Tài nguyên du lịch, theo Pircỹnik “là những tổng thể tự nhiên và văn hoá- lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Trang 2MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập, việc khai thác có hiệu quả tài nguyên là một vấn đề đặt ra có tính hết sức cấp bách Để đạt được điều đó, cần phải tiến hành đánh giá lại các nguồn lực Trong du lịch, một trong những nguồn lực quan trọng là tài nguyên du lịch Trên cơ sở đánh giá một cách chính xác tài nguyên du lịch theo vùng lãnh thổ mới có thể xây dựng được các bản quy hoạch, đưa ra được chiến lược khai thác không gian một cách bền vững, vừa thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ mai sau
Thanh Hoá được coi là một trong 14 tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhất của nước ta Tuy nhiên hoạt động du lịch ở đây chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn Lượng khách năm 2004 chỉ có 701.800 lượt, doanh thu 160 tỷ đổng và nộp ngân sách 10,53 tỷ Các nhà kinh tế chưa đầu tư nhiều vào du lịch Thanh Hoá như ở một số tỉnh khác Một trong những nguyên nhân là họ thiếu thông tin về khả năng khai thác tài nguyên, về tiềm năng du lịch của tỉnh
Về phía Khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho
đến nay đã bắt đầu có môn Đánh giá tài nguyên du lịch cho hệ cao học Tuy
nhiên các tài liệu hầu như rất ít, đặc biệt là tài liệu về đánh giá tài nguyên du lịch của Việt Nam
Trước thực tế đó việc thực hiện mảng đề tài về đánh giá tài nguyên du lịch
là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn
Mục đích của đề tài
Đề tài có các mục tiêu sau:
Trang 31 Tổng hợp, bổ sung và hoàn thiện các phương pháp đánh giá tài nguyên
du lịch, đặc biệt theo hướng lượng hoá các chỉ tiêu định tính
2 Qua việc áp dụng đánh giá cụ thể tài nguyên du lịch Thanh Hoá, rút ra những kinh nghiệm trong công tác đánh giá.
3 Tạo ra một sản phẩm đánh giá tin cậy để tỉnh Thanh Hoá có cơ sờ xây dựng và kêu gọi các dự án đầu tư vào du lịch, góp phần khai thác có hiệu quả
Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng tổng quan về các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
-Khảo sát tài nguyên du lịch Thanh Hoá
-áp dụng đánh giá tài nguyên du lịch theo địa bàn huyện thị
Khách thè và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những công trình có liên quan và tỉnh Thanh Hoá Đối tượng nghiên cứu là các phương pháp (định tính và định lượng) có khả nâng áp dụng để đánh giá tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá
Phạni vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian (đề tài 1 năm) và kinh phí rất hạn chế nên đề tài chỉ giới hạn ở việc khảo sát đánh giá một số điểm du lịch chìa khoá và chi đánh giá ờ 14 /27 đơn vị hành chính cấp huyện, v ề cơ bản tài nguyên du lịch của Thanh Hoá tập trung hầu hết ở trên địa bàn 14 đơn vị hành chính này
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 4Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quán triệt quan điểm này, đề tài đã xem xét đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá theo quá trình phát triển nhu cầu và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của tỉnh, có tính đến khả nãng biến đổi và xu thế phát triển của nó
Quan điểm, đường lối của Đáng
Mục tiêu phấn đấu của Đảng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vãn minh Đây phải là kim chỉ nam cho mọi hành động nói chung, cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng Do vậy mục đích của đtài này cũng dựa theo hướng phần nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần làm cho
xã hội bình đẳng hơn, văn minh hơn, làm cho nước ta nói chung, Thanh Hoá nói riêng thực sự mạnh về kinh tế, vững về chính trị, ổn định về xã hội
Quan điểm hệ thông
Nội dung của quan điểm hệ thống được quán triệt khi nghiên cứu, đánh giá hoạt động du lịch của điểm du lịch Thanh Hoá Đó là đề tài đã xem xét nội dung nghiên cứu trong tình hình hoạt động du lịch của tiểu vùng du lịch Trung tâm và rộng hơn nữa của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước Hoặc khi nghiên cứu
về hoạt động điều hành quản lý nhà nước về du lịch ở Thanh Hoá với tư cách một phân hệ trong hệ thống lãnh íhổ du lịch đề tài đã dựa vào các văn bản pháp quy của nhà nước, cụ thể là của Tổng cục Du lịch Việt Nam Trong khi đó cũng phải thấy rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
ở cấp tỉnh trong việc chỉ đạo các cơ quan cấp dưới
Quan cỉiểm tổììg hợp
Nếu như coi quan điểm hệ thống là cách nhìn đối tượng trong bảng phân
vị thì quan điểm tổng hợp cho cách nhìn sự vật trong mối tương quan với các lĩnh vực khác Mặc dù đề tài nghiên cứu về đánh giá tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch nhưng vẫn cân nhắc đến gía trị của tài nguyên đó đối với một lĩnh vực kinh tế hay văn hoá xã hội nào khác của tỉnh
Phương pháp luận
Trang 5Thu thập và phán tích tư liệu
Tư liệu mà chúng tôi thu thập bao gồm các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, được in thành sách, trên internet v.v (xem TLTK cuối các chương) Chúng có dưới dạng bài viết, dưới dạng bản đồ, bảng sô' liệu hay dưới dạng khác Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn người nghiên cứu đã có được một cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, những kết quả đã được giải quyết và những vấn đề còn đang tổn tại Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế nhất định Trước hết đó là sự không nhất quán của các tư liệu có được Hạn chế thứ hai là các sô' liệu, dữ kiện không mang tính thời sự Hạn chế thứ ba
là các kết luận, đề xuất, kiến nghị được đưa ra mang tính chủ quan của tác giả, nhiều khi những điều này không còn phù hợp với hiện tại.
Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu này là cơ sở để hoạch định cho công tác điền dã (nghiên cứu, điều tra thực địa) sẽ được trình bày dưới đây
Điền dã (nghiên cứu thực địa)
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 2 đợt Đợt 1 vào tháng 10 năm 2004 và đợt 2 vào tháng 3 năm 2005 Do điều kiện kinh phí và thời gian hạn chê nên chúng tôi không thực hiện được điều tra sâu hơn (vào mùa du lịch, mùa chết) để
có được thông tin đầy đủ Song nó là công cụ hữu hiệu để bổ sung, chính xác hoá và cập nhật những thông tin còn thiếu hay đã lỗi thời, điểm yếu của phương pháp thu thập nghiên cứu tư liệu
Các phương pháp diều tra xã liội liọc
Phương pháp điều tra xã hội học cho phép tìm thấy những thông tin cần thiết để điều chỉnh, đưa ra các đề xuất phù hợp Chúng tôi đã sử dụng lực lượng sinh viên và nhân viên tại chỗ để tiến hành điều tra
Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Trong đề tài này, do kinh phí rất hạn chế nên chúng tôi chì mới dùng Mapiníò và phương pháp nhân bản truyền thống.
Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của báo cáo có 3 chương
Chương 1 Tổng luận về tài nguyên du lịch và đánh giá tài nguyên dulịch
Chương 2 Khảo sát giá trị của tài nguyên du lịch Thanh Hoá
Chương 3 Nhận xét và đề xuất của đề tài
Phương pháp bản đồ
Trang 7CHƯƠNG l.T ổN G LUẬN VỂ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH1.1 Tài nguyên du lịch
Xét về mức độ tiềm tàng, tài nguyên được chia thành 2 loại Đó là tài nguyên có thể hữu hạn và tài nguyên vô hạn Cãn cứ vào sự biến đổi của tài nguyên sau khi sử dụng có thể chia tài nguyên hữu hạn thành tài nguyên có thể tái tạo được và tài nguyên không thể tái tạo được Loại thứ nhất là loại sau khi sử dụng chúng mất đi giá trị ban đầu của mình, không có cách nào, hoặc nếu có thì cũng phải chi phí hơn nhiều lần giá trị thu được từ sử dụng chúng, để đưa chúng
về giá trị ban đầu đó Có những loại tài nguyên sau khi sử dụng có khả năng đưa chúng về giá trị ban đầu Giữa khái niệm hữu hạn và vô hạn cũng không có ranh
Trang 8giới rõ rệt Một số tài nguyên nếu khai thác hợp lí thì có thể là loại vô hạn, song nếu khai thác bất hợp lí cố thể làm chúng cạn kiệt dần, trở nên hữu hạn.
Có loại tài nguyên thể hiện ở chính sự tồn tại vất thể cùa mình và cũng có loại tài nguyên thể hiện giá trị cùa mình dưói các dạng phi vật thể như nhiệt năng, cơ năng
Tài nguyên du lịch, theo Pircỹnik “là những tổng thể tự nhiên và văn hoá-
lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ cùa họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế-kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch
vụ du lịch và nghi ngoi”
Nguyễn Minh Tuệ và nnk cũng cho rằng “Tài nguyên du lịch là tổng thể
tự nhiên và vãn hoá-lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục
và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của
họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”
Trong Luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005 tại chương 1, điều 4
mục 4 Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tổ' tự nhiên, di tích lịch
sừ - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vãn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Còn có nhiều định nghĩa khác nữa về tài nguyên du lịch Tuy nhiên hầu hết các định nghĩa này chưa phản ánh được bản chất cùa tài nguyên du lịch Pirojnik và một số học giả cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh
tế, vãn hoá được sử dụng để phục hồi sức khoẻ của con người Trên cơ sở này họ cho rằng địa hình, thuỷ văn, khí hậu, thế giói động thực vật, di tích, lễ hội v.v là những tài nguyên du lịch Thế nhưng rõ ràng rằng không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, không phải bất cứ kiểu khí hậu nào v.v cũng đều có
Trang 9khả năng thu hút khách du lịch, hay nói cách khác không phải tấtc* chun® đ
có thể được khai thác cho kinh doanh du lịch Nhiều khi có nhưng ki ’ thuỷ văn, khí hậu lại là những điều kiện bất lợi, cản trơ việc thu hut kh
nếu ở Đà Lạt có khí hậu như ờ Vũng Tàu hay ngược lại thì liệu Đà Lạt và Vũng Tàu có tên trên bản đồ du lịch nước ta như hiện nay không? Cung theo cach này khó có thể nói được Văn Miếu-Quốc Tử Giám, địa đạo Cu Chi, khi hậu Đ Lạt đã trở thành tài nguyên du lịch từ bao giờ Như vậy cái gì lam cho nươe
khoáng Khánh Hội, Kim Bôi trở thành tài nguyên du lịch? Khi nước khoáng này chỉ được đóng chai để bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước thi no co thể được coi là tài nguyên du lịch không? Từ nhũng vấn đề trên chúng ta thây được rằng khái niệm tài nguyên ữong du lịch có nét khác biệt so với trong cac ngành kinh tế khác Nếu như rừng được coi là tài nguyên vì con người có thê khai thác được từ đây chất đốt, vật liệu xây dựng, nguồn thực phẩm thì chúng
được coi là tài nguyên du lịch vì một lí do hoàn toàn khác Người ta đên vói rừng
vì sự trong lành của môi trường, vì muốn hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên, vì muốn thử sức mình v.v Tại sao mọi người đắm mình trước các bức tranh nổi tiếng ở Viện Bảo tàng Ermitage, Louvre hay Viện Bảo tàng Mĩ thuật trong lời giải thích của người thuyết minh Cái gì làm cho du khách ngẩn ngơ khi đứng trước các công trình kiến trúc lớn hoặc hiện đại như tháp Eiffel, nhà hát opera Sydney, tháp truyền hình Thượng Hải? Rõ ràng rằng mọi người đến tham quan nhà thờ Phát Diệm vì một kiểu kiến trúc nhà thờ kì lạ là chính chứ không phải chỉ thoả mãn nhu cầu tâm linh (nếu có)
Như vậy tài nguyên du lịch phải là những giá trị thẩm mĩ, lịch sử văn
hoá, tâm linh, giải trí, kinh tế của các thành tạo tự nhiên, những tính chất của
thiên nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay hay trí tuệ của con ngưòi làm
nên có sức hấp dẫn vói du khách hoặc được khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Từ đây có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự tồn tại dưới dạng vật thể của
.htah „ 0 Mên „hiẽ„ hoạc cùa các sàn phầm do con „gưùi ạ 0 „ M có m nghĩa nhât định dc chúng dưọc coi là tài nguyen du lịch m
Trang 10không phải sự tồn tại dưới dạng vật thể mà chủ yếu là các giá trị (phi vật thể) đã làm cho các thành tạo tự nhiên, các sản phẩm do con người tạo ra trờ thành tài nguyên du lịch.
2.2.2 1.1.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Tài nguyên của mỗi loại hình du lịch mang tính đặc thù của chúng, tài nguyên chủ yếu cho các loại hình du lịch nghỉ dưỡng là các loại nước khoáng và bùn chữa bệnh, thời tiết và khí hậu thích hợp cho việc chữa bệnh; các hang động
và mỏ muối với kiểu vi khí hậu của nó Nghỉ ngơi bồi dưỡng sức khoẻ sử dụng thời kỳ có khí hậu thích hợp, nước, thực vật, địa hình và các thành phần cũng như các đặc điểm của cảnh quan tạo nên hiệu quả bồi dưỡng sức khoẻ Du lịch thể thao và các cuộc hành trình cần những đặc điểm đặc biệt của lãnh thổ như: những chướng ngại vật (bến đò, đèo, ghềnh, thác ) nhưng vẫn có thể vượt qua được, dân cư thưa thớt và ở cách xa trung tâm Đối với tham quan du lịch, cần những danh lam thắng cảnh tự nhiên và lịch sử văn hoá, các cổng trình kinh tế lớn, những ngày lễ dân gian và những thành phần văn hoá dân tộc (trò chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống)
Tất cả những tài nguyên du lịch này đều mang các đặc điểm sau:
1) Thời kỳ có thể khai thác (thời gian có thể tắm được ở các lưu vực, thời gian tồn tại của lớp tuyết phủ bền vững) để xác định mùa vụ, nhịp điệu du lịch
2) Sự ổn định về mặt lãnh thổ của phần lớn các dạng tài nguyên, tạo ra sự hấp dẫn đối với du lịch và các luồng khách du lịch
3) Vốn đầu tư tương đối thấp và chi phí cho khai thác không cao, cho phép tạo được cơ sờ vật chất kỹ thuật trong một thời gian ngắn và thu được hiệu quả kinh tế, đồng thời có thể sử dụng từng dạng tài nguyên riêng biệt một cách không chuyên
4) Khả năng sử dụng nhiều lần theo định mức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và tiến hành các biện pháp cần thiết để cải thiện, bảo dưỡng
Trang 11Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần chú ý đến toàn bộ các chi tiêu và có chỉ dẫn rõ ràng khách thể đánh giá (loại tài nguyên, đối tượng, lãnh thổ) và chủ thể đánh giá (loại hình du lịch, chu kỳ hoạt động du lịch, hình thức nghi ngoi) Trong địa lý du lịch có 3 kiểu đánh giá tài nguyên du lịch : 1) y-sinh (sinh lý) khi cần xác định được mức độ thuận lợi của môi trường cảnh quan tự nhiên cho việc tổ chức nghỉ ngơi ; 2) tâm lý-thẩm mỹ, khi phân tích đặc điểm tác động về mặt cảm xúc của môi trường tự nhiên tới người đi nghỉ, sự phong phú, đa dạng các đối tượng tự nhiên và lịch sử-văn hoá ; 3) đánh giá kỹ thuật ở đây xác định
lợi ích cùa những tài nguyên-cho việc tổ chức các dịch vụ du lịch-nghỉ dưỡng khác nhau, khả năng hình thành các hệ thống lãnh thổ du lịch chuyên môn và tổng hợp (Mukhina 1973) Tính chất tổng hợp của các tài nguyên du lịch đòi hỏi phải kết hợp cả ba kiểu đánh giá để xác định được giá trị của tài nguyên, hình thức sử dụng chúng một cách hợp lý Người ta cũng dự thảo các phương pháp đánh giá kinh tế tài nguyên du lịch, chú ý đến cơ chế tạo lợi nhuận, so sánh chi phí khai thác tài nguyên một loại hình, gắn với hiệu quả kinh tế cùa dịch vụ du lịch thu được trong lĩnh vực sản xuất vật chất, lượng dịch vụ có sẩn và lợi nhuận nhận được từ việc khai thác tài nguyên du lịch
2.2.3 1.1.3 Phàn loại tài nguyên du lịch
Có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch Thông thường theo nguồn gốc thành tạo người ta phân loại chúng thành tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Một số tác giả gọi tài nguyên du lịch do con người tạo
ra là tài nguyên du lịch nhân tạo Điều này không phù hợp với nghĩa cùa từ nhân tạo vì không phải bất cứ thứ gì do con người làm ra cũng đều được coi là nhân tạo Mặt khác, theo định nghĩa vừa nêu về tài nguyên du lịch có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa khái niệm tài nguyên trong du lịch và các lĩnh vực khác là giá trị của chúng Một số học giả chia thành tài nguyên hữu thể và tài nguyên phi vật thể hoặc tài nguyên hữu hình và vô hình Quan niệm hữu thể và vô thể, hữu hình và vô hình khá trực giác Theo họ, những gì có thể nhìn thấy được, sờ nắm được gọi là hữu thể hay hữu hình, ngược lại là vô thể Những ví dụ có thể
Trang 12minh hoạ họ có thể đưa ra về hữu thể như Vãn Miếu-Quốc Tử Giám, Hạ Long, Nhà thờ Phát Diệm; làn điệu dân ca, phong tục tập quán là vô thể Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, bất cứ một thứ gì được coi là tài nguyên du lịch khi và chỉ khi nó có sức hấp dản du khách hay nói cách khác chúng có một nào đó Những giá trị này có thể nhận được khi du khách nhìn thấy (giá trị thẩm mỹ, giá trị kiến trúc nghệ thuật ), hoặc sau khi nghe thấy (giá trị lịch sử, giá trị vãn hoá ).
Phong cảnh ngoạn mục
Địa hình là tập hợp của vô vàn những thể lồi lõm hoặc tương đối bàng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình
Phong cảnh là tổ hợp các hợp phần tự nhiên (địa hình, lớp phủ thực vật)
mà con người có thể nhìn thấy được
Độ hấp dẫn cùa tổng thể tự nhiên là những đặc điểm như: sự kỳ thú (mức
độ tương phản của các cảnh quan khu vực du lịch so với khu vực thường trú), tính độc đáo (tần số lặp lại hay không bao giờ lạp lại của các đối tượng và hiện tượng) Nó biểu hiện qua sự đa dạng của phong cảnh thiên nhiên ở khu vực Trong địa lý du lịch còn nghiên cứu một dạng đánh giá tổng thể tự nhiên đặc biệt- đó là đánh giá thẩm mỹ Việc đánh giá này phản ánh kết quả phân tích mối tương quan giữa các nhóm du khách khác nhau (thí dụ như những người ở miền đồng bằng và những người ờ miền núi cao) với những tổng thể tự nhiên thông qua đặc điểm kỳ thú của các vùng tự nhiên
Trang 13Khi đánh giá thẩm mỹ cảnh quan của khu vực, cần chú ý đến sự biến động theo mùa của thiên nhiên, đặc điểm chia cắt địa hình, độ che phủ rùng, độ ngập nước, đầm lầy, sự phân bô' dân cư, cho phép phân vùng thẩm mỹ cảnh quan trong khu vực theo vẻ đẹp của nó.
Khí hậu phù hợp
Trạng thái khí quyển với tập hợp các hiện tượng, quá trình vật lý quan sát được trong khí quyển tại một thời điểm nhất định gọi là thời tiết Thời tiết luôn biến đổi theo thời gian và không gian.
Khí hậu là chế độ thời tiết đậc trưng nhiều năm, được tạo nên bời bức xạ
mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí quyển Nói một cách khác, khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết
Các yếu tố chính của khí hậu là bức xạ mạt trời, lượng mây che phủ bầu trời, áp suất khí quyển, tốc đọ gió và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng giáng thuỷ, lượng bốc hơi
Bức xạ mặt trời là tổng năng lượng của mật trời đi đến mặt đất Năng lượng này truyển xuống chủ yếu dưới dạng quang nãng, sau đó chuyển hoá thành nhiệt năng và cơ năng Lượng nãng lượng này là nhân tố chính tạo nên thời tiết của trái đất Do Trái đất có dạng hình cầu nên cường độ bức xạ mặt trời
mà các nơi trên trái đất nhận được sẽ không như nhau, tạo nên sự khác biệt về thời tiết Những vùng ở vĩ độ thấp nhận được nguồn nãng lượng nhiều hơn nên
có khí hậu nóng hơn hai vung cực
Lượng mây xuất hiện ít hay nhiều trên bầu trời ảnh hường đến cường độ bức xạ mặt trời đi đến mặt đất Do vậy đây là một yếu tô' quan trọng tạo nên thời tiết của địa phương
Khí áp là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích của trọng lượng cột không khí có chiều cao bằng chiều dày của khí quyển tại một điểm cụ thể nào đó Khí
áp ở vùng núi sẽ nhỏ hơn khí áp của vùng ven biên Ngoài ra, khí áp còn phụ
Trang 14thuộc vào lượng khí bị dồn nén làm khối lượng riêng của nó tăng hay giảm hơn bình thường trong các điều kiện có gió, bão hay thay đổi nhiệt độ.
Nhiệt độ không khí thể hiện cường độ bức xạ mặt trời mà bề mặt trái đất tại một điểm cụ thể nhận được Một trong những yếu tố có tác động đến nhiệt
độ là độ hấp thụ nhiệt của bề mặt nhận quang năng Bề mặt càng tối (sẫm màu) thì tỷ lệ năng lượng dưới dạng quang năng chuyển sang nhiệt năng càng lớn và ngược lại.
Như phân trên đã trình bày, khí hậu tồn tại ở mọi vùng trên Trái đất Do vậy khó có thể nói khí hậu là tài nguyên du lịch tự nhiên được Cũng như địa
hình, khí hậu nhìn chung được coi là điều kiện của hoạt động du lịch Tuy nhiên
ở một số nơi, nếu không có điều kiện khí hậu phù hợp không thể triển khai được một số loại hình du lịch cụ thể Ví dụ Vũng Tàu không thể là một bãi biển nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách mỗi năm nếu ở đó có khí hậu như Đà Lạt hoặc Sa
Pa Ngược lại Đà Lạt, Sa Pa sẽ không có tên trên bản đổ du lịch Việt Nam nếu ở đây có khí hậu nóng như ờ Vũng Tàu Như vậy không phải cứ khí hậu ôn hoà, mát mẻ được coi là tài nguyên du lịch mà phải là có khí hậu phù hợp với loại hình du lịch nào đó
Tài nguyên nước
Đối với đời sống con người, nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Đối với du lịch nước cũng có thể được coi là tài nguyên, đặc biệt là nước mặt và nước ngầm Nước mặt là nước tồn tại trên bề mặt trái đất ở trông các sông hồ, biển đại dương
Ngoài giá trị đối với đời sống con người là cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt và phục vụ sản xuất hàng ngày, hệ thống sông ngòi có 2 ý nghĩa lớn đối với đu lịch Đó là tạo nên cảnh quan đẹp hấp dẫn du khách Những dòng sông uốn lượn quanh co chảy êm đềm ở các vùng đổng bằng hoặc những thác nước ào ào xối xả ở vùng rừng núi có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ
Trang 15mọi nơi Bên cạnh đó, hộ thống sông ngòi còn là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch sông nước như du lịch thể thao nước, du lịch trên du thuyền
Theo các nhà địa mạo học, hồ được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể chia hồ thành các loại hồ tiềm thực, hồ móng ngựa, hồ núi lửa, hồ kiến tạo, hồ nhân tạo Mỗi nguyên nhân thành tạo sẽ để lại những dấu ấn nhất định trên hình dạng và đặc điểm của hồ.
Hồ nhân tạo là những hồ được hình thành do sự can thiệp của con người Thông thương có 2 mục đích chính để xây dựng hồ nhân tạo Thứ nhất là mục đích trữ nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày Thứ hai là trữ nước để khai thác thế nãng của chúng trong sản xuất điện năng Tuy nhiên theo thời gian, giá trị du lịch cùa chúng ngày càng rõ net, thậm chí đôi khi người ta quên mất vai trò ban đầu của các hồ này Đặc điểm của hồ nhân tạo là khá rộng lớn, nhiều “đảo” do các đình núi bị ngập nước tạo thành
Hồ núi lửa, xuất hiện khi núi lửa đã bị “chết” Hồ núi lửa có miệng hìnhtròn, độ dốc đáy hồ lớn, dạng hình phễu Thông thường nước trong hồ rất trong xanh
Hổ xâm thực là loại hồ được hình thành do vận động sụt lún cùa vỏ trái đất gây ra Trong các loại hồ này, cần chú ý đến loại hổ hình thành trên nền đá
mẹ là đá vôi Lớp đá này có nhiều vết nứt, hang ngầm dưới lòng hồ Những khe nứt này đã làm yếu, đôi khi triệt tiêu lực đẩy của nước trong hồ Do vậy tắm trong các hồ này rất nguy hiểm, ngay cả đối với người giỏi bơi lội
Hồ móng nsựa là loại hồ hình thành sau hiện tượng đổi dòng cùa sông Tất cả các con sông đểu có dạng miandre (rắn lượn) Khi mùa mưa tới nhiều đoạn nước không chảy kịp theo lòng sông đã tràn bờ và chảy thảng xuống nơi thấp hơn Đoạn cong của sông trở thành một khúc sông “chết” Các hồ này có hình như một chiếc móng ngựa nên các nhà địa mạo học đã lấy luôn hình tượng
đó đặt tên cho loại hổ này Đặc điểm của hổ này là mực nước lên xuống theochế độ thuỷ văn cùa sông mẹ, sổng đã sinh ra hồ móng ngựa
Trang 16Theo Ngô Ngọc Cát, Nguyễn Xuân Tãng và Tô Đình Huyên 1990(l) Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đít) có chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tô' hoá học, các khí, các nguyên tố phóng
xạ ) hoặc có một sô' tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH ) có tác dụng sinh lý
đối vói con người.
Vói tư cách là tài nguyên du lịch, nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) có chứa một sô' thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên
tố hoá học, các khí, các nguyên tô' phóng xạ ) hoặc có một số tính chất vật lý
(nhiệt độ cao, độ pH ) có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
T h ế giới động thực vật
Khác với các loại tài nguyên du lịch tự nhiên kể trên, bản thân thế giới động thực vật đã có sức hấp dẫn đối với du khách Trong khi con người đang tìm mọi cách tạo ra một môi trường kỹ thuật dễ chịu hơn so với môi trường thiên nhiên, cũng tức là càng tách biệt với mỏi trường tự nhiên thì ngược trờ lại, với tư cách là một thực thể của thiên nhiên, con người lại muốn quay trở vể với thiên nhiên Điều này thể hiện rõ ở sở thích của những người sống trong các đô thị, các nước có nền công nghiệp phát triển Do vậy, thế giơí động thực vật là một loại tài nguyên du lịch đặc biệt Như chúng ta đã biết, nơi tập trung nhiều động thực vật hoang dã nhất là các vườn quốc gia Đến tháng 6/ 2003 ở Việt Nam có
26 vườn quốc gia Thanh Hoá có một trong số 26 vườn quốc gia ở nước ta Đó là Vườn quốc gia Bên En
2.2.5 1.1.5 Tài nguyên du lịch nhãn ván
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vãn hoá của các đối tượng và hiện tượng xã hội có sức hấp dẫn đối với du khách và được khai thác để kinh doanh du lịch Cũng có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân vãn là các di sản văn hoá
(l> Để tài Đ án h giá tài n guyên nước k hoáng và nước dưới đất Việt N a m phục vụ c h o qu y ho ạch phát triển du
Trang 17Trong Luật di sản văn hoá của Việt Nam, di sản văn hoá được chia thành
2 loại là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể
Di sản văn hoá vật th ể
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, vãn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.(,)
Di tích lịch sử-văn hoá là công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vãn hoá,
khoa học.<2)
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.<3)
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, vãn hoá, khoa học
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm nãm tuổi trở lên.(5)
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quýhiếm, tiêu biểu của đất nước vể lịch sử, văn hoá, khoa học.(6)
Di sản văn lìoá plii vật thể
Di sản vãn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm vãn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công
(l> Đ iểu 4 m ụ c 2 Luât di sàn văn hoá
(2) Đ iéu 4 m ụ c 3 Luât di sàn văn hoá
(,) Đ iẻu 4 m ụ c 4 Luật di sàn vãn hoá
,4' Điéu 4 m ụ c 5 Luật di sân vãn hoá
(5> Điểu 4 m ụ c 6 Luật di sàn vãn hoá
Trang 18truyền thống,tri thức về y, dược học cổ truiyền, về vãn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khácơ)
Có nhiều quan niệm khác nhau trong việc phân chia tài nguyên du lịch nhân vãn Nếu coi tài nguyên du lịch nhân vãn là di sản văn hoá thì cũng có thể chia chứng thành di sản văn hoá phi vật thể và di sản vãn hoá vật thể Tuy cách
phân loại này còn nhiều điều đáng bàn song nó được nhiều người sử dụng nhất
hiện nay.
Theo cách chia này có thể xếp vào nhóm tài nguvên du lịch nhân văn hữu
thể các loại sau: di tích, công trình đương đại, hàng hoá, các mặt hàng ăn uống,
các sản phẩm làng nghề, các tác phẩm nghệ thuật hữu hình Trong số các tài
nguyên du lịch nhân văn vô thể có thể kể đến lễ hội, phong tục tập quán, truyền
thuyết, các tác phẩm vãn hoá nghệ thuật vô hình, nếp sống, nghệ thuật ẩm
thực
Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân vân
-Tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu có giá trị nhận thức, giá trị giải trí
thường là thứ yếu
-Tài nguyên du lịch nhân văn khồng có khả nãng tự phục hổi, bị xuống
cấp ngay cả khi khồng khai thác
-Tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu thu hút du khách có trình độ văn
hoá cao
nơi có cơ sở hạ tầng tốt hoặc ít nhiều thuận lợi nên thường ít phải đầu tư lớn khi
khai thác
-Việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ít phụ thuộc vào mùa vụ nên
hầu như có thể khai thác được quanh năm, góp phẩn giảm sức ép trong kinh
doanh du lịch
Trang 19-Do có sự khác nhau về trình độ vãn hoá, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính v.v nên nhận thức về giá trị cùa tài nguyên du lịch nhân văn ờ du khách không đồng dều, dễ nảy sinh cảm giác nhàm chán nên vai trò của hướng dẫn viên ở đây đặc biệt quan trọng
2.2.6 1.1.6 Vai trò của tài nguyên du lịch đối với việc phát triển du lịch
Đối với viộc phát triển du lịch, tài nguyên du lịch luôn đóng vai trò quan trọng
- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các sản phẩm
du lịch Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch càng cao
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để hình thành các loại hình du lịch, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch,
nó xác định qui mô cùa các hoạt động du lịch và khả năng phát triển du lịch tại địa phương đó
- Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ
du lịch Tuy hệ thống lãnh thổ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố tác động tương hỗ với nhau, nhung tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định sự phân bố không gian của hệ thống, qui mô lãnh thổ của hệ thốno
Nắm được những vai trò quan trọng của tài nguyên mới có những định huớng đúng đắn trong việc tổ chức, phát triển du lịch
1.2 Đánh giá tài nguyên du lịch
2.2.7 1.2.1 Khái niệm
Con người, trong hoạt động kinh tế không ngừng phải lựa chọn từ vô số các đối tượng và hiện tượng xung quanh, những gì đáp ứng tốt nhất các yêu cẩu của mình Vì vậy mà con người luôn phải đánh giá, bởi vì thiếu nó không thể lựa chọn được những đối tượng phù hợp nhất, và do đó không thể có được những phương án tối ưu cho việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và kinh tế
Trang 20Trong các công trình có liên quan vói việc giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, nghiên cứu địa lý giữ vai trò quan trọng, trong đó đặc biệt là các công trình đánh giá các tổng thể tự nhiên.
Đánh giá luôn liên quan với qui hoạch phát triển trong tương lai và với dự báo các kết quả mong đợi Để có qui hoạch đúng đắn cho các tổng thể lãnh thổ cần phân tích chính xác các điều kiện tự nhiên mà trong đó các hệ thống này sẽ hoạt động Công việc này hiện nay không chi thuộc các nhà địa lý mà cả các nhà kinh tế và qui hoạch nữa Tuy nhiên, các nhà qui hoạch cần tham khảo những dữ liệu cần thiết từ kết quả nghiên cứu của các nhà địa lý Kết quả cùa những nghiên cứu này không chỉ đề cập các thông tin cần thiết về các thành phần của mỏi trường tự nhiên, các yếu tố và hiện tượng đặc thù của lãnh thổ mà phải cả những đánh giá về mức độ thuận lợi của chúng cho một lĩnh vực hoạt động nào
đó của con người
Đánh giá là nhận xét hoặc nhận định giá trị (nãng lực, phẩm chất, chất lượng, số lượng ) của đối lượng đánh giá so với một tiêu chuẩn nào đó Đánh
giá có thể hiểu là một quá trình, một hoạt động nhận định giá trị hoặc cũng có thể được hiểu là kết quả của quá trình đó Đánh giá phải dựa vào các chuẩn, tức
là những quy định hay đơn vị đo lường-hiểu theo nghĩa rộng, làm cãn cứ để so sánh
Tồn tại một quan điểm khác nữa, mà những người theo quan điểm này hiểu thuật ngữ đánh giá theo nghiã hẹp Họ cho rằng, để đánh giá chính xác thì trong mọi trường hợp đều phải biểu thị được giá trị và họ hiểu thuạt ngữ này là giá trị, tức là chỉ công nhận đánh giá kinh tế
Trên thực tế, thường xuất hiện những nhiệm vụ như cần phải xác định xem một vùng nào đó là thuận lợi hơn cả cho cuộc sống của con người, hoặc một nơi nào đó thuận lợi hay không thuận lợi cho một loại cây trồng nào đó Những đánh giá tương tự như vậy không thể qui ra giá trị bằng tiền Để thực hiện các đánh giá đó người ta gọi là đánh giá mức độ thuận lợi Điều này cho thấy rằng trước khi kết luận là thuận lợi hay không thuận lợi cho một hoạt động
Trang 21sản xuất nào tại một vùng cần làm rõ xem các điều kiện tự nhiên ờ đó là thuận lợi hay không cho hoạt dộng đó Nếu thuận lợi thì tói mức nào còn không thì tới mức nào.
Cần ghi nhận rằng, bất kỳ một đánh giá kinh tế nào, và trước hết là đánh giá gía trị nào cũng đều chỉ có thể thực hiện được khi đã tiến hành các hoạt động sản xuất vì nó đòi hỏi những sô' liệu về kết quả Đồng thời, đo đạc giá trị bằng tiẻn lại chưa phải ỉà đánh giá.
Đánh giá có thể chỉ là định tính hoặc có thể định lượng Đánh giá định tính là nhận xét thiên về bản chất của hiện tượng hay đối tượng Ví dụ nhận xét
về năng lực của hướng dẫn viên, nhận xét về chuyến du lịch đã trải nghiệm Đánh giá định lượng là so sánh các chỉ tiêu đo đếm được như kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ sâu, độ cao, diện tích, ), số lượng, khối lượng (thể tích, trọng lượng ) Đánh giá định tính cũng có xu hướng lượng hoá để dễ dàng thống nhất và dễ xử lý bằng các công cụ toán tin
Căn cứ vào các mối quan hệ tương tác giữa các khách thể và chủ thể trong
một hệ thống mà có thể chia ra các kiểu đánh giá khác nhau Đó là đánh giá kỹ
thuật, đánh giá theo tâm lý, đánh giá theo sự thích ứng sinh học và đánh giá theo giá trị kinh tế
Khi khách thể (đối tượng đánh giá) là các hợp phần hay tổng thể tự nhiên, chủ thể (những điều kiện cần được đáp ứng) là các hệ thống kỹ thuật, các công
trình kỹ thuật, thì đó là đánh giá kỹ thuật.
Đánh giá các mối tác động trực tiếp giữa các tổng thể tự nhiên với sở
thích hay nhu cầu, nhận thức của con người, đó là đánh giá tlteo tâm lý Một số
nhà khoa học như Pirojnik 1985 (Belarus), Mukhinna (1983), Nguyễn Minh Tuệ
1996 gọi là các đánh giá tâm ỉỷ-thẩm mỹ.
Khi đánh giá các dạng tài nguyên theo sự thích ứng của nó đối với sức khoẻ, khả năng chịu đựng của con người Thí dụ như các yếu tố khí hậu đối với
Trang 22con người thì gọi là đánh giá theo kiểu sinh học Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên cơ sở thực nghiệm.
Đánh giá kinh tế là khi hoạt động đánh giá cho kết quả bằng tiền tệ
So sánh giữa các kiểu đánh giá này cho thấy đánh giá cho các công trình
kỹ thuật hoặc cho cây trồng nồng nghiệp thường đom giản hơn vì những yêu cầu của nhiều loại công trình kỹ thuật hoặc cây trồng nông nghiệp đã được nghiên
cưu và đã được xác định theo những chuẩn mực cụ thể Còn đánh giá tâm lý-
thẩm mỹ hay y-sinh học thường khó khăn, phức tạp hơn nhiều bời nhu cầu, ý thích của con người là hết sức đa dạng và trong nhiều lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu đầy đủ
Trong tất cả các kiểu đánh giá đều nhất thiết phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của cả hai đối tượng tác động tương hỗ, một bên là các tổng thể tự nhiên, còn bên kia là các công trình kỹ thuật, là con người hoặc cây trổng nông nghiệp Khi đánh giá, bất kỳ một đối tượng nào thuộc hệ thống đánh giá cũng có thể là chủ thể hoặc khách thể, tuy nhiên, trong các khảo sát địa lý, khách thể thường là các điều kiện địa lý hoặc tài nguyên, còn chủ thể là hệ thống kỹ thuật, con người, cây trồng nông nghiệp Như vậy, đánh giá bao giờ cũng gồm hai đối tượng
Liên quan đến mức độ nghiên cứu, yêu cầu nghiên cứu của các đối tượng
khác nhau, có thể có nhiều loại nhiệm vụ khác nhau trong những công trình đánh giá Loại nhiệm vụ thường gặp nhất là tìm các yếu tố địa lý (tự nhiên, kinh
tế, xã hội) có điều kiện thuận lợi cho một loại công trình hay một loại hoạt động kinh tế, xã hội cụ thể Trong trường hợp này, đặc điểm của chủ thể đã rõ,
cần tìm những khách thể phù hợp Loại nhiệm vụ thứ hai là tbn một loại hoạt
động, một loại hình du lịch hay một loại công trình phù hợp nhất (mang tính sinh thái chẳng hạn) đối với một khu vực có các điều kiện địa lý cho trước
Trong trường hợp này, các yêú tố điều kiện đã được nghiên cứu kỹ, cần chọn những chủ thể phù hợp Loại nhiệm vụ thứ ba xuất hiện trong trường hợp cả hai đối tượng đều chưa được nghiên cứu Thí dụ như trong rất nhiều loại hình du
Trang 23lịch nghỉ dưỡng đang tồn tại, cần lựa chọn những loại hình phù hợp cho một loại lãnh thổ cụ thể Trường hợp này, cần nghiên cứu cả khách thể lẫn chủ thể và lựa chọn các đối tượng cho phù hợp Thực tế là loại nhiệm vụ này bao gồm cả hai loại trước Vì vậy có thể tách ra thành hai loại rồi giải quyết lần lượt hoặc song song Một loại nhiệm vụ cuối cùng nữa có thể xuất hiện khi cả hai đôi tượng đều
đã rõ, đều đã được nghiên cứu và lựa chọn phù hợp vói nhau Nhưng, mối tương tác giữa chúng chỉ có thể thực hiện được một cách tối ưu trong một bối cảnh kinh tế-xã hội nhất định Vì vậy cần nghiên cứu bối cảnh này Trường hợp này tương đối hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra.
2.2.8 1.2.2 Tổng quan các công trình đánh giá tài nguyên du lịch
Trên th ế giới
Việc đánh giá các tổng thể tự nhiên có ý nghĩa quan trọng nên đã từ lâu được các nhà địa lý quan tâm nghiên cứu Hơn nữa, phải nói rằng đây cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của địa lý Các công trình đánh giá điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhiều hướng phát triển kinh tế khác nhau đã được tiến hành từ những năm 60-70 của thế kỷ XX Thí dụ như đánh giá đất cho các loại cây trồng nông nghiệp; đánh giá các điều kiện tự nhiên cho mục đích nông nghiệp; đánh giá các điều kiện tự nhiên cho việc xây dựng đường sá, phát triển giao thông, công trình xây dựng đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giói như Liên Xô, Ba Lan, Đức, Mỹ, Anh
Đặc biệt, phải kể đến còng trình của L.I.Mukhina 1973 “Những nguyên tắc và phương pháp đánh giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên”, ở đây, ông đã tổng kết nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về lĩnh vực này Cùng với kinh nghiệm thực tế rút ra được từ các công trình nghiên cứu tập thể mà bản thân đã tham gia, ông đã đưa ra những nguyên tắc và phương pháp chung nhất để tiến hành một công trình đánh giá Đây là một công trình có giá trị về mặt phương pháp luận trong lĩnh vực đánh giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên, là kim chỉ nam cho các công trình về đánh giá Tuy nhiên, ông cũng đã
Trang 24chỉ ra rằng đánh giá các đối tượng khác nhau, cho các mục đích khác nhau đều
có đặc thù riêng, nhung về nguyên tắc và phương pháp lại có những điểm chung Chính những điểm chung này là cơ sở để đưa ra một phương pháp luận khoa học thống nhất cho việc đánh giá các tổng thể tự nhiên Song, một phương pháp vạn năng là không thể nào có được Vì vậy, cần phải xây dựng phương pháp luận đánh giá chung cũng như những nguyên tắc và phương pháp đánh giá riêng cho từng loại mục đích khác nhau
Đánh giá lãnh thổ cho mục đích du lịch-nghỉ dưỡng là một hướng thuộc lĩnh vực đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích kinh tế Hướng này đã được nhiều nhà địa lý đề cập đến trong các công trình của mình Trước hết, phải kể đến công trình của các nhà địa lý Xô viết như V.Xtauxkat.1969 nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, phục vụ mục đích qui hoạch du lịch, ô ng đã đề cập đến cả những yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế (rừng, sông, địa hình, đường sá ) khi đánh giá cho mục đích du lịch M.G.Bojcer, đánh giá các điều kiện cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng Đạc biệt, công trình của Iu.A.Veđenhin và N.N.Mirósnhitrencồ đã đánh gía toàn bộ các yếu tô' tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng Công trình của L.I.Mukhina, 1973 về lĩnh vực này có vai trò quan trọng Ông đã xây dựng phương pháp luận đánh giá tổng thể tự nhiên cho một loại hình nghỉ ngơi giải trí cụ thể, đó là nghỉ ngơi tĩnh tại cho những người cao tuổi E.A.Kôtliaiốp, 1978 tiến hành đánh giá lãnh thổ phục vụ hình thành và phát triển các tổng thể lãnh thổ du lịch Còn Pirôjnik, 1985 thì tiến hành phân vùng
du lịch toàn bộ lãnh thổ Liên xô trên cơ sở đánh giá tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như tài nguyên du lịch, cấu trúc của các luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới du lịch nghỉ
dưỡng.
Các nhà địa lý thuộc các quốc gia khác cũng có những công trình nghiên cứu khá đa dạng về lĩnh vực này Thí dụ như M.Klaus (Đức) đã đánh giá các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thực vật) cho việc qui hoạch các trung tâm
Trang 25nghỉ dưỡng J.Vatrinxkaia (Balan) đã xây dựng mô hình đánh giá tài nguyên thiên nhiên cho mục đích du lịch và nghỉ dưỡng Sử dụng mô hình này ổng đã đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên cho loại hình du lịch núi.
Các nhà nghiên cứu địa lý và du lịch thuộc các nước phương tây từ lâu đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch trong các công trình qui hoạch tổng thể phát triển của từng địa phương cũng như trong cả nước Bỏniface & Cooper, 1993; Gun Clare; Baud Bôvy & Fred Lauson 1982; Edward Inskeep đều cho rằng nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là một bước cơ bản trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch Chính vì vậy, trong các tài liệu của mình, họ đều đề cập đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch một cách khá chi tiết Tuy các đánh giá này không tiến hành cho điểm như đánh giá kỹ thuật của Mukhina, nhưng đê áp dụng các quan điểm hệ thống và mục đích, nhiều tác giả cũng áp dụng phương pháp đánh giá theo ma trận Đặc biệt là mảng nghiên cứu
về sức chứa du lịch, các chỉ tiêu về sức chứa cho tùng loại tài nguyên du lịch được nhiều tác giả quan tâm, tuy họ cho rằng đây là vấn đề phức tạp và cần xác định cụ thể cho từng khu vực, từng địa phương trên thế giới (B.Shelby and Th.A.HeberIein,1986) Đây là một vấn đẻ khá phức tạp mà các tác giả thuộc các khu vực khác còn ít đề cập tói
Trong thời gian gần đây, các tác giả có nhiều hướng đánh giá khác nhau cho du lịch vói rất nhiều yếu tố s.de Vries và M Goossen đánh giá độ hấp dẫn của rừng và các tổng thể tự nhiên bằng các yếu tố như: khả năng tiếp cận, hiện trạng sử dụng đất, chất lượng môi trường, hệ thống đường trong rừng, địa hình, các loại tài nguyên nước, khoảng cách Còn Rôsmary đánh giá tài nguyên du lịch cho việc phát triển du lịch bền vững thì bằng các yếu tố như: giá trị của tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận, các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sự lôi cuốn cộng đồng địa phương và sự tham gia của cộng đồng Tuy nhiên các đánh giá này cũng chỉ là định tính chứ chưa có những chỉ tiêu định lượng cụ thể
Trang 26Gần đây, các nhà du lịch hoặc các nhà nghiên cứu môi trường du lịch còn tiến hành xác định giá trị du lịch của tài nguyên và môi trường bằng các phương pháp kinh tế môi trường như phương pháp “chi phí du hành” và phương pháp
“đánh giá ngẫu nhiên” (TCM và CVM) Giá trị này có thể tính ra được bằng tiền nên dễ so sánh Tuy nhiên, kỹ thuật tính toán đòi khá nhiều thời gian và công sức.
Ở Việt Nam
Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, do nhu cầu du lịch bắt đầu phát triển, những công trình về đánh giá lãnh thổ cho mục đích du lịch cũng được phát triển mạnh Từ những nãm 80 đã có một số đề tài khoa học, dự án đề cập tới vấn để này như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986; “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam”, 1986; “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam”, 1991; “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh & nnk, 1991); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam”(Tổng cục du lịch.( 1995» “Địa lý du lịch” phần “Tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk 1997); hoặc “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” (Nguyễn Neọc Khánh, 1999) Để quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch, các
đề tài này đều đã tiến hành đánh giá tiềm năng hoặc tài nguyên du lịch theo từng thành phần, hoặc đánh giá tổng hợp trên phạm vi cả nước (ở tỷ lệ nhỏ) Do tiến hành đánh giá ở tỷ lệ nhỏ, trên phạm vi lãnh thổ lớn nên các công trình này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính và cũng chưa tiến hành xây dựng các hệ thống chỉ tiêu, cho điểm cụ thể
Những công trình tiến hành đánh giá tổng hợp các điểu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch ờ tỷ lệ lớn như: “Dự án qui hoạch tổng thể chỉ đạo phát triển du lịch hồ Đại Lải huyện Mê Linh, Hà Nội” (Vũ Tuấn Cảnh & nnk.1990); “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch” (Đặng Duy Lợi, 1993) Trong công trình của mình, tác giả Đặng Duy Lợi đã đánh giá
Trang 27tổng hợp các điểu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực cho mục đích phát triển du lịch nói chung Căn cứ vào số điểm đánh giá cùa khu vực so vói điểm tối đa để kết luận xem khu vực thuận lợi tới mức nào cho việc phát
triển du lịch, đây chính là hướng đánh giá mức độ thuận lợi các tổng thể tự
và tài nguyên trong khu vực cho việc phát triển du lịch Gần đây, luận án của Lê Văn Tin 1999 “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ
du lịch” cũng theo hướng này Luận văn Thạc sỹ 1997 và luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hải 2002 đã đi sâu vào đánh giá tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần Tác giả đã khá thành công khi đưa ra cách tính lực hấp dẫn giữa điểm du lịch (điểm đến ) và điểm cấp khách
Như vậy là các công trình về đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện
tự nhiên cho mục đích du lịch đều chủ yếu là các luận án tiến sỹ Hầu hết các tác giả đều tập trung đánh giá cho mục đích du lịch nói chung chứ chưa đi vào một loại hình du lịch cụ thể nào Các yếu tố đánh giá tổng hợp bao gồm: vị trí của điểm du lịch; độ hấp dẫn; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; thòi gian hoạt động du lịch; sức chứa khách du lịch; độ bền vững của điểm du lịch và có thêm yếu tô' hiệu quả kinh tế ở các công trình của Nguyễn Thế Chinh
và Hồ Công Dũng
Trong cuốn “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương & nnk, 2000) các tác giả đã hệ thống về các phương pháp đánh giá tài nguyê//n du lịch Trong đó có đề cập đến các kiểu đánh giá, các phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch và đánh giá tổng hợp các dạng tài
Trang 28nguyên du lịch Đây là công trình tổng quan phần lý luận về đánh giá tài nguyên
du lịch đầu tiên, nội dung mới chỉ đề cập được những nét khái quát nhất, trong
đó, phải điểm lại các công trình về hướng đánh giá trong địa lý, có thể đi đến
một số nhận xét sau đây:
- Đánh giá là một hướng quan trọng trong nghiên cứu địa lý vì nó là cơ sờ cho việc qui hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên
nhiên của đất nước Các công trình về đánh giá, trong đó có đánh giá tài nguyên
du lịch đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới
- Các công trình nghiên cứu có xu hướng từ đánh giá từng thành phần đến đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên; từ đánh giá cho mục đích chung đến đánh giá cho từng loại hình khai thác cụ thể; từ đánh giá các đối tượng ở cấp lớn (tỷ lệ nhỏ) đến các đối tượng ờ cấp nhỏ (tỷ lệ lớn)
- Tuy vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội, hướng nghiên cứu này luôn mới mẻ và cần thiết Các đối tượng đánh giá ngày càng đa dạng, phong phú
và phức tạp Các cồng trình đánh giá cũng phải tiếp tục tiến hành, mở rộng địa bàn nghiên cứu và đa dạng hoá các loại hình để phục vụ nhu cầu thực tế đó
- ở Việt Nam đánh giá là một hướng còn khá mới mẻ, nhất là đánh giá cho mục đích du lịch-nghỉ dưỡng Những công trình nghiên cứu theo hướng này mới xuất hiện từ những năm 80 đến nay và chủ yếu ở các tỷ lệ nhỏ
2.2.9 1.2.3 Đặc điếm của đánh giá tài nguyên du lịch
Trong thực tế, hoạt động kinh tế của con người ngày càng mở rộng và càng đa dạng Để đạt được thành công trong hoạt động phát triển, buộc con người phải nghiên cứu, qui hoạch lãnh thổ cho những hoạt động đó Cơ sở để đưa ra những phương án quy hoạch lãnh thổ tối ưu chính là kết quả đánh giá lãnh thổ Do đó, hoạt động kinh tế càng mở rộng và càng đa dạng thì các công trình đánh giá cũng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, làm xuất hiện nhiều
hướng đánh giá mới Đánh giá cho mục đích du lịch là một trong những hướng
mới đó
Trang 29Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức
độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch-nghi dưỡng của con người,
liên quan tói tít cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chi cho một loại hình du lịch cụ thể (Mukhina) Hoặc đánh giá tài nguyên du lịch được hiểu là việc xác định mức độ phù hợp của tài nguyên cho các loại hình du lịch khác nhau ( Boni face & Côper ) Tài nguyên du lịch là giá trị của các thành tạo, tính chất của tự nhiên, các sản phẩm do con người hay cộng đồng tạo nên, là nhân tô' chính tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi giải trí hay tham quan du lịch Vì vậy, đánh giá tài nguyên du lịch cũng chính là đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên, đánh giá các sản phẩm do con người hay cộng đồng tạo nên xem chúng có khả năng thu hút khách hay có khả năng khai thác phục vụ phát triển một loại hình du lịch nào đó nói riêng, phát triển du lịch nói chung Từ đó có thể thấy rằng tiêu chí đánh giá phụ thuộc không chỉ vào yêu cầu phát triển du lịch nói chung mà còn phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại hình du lịch cụ thể, vào từng thị trường khách cụ thể
Do vậy nhũng nhận xét chung chung theo kiểu mô tả như điều kiện khí hậu thuận lợi, có nước khoáng phục vụ du lịch chữa bệnh không được coi là đánh giá Lý do được chỉ ra là điều kiện đó có thể là thuận lợi cho loại hình du lịch này song không phù hợp với loại hình du lịch khác Điều kiện khí hậu ở Vũng Tàu và Đà Lạt hiện nay và việc hoán vị (giả định) chúng sẽ là một minh chứng cho nhận định trên
Khi đánh giá cho mục đích du lịch thường sử dụng các kiểu đánh giá như: đánh giá thẩm mỹ, đánh giá sinh học, đánh giá kỹ thuật và cả đánh giá kinh tế
nữa Kiểu tàm lý - thẩm mỹ nhằm đánh giá mức độ cảm xúc và phản ứng về tám
lý, thẩm mỹ của khách du lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch Kiểu sinh
học nhằm đánh giá các điều kiện môi trường (khí hậu, không khí, nước
khoáng ) thích hợp với sức khoẻ con người hoặc với một loại hoạt động du lịch
nào đó Kiểu kỹ thuật nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với một
loại hình du lịch hoặc một loại công trình phục vụ du lịch Còn kiểu đánh giá
Trang 30kinh tế là nhằm xác định giá trị của khu vực có các tài nguyên du lịch có thể khai thác.
Tài nguyên du lịch có thể được đánh giá theo từng thành phần và đánh giá tổng hợp Mỗi một dạng tài nguyên du lịch như địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật đều được đánh giá theo một số tiêu chuẩn nhất định để phục vụ du lịch nên có thể xác định được những định mức cụ thể cho từng loại.
Hiện nay, khi tiến hành đánh giá theo từng dạng tài nguyên riêng biệt, một số tác giả đã đưa ra những chỉ tiêu và thang bậc đánh giá cụ thể Thí dụ như các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, của Hôrikava; các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngựời của các nhà khoa học ấn độ; các chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản của địa hình của Iu.A.Veđenhin, 1975; chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản giữa các thể tổng hợp tự nhiên của Đặng Duy Lợi, 1991
Việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng l iêng biệt như vậy là cần
thiết, tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể tự nhiên,
đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trẽn một lãnh thổ
Bởi vì chỉ có đánh giá tổng hợp mói cho biết giá trị đích thực và khả nãng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên Một nguồn nuớc có thể được đánh giá rất cao
về mạt chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội được Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại hình du lịch cụ thể, cần phải đánh giá tổng hợp toàn bộ các điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp Trong trường hợp này, không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên cứu trong từng khu vực cụ thể, đối với tùng loại hoạt động du lịch cụ thể
Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là
Trang 31đánh giá cả các điểu kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiểu lĩnh vực khác nhau.
Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thường có rất nhiều yếu tố cần quan tâm như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu
quả kinh tế Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những
yếu tố khác nữa.
Tính tổng hợp của các tài nguyên du lịch đòi hỏi phải kết hợp nhiều kiểu đánh giá để xác định giá trị cùa tài nguyên và hình thức sử dụng chúng một cách hợp lý Tuy nhiên, việc phân loại đối tượng đánh giá theo mức độ thuận lợi cùa chúng cho một mục đích nào đó thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, quy hoạch Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các phương án quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch
Các loại hình du lịch khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với việc xây dựng các cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch Do đó việc đánh giá lãnh thổ cũng phải đáp ứng được những đòi hỏi đó, kể cả với các hoạt động du lịch cũng như các công trình phục vụ du lịch Chính vì vậy, nhiệm vụ của đánh giá lãnh thổ cho mục đích du lịch cũng phải chia thành hai phần: đánh giá cho việc sử dụng của con người vào các hoạt động du lịch khác nhau và đánh giá cho việc xây dựng các công trình phục vụ loại hình du lịch đó
2.2.10.1.2.4 Nội dung đánh giá tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng cho việc phát triển du lịch Tuy nhiên, những loại hình du lịch khác nhau có những yêu cầu khác nhau đối với tài nguyên du lịch Vì vậy, các yếu tố, các chỉ tiêu cần đánh giá cũng rất khac nhau Sau đây chỉ là một số nội dung chính mà du khách quan tâm đến các loại tài nguyên du lịch
Trang 32Khí hậu
Du khách luôn quan tâm đến khí hậu tại địa điểm mình sẽ tới trong
chuyến du lịch, bất kể là họ tham gia hoạt động nghỉ ngơi thụ động (tắm nắng) hay nghỉ ngơi tích cực (lướt ván, cưỡi ngựa, trượt tuyết ) Hơn nữa, khí hậu cùa
điểm du lịch cũng phải tạo nên sự hứng thú Mọi người thường cảm thấy thư
giãn và vui vẻ khi trời quang đãng, có nắng hom là khi bầu trời u ám, ảm đạm Khi xem xét đặc điểm của khí hậu cho du lịch, người ta trước hết quan tâm đến các đặc điểm có liên quan đến trạng thái sức khoẻ của con người; sau đó là liên
quan tới các hoạt động du lịch.
Các đặc điểm của khí hậu có liên quan đến trạng thái sức khoẻ của conngười
người vận động quá sức hoặc phơi mình dưới ánh nắng mặt trời Mồ hôi có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, cơ thể có thể tăng khoảng 2 °c mỗi giờ nếu ta không đổ mồ hôi Khả năng làm bốc hơi nước của không khí lại phụ thuộc vào độ ẩm tương đối Nếu độ ẩm tương đối của không khí quá cao - trên 70% thì sẽ làm cho da khó thoát hơi nước để điều chỉnh nhiệt độ, và nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng khiến ta cảm thấy khó chịu Trong điều kiện độ ẩm tương đối
tượng này chỉ xảy ra ở gần 36°c.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên của nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối cũng cao sẽ làm cho khí hậu không thuận lợi đối với phát triển du lịch, nhất là đối với các hoạt động du lịch không chỉ giới hạn trong phòng có điều hoà nhiệt độ và trên các phương tiện đi lại thông thường Bởi vậy, những vùng gần xích đạo nhìn chung không thuận lợi cho phát triển du lịch ở bất kỳ qui mô nào
Ngược lại, khí hậu khô nóng, con người có thể chịu được, chỉ cần cơ thể được bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp và thường xuyên được cung cấp nước để bổ sung lượng hơi nước mất đi do toát mồ hôi Khí hậu nóng của sa mạc gây nguy
Trang 33hiểm là do sự mất nuớc và do cơ thể bị nóng lên Hiện nay, có những tour du lịch mạo hiểm và du lịch trọn gói đã tiến tới tận rìa hoang mạc và những ốc đảo của Saharan gần bờ biển Bắc Phi.
Tình trạng sức khoẻ của du khách phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ của
vùng du lịch Thí dụ như nhiệt độ trung bình trong ngày thích hợp nhất là
khoảng từ 17,2 đến 21,2 ( N.V.Vinôgrađôp và V.G.Nađejdin) Chỉ số này thường được dùng để đánh giá điều kiện nhiệt độ của các điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Còn những người có sức khoẻ bình thường, họ có thể chịu được nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nhiều
Phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ tối cao và tối thấp, có thể xác định được khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch Thí dụ như Kôtliaróp 1978 xác định thời gian có nhiệt độ trung bình ngày từ 10-22° là thuận lợi cho hoạt động du lịch ở miền núi Côcadơ Tất nhiên đây là những chỉ tiêu dành cho các nước vùng ôn đới ở các vùng có khí hậu nóng hơn, thời gian
Cần lưu ý rằng bất kỳ hoạt động quá sức nào cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể; so với nghỉ biển và nghỉ kết hợp với hoạt động thể thao dưới nước, những hoạt động giải trí trên mặt đất phù hợp với nhiệt độ thấp hơn Liên quan đến nhiệt độ cùa nước biển, một số tác giả ở các vùng khác nhau cũng có nhũng xác định khác nhau Nhiệt độ thích hợp nhất cho tắm biển là nhiệt độ của nước biển
từ 20-25°C, như vậy thì nhiệt độ không khí sẽ phải cao hơn một chút Nếu nhiệt
độ nước biển dưới 20 và trên 30 là không thích hợp
Một người ít vận động và chỉ mặc những loại quần áo nhẹ, mỏng sẽ bắt
nhiệt diễn ra nhanh hơn vì không những nó làm tăng tốc độ bốc hơi nước của da
mà còn tăng tỉ lệ nhiệt thoát trực tiếp từ da ra vùng xung quanh Một cơn gió nhẹ
có thể làm mát cơ thể và đem lại cảm giác thoải mái trong điều kiện nhiệt độ cao nhưng gió cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể nhanh chóng bị lạnh ở nhiệt
Trang 34độ thấp, ờ địa cực và trên những vùng núi cao, nhiệt độ có thể lạnh giá kéo dài ưong cả năm Trong điều kiộn băng giá như vậy, gió làm ảnh hường đáng kể đến khí hậu và khi sức gió tăng, giá rét sẽ làm giảm tiềm năng du lịch của những khu vực có hoạt động thể thao mùa đông.
Dù du khách lựa chọn bất kỳ hoạt động nào, một kỳ nghi sẽ suổn sẻ hơn nếu thời tiết thuận lợi Các nhà điều hành tour rất quan tâm đến sự phân bô theo mùa của ánh nắng mặt tròi và lượng mưa, đặc biệt nếu họ dự định phát triển cơ
sở hạ tầng phục vụ cho cả tour mùa hè và mùa đông ờ cùng một địa điểm Do
đó, cần quan tâm đến tính mùa của ánh nắng, lượng mưa và lượng mây hơn là tổng lượng của chúng bởi đó là điều cốt yếu để phát triển du lịch
Thị trường khách du lịch tập trung chủ yếu ờ bán cầu Bắc Những khu nghi mát phục vụ thị trường này sẽ thu hút đông khách hơn nếu thời tiết khổ ráo
và có nắng đẹp trong suốt những tháng hè (từ tháng 6 đến tháng 9 ) trong khi đối với du khách bán cầu Nam, từ tháng 12 đến tháng 2 là những tháng thích hợp nhất để đi du lịch Các kiểu mưa khác nhau cũng có ý nghĩa nhất định đối với du lịch Những cơn mưa như trút nước nhưng nhanh tạnh trong giai đoạn khí hậu khô nóng ít ảnh hưởng tới đu lịch hơn là những cơn mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài với bầu trời u ám đầy mây
Lượng mây che phủ rõ ràng có liên quan đến mưa ở một vài khu vực, lượng mây hay sương mù dày có thể gây ra mưa Ví dụ như những vùng ven biển chịu ảnh hưởng của những dòng biển lạnh Trong khi, khí hậu xích đạo mặc dù thường xuyên có những cơn mưa lớn nhưng trong ngày lại có những khoảng thời gian có nắng rực rỡ
Đây có lẽ là yếu tố khó đo lường nhất của khí hậu Tổng sô' giờ có ánh nắng mặt trời trong ngày thay đổi theo vĩ độ và theo mùa Tuy nhiên, khổng khí
ô nhiễm sẽ làm giảm cường độ bức xạ của mật trời, thậm chí còn tạo ra lớp sương, khói ngăn cản bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất
Trang 35Du lịch biển có lẽ là một loại hình được ưa thích nhất đối với nhiều người
j một số nước trên thế giới, 70% các kỳ nghỉ nội địa là đến miền duyên hải và
:ÁC chuyến du lịch biển là phổ biến nhất trong các chuyến đi du lịch ra nước
ngoài Sau yếu tô' khí hậu, vùng duyên hải và biển có lẽ là tài nguyên du lịch tự
nhiên quan trọng nhất đối với du lịch Do đó, điều kiện tự nhiên và đặc điểm cùa
các vùng biển và bãi biển đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một kỳ nghỉ thú vị và thành công.
Khi đi biển, trước hết du khách tìm kiếm một bãi biển sạch, nhiều cát, thích hợp cho việc tắm nắng và bơi lội an toàn, với những con sóng nhẹ để trẻ
em có thể chơi ở sát mép nước Noi đó phải không có những đợt thuỷ triều hay những hiện tượng nguy hiểm khác, có thể cuốn đi những người bơi bất cẩn, những thuyền nhỏ hoặc những vật nổi ra ngoài biển Mặc dù ờ gần bờ, biển phải
đủ độ sâu tới ngực để có thể bơi lội thoải mái
Một bãi biển rộng và bằng phảng giúp những nhà cung ứng dịch vụ du lịch có thể xây dựng được nhiều phòng nghỉ và các trang thiêt bị cung cấp cho
du khách khi nghỉ trên bãi biển (bàn, ghế, dù che nắng ) Mặt khác, biển cũng không được quá xa để du khách tắm biển chỉ cần đi bộ ra biển, vì vậy những nơi
có mức thuỷ triều thấp được coi là lý tưởng Chồ ở của du khách và nơi tắm biển cũng không thể cách xa quá, vì đi bộ đường dài hoặc trèo lên trèo xuống các vách đá dốc sẽ rất bất tiện và gây mệt mỏi
Theo quan điểm của các nhà điều hành du lịch, đường tới bờ biển cũng có vai trò quan trọng Những nơi thuận lợi cho việc phát triển khách sạn càng gần biển càng tốt Khi phát triển du lịch ở những nơi có mực nước cao thì cơ sờ hạ tầng dễ bị phá huỷ do gió và sóng nếu có bão vào mùa đông, vì vậy khí hậu mùa đông cũng không phải là không cần quan tâm Sự ổn định lâu dài của miền duyên hải cũng là một vấn đề quan trọng, vì sự đầu tư sẽ trở nên vô nghĩa nếu quá trình xói mòn của biển có thể phá huỷ được các toà nhà và xoá sổ các bãi cát đẹp trên bờ biển
Trang 36Những môn thể thao điển hình và các hoạt động giải trí trên biển như lướt ván, câu cá, lặn, bơi thuyền, đi thuyền buồm và các loại thuyền khác đòi hòi những yếu tố có thể hoàn toàn trái ngược nhau Ví dụ, bãi biển thích hợp nhất cho việc lướt ván là phải thưcmg xuyên có những con sóng lớn Còn đi thuyền buồm lại cần một vùng biển tương đối lặng sóng.
Những người chơi môn du thuyền có kinh nghiệm sẽ thấy thú vị nếu có
nhiều thử thách hơn, và giống như những người đi thuyền khác, họ cần một vùng
biển sâu để thả neo Những người đi câu cá và lặn biển cần một bờ biển sạch,
nước không bị ô nhiễm và có nhiều loài sinh vật biển Mặc dù những chuyên gia thực thụ có thể tìm thấy những tính chất này ở bất kỳ noi đâu, nhưng những nơi
lý tưởng là các vùng duyên hải có những bãi biển thích hợp cho việc bơi lội và tắm nắng Bởi vậy, những đặc điểm của bãi biển và vùng duyên hải sau đây là rất quan trọng đối với du lịch
Hình dạng và đặc điểm của vùng đất phía trên mực nước tạo thuận lợi cho đường đi và việc phát triển cơ sờ vật chất kỹ thuật
Sự ổn định của bãi biển và miền duyên hải tạo điều kiện cho sự đầu tư lâudài
Đây có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất đối vói một bãi biển Bãi biển nhiều cát sẽ thu hút nhiều khách du lịch, còn những bãi biển có nhiều đá cuội hay lầy lội thì ít khi được sử dụng trong du lịch.Tất nhiên, loại đá tạo nên bờ biển có ý nghĩa quan trọng vì đó là yếu tố hình thành nên một bãi biển nhiều cát hay lầy lội
Thuỷ triều là sự dao động có chu kỳ cùa mực nước biển do tác động của
lực hút mặt trăng và mật trời Mực thuỷ triều ở các nơi trên thế giới rất khác
nhau Ngoài ra, mực nước thuỷ triều còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý nữa Tại một địa điểm, mực thuỷ triều vào các ngày trong tháng cũng không như nhau phụ thuộc vào vị trí của mặt trãng và mặt trời đối với nơi đó Ngày sóc, vọng thuỷ triều lên cao nhất; còn các ngày trực, thế mực thuỷ triều lên thấp
Trang 37nhất Độ lớn cùa mực thuỷ triểu có ảnh hưởng tới du lịch Cụ thể là thuỷ triều càng lớn thì bãi biển dường như càng rộng hcm Khả năng xói mòn của biển trải
ra trên một vùng rộng giữa giới hạn của thủy triều và biển, làm cho bãi biển rộng và dốc dần Điều này thoạt nhìn có vẻ như là một thuận lợi cho du lịch vì
nó tạo ra một bãi biển rộng, một dải đất dài để khám phá biển Tuy nhiên, ở mức
thuỷ triều thấp nhất, biển thường quá hẹp để cho hoạt động tắm biển.
Một vấn đề khác là ở những vùng biển này thuỷ triều có thê lên rất nhanh
Một đợt thuỷ triều lên hoặc xuống nhanh thường liên quan tới những dòng thùy triều nguy hiểm, đặc biệt ở những cửa sông dạng phễu, gây mất an toàn cho hoạt động bơi lội và đôi khi rất nguy hiểm cho chèo thuyền và đi thuyền buồm Những dòng thuỷ triều nguy hiểm cũng có thể xảy ra ở xung quanh và giữa các đảo và ở những mũi đất nhỏ
Tuy nhiên, thuỷ triều tương đối lớn cũng có một thuận lợi đối với du lịch
vì thuỷ triều hoạt động như một nhân tố làm sạch nước, mang đi những chất thải
và làm sạch cát
Khi đánh giá bãi biển cũng cần chú ý đến các loại ô nhiễm biển như: rác thải rắn bị dạt vào bờ khi thuỷ triều lên cao; dầu ở dạng lỏng trôi nổi trên mặt biển; những chất hoá học hoà tan hoặc không bị phân giải theo các dòng chảy
đổ vào biển; nước cống đã hoặc chưa được xử lý từ các thị trấn ven biển; nước nóng đã được sử dụng cho việc sưởi ấm, hoặc từ các qui trình công nghiệp, từ các nhà máy điện Các loại ô nhiễm trên đều có ảnh hường đối với du lịch
Khách du lịch đến với các cảnh quan thiên nhiên vì nhiều lý do; động cơ
đi du lịch của họ có thể đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với du lịch ven biển Họ có thể đến để chiêm ngưỡng những điều kỳ thú của thiên nhiên như các thác nước lớn, các yếu tố có liên quan đến hoạt động cùa núi lửa (các suối nước nóng các nguồn nước lưu huỳnh ), các quá trình địa chất, địa mạo như các hang động sự thành tạo cùa đá, hoặc những phong cảnh đẹp
Trang 38Du khách cũng có thể đến những nơi có phong cảnh thiên nhiên để tham gia các hoạt động như chèo thuyền, canoeing, săn bắn, leo núi, tàu lượn và trượt tuyết Trong trường hợp này, địa điểm quan trọng hơn là phong cảnh cùa nó Ngược lại, những hoạt động như đi xe đạp, cưỡi ngựa và đi bộ lại phụ thuộc nhiều vào giá trị của phong cảnh.
Trong những kỳ nghỉ, khi việc đi du lịch được coi trọng hơn là nơi đến du lịch thì sẽ rất lý tưởng nếu đi nghỉ ờ nơi có nhiéu phong cảnh đẹp và những ngôi làng đẹp.
Mặt khác, con người có thể thích đến với các vùng quê để trải nghiệm cuộc sống khác lạ với noi mà họ thường sống, để tránh khòi những tắc nghẽn giao thông, áp lực của môi trường thành phố Đặc biệt ờ những nước có mức độ
đô thị hoá cao, du khách thành phố có thể mong muốn tham gia vào cuộc sống nơi thôn quê như các công việc đồng áng hoặc chăn nuôi gia súc
Du lịch thiên nhiên đã được chuyên môn hoá và phát triển do nhu cầu đi
du lịch tự nhiên gia tãng, hơn nữa, con người ngày nay mong muốn được nhìn thấy động vật hoang dã ngoài thiên nhiên hơn là trong các sờ thú hay trong các công viên
Dạng địa hình và vị trí địa lý : dạng địa hình quy định sự có mặt hoặc không của nhiều yếu tố hấp dẫn du lịch (ví dụ các hang động để, những mỏm núi nhũng vách đá hoặc, những đoạn đường dốc )• Yếu tố vật lý quan trọng tạo nên phong cảnh là nguồn nước, tạo nên hình dáng của phong cảnh như các dòng sông, hồ và các biển ở vùng nội địa
Thực và động vật tự nhiên: trên bề mặt trái đất, động thực vật tự nhiên rất
đa dạng phong phú và được phân bố ở những vùng tự nhiên khác nhau từ xích đạo đến cực như: rừng rậm xích đạo, xavan, cây bụi, đài nguyên, hoang mạc cực Tính chất của giới động thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới Địa hình và thực vật khi chưa được con người khai phá tạo nên những phong cảnh hoang sơ trên thế giới
Trang 39Bên cạnh những phong cảnh hoang sơ đó là những vùng đã bị tác động của con người Nhiểu loại thực vật tự nhiên đã thay đổi bơi các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp của con người Những phong cảnh được tạo ra do sự thay đổi của con người và sự khai phá những loài thực vật tự nhiên có thể gọi là cảnh quan nhân sinh Sự tác động của con người tới các cảnh quan thiên nhiên đã tạo nên sự đa dạng cùa cảnh quan nhân sinh trên thế giới Thí dụ như những luỹ tre làng ở vùng đồng bằng, những thửa ruộng bậc thang ờ miền núi, những rừng cọ, đồi chè ở vùng trung du
Đê đánh giá một cảnh quan đẹp quả là hết sức khó khăn bời vì vẻ đẹp được đánh giá theo cách nhìn của từng người, mỗi người khác nhau có những sở thích khác nhau, phụ thuộc vào kiến thức, vãn hoá, học vẩn và sự trải nghiệm của bản thân Đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu và đánh giá chúng Kết quả cho thấy rằng, có một sô' loại phong cảnh nào đó đáp Ứn2 đựơc sở thích của nhiều người
Nghiên cứu những sở thích về phong cảnh theo các dạng địa hình khác nhau chỉ ra rằng phong cảnh có địa hình tương phản có sức hút lớn nhất và gây cảm xúc mạnh nhất đối với du khách Địa hình tương phản là các dạng địa hình
có sự khác biệt lớn về độ cao tương đối, giữa đỉnh cao nhất (ví dụ như đỉnh của ngọn núi, ngọn đồi hay cao nguyên) với nơi thấp trũne nhất của khu vực (có thể
là một thung lũng sông, mặt hồ hay đồng bằng) Do đó, độ cao tương đối có ý nghĩa quan trọng hơn so với độ cao tuyệt đối
Độ tương phản cao sẽ có những điểm nhấn rõ nét, ví dụ những thung lũng sâu, những vách đá hay mỏm đá Địa hình tương phẩn cao có thể tạo nên tầm nhìn xa và gây cảm xúc mạnh Các lưu vực nước ở đây luôn tạo thêm vẻ đẹp cho phong cảnh, có lẽ bởi vì bề mặt của nước tạo ra sự tương phản rõ nét với những sườn dốc ở xung quanh và phản chiếu lại ở trong nước (như các mặt hồ)
Những nơi có độ tương phản thấp, như các cánh đồng lượn sóng hoặc bề mãt của các cao nguyên có xu hướng làm cho tầm nhìn hạn chế hơn; còn những vùng thật sự bằng phẳng (với độ tương phản bằng 0) làm cho tầm nhìn xa bị gián
Trang 40đoạn bởi cây cối hay các chướng ngại vật Phong cảnh như vậy tạo cảm giác nhàm chán.
Giới động thực vật lại được đánh giá theo những tiêu chí khác Trên thế giới, thực động vật phân bố theo những vùng tự nhiên khác nhau.
Một sô nghiên cứu thị hiếu của du khách trong lĩnh vực này cho thấy rằng phong cảnh hoang sơ kết hợp vói địa hình núi thường gây hấp dẫn cho du khách Mặt khác, những nơi có rừng cũng thường hấp dẫn du khách, bất chấp địa hình, địa thế.
Những cảnh quan tự nhiên, hoang sơ, hoặc các khu vực có rừng thường hấp dẫn nhất, và bất kỳ một lưu vực nước nào cũng sẽ làm cho cảnh quan trở nên lôi cuốn hơn
Riêng đối với các nguồn nước khoáng, chủ yếu được đánh giá cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Vì vậy, nội dung đánh giá các nguồn nước khoáng chủ yếu dựa vào giá trị chữa bệnh cùa chúng Khả năng chữa bệnh của nước phụ thuộc vào thành phần, nhiệt độ, nồng độ khoáng chất
Để bảo vệ cảnh quan và giới động thực vật hoang dã, nhiều vườn quốc gia trên thế giới đã được thành lập và bảo tồn Đây cũng chính là những nguồn tài nguyên du lịch quý giá và nổi tiếng trên thế giới Tuy nhiên, cần có sự qui hoạch cho phát triển du lịch và cho bảo tồn để các hoạt động này không mâu thuẫn với nhau
Du khách bị lôi cuốn bởi những di tích lịch sử là do những nguyên nhân sau: niên đại của các di vật cổ của những nền vãn minh xưa hoặc các thành tựu
kỹ thuật của văn hoá cổ Ví dụ như các Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành
ở Trung Quốc, Angco vát ở Campuchia
Du khách thuộc các nền văn hoá khác nhau thích thăm thú các di tích chỉ nhằm mục đích cảm nhận vẻ đẹp về nghệ thuật và kiến trúc Ví dụ: du khách bị hấp đẫn bởi vẻ đẹp của Nhà thờ đá Phát Diệm, Tháp Chăm ở Trung bộ