1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh

118 975 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 16,33 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) luôn gắn với cuộc sống của loài người đã từ rất lâu. Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị kinh tế, hội hay giá trị môi trường nhất định. Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái (HST) đa dạng có nhiều tài nguyên quí giá có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông ven biển. RNM cung cấp gỗ củi, tanin, các loài cây làm thuốc. Các loài động vật trong RNM cho thịt nhiều nguồn lợi thuỷ sản. RNM có vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển, ổn định vật lý đối với bờ biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ các vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió sóng biển có tác dụng như những bồn chứa dĩnh dưỡng cácbon. RNM cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tuy nhiên do phương thức quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, RNM hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang bị suy giảm cả về số lượng chất lượng. Thế giới nói chung Việt Nam nói riêng đã có những cố gắng đáng khích lệ trong công tác quản lý bảo vệ TNTN cũng như RNM. Mục tiêu cuối cùng của công tác này là bảo tồn phát triển bền vững tài nguyên, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng nhu cầu của con người hướng tới phát triển bền vững. Bởi vậy, việc tham gia vào quá trình quy hoạch quản lý khai thác sử dụng tài nguyên của các cộng đồng có liên quan là khâu then chốt. Đó cũng chính là phương thức quản lý TNTN dựa vào cộng đồng (Community based conservation management - CBCM). RNM Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng Ninh là một HST đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao đang chịu nhiều áp lực do đói nghèo, do phát triển kinh tế - hội. Đồng Rui bao gồm 4 thôn (thôn Trung, thôn Thượng, thôn Hạ thôn Bốn) với tổng diện tích tự nhiên là 4.955,17 ha, trong đó có 1.456,9 ha RNM tự nhiên 125 ha rừng trồng, thu nhập từ đánh bắt hải sản nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng đánh Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 1 Luận văn tốt nghiệp bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đã có những dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi nguồn lợi hải sản từ RNM cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh cải tiến. Diện tích RNM ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích NTTS cũng như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ RNM đã được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa cao do chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công tác bảo vệ rừng. Những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ phát triển nguồn TNTN nói chung tài nguyên rừng nói riêng nước ta cho thấy, nếu biết tổ chức phát huy tốt vao trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng sẽ có hiệu quả rất tốt. Đồng Rui là một mà cuộc sống của cộng đồng dân cư đây luôn gắn liền với các nguồn tài nguyên của RNM. Do vậy dựa vào cộng đồng sẽ là một hướng đi đúng góp phần bảo vệ phát triển RNM địa phương Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau: − Hiện trạng phân bố, diện tích RNM Đồng Rui. − Đánh giá vai trò khả năng của cộng đồng trong công tác bảo vệ RNM Đồng Rui. − Đánh giá vai trò của RNM trong đời sống kinh tế - hội cũng như trong bảo vệ môi trường sinh thái của xã. − Đề xuất các giải pháp bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng. Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 2 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội của tỉnh Quảng Ninh 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Ninh là một tỉnh địa đầu phía Ðông Bắc Việt Nam, trải từ từ 20 o đến 21 o 44 vĩ độ Bắc từ 106 o sang 108 o kinh độ Đông. Chiều ngang từ đông sang tây khoảng dài nhất là 195 km; chiều dọc từ Bắc xuống Nam khoảng dài nhất là 102 km. Về địa giới, Bắc giáp Lạng Sơn (dài 58 km), giáp Quảng Tây, Trung Quốc (dài 132 km), Tây giáp Bắc Giang, Bắc Ninh (dài 71 km), Hải Phòng (78 km), Hải Dương (21 km); phía Nam Đông là biển Ðông với bờ biển dài 250 km (Hình 1). Hình 1: Địa phận hành chính Tỉnh Quảng Ninh Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 3 Đồng Rui Luận văn tốt nghiệp 1.1.1.2.Địa hình Quảng Ninhtỉnh miền núi - duyên hải với hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển. Diện tích đất Quảng Ninh có trên 80% đất đồi núi được chia thành các kiểu địa hình sau đây: Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam Vùng trung du đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông bờ biển (vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà một phần Móng Cái). các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng bãi triều thấp (vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái). Vùng biển hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Vùng ven biển hải đảo còn bao gồm những bãi cát trắng. Có nơi thành các mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải). Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh với nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên nhiều luồng lạch hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển giao thông đường thuỷ rất lớn. 1.1.1.3. Khí hậu Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 4 Luận văn tốt nghiệp Quảng Ninh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, có gió Đông Bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm 2 . Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 22,9 o C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.700-2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 8. Mùa đông chỉ có lượng mưa khoảng 150 đến 400 mm. So với các tỉnh miền Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 o C- 3 o C. Trong những ngày gió mùa đông bắc, vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 o C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm vào các tháng 6, 7 8. Tuy nhiên địa hình kéo dài lại bị chia cắt mạnh nên Móng Cái thường có nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa lại cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh (nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 o C, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm). Trong khi huyện Yên Hưng, nhiệt độ trung bình năm là 24 o C, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ, khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối lượng mưa hàng năm thấp. Miền vùng núi Bình Liêu có mưa lớn (2.400 mm) mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo có lượng mưa thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/năm, nhiều sương mù về mùa đông. 1.1.1.4. Thuỷ văn Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hè lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m 3 /s, mùa mưa lên tới 1500 m 3 /s, chênh nhau 1.000 lần. Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 5 Luận văn tốt nghiệp 1.1.1.5. Hải văn Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Thuỷ triều đây có chế độ nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng biệt đây là hiện tượng sinh "con nước" thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13 0 C. 1.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên: 589.967 ha, hiện trạng sử dụng đất như sau: − Đất nông nghiệp: 59.295 ha (chiếm 10,05 % diện tích tự nhiên); − Đất lâm nghiệp có rừng 241.702 ha (chiếm 40,97 % diện tích tự nhiên); − Đất chuyên dùng: 25.289 ha (chiếm 4,29% diện tích tự nhiên); − Đất nông thôn đô thị: 6.634 ha (chiếm 473,57% diện tích tự nhiên). Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, trong đó tiềm năng sử dụng vào mục đích nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn có thể khai thác 173,087 ha đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2004): −Sản xuất nông nghiệp: 20.672 ha (chiếm 11,94% diện tích tự nhiên); −NTTS: 23.369 ha (chiếm 13,50% diện tích tự nhiên); −NTTS kết hợp với trồng trọt: 247 ha (chiếm 0,14% diện tích tự nhiên); −Sản xuất lâm nghiệp: 128.779 ha (chiếm 74,40% diện tích tự nhiên). Diện tích RNM trước năm 1970 là 39.777 ha, đến năm 2006 chỉ còn 17.682,55 ha. Nguyên nhân suy giảm là do phá RNM để làm đầm nuôi tôm; Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 6 Luận văn tốt nghiệp khoanh vùng lấn chiếm biển để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; phá RNM để làm đồng muối; đô thị hoá. b. Tài nguyên nước Quảng Ninh có địa hình phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp, sông suối có độ dốc lớn, ngắn, đổ trực tiếp ra biển. Toàn tỉnh chia làm 4 lưu vực sông: − Lưu vực sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng: gồm Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thị Cẩm Phả. − Lưu vực sông Đá Bạch: gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng − Lưu vực sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên: gồm Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà. Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi gồm 30 sông lớn có chiều dài > 10 km (Kalong, Tiên Yên, Đá Bạch). Tiềm năng nước mạch phong phú có thể đáp ứng được nền kinh tế trong tương lai. Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước dưới đất 562 triệu m 3 , trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng là 245.000 m 3 /ngày đêm, trữ lượng khai thác cấp A là 26.656 m 3 /ngày đêm. Lượng nước ngầm phân bố không đều, chất lượng kém, không đủ cấp cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có 2 túi nước nóng có trữ lượng khai thác ổn định, hàm lượng khoáng trong nước cao, phục vụ cho chữa bệnh. c. Khoáng sản Quảng Ninh khá giàu về khoáng sản, nổi bật là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác từ 30-40 triệu tấn/năm. Về lâu dài than vẫn là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ đạo tác động đến phát triển kinh tế, hội. Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng rất phong phú (đá vôi, sét, gạch ngói…), phân bố rộng rãi trong tỉnh (núi đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỉ tấn, các mỏ đất sét Giếng Đáy (Hạ Long), Yên Hưng trữ lượng tới 45 triệu tấn). Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 7 Luận văn tốt nghiệp Các khoáng sản khác như cao lanh (Tấn Mài, Móng Cái), cát thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của toàn miền Bắc có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước xuất khẩu. Vùng gần bờ có khả năng khai thác hải sản 47.000 tấn/năm. Có hơn 40.000 ha bãi triều, trong đó có thể đưa 4.650 ha vào trồng RNM hơn 20.000 ha vào nuôi trồng thuỷ, hải sản với nhiều hình thứ khác nhau. d. Tài nguyên rừng Tổng diện tích rừng đất lâm nghiệp 433.224 ha bao gồm 3 loại: 216.888 ha rừng sản xuất, 187.275 ha rừng phòng hộ 29.061 ha rừng đặc dụng. Về rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 140.000 ha với tài nguyên thực vật phong phú, hệ thực vật Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam nằm trong vùng di cự thực vật Đông Nam Trung Quốc, có khoaảng 250 loài thuộc 80 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Về rừng trồng: Quảng Ninhtỉnh có truyền thống nhiều kinh nghiệm trong phát triển rừng. Tổng diện tích rừng trồng là 100.000 ha. Tổng diện tích RNM là 18.645,88 ha (gồm 13.637,6 ha hỗn giao va 6.008,28 ha thuần loài, rừng tự nhiên chiếm 92,2%, rừng trồng chỉ chiếm 1,8%). e. Tài nguyên biển Quảng Ninh có chiều dài bờ biển 250 km, có 2077 đảo lớn nhỏ tạo ra nhiều vùng sinh thái biển khác nhau. Sinh vật biển phong phú, đa dạng, tiềm năng khai thác lớn. Động vật không xương sống phát hiện có 169 loài, 111 giống, 70 họ, trong đó có 100 loài động vật thân mềm (59,18%), 40 loài giáp xác (23,67%), 23 loài giun nhiều tơ (13,60%), 6 loài da gai, hải quỳ (3,55%). Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 8 Luận văn tốt nghiệp Thực vật biển có 26 loài phổ biến là trang, sú, mắm biển, vẹt dù, đước vòi một số loài sống vùng nươc lợ. Khu hệ cá rất phong phú. 1.1.2 Đặc điểm hội 1.1.1.7. Dân số lao động a. Dân số Dân số Quảng Ninh năm 2003 là 1.058.752 người, chiếm 1,31% dân số cả nước (Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh , 2003). Mật độ dân số năm 2003 là 179 người/km 2 , thấp hơn nhiều so với mặt độ dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng (894 người/km 2 ) vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (853 người/km 2 ). Dân cư phân bố không đồng đều, theo đơn vị hành chính thì thành phố Hạ Long có mật độ dân cư đông nhất 908 người/km 2 , tiếp đến là thị Cẩm Phả 469 người/km 2 , huyện Yên Hưng 404 người/km 2 . Thấp nhất là huyện Hoành Bồ 49 người/km2 Ba Chẽ 30 người/km 2 . Cơ cấu dân số nông thôn thành thị năm 2003: dân số nông thôn có 569.446 người, chiếm 53,78%; dân số thành thị 489.306 người, chiếm 46,22%. Với tỷ lệ này, mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (25%) vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gần 27,8%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2003 là 50,67 – 49,33%. Dân số tỉnh thuộc dân số trẻ (do tăng cơ học), tỷ lệ dân số trong tuổi lao động chiếm 61,3% so với tổng số dân (cả nước 59,5%, đồng bằng sông Hồng là 60,2%). Tỷ lệ dân số trên 6 tuổi biết chữ chiếm 91,5% (trung bình cả nước là 86,3%). Gần 50% dân số đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) gấp 1,6 lần bình quân cả nước, là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo ngành nghề tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật b. Lao động Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 9 Luận văn tốt nghiệp Nguồn lao động Quảng Ninh rất dồi dào. Năm 2003 có 644,8 nghìn người, chiếm 61,3% so với dân số của tỉnh. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 25% là tỷ lệ cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (chỉ sau Hà Nội) là lợi thế lớn của Quảng Ninh. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới đòi hỏi phải khẩn trương đào tạo mới đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong tỉnh. Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh nếu tính cả tăng cơ học có khoảng 1.500 nghìn người năm 2020 khoảng 1.800 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 khoảng 713,8 nghìn người đến năm 2020 có khoảng 780 nghìn người, tăng thêm trong thời kỳ 2003-2010 khoảng 69 nghìn người, thời kỳ 2011-2020 tăng ít hơn, khoảng 64 nghìn người. Nguồn lao động tăng thêm là lực lượng lao động dồi dào, bổ sung cho các ngành kinh tế của tỉnh, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm đào tạo cho lực lượng lao động tăng thêm này để đáp ứng với công cuộc phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. 1.1.1.8. Dân tộc Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc khác nhau, song chỉ có 6 dân tộc có dân số từ trên một nghìn người. Bao gồm Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số từ trên một trăm người là Nùng Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm Thái, Kh'mer, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Đây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số. 1.1.1.9. Cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 10 [...]... hướng các vấn đề thông qua kiểm soát quản lý tài nguyên mang tính địa phương Khi quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trở nên tiến bộ hơn nó sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng ven biển một cách toàn diện hơn Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một nỗ lực làm cho cộng đồng “được kiểm soát hơn” Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang... ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phạm vi đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hiện trạng, diễn biến RNM cộng đồng dân cư tại Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Phương pháp kế thừa Với phương pháp này, luận văn đã kế thừa một số nghiên cứu trước đây về RNM Quảng Ninh Việt Nam, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu đánh giá đối tượng... (Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004) c Các giải pháp kiến nghị bảo vệ RNM Quảng Ninh − Quy hoạch sử dụng hợp lý RNM, vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được tài nguyên môi trường − UBND tỉnh các ngành chức năng ban hành càng sớm càng tốt quy chế quản lý bảo vệ phát triển RNM cho phù hợp với từng địa phương − Các ngành chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục nhân dân hiểu bảo vệ. .. thích hợp, tránh tình trạng đưa dân ra xây dựng vùng kinh tế mới ven biển khi chưa có quy hoạch cụ thể cho việc bảo vệ, phát triển RNM các vỉa san hô, các thảm cỏ biển ven bờ 1.3.2 Giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng 1.1.1.18.Khái niệm về cộng đồng các bên liên quan Cộng đồng là những nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt ước muốn tương đối giống... độc lập dựa vào chính mình của các tổ chức tại cộng đồng cũng như toàn bộ cộng đồng c, Bảo vệ môi trường: Những sinh cảnh ven biển hỗ trợ tài nguyên ven biển Một khi sinh cảnh bị suy thoái hay huỷ hoại thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của tài nguyên Bảo vệ môi trường tập trung vào sự phục hồi, cải thiện bảo vệ các sinh cảnh Ví dụ: Thiết lập các khu bảo tồn, phục hồi trồng... chức cộng đồng a Các nguyên tắc bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng a, Tăng quyền lực (trao quyền): những cộng đồng ven biển, tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh (quyền lực) thực hiện việc kiểm soát quản lý nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phụ thuộc Việc này thường được thực hiện với những cơ quan của chính phủ Bằng việc tăng cường sự kiểm soát tiếp cận của cộng đồng đối với tài nguyên ven... lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững Do đó rất nhiều cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức “làm chủ” trách nhiệm đối với vùng ven biển của họ Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” trách nhiệm này Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển được... Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận vai trò độc đáo sự đóng góp bình đẳng của nam nữ giới trong lĩnh vực sản xuất tái sản xuấtthúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghĩa vào việc quản lý tài nguyên b Các thành tố của quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng Lưu Thị Bình, Cao học Khoa học Môi trường khoá 2005-2007 32 Luận văn tốt nghiệp a, Cải thiện quyền hưởng dụng... ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xuất thực hiện Vì vậy ngày càng có nhiều người sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phương Ý thức trách nhiệm, sự tuân thủ pháp luật do đó cũng tăng lên Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là hoạt động... “Tư vấn, phản biện giám định hội” đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế, hội môi trường a Các tổ chức cộng đồng Việt Nam Các tổ chức cộng đồng Việt Nam ngày càng phát triển Về tổ chức hội - nghề nghiệp, hiện có khoảng trên 40 hội hàng trăm trung . phần bảo vệ và phát triển RNM địa phương Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng. công tác bảo vệ RNM ở Đồng Rui. − Đánh giá vai trò của RNM trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ môi trường sinh thái của xã. − Đề xuất các giải pháp bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng. Lưu. Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh . Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau: − Hiện trạng phân bố, diện tích RNM ở Đồng Rui. − Đánh giá vai trò và khả năng của cộng đồng

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Địa phận  hành chính Tỉnh Quảng Ninh - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 1 Địa phận hành chính Tỉnh Quảng Ninh (Trang 3)
Bảng 1. Diện tích  RNM chuyển đổi mục đích sử dụng - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 1. Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng (Trang 18)
Bảng 5. Cơ cấu ngành nghề tại xã Đồng Rui - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 5. Cơ cấu ngành nghề tại xã Đồng Rui (Trang 43)
Hình 2. Chỉ dẫn bản đồ giao RNM cho cộng đồng  (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 2. Chỉ dẫn bản đồ giao RNM cho cộng đồng (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) (Trang 56)
Hình 4. Đất trống do cây ngập mặn chết khi thiếu chế độ triều - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 4. Đất trống do cây ngập mặn chết khi thiếu chế độ triều (Trang 57)
Bảng 12. Kết quả phân tích mùn, N ts , P 2 O 5 ts  và K 2 O ts - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 12. Kết quả phân tích mùn, N ts , P 2 O 5 ts và K 2 O ts (Trang 59)
Bảng 13. Kết quả phân tích CEC, Ca 2+ tđ  và Mg 2+ tđ  trong đất - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 13. Kết quả phân tích CEC, Ca 2+ tđ và Mg 2+ tđ trong đất (Trang 60)
Bảng 14. Hàm lượng N tp , P 2 O 5 dt , K 2 O dt  trong đất - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 14. Hàm lượng N tp , P 2 O 5 dt , K 2 O dt trong đất (Trang 61)
Bảng 15.  Hàm lượng Fe , Fe trong đất - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 15. Hàm lượng Fe , Fe trong đất (Trang 62)
Bảng 16.: Kết quả phân tích hàm lượng Cl -  và SO 4 2-  trong đất. - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 16. Kết quả phân tích hàm lượng Cl - và SO 4 2- trong đất (Trang 62)
Hình 9: Cây RNM bị chặt phá để NTTS Hình 10: RNM ở  khu NTTS đang đắp dở - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 9 Cây RNM bị chặt phá để NTTS Hình 10: RNM ở khu NTTS đang đắp dở (Trang 65)
Hình 8. Hình ảnh  xã Đồng Rui, huyện  Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh qua vệ tinh (Google Earth) và phân chia ranh giới RNM và bãi triều (BT) cho cộng - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 8. Hình ảnh xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh qua vệ tinh (Google Earth) và phân chia ranh giới RNM và bãi triều (BT) cho cộng (Trang 65)
Hình 13: Khu RNM còn cây to thưa thớt Hình 14. RNM tái sinh tự nhiên - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 13 Khu RNM còn cây to thưa thớt Hình 14. RNM tái sinh tự nhiên (Trang 66)
Hình 15. Rừng trồng đợt 6, năm 2005 (Nguồn: www.baoquangninh.com.vn) - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 15. Rừng trồng đợt 6, năm 2005 (Nguồn: www.baoquangninh.com.vn) (Trang 66)
Hình 11. RNM tự nhiên cây to và độ che phủ cao (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 11. RNM tự nhiên cây to và độ che phủ cao (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu (Trang 66)
Bảng 17. Sự tham gia của các  tổ chức cộng đồng và các dân tộc ở xã Đồng Rui trong công tác bảo vệ RNM (người) - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 17. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các dân tộc ở xã Đồng Rui trong công tác bảo vệ RNM (người) (Trang 68)
Bảng 18 là kết quả điều tra sự tham gia của phụ nữ và các cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động nói trên - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 18 là kết quả điều tra sự tham gia của phụ nữ và các cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động nói trên (Trang 69)
Bảng 19. Ảnh hưởng qua lại giữa các  dân tộc tại Đồng Rui - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 19. Ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc tại Đồng Rui (Trang 70)
Bảng tin do không được quan tâm bảo vệ nên để cây mọc lên cao che khuất, hoặc bị mất lớp sơn trên mặt chữ, do đó mà hiệu quả tuyên truyền cũng bị hạn chế - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng tin do không được quan tâm bảo vệ nên để cây mọc lên cao che khuất, hoặc bị mất lớp sơn trên mặt chữ, do đó mà hiệu quả tuyên truyền cũng bị hạn chế (Trang 72)
Hình 17: Bảng tin truyền thông bảo vệ rừng ở các thôn - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Hình 17 Bảng tin truyền thông bảo vệ rừng ở các thôn (Trang 73)
Bảng 20. Các đợt trồng RNM ở Đồng Rui - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 20. Các đợt trồng RNM ở Đồng Rui (Trang 74)
Bảng 21: Dân số, tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ dân số tham gia NTTS  tại các xã ven biển huyện Tiên Yên năm 2002 (UBND huyện Tiên Yên) - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 21 Dân số, tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ dân số tham gia NTTS tại các xã ven biển huyện Tiên Yên năm 2002 (UBND huyện Tiên Yên) (Trang 78)
Bảng 1: Bảng phân loại độ chua của đất dựa vào pH KCl - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 1 Bảng phân loại độ chua của đất dựa vào pH KCl (Trang 114)
Bảng 4. Thang đánh giá CEC của đất. - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 4. Thang đánh giá CEC của đất (Trang 115)
Bảng 3. Thang đánh giá hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất. - đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã đồng rui huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Bảng 3. Thang đánh giá hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất (Trang 115)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w