Huyện Hà Trung

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 86)

Hà Trung là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, tài nguyên du lịch chủ yếu của huyện là các di tích mang đậm giá trị nhân vãn, tiêu biểu là đền Ông, đền Cô, đình Gia Miêu, chùa Linh ứng và chùa Thạch Lâm.

Đền Ông tên chữ là Hàn Sơn tự, nằm ở phía Bắc sông Lèn, thuộc làng Chí

Phúc, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung. Nằm trên sườn đồi với diện tích khoảng 150m2,đền Ông được xây dựng để thờ tướng Lê Hữu Công Thành, người có công lớn trong các trân đánh quan quân nhà Mạc. Đên được Lê Lợi cho xay đựng, nhưng bị bỏ phế cho đến năm 1992 được xây lại hoàn toàn. Hàng năm vào

tháng 6 âm lịch tại đển này nhân dân tổ chức lễ hội nên đã thu hút được khá

nhiều khách du lịch.

Đền Cô Bơ cách đền Ông khoảng 2km về phía nam. Đền nằm ở xã Hà

Sơn, phía nam bờ sông Mã. Cô Bơ là người phụ nữ có cồng giúp tướng công Lê

Hữu Công thành dẹp giặc nên được lập đền để ghi nhớ công ơn cùa bà. Đền cũng được xây dựng lại năm 1992 và cùng với đền Ông tạo thành một quần thể

di tích với tên gọi là Hàn Sơn

Đình Gia Miêu thuộc xã Hà Long. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật

tiêu biểu của thời Nguyễn ở tỉnh Thanh Hoá. Đình được xây dựng từ năm 1003 với diện tích khoảng 400 m2 trên khuôn viên hơn 700m2. Đền gồm 5 gian chính và 2 gian chái, mái được lợp bằng ngói mũi hài với nhiều loại hình khác nhau. Bờ nóc được trang trí công phu: giữa là hình mặt nguyệt, hai bên là đôi rổng chầu chạy dài suốt hết bờ nóc. Hai đầu đình có 3 đôi rồng, các rui mè đều được trạm trổ rất công phu. Bên cạnh đó, kết cấu cùa đình khá hài hoà, cân đối.

Chùa Trạch Lâm do bà Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái Đoan quốc công

Nguyễn Hoàng, chính phi của Thanh Đô vương Trịnh Tráng dựng ờ xã Trạch Lâm, huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Trong chùa có tượng thờ chính phi. Khoảng niên hiệu Tự Đức (1848-1883), tổng đốc Thanh Hóa là Tôn Thất Tĩnh đã cho trùng tu.

Chùa Linh Xứng nằm ở phía nam núi Ngưỡng Sơn, thôn Đê, xã Ngọ Xá,

huyện Vĩnh Lộc, nay là xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chùa do Thái uý Lý Thường Kiệt chù trương xây dựng. Công việc làm xong trong bốn năm (1085-1089) khi Thái uý giữ chức Tổng trấn Thanh Hóa. Bấy giờ có Sùng Tín trưởng lão là thầy học của Linh Nhân hoàng thái hậu từ kinh đô Thăng Long vào thuyết pháp ở miền ái Châu, Thái uý từng đưa Sùng Tín trường lão đi các nơi chọn đất để dựng chùa. Khi đên ấp Đại Lý, Thái uý thây vùng đât Ngưỡng Sơn cảnh trí thanh u, cây cối tươi tốt, lại không quá xa làng xóm, bèn có ý định dựng chùa Phật ở núi này. Bài vãn bia ghi việc dựng chùa do nhà sư Pháp Bào. Pháp hiệu Hải Chiếu đại sư soạn, khắc đá năm Bính Ngọ niên hiệu Thiên Phù

Duệ VO thứ 7 (1126). Soạn giả vãn bia cho biết công phu và quy mô xây dựng

chùa ”Thế là phát cỏ rậm, bạt đá to, thày bói nhằm phương, thợ hay dâng kiểu

quan thuộc góp tiền, sĩ dân đổ tới. Kém sức thì bào, thì gọt, sành nghề thì dựng thì xây. Chùa Phật thênh thang ở giữa, phòng chay rộng rãi hai bên...Phía sau xây ngôi tháp bau, gọi là tháp Chiêu Ân, chín tầng chót vót, giăng mắc rèm the cửa mở bốn bên, bao quanh con tiện. Gió rung chuông nhạc, hoà nhập chim rừng...” Trong nhiều thế kỷ, chùa Linh Xứng là một danh lam, nhưng đến khoảng đầu thế kỷ XX đã đổ nát, hiện chỉ còn văn bia do Pháp Bảo soạn (đã nói ở trên). Bia đã được đem về trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, là một trong số ít bia thời Lý hiện còn đến nay

Chùa Long Cảm nằm trên núi ố c Son, xã Chương Các, huyện Tống Sơn,

nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tương truyền Triệu Việt Vương chống quân xâm lược nhà Lương, từng đóng đồn ở núi này. Vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) tuần du Ái Châu, đêm nghỉ ở núi ốc Sơn chiêm bao thấy thần nhân hiện lên giúp đỡ. Tỉnh dậy vua bèn cho xây dựng chùa thờ Phật, đặt tên là chùa Long Cảm. Chùa này từ xưa đều do các sư nữ trụ trì.

Chùa Khánh Quang ( Khánh Quang Tự )nằm ở xã Trạch Lâm, huyện

Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chùa do Chính phi Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Nguyễn Thị Ngọc Tú (7-1631) xây dựng. Bà là con gái của Đoan quốc còng Nguyễn Hoàng. Sau khi làm nội cung của Trịnh Tráng (1623), bà về thăm quê hương ở huyện Tông Sơn, nhân đó bỏ tiền công đúc dựng chùa Khánh Quang. Trong chùa có tượng Vương phí tức là tượng thờ bà. Sau vườn chùa có tháp ba tầng, chưa rõ là tháp thờ vị nào.

Chùa Không Lộ nằm ở cuối núi Hàn, xã Chính Đại, huyện Tống Sơn. tinh

Thanh Hóa. Chùa thờ Không lộ thiền sư. Trong chùa có tượng thiền sư Không Lộ tạc bằng gỗ.

Chuà Nguyên Hải ở xã Gia Miêu, huyện Tống Sơn. tinh Thanh Hóa.

Quang Hung thứ 20 (1597) quy mô to rộng, có bia do Thổng quận công Mai

Uông hiộu Thuần Phu soạn.

TT Tài nguyên du lịch GT s.dl KN Ị Hệ số Điểm

chung 1 Đền thờ Trần Hng Đạo 1 0.2 4 10 52 2 Ly Cung 1 2.5 4 10 75 3 Đình Gia Miêu 1 0.2 2 10 32 4 Đình Đồng Bồng 1 0.2 2 10 32 5 Nhà thờ Nguyễn Hữu 1 0.2 2 10 32 6 Quần thể di tích Hàn sơn (

Đền Ông và Đền Cô Bơ) 2 2.5 4 1 8.5

7 Cùa Trạch Lâm 1 0.1 4 1 - 5.1

8 Cùa Long Cảm 1 0.15 4 1 5.15

9 Chùa Không Lộ 1 0.1 2 1 3.1

10 chùa Nguyên Hải 1 0.15 2 1 3.15

I(Điểm chung) 248

M 0.04332

Điểm tổng 10.74336

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hoá (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)