1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

67 927 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 4,98 MB

Nội dung

Phần I MỞ ĐẦU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm đang ngày càng phát triển. Nó không chỉ phục vụ về thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình mà còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Cùng với việc phát triển chăn nuôi là sự gia tăng về bệnh tật và một trong các bệnh thường xuyên xảy ra ở gà là bệnh cầu trùng gà ( Coccidiosis avium). Đây là bệnh phổ biến xảy và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm. Bệnh làm tăng số gà còi cọc, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con từ 30 – 100%, làm giảm sản lượng trứng từ 20 – 40% ở gà đẻ. Bệnh do ký sinh trùng ký sinh ở ruột non của gà, bệnh đã được khẳng định về tính chất nguy hiểm và mức độ gây thiệt hại cho ký chủ. Loại ký sinh trùng này phát triển trong đường ruột và gây ra những tổn thương mô, ảnh hưởng đến tiêu hóa hoặc hấp thu dưỡng chất, sự khử nước, mất máu và tăng tính mẫn cảm với những tác nhân gây bệnh khác. Theo Lê Văn Năm (1996), khi gà nhiễm cầu trùng có thể bội nhiễm với các bệnh khác như: E.Coli, bạch lị và phó thương hàn, CRD, tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, Gumboro, Newcastle, Marek, hội chứng giảm hấp thu dinh dưỡng, hội chứng giảm đẻ,…Bên cạnh đó, các bệnh gây suy giảm miễn dịch đã cùng với cầu trùng gà gây ra các “bệnh ghép” nặng nề hơn, phức tạp hơn. Bệnh Marek có thể gây cản trở đáp ứng miễn dịch đối với cầu trùng và bệnh Gumboro ( Infectious Bursal Disease- IBD) làm trầm trọng thêm bệnh cầu trùng đồng thời đã hạn chế những thuốc chống cầu trùng. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh cầu trùng trên gà , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về bệnh cầu trùng trên gà tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn về bệnh cầu trùng gà. Từ đó có biện pháp phòng trị bệnh phù hợp nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do cầu trùng gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển.

Ngày đăng: 18/03/2015, 14:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Mạnh Điều ( 1995). Một số nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà tại trại gà Thụy Phương – Viện chăn nuôi, Luận án Thạc sỹ Thú y, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Khác
2. Bạch Mạnh Điều (2004). Bệnh cầu trùng gia cầm và giải pháp phòng trị cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Khác
3. Dương Công Thuận. Kết quả điều tra bệnh cầu trùng gà trong chăn nuôi công nghiệp. Tạp chí KHKT nông nghiệp, số 7 – 1978, 523 – 528 Khác
4. Dương Công Thuận và cộng sự. Phòng và chữa bệnh cầu trùng gà bằng Furazolidon. Tạp chí Công trình nghiên cứu KHKT thú y năm 1978, 77 Khác
5. Đoàn Thị Thảo và cs. Một số chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 4: 567-573 Khác
6. Đào Trọng Đạt (1985 – 1989). Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thú y, NXB Nông Nghiệp Khác
7. Hoàng Thạch (1996). Tình hình nhiễm cầu trùng tại xí nghiệp chăn nuôi gà Thuận An (Sông Bé). Tạp chí KHKT thú y tập III, số 4 – 1996 Khác
8. Hoàng Thạch và cs (1997). Tình hình nhiễm cầu trùng ở gà thả vườn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Tạp chí KHKT Thú y – tập V, số 4, Tr, 29 – 32 Khác
9. Hoàng Thạch và cs (1999). Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh cầu trùng gà ở TP Hồ Chí Minh, một số vùng phụ cận và thử nghiệm một số thuốc phòng trị. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Lê Minh Hà. (1997). Tình hình nhiễm cầu trùng của gà nuôi theo lối công nghiệp vùng xung quanh Hà Nội và thử nghiệm một số thuốc phòng trị.Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp Khác
11. Lê Văn Năm (1999). Thuốc phòng trị bệnh cầu trùng gà. Khoa học thú y, tập III, số 2/1999 Khác
12. Lê Văn Năm (1996). 60 câu hỏi và đáp về những bệnh ghép phức tạp ở gà.NXB Nông Nghiệp Hà Nội Khác
13. Lê Văn Năm (2003). Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
14. Lê Văn Năm (2004). 100 câu hỏi và đáp trong bác sỹ thú y cần biết, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Huy Đông. Đặc điểm bệnh lý bệnh cầu trùng trên đàn gà lai F2 ( mái ri vàng rơm x trống rừng) nuôi tại vườn quốc gia Cúc Phương và biện pháp phòng trị. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Khác
16. Nguyễn Thành Chung (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng gà. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Khác
17. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên (1997). Giáo trình Ký sinh trùng thú y. NXB Nông Nghiệp Hà Nội Khác
18. Nguyễn Thị Mai (1997). Tình hình nhiễm cầu trùng tại xí nghiệp gà Phúc Thịnh và thử nghiệm một số thuốc phòng trị. Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp Khác
19. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Dược lý học thú y, NXB Nông nghiệp Khác
20. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh. (1990). Thực hành ký sinh trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w