- Điều tra tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Phong.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Phong
Nuôi gà là một nghề truyền thống có từ lâu đời,chủ yếu là nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ, mục đích nuôi để cải thiện, chuồng trại làm bằng tre nứa, thức ăn tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp như lúa, ngô... Trung bình mỗi hộ nuôi trên 20 - 30 con.
Hiện nay có những hộ nuôi theo hướng công nghiệp nhưng số lượng và quy mô không lớn, khoảng từ 300 - 2000 con gà. Phổ biến nuôi các giống gà Ai Cập và gà Lương Phượng, thức ăn cho gà bao gồm cả thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng.
Các hộ đầu tư xây dựng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh, dung dịch sát trùng, vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tuy nhiên quy trình chăn nuôi khôn qetysg khép kín. Số liệu đàn được thống kê qua 3 năm trở lại đây và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng đàn gà trên địa bàn huyện Yên Phong từ năm 2011 đến tháng 6 tháng đầu năm 2014
Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tổng đàn gà
(con) 198.570 187.630 182.975 89.570 Qua bảng 4.1 ta thấy số số lượng gà nuôi tại huyện Yên Phong đang có xu hướng giảm
Năm 2012 số lượng gà nuôi giảm 5,51% so với năm 2011, năm 2013 số lượng gà nuôi giảm 2,48% so với năm 2012.
Hình thức nuôi nhỏ lẻ vẫn nhiều nên hàng năm số lượng gà biến động không nhiều.
* Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh thú y và công tác tiêm phòng chưa được quan tâm. Trong chăn nuôi hộ gia đình công tác vệ sinh rất ít được chú ý. Vôi bột dùng để rắc vào nền chuồng mỗi khi vệ sinh chuồng chuẩn bị cho lứa gà mới nhập về.
Nền chuồng được lát xi- măng, chất độn chuồng không được thay thường xuyên. Khi chất độn chuồng nhiễm bẩn người chăn nuôi thường lót thêm một lượt chất độn chuồng mới lên phía trên, do vậy bên trên nền chuồng khô ráo nhưng bên dưới chất độn chuồng luôn bị ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và phát triển.
Các thuốc sát trùng trùng ít được sử dụng do tốn kém, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa hiểu hết được sự lây lan của dịch bệnh nên chủ quan.
Chuồng nuôi không tách biệt nên công tác phòng bệnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự lây lan dịch bệnh nhanh chóng mà người dân không biết cách phòng và chống dịch.
Khi gà bị bệnh thì người dân thường bán chạy gà hoặc vứt xuống sông mà không báo cho chính quyền và bác sĩ thú y cơ sở, vì vậy dịch bệnh lây lan rất nhanh, khó kiểm soát dịch bệnh, công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn.
b. Phòng bệnh bằng vaccine
Vacxin phòng 1 số bệnh truyền nhiễm cho gà như: cúm gia cầm, Newcastle, Tụ huyết trùng.
Tiêm phòng 1 năm 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 1 đợt 2 vào tháng 6
Tuy đã được hỗ trợ giá tiền vacxin nhưng với những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ tỉ lệ tiêm không cao do người dân không muốn tiêm nhiều, do lo sợ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, tại những hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại, khoảng từ 300 – 2000 con, vấn đề vệ sinh, phòng bệnh được quan tâm hơn và phần lớn được tiêm phòng vaccine đầy đủ.