1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam

70 1,8K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 639,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Ý nghĩa thực tiên của đề tài Nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp dịch vụ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường.Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng , từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Bắc, trung, Nam. Sự phát triển một cách ồ ạt của các công ty giao nhận , Logistics thời gian qua trong khi nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ này lại phát triển một cách không tương xứng , bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Khi Việt Nam gia nhập WTO , bên cạnh những thuận lợi các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam cũng sẽ phải găp những khó khăn hết sức to lớn bởi khi đó Việt Nam sẽ phải cam kết dỡ bỏ các rào cản đối với ngành dịch vụ này, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Logistics nước ngoài với tiềm lực tài chính hết sức to lớn của mình sẽ đổ xô vào Việt Nam và như vậy nguy cơ các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam sẽ gặp những bất lợi ngay trên sân nhà đã hiển hiện trước mắt.Vì thế các doanh nghiệp của ta cần nhanh chóng củng cố cả về tiềm năng tài chính củng như chất lượng nguồn nhân lực.Vì thế cấn phải nghiên cứu để thấy rõ thực trạng nguồn nhân lực đang phục vụ trong ngành dịch vụ Logistics từ đó đưa ra những giải pháp giúp phát triển nguồn nhân lực chất lương cao để phục vụ một cách tốt nhất ngành dịch vụ hàng triệu USD này. Với những lý do nêu trên việc xem xét về “thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đưa ra những biện pháp hợp lý để tăng cường nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng để thoả mãn nhu cầu của ngành dịch vụ này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề án là nghiên cứu thực trạng và đưa ra được biện pháp nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam và từ đó đưa ra định hướng để phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam . Đề án đưa ra những giải pháp thiết thực giúp phát triển nguồn nhân lực này để các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn đến từ nước ngoài trong xu thế hội nhập của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO. 4. Tóm tắt nội dung đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án “ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam” được trình bày gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics và vấn đề phát triển nguồn nhân lực Logistics Phần 2: Thực trạng nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam Phần 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

o0o ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

Đề tài:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

LOGISTICS Ở VIỆT NAM

GVDH : GS.TS Đặng Đình Đào SVTH : Nguyễn Duy Long

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS 3

1.1.Khái niệm và đặc điểm ngành dịch vụ Logistics 3

1.1.1 Khái Niệm……… ……… ……… 3

1.1.2.Bản chất kinh tế của Logistics 7

1.1.2.1.Sự cần thiết của Logistics 7

1.1.2.2.Phân loại 8

1.1.2.3.Vai trò của Logistics 10

1.1.2.4 Nôi dung quản trị Logistics 15

1.1.3.Đặc điểm ngành dịch vụ Logistics 18

1.2.Phát triển nguồn nhân lực Logistics 19

1.2.1.Nhân lực và nhân lực Logistics 19

1.2.1.1 Nhân lực 19

1.2.1.2 Nhân lực Logistics 19

1.2.2.Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực Logistics 21

1.2.2.1 Nguồn nhân lực 21

1.2.2.2.Nguồn nhân lực Logistics 27

1.2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực Logistics 27

1.2.4.Phát triển nguồn nhân lực Logistics 28

1.2.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 28

1.2.4.2 Phát triển nguồn nhân lực Logistics 29

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Logistics 30 1.3.1 Môi trường bên ngoài 30

1.3.1.1 Khung cảnh kinh tế 30

1.3.1.2 Dân số, lực lượng lao động 31

1.3.1.3 Luật pháp, các quy định của pháp luật 31

Trang 3

1.3.1.4.Văn hoá - xã hội 31

1.3.2.Đặc điểm của nhân lực Logistics 32

1.3.3.Sự cạnh tranh trong ngành Logistics 32

1.3.4.Nhân tố nhà quản trị 33

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS CỦA VIỆT NAM 34 2.1 Đặc điểm của nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam 34

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực dịch vụ Logistics ở Việt Nam 35

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 36

2.2.2.Thực trạng nguồn nhân lực ngành Logistics ở nước ta 43

PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .52 3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển nguồn nhân lực Logistics 52

3.1.1.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Logistics 52

3.1.2 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực Logistics ở nước ta 53

3.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực Logistics 54

3.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực Logistics 54

3.2.2.Gắn chính sách phát triển nguồn nhân lực với chính sách phát triển ngành Logistics 55

3.2.3.Chính sách phát triển thị trường lao động việc làm 56

3.3.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics Việt Nam 60

3.3.1.Các giải pháp phát triển dài hạn 60

3.3.2.Các giải pháp triển ngắn hạn 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

Danh mục chữ viết tắt

viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

4 CIP Carriage and Insurance Paid

to

Cước phí và bảo hiểm trả tới

đi

Dịch vụ vận tải đa phương thức

system

Hệ thống phần mềm WMS

15 VLA Viet Nam logistics service

business association

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụLogistics Việt Nam

17 3PLP Third party logistics provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 3

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa thực tiên của đề tài

Nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp dịch vụ là yếu tố quyết định

sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường.Trong những năm gầnđây, ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh

chóng , từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Bắc, trung, Nam Sự phát triển một cách ồ ạt của các công ty giao nhận , Logistics thời gian qua trong khi nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ này lại phát triển một cách không tương xứng , bị thiếu hụt một cách trầm trọng

Khi Việt Nam gia nhập WTO , bên cạnh những thuận lợi các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam cũng sẽ phải găp những khó khăn hết sức to lớn bởi khi đó Việt Nam sẽ phải cam kết dỡ bỏ các rào cản đối với ngành dịch

vụ này, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Logistics nước ngoài với tiềm lực tài chính hết sức to lớn của mình sẽ đổ xô vào Việt Nam và như vậy nguy

cơ các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam sẽ gặp những bất lợi ngay trên sân nhà đã hiển hiện trước mắt.Vì thế các doanh nghiệp của ta cần nhanh

chóng củng cố cả về tiềm năng tài chính củng như chất lượng nguồn nhân

lực.Vì thế cấn phải nghiên cứu để thấy rõ thực trạng nguồn nhân lực đang

phục vụ trong ngành dịch vụ Logistics từ đó đưa ra những giải pháp giúp pháttriển nguồn nhân lực chất lương cao để phục vụ một cách tốt nhất ngành dịch

vụ hàng triệu USD này

Với những lý do nêu trên việc xem xét về “thực trạng và giải pháp

phát triển nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đưa ra những biện pháp hợp lý để tăng cường nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng để thoả mãn nhu cầu của ngành dịch vụ này

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là nguồn nhân lực Logistics tại ViệtNam Đề án đưa ra những giải pháp thiết thực giúp phát triển nguồn nhânlực này để các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có thể cạnh tranh với cácđối thủ lớn đến từ nước ngoài trong xu thế hội nhập của Việt Nam, đặc biệtkhi Việt Nam là thành viên của WTO

4 Tóm tắt nội dung đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án “ Giải

pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam” được trình bày

gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics và vấn đề phát triểnnguồn nhân lực Logistics

Phần 2: Thực trạng nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam

Phần 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Logistics ở nước tatrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VẤN

ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS

1.1.Khái niệm và đặc điểm ngành dịch vụ Logistics

1.1.1 Khái niệm

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sảnphẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều Do khoảng cách trong cáclĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngàycàng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàngtồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vậtliệu và bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất củadoanh nghiệp Trong quá trình đó, Logistics có cơ hội phát triển ngày càngmạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh Trong thời gian đầu, Logistics chỉđơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quảcao cho các doanh nghiệp Cùng với quá trình phát triển, Logistics đã đượcchuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rấtquan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế Theo thống kê của công tyArmstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường LogisticsBên thứ 3 (Third Party Logistics)1 của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003 Tuy nhiên, một điều khá thú vị

là Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạtđộng thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự Logistics được các quốc giaứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượngquân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lựclượng tham chiến Hiệu quả của hoạt động Logistics, do đó là yếu tố có tácđộng rất lớn tới thành bại trên chiến trường Cuộc đổ bộ thành công của quânđồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1994 chính là nhờ vào sự nỗ lực của

Trang 8

khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triểnkhai Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia Logistics trongquân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ trong hoạt động tái thiếtkinh tế thời hậu chiến Hoạt động Logistics trong thương mại lần đầu tiênđược ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công Logisticstrong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong cuộchành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đạitướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).Trải quadòng chảy lịch sử, Logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinhdoanh Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “Logistics” thường được hiểu làhoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý

hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanhnghiệp đó Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới vàđược xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụLogistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:

1 Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức vàquản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạtđộng quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sảnxuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng

2 Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kếhoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc dichuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối vớinguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tintương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêudùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

3 Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên

kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưuchuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên

Trang 9

quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêucầu của khách hàng

4 Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là khoa học củaviệc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … cácmặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại,lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trangthiết bị

5 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong LuậtThương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được phápđiển hóa Luật quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đóthương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờkhác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặccác dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng đểhưởng thù lao”

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụLogistics có thể chia làm hai nhóm:

Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại

2005 có nghĩa hẹp, coi Logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhậnhàng hóa Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại cótính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quantới hàng hóa” Khái niệm Logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngànhcũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng củangành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự) Theo trường phái này,bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trìnhvận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Theo họ, dịch vụLogistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ Logistics theokhái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vậntải đa phương thức (MTO)

Trang 10

Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ Logistics có phạm vi rộng, có tácđộng từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêudùng cuối cùng Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ Logistics gắn liền cảquá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sảnxuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phầnphân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vậntải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấnquản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽđảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tớitay người tiêu dùng cuối cùng Như vậy, nhà chung cấp dịch vụ Logisticschuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cungcấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất Đây là một công việcmang tính chuyên môn hóa cao Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụLogistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sảnlượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn chodoanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phânphối, các chương trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đếnvới người tiêu dùng.

Khái niệm Logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗiLogistics - khái niệm Logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện.Chuỗi Logistics có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau:

Trang 11

Hình1.1 Lưu đồ miêu tả chuỗi Logistics.

1.1.2 Bản chất kinh tế của Logistics

1.1.2.1 Sự cần thiết của Logistics

Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, nhiều công ty đã khám phá ra cáccông nghệ và mô hình quản lý sản xuất, cho phép họ giảm thiều chi phí vànâng có khả năng cạnh trnah trên thương trường Các mô hình quản lý như:Just-in-time, Kanban, Lean manufacturing, TQM ( Total quality

Sản xuất (Manufactu- ring)

Kho dự trữ sản phẩm (Finished goods storage)

Thị trường tiêu dùng (Markets)

Nhà máy

Nhà máy

C

A

B

Kho Kho Kho

Trang 12

management) …ngày càng được áp dụng rộng rãi và mang lại nhứng kết quảrất khả quan Tuy nhiên trong vài năm gân đây, các nhà quản trị phát hiện rarằng: việc áp dụng đơn lẻ các mô hình trên đã đến điểm giới hạn, không thểmang lại lợi ích lớn hơn Đã đến lúc phải áp dụng quản trị Logistics động bộ-quản trị toàn bộ dây chuyền cung ứng một cách hiệu quả thì mới có thể tiếptục gia tăng tỷ suất lợi nhuận, nâng cáo sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mởrộng thị phân

- Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp cácphương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lựclượng quân đội Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạtđộng này

- Logistics sự kiện (Event Logistics) là tập hợp các hoạt động, các phươngtiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình,nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kếtthúc tốt đẹp

- Dịch vụ Logistics (Service Logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lậpchương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, vàvật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt độngkinh doanh doanh

Trang 13

Theo vị trí của các bên tham gia

- Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động Logistics

do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện đểđáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp

- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt độngLogistics do người cung cấp dịch vụ Logistics cho một hoạt động đơn lẻtrong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng

- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt chủhàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ Logistics cho từng bộ phậnchức năng

Theo quá trình nghiệp vụ (Logisticsal operations) chia thành 3 nhóm

cơ bản

- Hoạt động mua ( Procurement) là các hoạt động liên quan đến đến việc tạo

ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài Mục tiêuchung của mua là hỗ trợ các nhà sản xuất hoặc thương mại thực hiện tốt cáchoạt động mua hàng với chi phí thấp

- Hoạt động hỗ trợ sản xuất ( Manufacturing support) tập trung vào hoạtđộng quản trị dòng dư trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá trìnhsản xuất Hỗ trợ sản xuất không trả lời câu hỏi phải là sản xuất như thế nào

mà là cái gì, khi nào và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra

- Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến viêccung cấp các dịch vụ khách hàng Mục tiêu cơ bản của phân phối là hỗ trợtạo ra doanh thu qua việc cung cấp mức độ dịch vụ khách hàng mong đợi cótính chiến lược ở mức chi phí thấp nhất

Trang 14

- Logistics ngược ( Logistics reverse) Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa

hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiềutrong kênh Logistics

Theo đối tượng hàng hóa

Các hoạt động Logistics cụ thể gắn liền với đặc trưng vật chất của các loạisản phẩm Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi cáchoạt động Logistics không giống nhau Điều này cho phép các ngành hàngkhác nhau có thể xây dựng các chương trình, các hoạt động đầu tư, hiện đạihóa hoạt động Logistics theo đặc trưng riêng của loại sản phẩm tùy vào mức

độ chuyên môn hóa, hình thành nên các hoạt động Logistics đặc thù với cácđối tượng hàng hóa khác nhau như:

- Logistics hàng tiêu dùng ngắn ngày

- Logistics ngành ô tô

- Logistics ngành hóa chất

- Logistics hàng đi tử

- Logistics ngành dầu khí, v.v

1.1.2.3.Vai trò của Logistics

Ngành Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tếhiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia vàtoàn cầu Phần giá trị gia tăng do ngành Logistics tạo ra ngày càng lớn và tácđộng của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia

và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về

số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa

và dịch vụ trong nước và quốc tế Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đãđược giới thiệu, đang được bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngáchcủa thế giới trong thập kỷ vừa qua Để giải quyết các thách thức do thị

Trang 15

trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinhdoanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liênhợp thay thế cho những nhà máy đơn Hệ thống Logistics hiện đại đã giúpcác hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kếtcác hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác.Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu.Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêuthụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia.Tại Mỹ Logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP Năm 1999 Mỹ chikhoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD chochi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lýcác quá trình Logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD Đầu tư vào các cơ sở vậntải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷUSD, cho thấy Logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùngquan trọng.

- Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ

sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạothuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Để hiểu hơn vềhình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thờiđiểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thìkhách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làmmọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu

- Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là

các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, cácdoanh nghiệp Logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party chocác ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả caokhông chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian

và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế

Trang 16

- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc

tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước.Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc giakhi dựa trên một hệ thống Logistics rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống nàygiúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gianày đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác,chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…

Là một bộ phận trong GDP, Logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạmphát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như cáckhía cạnh khác của nền kinh tế Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổchức của Mỹ có thể mở rộng năng suất Logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm.Một cách để chỉ ra vai trò của Logistics là so sánh phí tổn của nó với cáchoạt động xã hội khác Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lầnquảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia và ngang bằng với chi phíchăm sóc sức khỏe con người hàng năm

Xét ở tầm vi mô, trước đây các công ty thường coi Logistics như một bộ

phận hợp thành các chức năng marketing và sản xuất Marketing coi

Logistics là việc phân phối vật lý hàng hóa Cơ sở cho quan niệm này là hoạtđộng dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do Logistics đảmnhiệm cũng là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong marketing - mix

và được gọi là phân phối vận động vật lý Hiểu đơn giản là khả năng đưa 1sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng Phân phốivật lý và thực hiện đơn đặt hàng có thể coi là sự thay đổi chủ chốt trong việc

bán sản phẩm, do đó cũng là cơ sở quan trọng trong thực hiện bán hàng Sản

xuất coi Logistics là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn

cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện…Bởi lẽ các hoạt động nàyảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế họach

Trang 17

sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chiphí sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm trong sảnxuất công nghiệp hiện đại.

Do chức năng Logistics không được phân định rạch ròi nên đã cónhững ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hàng và tổng chi phíLogistics bởi sự sao nhãng và thiếu trách nhiệm với hoạt động này Quanđiểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi Logistics là một chức năng độc lập,đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với hai chức năng cơ bản của doanhnghiệp là sản xuất và marketing, phần giao diện giữa chúng có những hoạtđộng chung

Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia phát triển, quảntrị Logistics còn được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ralợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức Vai trò của nó thể hiện rất rõnét tại các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường

- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Quan điểm

marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu kháchhàng và cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các

nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty Logistics đóngvai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúpphối hợp các biến số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng,trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn

- Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm

được sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility

and value) nhất định với con người Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ,

hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế Nó cần được đưa đến đúng

vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng Các giá trị nàycộng thêm vào sản phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được

gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu (place, time and

Trang 18

possession utility) Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua

việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí Lợi ích thời gian

là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúngthời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạtđộng Logistics Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian

và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cầnthiết vào thời điểm thích hợp Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thịtrường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lýthì các lợi ích về thời gian và địa điểm do Logistics mang trở nên đặc biệtcần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm

- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà

còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việcphân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp vớiyêu cầu vận động hàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương ántối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng…và hệ thống thông tin hiện đại sẽtạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất vớichi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động củamình

- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống Logistics hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một

tài sản vô hình cho công ty Nếu một công ty có thể cung cấp sản phẩm chokhách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thuđược lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể giúp choviệc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống Logistics hiệu quảhoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra uy tín.Mặc dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài

Trang 19

sản nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sán vô hình giống như bảnquyển, phát minh, sáng chế, thương hiệu

1.1.2.4 Nôi dung quản trị Logistics

Một trong những vấn đề quan trọng đối với nhà sản xuất là làm thế nào

để bán hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng với giá thành thấp nhất

nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giá bán của hàng hóa đến tayngười tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí:

C 4: chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ

C 5: chi phí bảo quản hàng hóa

Chúng ta nhận thấy, C 1 phụ thuộc vào công nghệ sản xuất Vì vậy muốn

hạ giá thành xuất xưởng của sản phẩm, người ta tập trung vào việc cải tiếncông nghệ, bao gồm hợp lý hóa dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năngsuất của máy móc, thiết bị, lao động, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, nănglượng Đây là vấn đề quan trọng mà mọi nhà sản xuất phải tính đến

Chi phí cho hoạt động marketing C 2 thường được nhà sản xuất ấn định

ở mức độ nhất định nào đó và có thể kiểm soát dễ dàng

Chi phí vận tải C 3 chiếm một tỷ trọng khá lớn - một phần ba cho đếnhai phần ba chi phí lưu thông phân phối Mặc dù ngành vận tải đã có những

cố gắng giảm chi phí vận tải bằng những giải pháp công nghệ như vận tải

Trang 20

hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn,

tổ chức vận tải đa phương thức,… nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừngtăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang Điều này buộc các nhà sảnxuất áp dụng nhiều biện pháp góp phần giảm chi phí vận tải Một trongnhững giải pháp đó là tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công cụ vàphương tiện vận tải bằng cách thiết kế các sản phẩm, đóng gói bao bì hànghóa nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa (cargo density)

Chi phí cơ hội vốn C 4 là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được

khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác Để đơngiản, ta giả thiết rằng mức sinh lời tối thiểu của vốn là mức lãi suất phải trảkhi vay vốn của một tổ chức tài chính, cho nên C4 được xác định như sau:

C 4 = (q i k v ) t [(1+r) t -1] (2)

Trong đó:

- q i : số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi

- k v : định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm Mức vốn này phụ thuộc

vào công nghệ sản xuất

- t = 1 ÷ m: số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ

(tháng hoặc năm)

- r: mức lãi suất phải trả cho vốn vay

Qua công thức (2) ta thấy C 4 phụ thuộc vào thị trường vốn (r), côngnghệ sản xuất (kv), và khối lượng vật tư, sản phẩm tồn trữ(qi) Nếu r cố định

và kv cố định thì C 4 tỷ lệ thuận với qi, tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C 4

nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại

Trước đây, khi thị trường tiêu thụ còn bị hạn chế, số lượng sản phẩmsản xuất còn ít, mức lãi vay còn thấp, nên các nhà sản xuất ít quan tâm đếnchi phi này Ngày nay, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, số lượng sảnphẩm nhiều lên, mức lãi suất vay cao thì chi phí này chiếm một phần đáng kểtrong tổng chí phí liên quan đến hàng tồn trữ Điều này buộc các nhà sản

Trang 21

xuất phải có giải pháp thích hợp để giảm chi phí này Và giải pháp đó chính

là giảm khối lượng cho một lượt sản xuất và giao hàng (qi) xuống

Chi phí bảo quản hàng hóa C 5 bao gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản

hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa

C 5 = q i T bq g lk + q i k.g + C bh (3)

Trong đó:

- T bq : thời gian bảo quản trong kho của lô hàng q i

- g lk : chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày

- k: tỷ lệ tổn thất, hư hỏng hàng lưu kho

- g: giá trị của đơn vị hàng lưu kho

- C bh: chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho

Theo công thức (3) ta thấy chi phí C 5 có quan hệ với qi; nếu qi nhỏ, thờigian tồn trữ t nhỏ, dẫn đến chi phí này nhỏ, và ngược lại

Qua đây, chúng ta thấy để giảm giá thành hàng hóa cần phải tổ chức tốt

và kiểm soát chặt chẽ chi phí vận tải cũng như những chi phí liên quan đếnlượng hàng tồn trữ (chi phí cơ hội vốn của hàng tồn trữ và chi phí bảo quản).Đây là những thành phần cơ bản của Logistics Vậy ta có:

n lần Ta có tổng chi phí Logistics khi lưu thông khối lượng hàng Q trongthời gian T như sau:

Σ C ilog = Σ C 3 + Σ C 4 + Σ C 5 (7)Như phân tích ở trên, bằng cách tăng n ta giảm được qi thì vẫn có Σ C 4

+Σ C 5 thấp hơn, nhưng lại phát sinh các vấn đề sau:

Trang 22

- Thời gian giao hàng ngắn hơn nên đòi hòi hỏi công tác tổ chức vận tảisao cho đảm bảo, tức là dịch vụ vận tải đa phương thức phải nâng cao Nhưvậy có nghĩa là chi phí vận tải sẽ tăng lên

- Vì giao hàng nhiều đợt nên vấn đề kiểm soát hàng hóa, vật tư tronglưu thông phải chặt chẽ hơn, đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin nhanhnhóng, chính xác Chính vì vậy mà bất kỳ một hệ thống Logistics nào cũngphải có một hệ thống thông tin song hành để kiểm soát kịp thời dòng dịchchuyển của hàng hóa

Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy mấu chốt ở đây là khốilượng hàng cung ứng qi cần phải là bao nhiêu để làm giảm C log = C 3 + C 4 +

C 5 Đây chính là quan điểm xương sống của Logistics hay chính là bản chấtcủa Logistics

- Thứ ba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chuchuyển và lưu kho của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên đến khách hàng

và thỏa mãn khách hàng Logistics gồm cả chu chuyển đi ra, đi vào, bênngoài và bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm

- Thứ tư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên vật liệu mà còn liênquan đến cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra nên sảnphẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dung Nguồn tài

Trang 23

nguyên không chỉ bao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụthông tin, bí quyết công nghệ,

- Thứ năm, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức

- Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất vàthông tin về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối

ưu hóa lợi nhuận; quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quảquá trình, chuỗi cung ứng và đối lập với lợi ích cục bộ

1.2 Phát triển nguồn nhân lực Logistics

1.2.1.Nhân lực và nhân lực Logistics

1.2.1.1 Nhân lực

Nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổchức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp)tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng,hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanhnghiệp

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm chocon người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triểncủa cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiệntham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động

Các hoạt động sử dụng và phát triển sức tiềm tàng của nguồn nhân lực:hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng v.v

Mục đích là nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và duy trì phát triểnsức tiềm tàng của con người Tổ chức có thể là một hãng sản xuất, một công

ty bảo hiểm, một cơ quan của nhà nước, một bệnh viện, một viện Đại học,liên đoàn lao động, nhà thờ, hãng hàng không hay quân đội… Tổ chức đó cóthể lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp Ngày nay tổ chức có thể là một tổchức chính trị hay một tổ chức vận động tranh cử

1.2.1.2 Nhân lực Logistics

Trang 24

Nhân lực Logistics là nhân lực đang làm việc quản lý, nhân viên hànhchính, nhân công lao động phổ thông ở các doanh nghiệp Logistics, nhữnglao động đang hoạt động trong các nhóm dịch vụ Logistics sau:

1 Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa,bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hànghóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lýnguyên liệu, thiết bị; Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làmthủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ bổ trợ khác, baogồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vậnchuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lýlại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗimốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container

2 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vậntải hàng hải; Dịch vụ vận tải thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch

vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ;Dịch vụ vận tải đường ống

3 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra vàphân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch

vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợvận tải khác

(Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật thương)

Theo cách phân loại trong nghị định 140/NĐ – CP/2007, ta thấy cácquy định của nhà nước ta rất gần với những quy định về dịch vụ Logisticscủa WTO Như vậy nhân lực Logistics là những người đang làm cho nhómcác doanh nghiệp như: các công ty vận tải đường biển, bộ, sắt, hàng không;các công ty xếp dỡ, cung ứng dịch vụ kho bãi; các công ty giao nhận; cáccông ty thuê mua container; các công ty cung ứng dịch vụ kiểm tra phân loại

kỹ thuật; các công ty chuyển phát nhanh; cũng đội ngũ các tiểu thương, nhàbán buôn, bán lẻ ở các chợ,…Có thể thấy đội ngũ nhân lực Logistics có mức

Trang 25

độ bao phủ rất rộng với số lượng lớn chứ không chỉ ở trong các báo cáothông kê trước đây của Việt Nam đã xuất bản

1.2.2.Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực Logistics

1.2.2.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực

và trí lực Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mứcsống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v Trí lực lànguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng nhưquan điểm, lòng tin, nhân cách v.v

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ởhai khía cạnh Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồnlực Nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau

cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác Thứ hai, nguồnnhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người.Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực

là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thầncho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thờiđiểm nhất định

Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồnkinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lựccon người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quátrình phát triển Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt

chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn.Nó bao hàm cả những người

đang chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động tức là yếu tố tương lai của nhân lực hiện tại

Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đếnchất lượng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội Trong lý thuyết

về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho

Trang 26

việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thậm chí con người đượccoi là nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển – vốn nhân lực Vốn nhân lực làthuật ngữ dung để chỉ kiến thức và kỹ năng mà người công nhân thu đượcthông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy king nghiệm Vốn nhân lực bao gồmnhững kỹ năng tích lũy được từ thời đi học trung học, phổ thông, Đại học vàcác chương trình đào tạo nghề nghiệp dành cho lực lượng lao động

Về phương diện này Liên Hợp Quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cảnhững kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khíacạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những ngườingoài độ tuổi lao động.( N.Greogory Mankiw_ Giáo sư kinh tế học Đại họcHarvard)

Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắtđầu công cuộc đổi mới Điều này được thể hiện rõ trong các công trìnhnghiên cứu về nguồn nhân lực Theo giáo sư viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồnlực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con

người ( bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất) Như vậy, nguồn

nhân lực không chỉ bao hàm nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả yếu

tố nhân lực đang được đào tạo để làm việc trong tương lai.

Từ những sự phân tích trên, ở dạng khái quát nhất, có thể hiểu nguồn nhânlực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huyđộng tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hộitrong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng đó được thểhiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng vàchất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội

Theo từng giác độ, nguồn nhân lực có thể phân thành các loại sau:

- Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư bao gồm toàn bộ những người nằmtrong độ tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao động không kể đến trạngthái có làm việc hay không làm việc Bộ phận nguồn nhân lực này được gọi

Trang 27

là nguồn lao động hay dân số hoạt động Như vậy có một số người được tínhvào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động Đó là nhữngngười trong độ tuổi lao động khôn có việc làm nhưng không có nhu cầu làmviệc.

- Nguồn nhân lực tham gia làm việc trong thị trường lao động có giao kếthợp đồng lao động Bộ phận này của nguồn lao động được gọi là lực lượnglao động, hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế

- Nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người trong độ tuổi lao động có nhucầu nhưng chưa tham gia làm việc, không có giao kết hợp đồng lao động Đó

là những người làm nội trợ, thất nghiệp

Các cách định nghĩa trên khác nhau về việc xác định qui mô nguồn nhân lực,nhưng đều có chung một ý nghĩa nói lên khả năng lao động của xã hội Theokhái niệm trên, số lượng nguồn nhân lực được xác định dựa trên qui mô dân

số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ củadân số Riêng đối với nguồn lao động thì số lượng còn phụ thuộc nhiều yếu

tố có tính chất xã hội khác như :

- Trình độ phát triển của giáo dục - đào tạo Nếu các cá nhân có nhiều điềukiện để học tập họ sẽ ở lại học tập lâu hơn và trì hoãn thời gian tham gia vàothị trường lao động Đây là sự đánh đổi giữa số lượng và chất lượng củanguồn lao động

- Mức sinh đẻ quyết định số người tham gia vào nguồn lao động của phụ nữ.Khi mức sinh đẻ thấp thì tỷ lệ phụ nữ tham gia vào nguồn lao động cao hơn

- Trình độ xã hội hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống và sự pháttriển kinh tế – xã hội Dịch vụ nuôi dạy trẻ, nội trợ gia đình được xã hội hóacao và cơ hội việc làm dễ dàng hơn thì phụ nữ sẽ tham gia vào thị trường laođộng và làm các hoạt động xã hội nhiều hơn

- Mức và nguồn thu nhập Khi có nguồn thu nhập khác bảo đảm thỏa mãnmọi nhu cầu, các cá nhân này sẽ không có nhu cầu làm việc và do đó khôngtham gia vào nguồn lao động

Trang 28

- Di dân và nhập cư Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự di dân và nhập

cư cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động Tuy chiếm tỷ trọng khônglớn nhưng đây là một nguồn lao động đặc biệt trên thị trường, có ảnh hưởngkhông nhỏ đến kinh tế– xã hội

Sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng số lượng nguồnnhân lực cũng như nguồn lao động Nhưng nhịp độ tăng dân số chậm lạicũng không làm giảm ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân lực Quan điểmdân số tối ưu cho rằng: “ Một quốc gia muốn nền kinh tế phát triển cân đối

và tốc độ cao phải có qui mô, cơ cấu dân số thích hợp, phân bố hợp lý giữacác vùng”

Điều đó có nghĩa là:

- Số lượng dân phù hợp với điều kiện thiên nhiên và trình độ phát triển kinh

tế – xã hội của đất nước

- Đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa số người trong độ tuổi với số người quátuổi và chưa đến tuổi lao động Theo các nhà dân số học thế giới, một cơ cấuthích hợp đảm bảo cho dân số ổn định tương ứng là 60-64%, 10-12% và

26-28% Điều đó có nghĩa là 60% đến 64% dân số đang được xếp vào độtuổi lao động, 10% đến 12% dân số đã qua độ tuổi lao động và 26% đến 28%dân số dưới độ tuổi lao động ( dưới 15 tuổi)

- Phân bố dân cư trên các vùng đảm bảo đủ nhân lực khai thác tài nguyên vàphát triển kinh tế – xã hội có hiệu quả Có thể điều tiết phân bố dân cư thôngqua chính sách dân số và các chính sách kinh tế – xã hội

Trong điều kiện các nước chậm phát triển, nhìn chung số lượng nguồn nhânlực lớn không phải là một động lực cho sự phát triển vì rất hiếm những ngườilao động và quản lý lành nghề Hơn thế nữa, tốc độ tăng dân số cao trong cácnền kinh tế chậm phát triển thường làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn kinh tế xãhội sâu sắc, đó là:

- Mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu dùng Khái niệm tổng quát nhất phản ánhmối quan hệ giữa dân số và kinh tế là “ đầu tư theo dân số”: Phần thu nhập

Trang 29

quốc dân cần thiết theo qui ước dùng đảm bảo cho số người mới sinh ra cóđược mức sống trung bình của toàn xã hội ở thời điểm tính toán và để tạo racác điều kiện cho thế hệ trẻ – những người bước vào tuổi lao động tham giacác hoạt động sản xuất xã hội Mức đầu tư theo dân số mới chỉ là lượng tốithiểu cần thiết để duy trì các hoạt động của xã hội loài người trong một quốcgia ở mức bình thường vì nó chưa bao gồm phần thu nhập quốc dân dành đểcải thiện đời sống và nâng cao trang bị cơ sở vật chất cho toàn xã hội

- Hạn chế khả năng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực phù hợpvới yêu cầu tiến bộ kỹ thuật - công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xãhội nhằm phát triển toàn diện con người Tỷ lệ sinh cao làm cho số trẻ emtrong độ tuổi đến trường tăng nhanh trong khi chi phí cho giáo dục đào tạokhông tăng tương xứng Tính cơ động xã hội và lãnh thổ của dân số cũngthấp do trình độ học vấn hạn chế, tập quán, lối sống lạc hậu

- Vấn đề tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp nhất là cho thanh niêngặp nhiều khó khăn

- Mạng lưới an sinh xã hội không đảm bảo Những năm gần đây, quốc tế đưa

ra khái niệm lưới an sinh xã hội (Social Safety Net ) là hệ thống chính sáchliên quan đến bảo đảm xã hội cho mọi người được hiểu rộng ra bao gồm cảchính sách việc làm và xóa đói giảm nghèo Xuất phát từ điều kiện đặc thù, ởViệt Nam các chính sách an sinh xã hội bao gồm: việc làm, bảo hiểm xã hội,xóa đói giảm nghèo, người có công, trợ giúp xã hội, phòng chống tệ nạn xãhội Với mức tăng dân số và nguồn nhân lực cao, ngân sách dành cho cácchính sách xã hội và tạo việc làm trong các nước đang phát triển đã thấp vềgiá trị tuyệt đối lại càng trở nên thấp hơn không đáp ứng được yêu cầu

Nguồn nhân lực không chỉ được xem xét dưới góc độ số lượng mà còn

ở khía cạnh chất lượng Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổnghợp, bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức vàphẩm chất Nó thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách

Trang 30

vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh

tế và các quan hệ xã hội Trong đó:

- Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sócsức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể Một cơ thể khỏe mạnh, thíchnghi với môi trường sống thì năng lượng do nó sinh ra sẽ đáp ứng yêu cầucủa một hoạt động cụ thể nào đó Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết địnhnăng lực hoạt động của con người Phải có thể lực con người mới có thể pháttriển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội

- Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thứcchuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy xét đoán củamỗi con người Trí lực thực tế là một hệ thống thông tin đã được xử lý và lưugiữ lại trong bộ nhớ của mỗi cá nhân con người, được thực hiện qua nhiềukênh khác nhau Nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục đàotạo cũng như quá trình lao động sản xuất

- Đạo đức, phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã hội củanguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những tình cảm, tập quán phong cách, thóiquen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và nghệthuật , gắn liền với truyền thống văn hóa Một nền văn hóa với bản sắc riêngluôn là sức mạnh nội tạ của một dân tộc Kinh nghiệm thành công trong pháttriển kinh tế của Nhật Bản và các nước NICs châu Á là tiếp thu kỹ thuậtphương Tây trên cơ sở khai thác và phá huy giá trị tốt đẹp của nền văn hóadân tộc để đổi mới và phát triển

Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, là tiền đề pháttriển của nhau Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao cả

ba mặt: thể lực, trí lực và đạo đức, phẩm chất Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lạiliên quan đến một lĩnh vực rất rộng lớn Thể lực và tình trạng sức khỏe gắnvới dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe Trí lực gắn với lĩnh vực giáo dụcđào tạo, cònđạo đức phẩm chất chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dântộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị Do vậy, để đánh giá chất lượng

Trang 31

nguồn nhân lực thường xem xét trên ba mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa vàchuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động.

1.2.2.2.Nguồn nhân lực Logistics

Từ những khái niệm, những quan điểm trên về nguồn nhân lực thì nguồnnhân lực Logistics gồm nhân lực Logistics và những nhân lực hiện đangđược đào tạo và chuẩn bị tham gia vào lĩnh vực Logistics Những nguồnnhân lực này có thể chia làm các nhóm chính đó là:

- Nhân lực đang làm việc trong lĩnh vực Logistics, nhân lực này có thể làcán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, lao động phổ thông Những người này

đã lao động trong lĩnh vực này nên đã hiểu về công việc trong ngànhLogistics

- Nhân lực đang trong thị trường lao động nhưng làm trong ngành, lĩnhvực khác có khả năng và muốn tham gia vào ngành Logistics trong tương lai.Những nhân lực này có thể là những người có thể là thay đổi ngành nghề,nhảy việc, bỏ việc tìm việc mới, …

- Nhân lực đang được đào tạo chuẩn bị tham gia vào ngành Logistics.Lực lượng này có số lượng khá lớn và sẽ phục vụ cho ngành Logistics trongtương lai Những sinh viên đang học tại trường Đại học trong nước và nướcngoài có chuyên ngành gần với Logistics như: thương mại, ngoại thương,vận tải biển, kho vận,…Và cũng có thể là những người tham gia các khóahọc ngăn hạn liên quan đến Logistics

- Những nhân lực chưa đến độ tuổi lao động, sẽ tham gia thị trường laođộng trong tương lai

1.2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực Logistics

- Nhân lực Logistics làm việc trong lĩnh vực phân phối và lưu thônghàng hóa Góp phần đưa hàng hóa thuận tiện, nhanh chóng từ khi có thể thựchiện giá trị sử dụng đến tay người tiêu dùng Các lao động này sẽ trực tiếphoặc gián tiếp làm việc với dòng hàng hóa, dòng thông tin, dòng tiền tệ

Trang 32

- Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có sự liên kết, hợp tác trong chuỗi

cung ứng, chuỗi giá trị nên có tính hợp tác và liên kết về công việc, thôngtin, với nhau rất chặt chẽ Khi một nhóm nhân lực trong chuỗi đó khônghoàn thành công việc của mình sẽ ảnh hưởng đến các nhân lực khác ở trongchuỗi

- Nhân lực Logistics phải có kiến thức về pháp luật của nước sở tại,hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế liên quan đến thuế quan, vận tải, Vàphải hiểu biết về đặc tính, phầm học, mẫu mã, của hàng hóa; có kiến thứckinh doanh toàn diện

- Đòi hỏi trình độ ngoại ngữ thành thạo để hoàn thành công việc Phảihiểu và nắm chắc những thuật ngữ chuyên ngành (ngoại ngữ) liên quan đếnkinh tế, thương mại

- Nhân lực làm việc trong 1 ngành( Logistics) có liên quan đến hầu hếtcác ngành trong nên kinh tế đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, nên nhân lựcLogistics phải có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành, lĩnh vực

1.2.4.Phát triển nguồn nhân lực Logistics

1.2.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo giáo trình của bộ môn quản trị nhân lực của PGS.TS NguyễnNgọc Quân ( Đại học kinh tế quốc dân) Đào tạo và phát triển là các hoạtđộng để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức; là điềukiện quyết định để tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trườngcạnh tranh hay không Vì vậy việc đào tạo nhân lực phải được được thựchiện có kế hoạch và bài bản Ta sẽ tìm hiểu thêm và các khái niệm này

- Giáo dục được hiểu là hoạt động học tập để chuẩn bị cho con ngườibước vào một nghề nghiệp hoặc chuyền ssang một nghề mới, thích hợp hơntrong tương lai

- Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thựchiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ cảu mình Đó chính là quá trìnhhọc tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là

Trang 33

những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động

để thực hiện nhiệm vụ lao độngcó hiệu quả hơn

- Phát triển nhân lực là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi côngviệc trước mắt của người lao động, để mở ra cho học những công việc mớidưạ trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức

Các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể chia làm haiphương pháp chính đó là: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc Đào tạo trong công việc như: đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đàotạo theo kiểu học nghề, kèm cặp chỉ bảo, lưu chuyển và luân chuyển côngviệc

Đào tạo ngoài công việc: tổ chức lớp học cạnh doanh nghiệp, cử đi học ởcác trường chính quy, các bài giảng thừ hội thảo hội nghị, đào tạo vớichương trình học từ xa trên máy tính, đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm,

mô hình hóa hành vi,…

Phát triền nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động họctập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định đểnhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động

1.2.4.2 Phát triển nguồn nhân lực Logistics

Phát triển nguồn nhân lực Logistics là tổng thể các hoạt động học tập có

tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo

ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động trong lĩnh vựcLogistics Hoạt động này có thể bao gồm việc giáo dục cho sinh viên cóchuyên ngành gần với lĩnh vực Logistics ở các trường Đại học trong nước;đào tạo trước khi chính thức làm việc tại các doanh nghiệp Logistics; đào tạokèm cặp chỉ bảo trong công việc; các khóa đào tạo ngắn hạn của hiệp hội,hay các trung tâm đào tạo; các sinh viên du học ở nước ngoài về các chuyênngành quản trị chuỗi cung ững, quản trị Logistics,…Có thể nói nguồn nhânlực Logistics được cung cấp từ rất nhiều nguồn khác nhau, với những kỹnăng nghiệp vụ được đào tạo ở mức độ khác nhau

Trang 34

Việc đánh giá sự phát triển của nguồn nhân lực dựa trên 2 khía cạnh về

số lượng và chất lượng trước và sau đào tạo, phát triển

- Đánh giá về số lượng: các chỉ số để đánh giá số lượng nhân viên ở cáccấp bậc (trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ, ) đã qua đào tạo baonhiêu phần trăm, tỷ lệ tăng giảm số lượng ở các cấp bậc, số lượng nhân viênđược đào tạo mới,…

- Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực: dung các chỉ số để đo chấtlượng nhân viên trước và sau đào tạo, các chỉ số như thời gian hoàn thànhmột nhiệm vụ thay đổi ra sao, làm mất bao nhiêu thời gian, độ thành thạo rasao, hiệu suất làm việc, doanh thu tính trung bình mỗi một nhân viên, lợinhuận trên mỗi một nhân viên,…

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Logistics

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực Logisticschịu ảnh hưởng của sự phát triển của ngành Logistics; những yếu tố bêntrong và bên ngoài tác động tới sự phát triển này đều ảnh hưởng đến nhân lựcLogistics Ta có thể phân làm 4 nhóm yếu tố sau

1.3.1 Môi trường bên ngoài

Nhóm yếu tố này vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lựcLogistics và vừa ảnh hưởng đến ngành Logistics qua sự tác động vào các yếu

tố khác trong ngành này

1.3.1.1 Khung cảnh kinh tế

Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kêt quả và hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Logistics nói riêng.Các yếu tố bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu

sử dụng dịch vụ Logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sửdụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics đểcung ứng các dịch vụ Logistics cung ứng cho khách hàng Các yếu tố tácđộng có thể kể đến như: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửingân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh

Trang 35

toán quốc tế, chính sách tài chính,…Sự thay đổi của các yếu tố này và tốcđột hay đổi, chu kỳ thay đổi tạo ra cơ hội và nguy cơ đối với các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Sự ảnh hưởng đến doanh nghiệp Logistics nhưvậy cũng làm ảnh hưởng đến nhân lực Logistics như: tỷ lệ thất nghiệp trongngành cao, mức lương không ổn định, châm thanh toán lương,…dẫn đến kémthu hút nguồn nhân lực về với lĩnh vực này, từ đó dẫn đến tình trạng thiếunhân lực hoặc chất lượng nguồn nhân lực thấp do ngành thiếu tình cạnh tranh

1.3.1.2 Dân số, lực lượng lao động

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và khá quan trọng đến sự phát triểncủa nhân lực Logistics.Các nhân tố ảnh hưởng như: mức tăng dân số, cơ cấudân số, tỷ lệ nam nữ trong lực lượng lao động, phân bố dân cư các vùng, tý lệdân thành thị - nông thôn,… Các yếu tố này ảnh hường đến nguồn nhân lựccho các doanh nghiệp Logistics, chất lượng của nguồn nhân lực Logistics, cơcấu lao động trong ngành

1.3.1.3 Luật pháp, các quy định của pháp luật

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh Logistics nói riêng, các yếu

tố chính trị luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và sựthành công trong kinh doanh Khi tham gia vào thương trường, để thành côngcác doanh nghiệp Logistics không chỉ phải nắm rất chắc luật pháp của nước

sở tại mà còn phải biết luật pháp và các thông lệ quốc tế khác Đồng thời chú

ý đến môi trường luật pháp, chính trị tại các quốc gia có hoạt động kinhdoanh để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Các yếu tốnhư: sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao, sự cân bằng chính sáchcủa nhà nước, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội, hệthống luật pháp,…

1.3.1.4.Văn hoá - xã hội

Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống conngười Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm

cả vật chất ( nguồn Wikipedia) Yếu tố văn hóa- xã hội có ảnh hưởng rất lớn

Ngày đăng: 19/03/2015, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phạm Lan Hương (2010), "Các vấn đề về quan hệ lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế", Lao động và xã hội, (386), trang 47-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề về quan hệ lao động trongbối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phạm Lan Hương
Năm: 2010
1. GS.TS Đặng Đình Đào, LOGISTICS những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Khác
2. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, LOGISTICS những vấn đề cơ bản 3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực Khác
4. TS Nguyên Thanh Thủy, Nguồn nhân lực trong khu vực dịch vụ Logistics và chính sách phát triển ở Việt Nam Khác
6. TS. Nguyễn Đình Hiển, Thực trạng nhân lực Logistics ở nước ta và giải pháp phát triển Khác
9. Nghị Định 140/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ LOGISTICS và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ LOGISTICS Khác
10.Đỗ Xuân Quang (MBA) – trang web saga.vn : Thực trạng định hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam Khác
11. Quyết Định 169/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 , định hướng 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w