Xây dựng tiêu chí và thang điểm đánh giá mức độ thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 70)

Độ hấp dẫn cùa tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch vốn rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên dựa vào sự phân loại tài nguyên du lịch, ta có chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để xây dựng tiêu chí và thang điểm cho phù hợp.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Dựa vào việc phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên thành những thành phần bao gồm: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật và cảnh quan hay hệ

nguyên đó bao gổm những thành phần tự nhiên nào. Điểm đó gọi !à điểm giá trị

(GT) của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn

Độ hấp dẫn cùa tài nguyên du lịch nhân vãn phụ thuộc vào các yếu tô thành phần cấu tạo nên nó , đó là các yếu tố : nghệ thuật kiến trúc, lịch s ử , cách mạng, kết hợp với tài nguyên tự nhiên tạo thành danh lam thắng cảnh,ngoài ra một tài nguyên du lịch nhân vãn đồng thời là một di chỉ khảo cổ cũng làm nên

sức hấp dẫn của tài nguyên. Tương tự như đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, có

thể xây dựng điểm sô' cho tài nguyên du lịch nhân văn bằng cách cho điểm cho

các thành phần cấu tạo nên nó. Và điểm đó cũng được gọi là điểm giá trị của tài

nguyên du lịch nhân văn.

Diện tích tài nguyên phục vụ cho hoạt dộng du lịch

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong đánh giá tài nguyên du lịch. Hai tài nguyên có thể có giá trị như nhau nhưng tài nguyên nào có diện tích lớn hơn thì thuận lợi hơn cho hoạt động du lịch. Điểm Diện tích lài nguyên phục vụ cho

hoạt động du lịch (S.dl) sẽ chính là diện tích của tài nguyên đó lấy đến độ chính

xác 0,1 krrr).

Khả năng khai thác du lịch ( KN )

Tiêu chí này dựa trên sự thuận lợi khi tiến hành khai thác tài nguyên du lịch. Thực tế cho thấy mặc dù có những tài nguyên có giá trị, quy mô diện tích tương đương nhưng lượng khách du lịch đến tham quan lại khác nhau. Sự thuận lợi về khả năng khai thác bao gồm nhiều yếu tố như như hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thái độ của cộng đồng dân cư địa phương, độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch...

Khả năng khai thác du lịch (KN) Điểm

Rất thuân lơi 8

Khá thuân lơi 4

Thuận lợi trung bình 2

ít thuân lơi

Hệ s ố

Như phần lý luận đã đề cập, điểm hệ số của một tài nguyên du lịch chính là sự biểu hiện mức độ quan trọng khác nhau giữa các tài nguyên du lịch. Những tài nguyên càng quý, hiếm hay có tầm vóc và độ quan trọng càng cao thì điểm hộ số cho tài nguyên đó phải càng lớn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tiêu chí Điểm

1. Di sản thiên nhiên thế giới 100

2. Là một tổng thể đa dạng bao gồm nhiều thành tố 20 3. Là một tổng thể bao gồm một vài thành tố 10

1 4. Là một thành tố tự nhiên 1

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tiêu chí Điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Di sản văn hoá thế giới 100

2. Di tích đặc biệt quan trọng 20

3. Di tích được xếp hạng 10

4. Di tích chưa được xếp hạng 1

Mật độ

Mật độ tài nguyên du lịch tại một khu vực xác định là rất quan trọng để tạo nên độ hấp dẫn du lịch của khu vực. Rõ ràng trone một diện tích nhất đinh, số lượng tài nguyên du lịch càng nhiều, càng ở gần nhau thì khu vực đó có độ hấp dẫn du lịch cao là điều đương nhiên. Tiêu chí này là tiêu chí để áp dụng tính

độ hấp dẫn tổng hợp của toàn bộ lãnh thổ.

Công thức tính điểm tổng hợp

Tính điểm chung cho từng thành phần tài nguyên du lịch:

Điểm chung = (GT + s.dl + KN) X Hệ sô'

Tính điểm tổng hợp cho tài nguyên du lịch của một đơn vị lãnh thổ Điểm tổng = E (Điểm chung) X Điểm mật độ

Để tiến hành đánh giá, được sự giúp đỡ của UBND tinh và các huyện, đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá nhanh, một trong những phương pháp chuyên gia thường được sử dụng trong đánh giá vùng nông thôn và đánh giá mói trường.

2.2.3. Các bước thực hiện

Bước một được thực hiện cấp tỉnh. Sau khi nghiên cứu tư liệu, đề tài đã

lên một danh sách các điểm du lịch cũng như các di tích, danh thắng của các huyên thị. Sau đó bằng phương pháp Delphi, đề tài đã bổ sung được khá nhiều di tích và sắp xếp được giá trị của chúng một cách chính xác nhất. Sau khi thống nhất hệ thống các điểm danh thắng, đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế để xác

minh và làm rõ một số điểm chưa thống nhất. Tại địa bàn, đề tài đã thu được

những thông tin bổ ích từ các cán bộ, cộng đồng dân cư về giá trị của các danh thắng. Đây là một tài liệu quan trọng để đề tài kiểm chứng kết quả đánh giá đã thực hiện.

2.3 Thành phố Thanh Hoá và phụ cận

Là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội và vãn hoá với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng, vói cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, thành phố Thanh Hoá đồng thời cũng là một trung tâm du lịch lớn của cả tỉnh.

Với lịch sử hình thành khoảng 200 nãm, thành phô' Thanh Hoá có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh rất có giá trị. Cách thành phô' 3 km vể phía Bắc là quần thể danh lam thắng cảnh di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng. Trong tương lai, với kinh phí đầu tư gần 300 tỷ đồng, nơi đây sẽ thành khu du lịch văn hoá sinh thái tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh những giá trị thẩm mỹ mà tạo hoá đã thiết lập như động Quang Long, động Tiên Sơn, 9 khúc rồng uốn lượn theo dòng sông Mã quanh đầu Rồng, quần thể khu du lịch này còn có giá trị sinh thái nhờ bàn tay con người tạo nên như những rừng thông ngút ngàn đan xen các thung thũng đầy cây xanh trái ngọt. Hàm Rồng còn là một bảo tàng lịch sử vãn hoá ngoài trời vói rất nhiều hiện vật có giá trị. Mỗi tấc đất, ngọn núi,

dòng sông đều ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hoá là niểm tự hào của mỗi người xứ Thanh nói riêng, của người Việt Nam nói chung. Khu du lịch văn hoá Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng thành phô' Thanh Hoá có diộn tích khoảng 300ha. Đây là một quần thể di tích danh lam thắng cảnh lớn của tỉnh Thanh. Bên cạnh những đồi, những núi và con sông Mã là các di tích như cầu Hàm Rồng, đồi Quyết Thắng, đồi C4....

Di tích cầu Hàm Rồng nằm trên quốc lộ 1A được khởi công xây dựng vào năm 1901. Vào thời đó nó là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất Đông Dương. Sự nổi tiếng cùa nó không phải vì độ lớn hay độ dài mà là vì cây cầu này được bắc qua một con sông có điều kiện địa mạo và địa chất rất phức tạp. Cầu được hoàn thành vào nãm 1905 và là cầu treo. Đến năm 1947 câu bị phá sập. Sau hoà bình lập lại, các kỹ sư Việt Nam đã áp dụng công nghệ tiên tiến xây nên cây cầu thép trẽn nền cầu cũ. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng luôn là mục tiêu tấn công của máy bay địch và đã bị hư hỏng khổng biết bao lần. Tuy trên trên mình bao vết thương do bom đạn Mỹ, cây cầu vẫn hiên ngang và đảm bảo tốt nhiệm vụ của nó là nối liền mạch máu giao thông Bắc Nam, cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hiện nay, cầu Hàm Rồng như một cựu chiến binh vẫn còn đấy bên dòng sông Mã anh hùng nhưng đã giao lại nhiệm vụ trọng đại của mình cho một cây cầu mói, hiện đại là cầu Hoàng Long. Bây giờ tên cầu hàm Rồng đã đi vào lịch sử và nó nhắc về một thời kỳ hào hùng, một niềm tự hào của người dân xứ Thanh.

Cùng trong cụm di tích danh thắng Hàm Rồng còn có nhiều hang động như động Long Quang, động Tiên Sơn... Động Long Quang nằm ngay đầu núi Hàm Rồng, xuyên từ bên này sang bên kia giống như mắt rồng nên còn có tên là hang Mắt Rồng. Từ cửa hang có thể chiêm ngưỡng cảnh con sông Mã uốn lượn quanh co ôm lấy một bên núi Hàm Rồng và toàn cảnh mây trời đầy thi vị. Chính vì vậy nơi đây đã níu chân bao bậc tao nhân mặc khách. Trên vách hang còn lưu lại những bài thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiển Tông.... Vòng theo chân núi ngược lên theo bậc đá dốc khoảng 30m du khách sẽ đến cửa động Tiên

Sơn. Cửa động chỉ rộng khoảng 2 m , cao chừng 4m, nhưng sau khi qua cửa động, du khách sẽ ngạc nhiên khi thấy trong lòng động rất rộng và cao, càng vào càng được mở rộng và mát mẻ. Động có khá nhiều tầng, được đặt là động 1, động 2, động 3. Động 1 là động chính, rộng chừng 40-50m, cao tới 10-20m.

Động này có nhiều nhũ giống hình tượng Phật và tiên nên được gắn với các tích

nhà Phật và các câu chuyện và nhân vật của thượng giới. Động 2 còn có tên là Ao Tiên, Giếng Tiên hay là Đường xuống âm phủ. Động 3 lại là lối lên Thiên

đàng vói bãi tắm tiên.

Cũng trên địa bàn này năm 1929 các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các hiộn vật thuộc thời đại đồng thau và khu mộ cổ cùa cư dân sống cách đây khoảng 30 thê kỷ. Tại đây đã phát hiện ra 23 chiếc trống đồng có niên đại xưa nhất. Trống đồng Đông Sơn trang rất trí đẹp, có hoá văn rất tinh xảo. Cạnh đó, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 169 ngôi mô cổ, trong đó có 16 ngôi có chôn theo hiện vật bằng đá, 44 ngôi chôn theo hiện vật bàng đổng. Các hiện vật này rất phong phú về thể loại và đa dạng trong cách thể hiện. Đó là các công cụ sản xuất (như lưỡi cày, liềm, rìu, búa...), vũ khí (dao, kiếm, mũi tên...), đồ trang sức (vòng cổ, vòng tai...), nhạc khí (trống, chuông, lục lạc)... Tất cả đều bằng đồng cho thấy tài năng cùa người Việt cổ trong việc chế tác đồ đồng lúc này đã ở trình độ rất cao.

Về mặt ẩm thực, khách đến Thanh Hoá nói chung, đến thành phô nói riêng đều muốn thưởng thức một trong những đặc sản của xứ Thanh là nem chua. Đây là một món ãn có truyền thống lâu đời của Thanh Hoá. Nem chua được sản xuất chủ yếu ở các phố Trường Thi, Cầu Sáng, Lò Chum, Tân Bình, Cầu Bố, Đông Hương. Việc làm nem chua không phức tạp, nhưng nó đòi hỏi phải cẩn thận và sạch sẽ. Nguyên liệu làm nem chua gồm thịt lợn nạc, bì ngon, hạt tiêu, muối, lá đinh lãng hay lá ổi, thính gạo. Nem được gói thành miếng nhỏ bằng lá chuối bánh tẻ tươi. Sau 2-3 ngày men làm chín thịt, tạo ra một hương vị rất thơm ngon. Hầu hết du khách sau khi thưởng thức đều mua về làm quà món ăn đặc sản này cùa thành phố Thanh Hoá.

Hàng năm có trên 100.000 khách đến thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch, trong đó có khoảng 2.500 người là khách nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tài nguyên du lịch GT s.dl KN Hệ số Điểm chung 1 1 Động Trình 2 2.5 8 1 12.5 l Động Tượng Sơn 2 2.5 8 1 12.5 3 Động Thuỷ Cung 2 2.5 8 1 12.5 4 Động Long Quang 2 2.5 8 1 12.5 5 Đền Lê Vi 1 0.1 4 1 5.1 6 Nghề gốm Lò Chung 1 2.5 4 1 7.5 7 Khu DTLS Hàm Rồng 1 3 8 10 120

8 Cụm danh thắng Nam Ngạn (sờ chỉ huy trận địa

cùa dân quân, chùa Mật Đa, đền Chu Văn Lương) 1 5 8 - 10 140 9 Nơi Tống Duy Tân và Cao Bá Điển bị hành hình 1 0.5 4 10 55

1

10 Nhà máy điện Hàm Rồng 1 2 4 10 70

1

11 Đển thờ Lê Uy và Trần Khát Chân 1 0.3 8 10 93

12 Thái miếu nhà Hởu Lê 2 0.1 8 10 101

13 Đền Lê Thành 1 0.1 4 10 51 1 14 Động Tiên Sơn 2 3 8 1 1 13 1 15 Cầu Hàm Rồng 2 0.1 8 1 10.1 I (Điểm chung) 715.7 M 0.407 Điểm tổng 291.29 2.4 Thị xã Sầm Son

Đã đến Thanh Hoá, khách du lịch không thể không đến Sầm Sơn, một khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của cả nước ngay từ đầu thê kỷ 20. Sầm Sơn là một bãi biển đẹp của vùng du lịch Bắc Bộ, cách thành phổ Thanh Hoá 16km về phía Đông, cách Hà Nội 170 km về phía Nam. Điểm du lịch này đã được đưa vào khai thác từ năm 1906 và đã từng là một điểm du lịch nổi tiếng Đông Dương.

Bãi biển Sầm Scm dài trên 3km, từ Lạch Hới đến chân núi Trường Lộ. Độ rông từ 200m đến 500m. Bãi biển có độ dốc thoải, cát mịn, không lẫn vật liệu thô cũng như bùn lầy, nước khá trong xanh vì xa cửa sông, độ mặn vừa phải khoảng 30%0, nhiệt độ trung bình 23°c rất phù hợp cho du lịch tắm biển.

Phía Đông Nam thị xã Sầm Sơn có một dãy núi đâm ngang ra biển. Đó là

dãy Trường Lệ. ở đây khách có thể leo núi, ngắm toàn cảnh thị xã du lịch Sầm Sơn ở phía Tây Bắc, đảo Hòn Nẹ phía Đông Bắc, đảo Hòn Mê phía Đông Nam, làng chài với bãi biển chạy dài gần 5km ở phía Nam. Trên núi có hai khối đá granit rất lớn chồng lên một bệ đá chênh vênh. Một điều kỳ lạ là khi du khách ráng sức đẩy sẽ thấy chúng lung lay, ấy thế mà chúng chẳng hề suy chuyển trước bao nhiêu mưa sa, bão táp. Từ xa, nom chúng rất giông hình đôi gà trống gà mái nên thường được gọi là "hòn chồng" hay "hòn trống mái”. Đối với người dân địa phương, Hòn trống mái thể hiện tình yêu mãnh liệt và chung thuỷ không gì ngăn cản nổi của những người dân chài. Theo truyền thuyết, có một lần một chàng trai làng cá Trường Lệ đã cứu được một cô gái bị sóng đánh vào bờ. Sau này, hai người đã đem lòng yêu nhau. Trước tình cảm chân thành của chàng, nàng đã hứa:

Dù cho mưa gió bão bùng,

Thiếp xin luôn giữ thuỷ chung cùng chàng.

Nhưng cô gái xinh đẹp đó chính là công chúa, con gái Ngọc Hoàng, do nghịch ngợm mà nàng bị vua cha phạt đày xuống hạ giói, với chồng được ba năm, nàng được Ngọc Hoàng cho trờ vê Thiên Đình. Song, nàng đã xin được ở lại hạ giới với người chồng của mình. Không được Ngọc Hoàng đồng ý, cả nàng và chàng đã biến thành đá để được bên nhau suốt đời. Ngay cả lợn, gà, chó mèo và các vật dụng như mâm bát, bê'p lửa cũng biến thành đá theo đôi vợ chồng trẻ ấy. Ngày nay, Hòn trống mái này được coi là hình ảnh cuả lịch cùa Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hoá nói chung.

Núi Trường Lệ chạy sát ra biển với vách núi dốc đứng. Ngay phía trên vách núi đó là đền Thượng hay còn gọi là đền Độc Cước. Theo truyền thuyết,

trong một trận bão lớn, dân làng chài đã cứu được một chàng trai to lớn lạ thường. Chàng được cả làng cưu mang qua cơn hoạn nạn. Thuở đó, ờ vùng biển này thường có bọn thuỷ quái nổi lên làm hại dân chài. Bị chàng khổng lồ trừng

trị, chúng bèn vào làng ưả thù dân chài khi chàng ra khơi. Khi chàng về làng

chúng lại ra khơi làm hại dân chài ngoài biển. Để bảo vệ dân chài, chàng khổng lồ đã dùng dao tự xẻ dọc thân mình thành hai nửa. Một nửa ra khơi cùng dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 70)