Nội dung đánh giátài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 31)

Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, những loại hình du lịch khác nhau có những yêu cầu khác nhau đối với tài nguyên du lịch. Vì vậy, các yếu tố, các chỉ tiêu cần đánh giá cũng rất khac nhau. Sau đây chỉ là một số nội dung chính mà du khách quan tâm đến các loại tài nguyên du lịch.

Khí hậu

Du khách luôn quan tâm đến khí hậu tại địa điểm mình sẽ tới trong

chuyến du lịch, bất kể là họ tham gia hoạt động nghỉ ngơi thụ động (tắm nắng) hay nghỉ ngơi tích cực (lướt ván, cưỡi ngựa, trượt tuyết...). Hơn nữa, khí hậu cùa

điểm du lịch cũng phải tạo nên sự hứng thú. Mọi người thường cảm thấy thư

giãn và vui vẻ khi trời quang đãng, có nắng hom là khi bầu trời u ám, ảm đạm. Khi xem xét đặc điểm của khí hậu cho du lịch, người ta trước hết quan tâm đến các đặc điểm có liên quan đến trạng thái sức khoẻ của con người; sau đó là liên quan tới các hoạt động du lịch.

Các đặc điểm của khí hậu có liên quan đến trạng thái sức khoẻ của con người.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là 36.5°c. Nó sẽ tăng khi con người vận động quá sức hoặc phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Mồ hôi có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, cơ thể có thể tăng khoảng 2 °c mỗi giờ nếu ta không đổ mồ hôi. Khả năng làm bốc hơi nước của không khí lại phụ thuộc vào độ ẩm tương đối. Nếu độ ẩm tương đối của không khí quá cao - trên 70% thì sẽ làm cho da khó thoát hơi nước để điều chỉnh nhiệt độ, và nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng khiến ta cảm thấy khó chịu. Trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, sẽ gây khó chịu khi nhiệt độ mới chỉ 26°c, trong khi không khí khồ thì hiện tượng này chỉ xảy ra ở gần 36°c.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên của nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối cũng cao sẽ làm cho khí hậu không thuận lợi đối với phát triển du lịch, nhất là đối với các hoạt động du lịch không chỉ giới hạn trong phòng có điều hoà nhiệt độ và trên các phương tiện đi lại thông thường. Bởi vậy, những vùng gần xích đạo nhìn chung không thuận lợi cho phát triển du lịch ở bất kỳ qui mô nào.

Ngược lại, khí hậu khô nóng, con người có thể chịu được, chỉ cần cơ thể được bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp và thường xuyên được cung cấp nước để bổ sung lượng hơi nước mất đi do toát mồ hôi. Khí hậu nóng của sa mạc gây nguy

hiểm là do sự mất nuớc và do cơ thể bị nóng lên. Hiện nay, có những tour du lịch mạo hiểm và du lịch trọn gói đã tiến tới tận rìa hoang mạc và những ốc đảo của Saharan gần bờ biển Bắc Phi.

Tình trạng sức khoẻ của du khách phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ của

vùng du lịch. Thí dụ như nhiệt độ trung bình trong ngày thích hợp nhất là khoảng từ 17,2 đến 21,2 ( N.V.Vinôgrađôp và V.G.Nađejdin). Chỉ số này thường được dùng để đánh giá điều kiện nhiệt độ của các điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Còn những người có sức khoẻ bình thường, họ có thể chịu được nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nhiều.

Phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ tối cao và tối thấp, có thể xác định được khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch. Thí dụ như Kôtliaróp. 1978 xác định thời gian có nhiệt độ trung bình ngày từ 10-22° là thuận lợi cho hoạt động du lịch ở miền núi Côcadơ. Tất nhiên đây là những chỉ tiêu dành cho các nước vùng ôn đới. ở các vùng có khí hậu nóng hơn, thời gian

nhiệt độ thích hợp nhất là 18-24°c.

Cần lưu ý rằng bất kỳ hoạt động quá sức nào cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể; so với nghỉ biển và nghỉ kết hợp với hoạt động thể thao dưới nước, những hoạt động giải trí trên mặt đất phù hợp với nhiệt độ thấp hơn. Liên quan đến nhiệt độ cùa nước biển, một số tác giả ở các vùng khác nhau cũng có nhũng xác định khác nhau. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tắm biển là nhiệt độ của nước biển từ 20-25°C, như vậy thì nhiệt độ không khí sẽ phải cao hơn một chút. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20 và trên 30 là không thích hợp.

Một người ít vận động và chỉ mặc những loại quần áo nhẹ, mỏng sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu khi nhiệt độ từ 16 đến 18°c. Còn khi nhiệt độ xuống 10°c cơ thể bắt đầu cảm thấy lạnh và cần mặc ấm. Gió làm cho quá trình mất nhiệt diễn ra nhanh hơn vì không những nó làm tăng tốc độ bốc hơi nước của da mà còn tăng tỉ lệ nhiệt thoát trực tiếp từ da ra vùng xung quanh. Một cơn gió nhẹ có thể làm mát cơ thể và đem lại cảm giác thoải mái trong điều kiện nhiệt độ cao nhưng gió cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể nhanh chóng bị lạnh ở nhiệt

độ thấp, ờ địa cực và trên những vùng núi cao, nhiệt độ có thể lạnh giá kéo dài ưong cả năm. Trong điều kiộn băng giá như vậy, gió làm ảnh hường đáng kể đến khí hậu và khi sức gió tăng, giá rét sẽ làm giảm tiềm năng du lịch của những khu vực có hoạt động thể thao mùa đông.

Dù du khách lựa chọn bất kỳ hoạt động nào, một kỳ nghi sẽ suổn sẻ hơn nếu thời tiết thuận lợi. Các nhà điều hành tour rất quan tâm đến sự phân bô theo mùa của ánh nắng mặt tròi và lượng mưa, đặc biệt nếu họ dự định phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho cả tour mùa hè và mùa đông ờ cùng một địa điểm. Do đó, cần quan tâm đến tính mùa của ánh nắng, lượng mưa và lượng mây hơn là tổng lượng của chúng bởi đó là điều cốt yếu để phát triển du lịch.

Thị trường khách du lịch tập trung chủ yếu ờ bán cầu Bắc. Những khu nghi mát phục vụ thị trường này sẽ thu hút đông khách hơn nếu thời tiết khổ ráo và có nắng đẹp trong suốt những tháng hè (từ tháng 6 đến tháng 9 ). trong khi đối với du khách bán cầu Nam, từ tháng 12 đến tháng 2 là những tháng thích hợp nhất để đi du lịch. Các kiểu mưa khác nhau cũng có ý nghĩa nhất định đối với du lịch. Những cơn mưa như trút nước nhưng nhanh tạnh trong giai đoạn khí hậu khô nóng ít ảnh hưởng tới đu lịch hơn là những cơn mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài với bầu trời u ám đầy mây.

Lượng mây che phủ rõ ràng có liên quan đến mưa. ở một vài khu vực, lượng mây hay sương mù dày có thể gây ra mưa. Ví dụ như những vùng ven biển chịu ảnh hưởng của những dòng biển lạnh. Trong khi, khí hậu xích đạo mặc dù thường xuyên có những cơn mưa lớn nhưng trong ngày lại có những khoảng thời gian có nắng rực rỡ.

Đây có lẽ là yếu tố khó đo lường nhất của khí hậu. Tổng sô' giờ có ánh nắng mặt trời trong ngày thay đổi theo vĩ độ và theo mùa. Tuy nhiên, khổng khí ô nhiễm sẽ làm giảm cường độ bức xạ của mật trời, thậm chí còn tạo ra lớp sương, khói ngăn cản bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất.

Du lịch biển có lẽ là một loại hình được ưa thích nhất đối với nhiều người. j một số nước trên thế giới, 70% các kỳ nghỉ nội địa là đến miền duyên hải và

:ÁC chuyến du lịch biển là phổ biến nhất trong các chuyến đi du lịch ra nước ngoài. Sau yếu tô' khí hậu, vùng duyên hải và biển có lẽ là tài nguyên du lịch tự

nhiên quan trọng nhất đối với du lịch. Do đó, điều kiện tự nhiên và đặc điểm cùa

các vùng biển và bãi biển đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một kỳ nghỉ thú vị và thành công.

Khi đi biển, trước hết du khách tìm kiếm một bãi biển sạch, nhiều cát, thích hợp cho việc tắm nắng và bơi lội an toàn, với những con sóng nhẹ để trẻ em có thể chơi ở sát mép nước. Noi đó phải không có những đợt thuỷ triều hay những hiện tượng nguy hiểm khác, có thể cuốn đi những người bơi bất cẩn, những thuyền nhỏ hoặc những vật nổi ra ngoài biển. Mặc dù ờ gần bờ, biển phải đủ độ sâu tới ngực để có thể bơi lội thoải mái.

Một bãi biển rộng và bằng phảng giúp những nhà cung ứng dịch vụ du lịch có thể xây dựng được nhiều phòng nghỉ và các trang thiêt bị cung cấp cho du khách khi nghỉ trên bãi biển (bàn, ghế, dù che nắng...). Mặt khác, biển cũng không được quá xa để du khách tắm biển chỉ cần đi bộ ra biển, vì vậy những nơi có mức thuỷ triều thấp được coi là lý tưởng. Chồ ở của du khách và nơi tắm biển cũng không thể cách xa quá, vì đi bộ đường dài hoặc trèo lên trèo xuống các vách đá dốc sẽ rất bất tiện và gây mệt mỏi.

Theo quan điểm của các nhà điều hành du lịch, đường tới bờ biển cũng có vai trò quan trọng. Những nơi thuận lợi cho việc phát triển khách sạn càng gần biển càng tốt. Khi phát triển du lịch ở những nơi có mực nước cao thì cơ sờ hạ tầng dễ bị phá huỷ do gió và sóng nếu có bão vào mùa đông, vì vậy khí hậu mùa đông cũng không phải là không cần quan tâm. Sự ổn định lâu dài của miền duyên hải cũng là một vấn đề quan trọng, vì sự đầu tư sẽ trở nên vô nghĩa nếu quá trình xói mòn của biển có thể phá huỷ được các toà nhà và xoá sổ các bãi cát đẹp trên bờ biển.

Những môn thể thao điển hình và các hoạt động giải trí trên biển như lướt ván, câu cá, lặn, bơi thuyền, đi thuyền buồm và các loại thuyền khác đòi hòi những yếu tố có thể hoàn toàn trái ngược nhau. Ví dụ, bãi biển thích hợp nhất cho việc lướt ván là phải thưcmg xuyên có những con sóng lớn. Còn đi thuyền buồm lại cần một vùng biển tương đối lặng sóng.

Những người chơi môn du thuyền có kinh nghiệm sẽ thấy thú vị nếu có

nhiều thử thách hơn, và giống như những người đi thuyền khác, họ cần một vùng

biển sâu để thả neo. Những người đi câu và lặn biển cần một bờ biển sạch, nước không bị ô nhiễm và có nhiều loài sinh vật biển. Mặc dù những chuyên gia thực thụ có thể tìm thấy những tính chất này ở bất kỳ noi đâu, nhưng những nơi lý tưởng là các vùng duyên hải có những bãi biển thích hợp cho việc bơi lội và tắm nắng. Bởi vậy, những đặc điểm của bãi biển và vùng duyên hải sau đây là rất quan trọng đối với du lịch.

Hình dạng và đặc điểm của vùng đất phía trên mực nước tạo thuận lợi cho đường đi và việc phát triển cơ sờ vật chất kỹ thuật.

Sự ổn định của bãi biển và miền duyên hải tạo điều kiện cho sự đầu tư lâu dài.

Đây có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất đối vói một bãi biển. Bãi biển nhiều cát sẽ thu hút nhiều khách du lịch, còn những bãi biển có nhiều đá cuội hay lầy lội thì ít khi được sử dụng trong du lịch.Tất nhiên, loại đá tạo nên bờ biển có ý nghĩa quan trọng vì đó là yếu tố hình thành nên một bãi biển nhiều cát hay lầy lội.

Thuỷ triều là sự dao động có chu kỳ cùa mực nước biển do tác động của lực hút mặt trăng và mật trời. Mực thuỷ triều ở các nơi trên thế giới rất khác nhau. Ngoài ra, mực nước thuỷ triều còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý nữa. Tại một địa điểm, mực thuỷ triều vào các ngày trong tháng cũng không như nhau phụ thuộc vào vị trí của mặt trãng và mặt trời đối với nơi đó. Ngày sóc, vọng thuỷ triều lên cao nhất; còn các ngày trực, thế mực thuỷ triều lên thấp

nhất. Độ lớn cùa mực thuỷ triểu có ảnh hưởng tới du lịch. Cụ thể là thuỷ triều càng lớn thì bãi biển dường như càng rộng hcm. Khả năng xói mòn của biển trải ra trên một vùng rộng giữa giới hạn của thủy triều và biển, làm cho bãi biển rộng và dốc dần. Điều này thoạt nhìn có vẻ như là một thuận lợi cho du lịch vì nó tạo ra một bãi biển rộng, một dải đất dài để khám phá biển. Tuy nhiên, mức thuỷ triều thấp nhất, biển thường quá hẹp để cho hoạt động tắm biển.

Một vấn đề khác là những vùng biển này thuỷ triều có thê lên rất nhanh. Một đợt thuỷ triều lên hoặc xuống nhanh thường liên quan tới những dòng thùy triều nguy hiểm, đặc biệt ở những cửa sông dạng phễu, gây mất an toàn cho hoạt động bơi lội và đôi khi rất nguy hiểm cho chèo thuyền và đi thuyền buồm. Những dòng thuỷ triều nguy hiểm cũng có thể xảy ra ở xung quanh và giữa các đảo và ở những mũi đất nhỏ.

Tuy nhiên, thuỷ triều tương đối lớn cũng có một thuận lợi đối với du lịch vì thuỷ triều hoạt động như một nhân tố làm sạch nước, mang đi những chất thải và làm sạch cát.

Khi đánh giá bãi biển cũng cần chú ý đến các loại ô nhiễm biển như: rác thải rắn bị dạt vào bờ khi thuỷ triều lên cao; dầu ở dạng lỏng trôi nổi trên mặt biển; những chất hoá học hoà tan hoặc không bị phân giải theo các dòng chảy đổ vào biển; nước cống đã hoặc chưa được xử lý từ các thị trấn ven biển; nước nóng đã được sử dụng cho việc sưởi ấm, hoặc từ các qui trình công nghiệp, từ các nhà máy điện. Các loại ô nhiễm trên đều có ảnh hường đối với du lịch.

Khách du lịch đến với các cảnh quan thiên nhiên vì nhiều lý do; động cơ đi du lịch của họ có thể đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với du lịch ven biển. Họ có thể đến để chiêm ngưỡng những điều kỳ thú của thiên nhiên như các thác nước lớn, các yếu tố có liên quan đến hoạt động cùa núi lửa (các suối nước nóng các nguồn nước lưu huỳnh...), các quá trình địa chất, địa mạo như các hang động sự thành tạo cùa đá, hoặc những phong cảnh đẹp.

Du khách cũng có thể đến những nơi có phong cảnh thiên nhiên để tham gia các hoạt động như chèo thuyền, canoeing, săn bắn, leo núi, tàu lượn và trượt tuyết. Trong trường hợp này, địa điểm quan trọng hơn là phong cảnh cùa nó. Ngược lại, những hoạt động như đi xe đạp, cưỡi ngựa và đi bộ lại phụ thuộc nhiều vào giá trị của phong cảnh.

Trong những kỳ nghỉ, khi việc đi du lịch được coi trọng hơn là nơi đến du lịch thì sẽ rất lý tưởng nếu đi nghỉ ờ nơi có nhiéu phong cảnh đẹp và những ngôi làng đẹp.

Mặt khác, con người có thể thích đến với các vùng quê để trải nghiệm cuộc sống khác lạ với noi mà họ thường sống, để tránh khòi những tắc nghẽn giao thông, áp lực của môi trường thành phố. Đặc biệt ờ những nước có mức độ đô thị hoá cao, du khách thành phố có thể mong muốn tham gia vào cuộc sống nơi thôn quê như các công việc đồng áng hoặc chăn nuôi gia súc.

Du lịch thiên nhiên đã được chuyên môn hoá và phát triển do nhu cầu đi du lịch tự nhiên gia tãng, hơn nữa, con người ngày nay mong muốn được nhìn thấy động vật hoang dã ngoài thiên nhiên hơn là trong các sờ thú hay trong các công viên.

Dạng địa hình và vị trí địa lý : dạng địa hình quy định sự có mặt hoặc không của nhiều yếu tố hấp dẫn du lịch (ví dụ các hang động để, những mỏm núi nhũng vách đá hoặc, những đoạn đường dốc.. .)• Yếu tố vật lý quan trọng tạo nên phong cảnh là nguồn nước, tạo nên hình dáng của phong cảnh như các dòng sông, hồ và các biển ở vùng nội địa.

Thực và động vật tự nhiên: trên bề mặt trái đất, động thực vật tự nhiên rất

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)