Đánh giá kinh tế tàinguyên du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 56)

Đánh giá kinh tế các cảnh quan thiên nhiên cho hoạt động du lịch là một vấn để hết sức khó khăn. Người đi đầu trong lĩnh vực xác định giá trị du lịch cùa các khu vực cảnh quan thiên nhiên theo giá thị trường là CIawson và Knetsch từ những năm sáu mươi. Đến nay đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn khi thực hiện.

Hiộn nay, việc đánh giá kinh tế tài nguyên du lịch đã được các nhà kinh tế du lịch và các nhà qui hoạch sử dụng đất quan tâm. Những ki thuật tính toán hiện đang được sử dụng là: đánh giá tác động môi trường, phân tích chi phí - lợi ích, thị trường thay thế (giá trị tài sản, chi phí du hành, đánh giá ngẫu nhiên) và kiểm kê môi trường.

Những kỹ thuật này nhằm cung cấp thông tin cho việc qui hoạch sử dụng đất, loại bỏ những dự án gây mâu thuẫn, giải thích những tác động tích cực và tiêu cực trong việc khai thác tài nguyên.

Trên thị trường, mỗi cá nhân đều có những thông tin khá rõ ràng, làm cơ sở cho sự đánh giá và lựa chọn hàng hoá của họ. Đối vớLnhững hàng hoá đã được định giá, mỗi cá nhân sẽ cân nhắc, đánh giá về mặt số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm được chào bấn. Tuy nhiên, còn có những loại hàng hoá không có giá thị trường và khó lòng xác định rõ được giá trị đích thực và tầm quan trọng của nó, đó là những hàng hoá và dịch vụ môi trường. Do đặc tính công cộng, chúng đã gây nên khó khăn cho việc vận dụng thị trường để định giá chúng.

Trong thực tế, người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách nhiều khi rất cần có những sự so sánh, lựa chọn về vấn đề môi trường, và cơ sở để lựa chọn chính là giá trị kinh tế của chúng. Vì vậy, đối với những loại hàng hoá và dịch vụ không có giá, cần phải tìm cách qui cho chúng một giá trị nào đó. Chính vì lý do này mà trong thời gian gần đây, các nhà kinh tế đã phát triển những kỹ thuật để tính giá cho các hàng hoá và dịch vụ phi thị trường.

Chúng ta đã biết rằng, trên thị trường, các cá nhân tiến hành lựa chọn hàng hoá bằng cách so sánh giữa “giá sẩn lòng trả” của họ với giá cả của hàng hoá Vì vậy việc xác định giá trị liên quan đến việc tìm kiếm một “giá sán lòng trả” trong trường hợp thị trường không xác định được giá trị này.

Viêc xác định giá trị kinh tế của các tài sản môi trường phi thị trường có thể gần như không hoàn hào đối với một tài sản nhất định, đối với bối cảnh đánh

giá và môi trường của nó. Tuy nhiên, có được một giá trị nào đó để công chúng có thể so sánh, phán xét, vẫn còn hơn là không.

Chúng ta có thể thấy rằng, đối với các hàng hoá không có giá, tổng thặng dư giá trị tiêu thụ bằng chính tổng giá trị của hàng hoá đó. Đây chính là trường hợp thường có của các hàng hoá môi trường. Trong hình 6.1, tổng giá trị được biểu diễn bằng diện tích nằm dưói đường cầu. Đối với hàng hoá không có giá, tổng giá trị này cũng bằng tổng thặng dư giá trị tiêu thụ do hàng hoá đó cung cấp.

Có nhiều cách tiếp cận và nhiều phương pháp xác định giá trị tiền tệ của các tài nguyên môi trường. Hiện tồn tại nhiều cách phân loại và nhiều hệ thống phương pháp khác nhau.

Sau đây là một sô quan điểm và phương pháp đã và đang được áp dụng trên thế giới.

Một loại hàng hoá hoặc dịch vụ phi thị trường có thể liên quan với hàng hoá hoặc dịch vụ có bán trên thị trường. Vì vậy, sử dụng thông tin về các mối liên quan và giá cả thị trường, ta có thể suy ra giá trị của hàng hoá phi thị trường.

1. Phương pháp trao đổi tìm cách phỏng đoán giá trị của một loại hàng

hoá phi thị trường nào đó từ giá cả thị trường của một loại hàng hoá có thể trao đổi tương đương. Thí dụ như nhiều sản phẩm của rừng nhiệt đới (các loại quả rừng, cây làm thuốc, cây lấy sợi...) không được mua bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, chúng có thể được trao đổi trên thị trường phi thương mại. Vì vậy, nếu những hàng hoá được trao đổi với chúng có giá thị trường thì ta có thể suy ra giá trị của chúng thông qua mối quan hệ giữa hai loại hàng hoá và giá thị trường của loại hàng hoá thương mại. Có thể nêu một thí dụ như: người ta hái rau rừng để tiêu thụ ở địa phương, nhưng không bán ở các chợ của địa phương đó vì vậy không có giá thị trường. Tuy nhiên, giả sử nếu một rổ rau rừng đó đổi được sáu quả trứng, mà trứng lại có giá là một nghìn đồng/quả trên thị trường,

uy ra rổ rau có giá trị là sáu nghìn đồng. Như vậy là giá thị trường cùa trứng đã lược sử dụng để ước tính giá trị của một loại hàng hoá phi thị trường.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cần xem xét một cách thận trọng. Sự trao đổi có thể xảy ra trên một thị trường phi thương mại “khỏng hoàn hảo” và tỷ suất trao đổi có thể phản ánh nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác nữa chứ không phải chính giá trị cùa hàng hóa được trao đổi.

Phương pháp này có tiềm nãng lớn ờ các nước đang phát triển, nơi mà quá trình trao đổi còn khá phổ biến. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu những thói quen, những phong tục tập quán địa phương, đặc biệt là những đơn vị trao đổi và giá cả của hàng hoá. Thêm vào đó là những thông tin về các điều kiện hoạt động của cả hai thị trường (thị 1 rường thương mại và thị trường hình thức).

2. Phương pháp thay th ế trực tiếp ước tính giá trị của hàng hoá và dịch vụ

phi thị trường theo giá của hàng hoá và dịch vụ thay thế trong những điều kiện tương đương. Thí dụ như giá của các loại lâm sản phi thị trường có thể ước tính theo giá của một loại hàng hoá thị trường giống như vậy nhưng ở khu vực khác (chẳng hạn như giá củi được bán ở một khu vực khác).

Nếu như hàng hoá được thay thế hoàn hảo thì giá trị kinh tế của chúng sẽ như nhau. Nếu mức độ thay thế không hoàn hảo thì giá trị của hàng hoá thị trường chỉ mang tính chất đại diện cho hàng hoá phi thị trường. Như vậy, việc

tính toán có thể làm sai lệch giá trị kinh tế của hàng hoá và dịch vụ phi thị trường.

3. Phương pháp thay thê'gián tiếp cũng tương tự như thay thế trực tiếp,

nhưng đòi hỏi thêm một bước bổ sung nữa. Bước bổ sung này là sự kết hợp giữa

thay th ế trực tiếphàm sán xuất. Phương pháp này được áp dụng khi giá trị

cùa hàng hoá thay thế cũng không xác định trực tiếp được trên thị trường, do đó phải lấy giá trị của nó một cách gián tiếp. Thí dụ như giá củi phi thị trường có thể ước tính bằng cách sử dụng một sản phẩm thay thế khác như phân gia súc (ở

một số nơi, khi không kiếm được cùi, người ta dùng phân gia súc khô để đốt). Mặt khác, phân gia súc cũng được sử dụng làm phân bón. Chi phí cơ hội cùa việc dùng phân gia súc như chất đốt hiếm hơn là phân bón nên có thể dùng để định giá củi bằng cách ước lượng việc giảm năng suất nông nghiệp do giảm lượng phân bón. Phương pháp này dựa vào giả thiết về mức thay thế giữa hai sản phẩm, vai trò của hàng hoá thay thế giống như đầu vào. Mối quan hệ vật lý giữa đầu vào (phân gia súc) và đầu ra (nông sản) cần được nghiên cứu và mô hinh hoá. Phương pháp này dựa vào một sô mối quan hệ mong manh và đòi hỏi nhiều

số liệu phức tạp vì vậy chỉ hy vọng cung cấp một giá trị gần đúng. Chỉ nên áp dụng phương pháp này khi không có cách nào định giá chính xác hơn.

Đây là một cách đánh giá thẳng sự biến đổi của môi trường, tức là quan sát sự thay đổi về mặt vật lý của môi trường và ước lượng sự thiệt hại mà biến đổi đó gây theo giá của hàng hoá thị trường. Thí dụ như mưa axít làm ảnh hưởng tới thực vật và làm giảm giá của nó trên thị trường; xói mòn đất làm giảm nãng suất cây trổng trên đất đó và có thể gây ra chi phí nạo vét bùn đất của người nông dân ở vùng cuối nguồn, của người chủ sở hữu hồ chứa nước; ô nhiễm nước hoặc không khí làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người...

Trên cơ sở của những giá cả có trên thị trường, có thể tính được những chi phí do ô nhiễm môi trường gây ra, từ đó suy ra được giá trị của môi trường khi chưa bị ô nhiễm, suy thoái. Thí dụ như xói mòn đất làm giảm năng suất cây trồng của một vùng xuống 2%/năm, cụ thể làm sản lượng giảm mất lOOkg thóc/năm trên một thừa ruộng. Giá một kilôgam thóc là giá có thực trên thị trường vì vậy, có thể tính thiệt hại do xói mòn gây ra trong một nãm trên một thửa ruộng là bao nhiêu. Nhưng đối với những tình huống có liên quan tới sức khoẻ con người, phải đối diện vói những câu hỏi liên quan đến giá trị sinh mạng con người các nhà phân tích cần tìm cách đánh giá mức rủi ro gia tăng của bệnh tật hoặc tử vong.

4 Phương pháp liều lượiig-đớp ứng. Đây là phương pháp đo tác động vật

của ô nhiẽm không khí tói sự ãn mòn vật liệu, ảnh hưởng của mưa axit tới mùa màng, hoặc ô nhiễm nước tói sức khoẻ.

Phương pháp này phù hợp trong các trường hợp sau đây: sự thay đổi của

môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng hay giảm đầu ra của một sản phẩm hay dịch vụ được bán trên thị trường, có thể bán trên thị trường hoặc được thay thế bằng sản phẩm có bán trên thị trường; ảnh hưởng của môi trường là rõ ràng

và có thể quan sát được hoặc kiểm tra được; thị trường phải được vận hành tốt và

giá cả hàng hoá phản ánh đúng giá trị kinh tế.

5. Phương pháp hàm sàn xuất liên hệ đầu vào môi trường với đầu ra và

đánh giá những biến đổi ở đầu ra như kết quả biến đổi cùa "đầu vào. Đây là một phương pháp kinh tế thông dụng, nó liên kết giữa đầu ra và các mức chất lượng khác nhau của đầu vào hay các yếu tố sản xuất (đất, lao động, vốn, nauyên liệu thô). Sự thay đổi của một trong những yếu tố sản xuất, thí dụ như lao động, sẽ ảnh hưởng tới đầu ra. Các yếu tô' môi trường như chất lượng không khí, chất lượng nước, độ phì của đất, có thể là các yếu tố đầu vào, vì vậy chúng ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm.

Hàm sản xuất có thê dùng để ước tính ảnh hường của sự biến đổi chất lượng môi trường lên sản phẩm, nếu như sản phẩm đó được đưa ra thị trường giao dịch (thí dụ như các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp). Cơ sờ của quan điểm này là sự biến đổi chât lượng môi trường có thể làm tăng hoặc giảm số lượng và chất lượng của những hàng hoá thị trường. Thí dụ như chất lượng nước giảm sẽ làm lượng cá đánh bắt giảm; hoặc ô nhiễm không khí có thể làm giảm năng suất cây trổng.

Có nhiều cách dùng chi phí để đánh giá lợi ích hoặc giá trị cùa môi trường. Thí dụ như chi phí mà một cá nhân dùng để mua một hàng hoá hoặc dich vu kể cả dịch vụ môi trường, đó chính là cái giá mà cá nhân sẵn lòng trả để có đươc hàng hoá hoặc dịch vụ. Điều này dựa trên một cơ sở thực tế là nếu hàng hoá hoăc dich vụ có giá trị thấp hơn thì người tiêu dùng sẽ không chấp nhận

mua với một giá như vậy. Còn nếu nó có giá trị lớn hơn, người ta sẽ sẵn lòng mua với giá cao hơn.

Quan điểm đánh giá dựa trên chi phí thường dùng chi phí phải trả để duy trì lợi ích của một môi trường nào đấy làm cơ sở để xác định giá trị của môi trường đó. Khi áp dụng phương pháp này cần thận trọng, bởi vì giá trị được xác định không phải do nhu cầu hoặc không phải giá sẵn lòng trả cho dịch vụ hoặc hàng hoá nên không thể xác định được thặng dư giá trị tiêu dùng, vì vậy thường có xu hướng xác định thấp hơn giá trị thực của mồi trường.

Do khó khăn của việc đảm bảo các điểu kiện này mà phương pháp đánh giá dựa vào chi phí không phải lúc nào cũng dẻ dàng thực hiện đươc. Sau đây là

một số phương pháp cụ thể:

6.. Phương pháp chi phí thay th ế xem xét các chi phí để thay thế hoặc

phục hổi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích của việc phục hồi. Đây là một phương pháp có giá trị trong những tình huống mà người ta có thể lập luận rằng công việc phục hồi sửa chữa phải tiến hành vì có một cưỡng chế nào đó. Ví dụ, ở một nơi có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượn? nước, thì chi phí để đạt tiêu chuẩn đó bằng lợi ích khi đạt được tiêu chuẩn.

Một tình huống khác mà phương pháp chi phí thay thế có thể áp dụng là khi có một cưỡng chế chung không cho phép suy giảm chất lượng mồi trường. Ví dụ, hệ sinh thái đất ngập nước đã bị suy kiệt nghiêm trọng trên toàn cầu và hiên nay đã được “bảo vệ” bằng một hiệp ước quốc tế là Hiệp ước Ramsar. Trong trường hợp này, chi phí thay thế (có thể là chi phí phục hồi, tái tạo, hoặc quy hoạch lại khu đất ngập nước) có thể bằng lợi ích của việc bảo tồn vùng đất ngập nước trong tương lai. Phương pháp được gọi là dự án ẩn hay dự án thay thế dựa vào các cưỡng chế như vậy.

7. Phương pháp hành vi giảm thiểu được áp dụng trong trường hợp không

đình sống gần các sân bay, họ có thể được đền bù một khoản chi phí để mua thiết bị cách âm, làm giảm ô nhiễm do tiếng ồn, đây xem như là một biện pháp thay thế cho việc giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn gốc.

8. Phương pháp chi phí cơ hội không trực tiếp định giá lợi ích của môi

trường. Thay vào đó, người ta ước tính lợi ích của những hoạt động làm thay đổi môi trường, ví dụ như thoát nước một vùng đất ngập úng để thâm canh tăng vụ.

Cần xem xét rằng lợi ích môi trường phải là bao nhiêu để không thực hiện một dự án phát triển nông nghiệp. Phương pháp này không phải là một kỹ thuật xác định giá trị, nhưng nó rất hữu ích đối vói những người ra quyết định. Ví dụ, trong thời gian gần đây chính sách nông nghiệp chung ở Châu Âu tỏ ra không có hiệu quả vì nhà nước đã trợ cấp rất nhiều cho các công trình đẩu tư thoát nước để biến vùng đất ngập nước thành đất trồng trọt. Hiện nay mọi hoạt động chuyển đổi như thế đều đã ngừng vì các khoản trợ cấp đã bị rút lại hoặc giảm bớt.

Đây là phương pháp nhằm xác đinh giá trị môi trường dựa vào những thông tin về ý thích của người tiêu dùng đối với môi trường được biểu lộ một cách gián tiếp qua những hoạt động của họ trên thị trường có liên quan đến môi trường. Bằng cách kiểm tra giá trị được trả trên thị trường có liên quan đến môi trường, có thể xác định được giá trị của môi trường.

Phương pháp này được gọi là gián tiếp bởi vì nó không dựa vào những câu trả lời trực tiếp của ngươi tiêu dùng là sẵn lòng trả bao nhiêu cho hàng

hoá hoặc dịch vụ môi trường mà họ ưa thích. Những kỹ thuật thường được sử đụng nhất là chi phí du hànhđịnh giá theo hưởng thụ.

9. Phương pháp chi phí du hành là phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)