Huyện Lam Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 95)

Cung Điện An Trường là tên cung điện ở xã An Truờng, huyện Thụy

Nguyên, nay là huyện Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Đây là noi ờ trong thời gian nội chiến Lê - Mạc của các vua thời Lê Trung Himg từ Trang Tông (1533-1548) đến tháng 3 năm Quý Tị (4-1593) đời Lê Thế Tông mới trờ về kinh đô Thăng Long. Về sau hành cung An Trường làm nơi đặt cung miếu cùa các chúa Trịnh, gọi là Nghi Kinh

Đền Cung Từ Hoàng Hậu thuộc địa phận xã Thịnh Mỹ, huyện Lói Dương

tỉnh Thanh Hóa. Đền thờ hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần, vợ cả Lê Thái Tổ, mẹ vua Lê Thái Tông. Bà người xã Quần Đội, huyện Lôi Dương, làm vợ Lê Lợi khi chưa khởi nghĩa, năm Quý Mão (1423), bà sinh con là Bang Cơ (sau nối ngôi tức Lê Thái Tông). Lúc này Lê Lợi chống nhau với giặc Minh phải di chuyển luôn, không ở yên một chỗ nào. Bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Năm ất Tị (1425), Lê Lợi đem quân vào đánh giặc Minh ở Nghệ An, đến gần thành Triều Khấu thì bà mất. Nãm 1434, Lê Thái Tông lên ngôi, truy tôn mẹ làm Cung Từ quốc thái mẫu. Năm Thiệu Bình thứ 4 (1437), lại truy tôn thụy hiệu là Cung Từ Quang Mục quốc thái mẫu.

Về cái chết cùa bà, có truyền thuyết do Lẽ Quý Đôn chép trong Đại Việt thông sử: Lê Thái Tổ đến thành Triều Khấu ờ huyện Hưng Nguyên, nơi này có

đển thờ thần Phổ Hộ. Ban đêm vua mộng thấy có vị thần đến bảo rằng: “Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt giặc Ngô, làm nên nghiệp đê?’ Hôm sau vua gọi các bà vợ đến, hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm thiên tử” Các bà khồng ai nói gì, chỉ có hoàng hậu quỳ thưa: “Nếu minh cồng giữ lời hứa thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con thiếp”. Nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bề tồi, nhận theo lời hẹn đó. Lúc này hoàng hậu có con mới được ba tuổi, bèn giao cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần, dùng hoàng hậu làm vật tế. Hoàng hậu mất, đó là ngày 24 tháng 3. Khi vua Thái Tổ đã bình định được thiên hạ, lên ngôi hoàng đế, bảo rằng: “Bà ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần của nước ta, khổng ai dám trái”. Bèn sai người ở động Nhân Trầm là Lê Cố rước quan tài về ở Thanh Hóa. Lê Cố đi đến xã Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sồng, bèn ngủ trọ ở chợ. Đến đêm mối đùn lên quanh quan tài một đống rất cao, biến thành nấm mồ. Sứ giả thấy lạ, trở về tâu vua. Vua chợt hiểu ra, nói: “Đớ là vị thần đã làm theo lời hẹn”, bèn sai bảo cứ để quan tài ở đó, dựng điện Hiến Nhân để thờ, đổng thời dựng miếu, đặt bài vị ở Lam Kinh để cúng tế.

Lại tương truyền rằng về sau Lê Thái Tổ chọn quận vương Tư Tề làm giám quốc, có ý truyền ngôi. Một hôm giữa trưa, vua nằm ngủ, chợt mộng thấy hoàng hậu (bà Ngọc Trần) hiện lên trách rằng: “Nhà vua phụ công của thiếp: từ hồi khởi nghĩa, đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi mà ơn thánh chẳng được hưởng”. Vua tỉnh dậy, lòng bồi hồi xúc cảm, bèn quyết việc lập Bang Cơ làm con đích, cho nối ngôi.

2.11. Huyện Như T hanh và huyện Như Xuân

Như Thanh và Như Xuân là hai huyện miền núi cùa Thanh Hoá có tổng diện tích gần 1.300km2. Địa hình hai huyện này vào loại phức tạp nhất, mật độ chia cắt sâu tuy không lớn như vùng núi tây Bác, song tính phức tạp của nó khôno kém. Tài nguyên du lịch quan trọng nhất của khu vực này là tài nguyên

du lịch tự nhiên được tập trung trong khoảng 40.000ha vườn quốc gia Bến En (kể cả vùng đệm)

Là một trong 26 vườn quốc gia của nước ta hiện nay, Vườn Quốc gia Bến En được thành lập theo quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chớnh phủ) ngày 27/01/1992.

Nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân tinh Thanh Hoá tại vị trí 19031' đến 19043’ vĩ độ Bắc và 105025' đến 105043 kinh độ Đông, Vườn Quốc gia Bến En có diện tích 16.634 ha trong đó có 8.544km2 là rừng nguyên sinh và 31.172 ha vùng đệm bao quanh với chức năng làm giảm sức ép của cộng đồng lên Vườn.

Trực thuộc Ưỷ ban Nhân dân tinh Thanh Hoá, Vườn Quốc gia Ben En có mục tiêu và nhiệm vụ chính là bảo tồn hệ sinh thái núi đất nhiệt đới ẩm thường xanh và nửa lá rụng (mà điển hình là kiểu rừng lim và săng lẻ), bảo tồn các loài thú quý hiếm (như khi vàng, sóc bay, hổ, báo), phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen, tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên, môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Phát huy thế mạnh cùa mình, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En rất chú trọng các hoạt động du lịch sinh thái. Một trong những nét đặc trưng và là thế mạnh của Vườn là trong vườn có hồ Bến En với diện tích khoảng 2.000 ha nhưng vào mùa mưa diện tích mở rộng ra hơn 4.000ha. Trong lòng hồ có khoảng 50 hòn đảo lớn nhỏ. Hồ bao quanh chân núi đỏ với với nhiều hình thù kỳ vĩ. Đặc biệt trong dãy Hải Vân có khá nhiều hang động karst vẫn giữ được khá nguyên vẹn vè hoang sơ của nó như hang Ngọc, hang Tối, hang Dơi...Một trong những hang động ở đây đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước nhà là hang Lũ Cao, nơi anh hùng Trần Đại Nghĩa cùng các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ đã “sáng chế” và sản xuất được nhiều loại vũ khí như bazoka, súng hoả tiễn, mìn, lựu đạn... làm kinh hoàng kẻ thù!

v ề mặt sinh giói, hệ động, thực vật của Vườn khá phong phú đa dạng.

Tại đây có 737 loài thực vật. Đây là hệ thực vật miền Bắc với lim xanh, lát

hoa, dổi xanh, sếu mặt, vàng tâm, chò chỉ, sau sau, trai lý, vĩ hương,...Ngoài ra ở Vườn cũng có mặt cả một số thực vật của hệ thực vật miên Nam mà điển hình là săng lẻ.

Vườn có 64 loài thú, 194 loài chim, 28 loài lưỡng cư và 58 loài cá nước ngọt, đặc biệt là sự đa dạng cùa côn trùng cánh vảy. Có đến 20 loài thú có tên trong sách đỏ, trong đó, điển hình là loài vượn đen mỏ trắng (Hylobates leucogenys).

Với sự phong phú và đa dạng như vậy nên đã có nhiều dự án, chương trình được thực hiện tại Vườn quốc gia Bến En như: Chương trình dự án vùng đệm, Chương trình phục hồi sinh thái, Dự án 661, Dự án điều tra khu hệ động vật, đánh giá tác động cùa vùng đệm để xây dựng chiến lược bảo tồn Vườn quốc gia Bến En, Dự án điều tra đa dạng sinh học, Dự án điều tra hỗ trợ được nhiều cơ quan tổ chức Việt Nam cũng như quốc tế thực hiện.

Việc tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá được áp dụng từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu bao gổm 3 giai đoạn và 10 bước tiến hành. Mặc dù vậy, với việc lần đầu thử áp dụng phương pháp đánh giá tài nguvên du lịch trong thời gian rất hạn chế là 1 năm của đề tài nhóm tác giả đã tận dụng tối đa nguồn chuyên gia địa phương trong việc lượng hoá các tài nguyên trong phạm vi từng đơn vị khảo sát. TT Tài nguyên du lịch GT s.dl KN Hệ số Điểm chung 1 VQG Bôn En 4 166 8 20 3560 2 Đển Phủ Xung 1 0.15 2 1 3.15 3 Đển Phù Na 1 0.1 2 1 3.1 4 Đển Khe Rồng 1 0.15 2 1 3.15 £ (Điểm chung) 3569.4 M 0.00682

2.12. Huyện Nga Sơn

Nga Sơn là một huyện không lớn nằm ở phía Bắc Thanh Hoá, là một trong 6 huyện nằm ven biển. Có lẽ khi nhắc đến Nga Sơn, người Việt Nam ta ai cũng nhớ đến 2 câu thơ:

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vài tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Với đặc điểm địa lý của vùng cửa sông ven biển, ở Nga Sơn đã hình thành một nghề truyền thống là nghề dệt chiếu cói. Nghề dệt chiếu cói Nga Sơn có ở một số xã của huyện Nga Sơn, đây là một trong những nghề có đông đảo nhân dân ở miền duyên hải Nga Sơn tham gia sản xuất. Với bể dày trên 150 năm, sản phẩm chiếu cói Nga Sơn rất nổi tiếng, chiếu và các mặt hàng làm từ cói Nga Sơn ngày nay đã làm cho địa danh này vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới nước ta, và các sản phẩm thủ công làm từ cói của Nga Sơn đã trở thành một mặt hàng yêu thích.

Các sản phẩm có tiếng đó là chiếu đậu, chiếu hoa, chiếu lõi xe đan thảm cói. Chiếu Nga Sơn không chỉ nổi tiếng trong thị trường nội địa mà còn được ưa thích trên thị trường quốc tế. Cho đến tận bây giờ, mặc dù chiếu nilon, đệm mút không thiếu và không đắt nhưng nhờ chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mầu mã cũng như tính ưu việt của cói thiên nhiên nên chiếu Nga Sơn vẫn được xuất khẩu liên tục sang một sô' nước, đặc biệt là Trung Quốc, một thị trường lớn của thế giói.

Ngày nay, ờ Nga Sơn, chiếu không còn là sản phẩm duy nhất nữa. Năng động trong cơ chế thị trường, nhạy bén trong xu thế hội nhập, Nga Sơn đang ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm từ cây cói truyền thống thành các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay hàng lưu niệm... Cho đến nay, trên địa bàn huyện có 3 công ty và 10 xí nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh chiếu cói và các sản phẩm từ cói thu hút và tạo việc làm cho gần 20.000 lao động, mỗi năm cuung cấp cho thị trường trên 2 triệu lá chiếu với doanh thu trên 30 tỷ đồng.

Nga Sơn không chỉ được biết đến vói chiếu và các sản phẩm từ cói mà còn được nhắc đến trong một truyền thuyết được nhiéu người nhắc đến. Đó là động

Bích Đào hay còn gọi là động Từ Thức. Động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện,

huyện Nga Sơn (cách thị trấn Nga Sơn 6km về hướng đông bắc), động còn có tên là Từ Thức vì gắn với câu chuyện cổ dân gian về cuộc tình duyên giữa một người trần tên là Từ Thức với nàng tiên Giáng Kiều. Động Bích Đào nằm trên dãy núi Thần Phù (hay còn gọi là Thần Đầu, Giáp Sơn) bao gồm ba hang động

là động ngoài, động giữa và động trong. Trong long hang động có các khối thạch nhũ đẹp, kỳ ảo nhiều hình dáng và có miếu thờ Sơn Thần. Dưới ánh đuốc, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được mỏ tả thành một thế giới gần gũi với đời sống như “cây bạc”, “cây vàng”, “ao bèo’1, “rồng ấp trứng” đi sâu vào trong lại có cả giá chiêng, giá trống, phường bát âm, bàn cờ tiên... trong động có “đường lên trời” và lối “xuống lòng đất”. Nơi đây còn có nhiều bài thơ văn của các danh sỹ ca ngợi vẻ đẹp của động, đặc biệt là bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc vào vách đã trước cửa động vào thế kỷ XVIII. Ngoài ra, quanh động còn có nhiều di tích, thắng cảnh khác như Động Bạch ác, động Mắt Voi, chùa Tiên, cửa biển Thần Phù... và dấu tích căn cứ Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, động Bích Đào còn hấp dẫn bởi truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên” trong “Truyền kỳ mạn lục”. Là một quan tri huyện hiểu biết, Từ Thức tìm thấy trong rượu chất men của nghệ thuật, trong thiên nhiên sự hoành tráng của tạo hoá. Trong tình trạng say sưa như vậy ông đã đi lạc lên cõi tiên và gặp Giáng Hương, một nàng tiên nữ yêu kiều rồi cùng nàng kết tóc xe duyên. Sống trong bổng lai tiên cảnh cùng tiên nữ với bao kho tiền, đụn bạc. kho muối, kho gạo, đủ loại cây trái và các của ngon vật lạ mà Từ Thức vẫn thấy thiếu thốn điều gì. Đó là cuộc sống dưới trần gian. Vì vậy sau này ông đã dứt áo tìm đường quay về quê hương xứ Thanh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đều Bích Đào ờ núi Bích Đào, xã Trị Nội, nay là xã Nga Thiên, huyện

Giáng Kiều. Trong động có bàn cờ, hình thù kỳ lạ từng được ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Tương truyền động núi này là nơi Từ Thức gặp tiên. Nàng tiên Giáng Kiều, một hôm xuống trần gian hóa làm người con gái đi xem hội hoa mẫu đơn ở chùa Tiên Du, trót ngắt một bông hoa trong vườn, bị sư trụ trì bắt

giữ. Từ Thức nhân đi xem hội, thấy vậy bèn cởi áo chuộc tội, xin tha cho Giáng Kiều. Sau Từ Thức từ quan đi thăm các nơi núi sông cảnh đẹp, đến động Bích

Đào, tình cờ gặp lại cô gái ngày trước. Giáng Kiều mời ân nhân ghé thăm nhà mình ở núi Bổng Đảo ngoài khơi. Từ Thức theo lời dận, gặp lại Giáng Kiều, ở chơi vài hôm, khi trở về thấy cảnh vật quê nhà đã đổi khác, bấy giờ mới biết mình từ cõi tiên trở về.

Đền Chiếu Bạch Sơn Thần ở xã Bình Lâm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh

Hóa. đền thờ Lê Phụng Hiểu. Ông người xã Dương Sơn (xưa là hương Bàng Sơn), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, lúc trẻ có sức mạnh hơn người, Lý Thái Tổ biết tiếng dùng làm thần vệ, thăng đến chức Vũ vệ tướng quân. Sau khi Lý Thái Tổ mất (1027), ba hoàng tử là Đông Chinh vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức vương gây biến loạn. Lê Phụng Hiểu tay cầm gươm dẫn quân cấm vệ đến cửa Quảng Phúc hô to: “Bọn Vũ Đức ngấp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu..., thần Lê Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng!”. Rồi xông vào bắt giết Vũ Đức vương tại trận. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Lê Phụng Hiểu được thăng làm Đô thống thượng tướng quân. Khoảng niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1048), ông theo Lý Thái Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, làm tiên phong, phá tan được quân giặc. Sau khi ông mất, dân bản xã lập đền thờ, các triều đều có phong tặng. Nãm Minh Mệnh thứ 4 (1823) có sắc chỉ cho thờ phụng Lê Phụng Hiểu ở miếu Lịch đại đế vương.

Chùa Sùng Nghiêm dựng nãm Nhâm Tí niên hiệu Thiệu Khánh thứ 3

(1372) đời Trần Nghệ Tông ờ trên núi Vân Lôi (cũng gọi là núi Vân Nham) thuộc xã Thạch Giản, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chủ trì việc dựng chùa là một hòa thượng, không rõ tên, trước trụ trì ở chùa Khánh Vân, nhân đi vân du thấy thê' đất ở núi Vân Lỗi bốn bề sầm uất, bèn mở núi bạt rừng, dựng am đúc

tuợng w...C hùa làm xong, hòa thượng mời Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh soạn văn bia, Chi hậu thư Mai Tinh viết chữ để khắc vào đá.

Chùa Bạch Ác ởtrong động đá núi Thần Phù thuộc Trị Nội, huyện Nga

Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Động này có nhiều dơi nên thường gọi là Động Dơi. Chùa có 3 cửa, phía dưới là hồ sen. Xưa chùa lấy vách hang núi làm mái, khoảng đầu đời Thiệu Trị (1841-1847) án sát Nguyễn Khắc Trạch mói cho xây và lợp mái ngói. Bạch ác là con quạ trắng, chưa rõ vì sao chùa dùng chữ ấy để

đặt tên.

TT Tài nguyên du lịch GT s.dl KN Hê số

Điểm chung 1 Cửa biển Thần Phù 2 3 2 -1 7 2 Động Bạch ác 2 2.5 2 1 6.5 3 Động Bích Đào 2 3.5 4 10 95 4 Động Mắt Voi 2 2.5 2 1 6.5

5 Nghề dệt chiếu Nga Sơn 1 2 2 1 5

6

Căn cứ khởi nghĩa Ba

Đình 1 7 2 10 100 7 Chùa Tiên, hồ Đồng Vua, động Phủ Thông 1 10 4 10 150 8 Đền Chiếu Bạch Sơn Thần 1 0.15 4 1 5 15 9 Chùa Sùng Nghiêm 1 0.15 2 1 3.15 10 Chùa Bạch ác 2 0.15 2 1 4.15 £ (Điểm chung) 382.45 M 0.0689 Điểm tổng 26.350805

2.13. Huyện Quảng Xương

Huyện Quảng Xương nằm cách thành phố Thanh Hoá khoảng lOkm về phía nam. ở đây có Quảng Phong là một xã có nghề mây tre đan truyền thống nổi tiếng của Thanh Hoá. Nghề này được cư dân mang đến trong quá trình nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 95)