Tiến trình thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Trang 68)

Sau khi trao đổi và đề xuất những giải pháp SXSH cho quá trình sản xuất tinh bột khoai mì, hộ gia đình Ông Hiệp đã nhất trí áp dụng những biện pháp quản lý nội vi, kiểm soát quá trình và không tốn phí đầu tư vào quá trình sản xuất.

Vì thời gian mùa vụ kết thúc sớm (khoảng giữa tháng 4) và quá trình làm đề tài có hạn nên chưa thể triển khai nhiều giải pháp SXSH cho cơ sở.

Một số biện pháp đã được áp dụng:

 Kiểm soát lượng tạp chất: đất, cát lẫn vào trong sắn nguyên liệu trước khi nhập

 Giáo dục, tuyên truyền, nhắc nhở người làm việc tiết kiệm nước  Không chứa quá đầy bột trong bồn

 Không chứa bột đầy miệng hồ

 Kiểm tra thường xuyên bể chứa, lập tức sửa chữa các vết nứt trên bể, các vết rách, thủng trên tấm bạt lót ở hồ lắng

 Kiểm soát, sửa chữa các vị trí rò rỉ của đường ống nước  Vệ sinh thiết bị, nền nhà 1 lần cuối ngày/buổi làm việc

 Xem xét lại hệ thống tách bã để hạn chế lượng tinh bột lẫn vào trong bã

 Nhắc nhở người làm việc cẩn thận hơn trong khâu thu hồi bột, đóng bao sau khi phơi

 Bảo dưỡng máy móc, các động cơ nhằm giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất  Vít chặt các vị trí tiếp xúc điện để tránh hiện tượng đánh lửa gây hao phí

điện, cháy động cơ

Các biện pháp cần đầu tư máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ gia đình cần xem xét vì kinh tế gia đình chưa cho phép.

Hộ gia đình cũng rất phấn khởi với giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp ủ biogas và tận dụng bã sắn để nuôi trồng nấm. Tuy nhiên cần sự hỗ trợ về

thiết bị, kỹ thuật và phương pháp nhiều hơn gia đình mới có thể áp dụng trong thời gian tới.

3.3.2. Dự kiến kết quả đạt đƣợc khi áp dụng SXSH

Bảng 3.9. Dự kiến kết quả đạt đƣợc khi áp dụng SXSH Giải pháp đƣợc chọn Chi phí thực hiện Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trƣờng

1.1.1 Kiểm soát lượng tạp chất: đất, cát lẫn vào trong sắn nguyên liệu trước khi nhập

Không tốn phí

-Tiết kiệm nước rửa củ

-Hạn chế tắt nghẽn lưới lọc trong máy ly tâm

Giảm lượng nước thải ra môi trường

1.1.2 Tiến hành rửa củ trước khi nghiền bằng máy

quay ly tâm và tái sử dụng lại nước từ quá trình lắng bột để rửa củ. Vốn đầu tư 550.000 VNĐ -Tiết kiệm 7.990.000 VNĐ/ năm, thời gian hoàn vốn 0,83 tháng

- Giảm 133 m3 (18%) lượng nước sử dụng, tương ứng giảm 18% nước thải - Nguồn nước thải sinh ra chỉ là một dòng duy nhất 1.2.1 Giáo dục, tuyên

truyền, nhắc nhở người làm việc tiết kiệm nước

Không tốn phí

- Giảm nước sử dụng

- Giảm nước thải

1.3.1 Phân tách nguồn nước thải sản xuất riêng ra để xử lý thu hồi biogas phát điện, phát nhiệt

Đầu tư khoảng 1- 3 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VNĐ

- Thu hồi khí gas phục vụ sinh hoạt - Sử dụng bùn thải làm phân bón

- Giảm mức độ ô nhiễm của chất thải - Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính

1.4.1 Không chứa quá đầy bột trong bồn.

Không tốn phí

- Giảm lượng bột thất thoát

- Giảm nước thải để rửa thiết bị, nền nhà

1.5.1 Không chứa bột đầy miệng hồ. Không tốn phí - Giảm lượng bột thất thoát -

1.5.2 Kiểm tra thường xuyên bể chứa, lập tức sửa chữa các vết nức trên bể, các vết rách, thủng trên tấm bạt lót ở hồ lắng Không tốn hoặc tốn phí rất ít - Giảm lượng bột thất thoát -

1.5.3 Kiểm soát, sửa chữa các vị trí rò rỉ của đường ống nước

Không tốn phí

- Tiết kiệm nước

1.6.4 Thay bằng các vòi chênh lệch độ cao khác nhau để xả nước sau lắng.

Tốn phí ít

- Tăng hiệu quả lắng, giảm bột thất thoát

- Giảm chất hữu cơ hòa tan trong nước thải 1.7.1 Vệ sinh thiết bị, nền nhà 1 lần cuối ngày/buổi làm việc Không tốn phí - Tiết kiệm khoảng 0,4 m3 nước/tấn sản phẩm, tương ứng 53,2 m3 nước/năm - Giảm 0,4 m3 (7,1%) nước thải/tấn sản phẩm

1.7.2 Tăng áp lực nước cho hệ thống rửa, vệ sinh

Chi phí thấp

- Tiết kiệm nước sử dụng

- Giảm nước thải

2.1.1 Xem xét lại hệ thống tách bã để hạn chế lượng tinh bột lẫn vào trong bã

Không tốn phí

- Tăng hiệu quả lọc, giảm thất thoát bột

- Giảm chất hữu cơ hòa tan trong nước thải

2.2.1 Tận thu lại bã thải (trồng nấm, làm phân bón, thức ăn cho gia súc, nhiên liệu cho hầm biogas)

Tùy vào từng giải pháp, kinh phí không quá lớn

- Thu lợi nhuận từ

sản phẩm phụ

- Giảm chất thải rắn và khí thải mùi hôi do quá trình lưu trữ

3.1.1 Nhắc nhở người làm việc cẩn thận hơn trong khâu thu hồi bột, đóng bao sau khi phơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không tốn phí - Tránh thất thoát bột - Giảm ô nhiễm do bụi 4.1.1 Thay mới những tấm bạt cũ để phơi bột Khoảng 400.000 VNĐ/tấm - Giảm lượng bột rơi vãi - Giảm chất thải rắn (bột lẫn đất cát) 4.2.1 Bố trí lại mặt bằng để giảm rơi vãi nguyên liệu giữa các công đoạn, tiết kiệm được chi phí nhân công.

Kinh phí lớn

- Giảm rơi vãi - Tiết kiệm

150.000 VNĐ (1 công lao động/ngày)

- Giảm chất thải - Giảm nước vệ sinh nền nhà

5.1.1 Bảo dưỡng máy móc, các động cơ nhằm giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất

Kinh phí thấp

- Nâng cao hiệu suất các quá trình - Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn 6.1.1 Trang bị đồng hồ đo điện Kinh phí thấp - Kiểm soát sự thất thoát điện năng ở các quá trình

-

6.2.1 Vít chặt các vị trí tiếp xúc điện để tránh hiện tượng đánh lửa gây hao phí điện, cháy động cơ

Không tốn phí - Tránh thất thoát điện năng - 6.3.1 Lắp đặt bồn hoặc hồ chứa nước Bồn nhựa 2 m3-6 triệu đồng, bể ximăng 2 m3-1,5 triệu đồng.

- Giảm điện năng

Theo số liệu nêu trên ta thấy:

- Chỉ với những giải pháp có thể định lượng được thì phần trăm lượng nước có thể tiết kiệm là khoảng 25%. Nếu kể đến các giải pháp chưa thể định lượng được thì khối lượng nước cấp có thể giảm so với thời gian trước khi thực hiện SXSH có thể lên tới 30%.

- Khi lượng nước cấp giảm được 30% thì tải lượng nước thải cũng sẽ giảm 30% so với tải lượng nước trước khi thực hiện các giải pháp SXSH.

- Lượng nước sạch giảm khi thực hiện các biện pháp SXSH cho một tấn sản phẩm là: 18,6 x 0,3 = 5,58 m3

- Với định mức xử lý là 3.000 VNĐ/1m3 nước thải và tính theo sản lượng tinh bột khoai mì sản xuất trong 1 năm là 40 tấn (vì tính chất sản xuất khoai mì là theo mùa vụ). Chi phí của việc sử dụng và xử lí nước có thể giảm khi thực hiện các biện pháp SXSH:

5,53 x 3000 = 16,740 VNĐ/m3 nước thải 16.740 x 40 = 669.600 ~ 670.000 VNĐ/năm

Như vậy, khi thực hiện các giải pháp SXSH thì ta có thể giảm được 30% lượng nước sạch, tương ứng với số tiền là 670.000 VNĐ trong một năm. Tiến hành rửa củ trước khi nghiền bằng máy quay ly tâm và tái sử dụng lại nước từ quá trình lắng bột để rửa củ nâng cao chất lượng bột có thể tiết kiệm khoảng 7.990.000 VNĐ/năm.

- Việc áp dụng xử lý nước thải và bã thải không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn có thể thu lại phụ phẩm đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.

- Bên cạnh đó, với những giải pháp tránh lãng phí bột (lắp đặt dãy ống thu nước trong sau lắng, tránh chảy tràn bột, rò rỉ bột, hạn chế làm rơi vãi bột) thì chất lượng bột được nâng cao và khối lượng tinh bột có thể tăng lên 310 - 320 kg/tấn khoai mì. Ngoài ra, còn góp phần tích cực trong việc tiết kiệm nước, giữ gìn mỹ quan chung và bảo vệ môi trường xung quanh.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

 Sản xuất tinh bột khoai mì tại thôn Vĩnh Thái theo quy mô nhỏ lẻ khoảng vài trăm kg đến 4 hoặc 5 tấn củ mì tươi/ngày, công nghệ còn rất thô sơ lạc hậu. Vấn đề quản lý chất thải chưa được chú trọng. Nước thải hầu hết không qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bã thải (bã sắn mì) thường được phơi khô để bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên, việc lưu trữ hoặc phơi bã trong suốt quá trình sản xuất có khi để đến hết mùa vụ đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân trong khu vực.

 Qua quá trình nghiên cứu đánh giá sản xuất sạch hơn tại hộ gia đình Ông Phan Văn Hiệp, 24 giải pháp đã được đề ra trong đó có 15 giải pháp là dễ thực hiện. Có 3 giải pháp được đưa ra để phân tích thêm là: lắp đặt thiết bị rửa củ đồng thời tái sử dụng nước sau lắng để rửa củ, xử lý nước thải thu hồi khí biogas, tận thu bã thải. Với mức đầu tư ban đầu không quá cao lại có thể thu hồi phụ phẩm giảm gánh nặng về mặt kinh tế, việc áp dụng các giải pháp này là hoàn toàn khả thi để giảm thiểu chất thải giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

 Một số giải pháp đơn giản, không tốn phí như quản lý nội vi đã được triển khai áp dụng vào sản xuất tinh bột mì tại nhà Ông Hiệp. Dự kiến kết quả đạt được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể tiết kiệm được tới 30% nước sử dụng tương ứng 5,58 m3/tấn sản phẩm và 7.990.000 VNĐ/năm nếu tiến hành tái sử dụng nước để rửa củ nâng cao chất lượng bột thành phẩm. Ngoài ra có thể thu hồi các phụ phẩm có giá trị kinh tế cao như thức ăn gia súc, khí gas, phân bón hữu cơ, nấm,… đồng thời giải quyết được vấn đề môi trường khi tiến hành các giải pháp xử lý chất thải.

KIẾN NGHỊ

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và áp dụng một số giải pháp đơn giản chưa thể định lượng cụ thể được, trong khi đó sản xuất sạch hơn là một chiến lược lâu dài. Bởi vậy hướng nghiên cứu theo của đề tài là tiến hành các giải pháp, sau đó quan trắc đánh giá kết quả thực hiện cũng như duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Để thực hiện tốt sản xuất sạch hơn chúng tôi cũng có một số kiến nghị sau:

 Đối với các hộ gia đình sản xuất bột mì:

 Cần nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn và ý thức bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tiếp tục triển khai và thực hiện ngay các giải pháp dễ thực hiện và xem xét đầu tư những giải pháp khả thi còn lại.

 Chủ động thay đổi thói quen, biết tiết kiệm, kiểm soát quá trình sản xuất.  Trao đổi, học hỏi những biện pháp sản xuất hiệu quả hơn với các hộ gia

đình khác trong khu vực.

 Đối với cơ quan chức năng:

 Cần quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của khu vực sản xuất tinh bột mì ở xã Cam Hiệp Nam nói riêng và huyện Cam Lâm nói chung.

 Có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các hộ sản xuất.

 Tổ chức các đợt tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

 Nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại địa phương và mở rộng sang nhiều nơi khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Xuân An (2012), Báo cáo Hội thảo Phát triển công nghệ Biogas ở Việt Nam: Nhu cầu liên kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp, Khoa Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Hoa Sen,

[2]. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên (2006), “Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Bộ công thương (2010), “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất tinh bột sắn”, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[4]. Đặng Kim Chi (2005), “Hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [5]. Huỳnh Tiến Đạt (2011), Bảo vệ môi trường khu vực sản xuất tinh bột mì quy mô nhỏ tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Đề án, Viện Công nghệ và Khoa học Quản lý Môi trường – Tài nguyên, T.P Hồ Chí Minh.

[6]. Trần Hằng (2013), Làng nghề miến, mì, bột sắn dây gây ô nhiễm môi trường,

Báo CAND Online.

[7]. Nguyễn Đình Huân (2005), Giáo trình Sản xuất sạch hơn, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

[8]. Cao Văn Hùng (2001), “Bảo quản và chế biến sắn”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

[9]. Trần Công Khanh (2009 ), Giới thiệu về cây sắn, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm giống Hưng Lộc (IAS), Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam.

[10]. Hương Linh (2012), “Điểm sáng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các làng nghề Bình Định”, Tạp chí môi trường, Tổng cục Môi trường.

[11]. Khoa môi trường (2008), Giáo trình sản xuất sạch hơn, Đại học Huế.

[12]. PGS-TS Nguyễn Văn Phước (2003), “ Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Môi trường cho làng nghề Bình Định”, Đề tài khoa học, Trường Đại học bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[13]. Lê Trùng Phương (2004), Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ hợp sản xuất sạch hơn và áp dụng vào cơ sở TTCN chế biến tinh bột khoai mì tại khu vực TP.HCM,

Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học dân lập Kỹ thuật Công nghệ.

[14]. Minh Sơn (2005), Biến bã khoai mì thành thức ăn chăn nuôi giá trị cao, ViệtBáo.vn [15]. Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương (2013),

Xuất khẩu sắn và sản phẩm tăng trưởng cả về lượng và trị giá, http://tinthuongmai.vn.

[16]. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Bùi Văn Lợi (2008) “Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 12 (46).

[17]. Thục Vy (2013), Kom Tum: Nhà máy chế biến tinh bột sắn hành dân, Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[18]. Orathai Chavalparit, Maneerat Ongwandee (2009), “Clean technology for the tapioca starch industry in Thailand”, Journal of Cleaner Production, (17), pp 105 – 110.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh sản xuất bột mì

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình PL1. Cối lọc bột Hình PL2. Nƣớc tinh bột bị đen vì không rửa củ

Hình PL3. Phơi tinh bột ƣớt Hình PL4. Phơi sắn lát

Hình PL5. Bể lắng bột Hình PL6. Máy rửa củ tự

Hình PL7. Hệ thống sản xuất tinh bột Hình PL8. Bã sắn sau mùa vụ

Hình PL9. Hồ chứa nƣớc thải Hình PL10. Cầu Tràn thôn Cửa Tùng nơi tiếp nhận nƣớc thải bột mì xã CamAn Bắc

Phụ lục 2: Kết quả phân tích nƣớc thải trên địa bàn huyện Cam Lâm

TT Thông số Đơn vị Mẫu T1 Mẫu T2 Mẫu T3 Mẫu T4 Mẫu T5

1 Ph - 4,23 5,24 4,9 4,5 4,05 2 COD mg/l 3200 3075 6300 5120 4800 3 BOD5 mg/l 2400 2121 3500 2120 3850 4 SS mg/l 272 226,5 1300 120 660 5 NH3,4-N µg/l 35,1 76 90 67 88 6 Tổng N µg/l 97,9 143 183 136 154 7 Tổng P µg/l 19,4 11 15 30 18,9 8 Coliform MPN/100ml 52 90 81 75 63 9 CN- mg/l 2,04 1,96 3,66 4 2,4

Với T1, T2, T3, T4, T5 là các địa điểm lấy mẫu nước thải ở 5 xã: Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Hiệp Nam, Cam Hải Tây, Cam Hoà.

Phụ lục 3: Cải tiến ống thu nƣớc sau lắng để tăng khả năng thu hồi bột

Lắp đặt 1 dãy các đường ống xả nước sau lắng liên tiếp nhau theo chiều từ trên xuống. Kích thước ống xả ở lớp nước gần với lớp tinh bột phải đủ lớn để ít làm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì quy mô hộ gia đình tại thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa (Trang 68)