn

 Bã mì sau quá trình lọc đổ thành đống sau đó đem phơi để bán làm thức ăn cho gia súc.

 Bột mủ cũng được thu lại phơi khô lưu trữ đến lúc trồng khoai mì thêm 50% phân NPK để bón.

Mùi – khí thải

 Được lợi thế không gian tương đối rộng và thoáng nên vấn đề ô nhiễm không khí không nghiêm trọng như những hộ gia đình khác.

 Bụi sinh ra lúc thu hồi bột sau khi phơi không kiểm soát được.

Ngoài ra, còn có ô nhiễm tiếng ồn do máy nổ để nghiền bột và máy ly tâm tách bã.

3.2.1.3. Xác định các công đoạn gây lãng phí nhất

Từ quy trình sản xuất kèm theo dòng thải ở phần trên, ta nhận thấy một số công đoạn cần chú ý như:

 Chưa tiến hành rửa củ và loại bỏ lớp vỏ gỗ bên ngoài củ mì.  Sử dụng nhiều nước.

 Chưa có thiết bị xử lý nước thải

 Quản lý bã thải để không gây ô nhiễm môi trường.  Chất lượng bột mì chưa cao, lẫn nhiều tạp chất đất cát.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)