- Điều tra tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Phong.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo lứa tuổ
Để điều tra tình hình nhiễm bệnh cầu trùng gà ở các lứa tuổi khác nhau. Chúng tôi tiến hành theo dõi, thu thập và xét nghiệm tìm noãn nang cầu trùng trong các mẫu phân gà được lấy ở các tuần tuổi khác nhau (tuần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) trên 2 giống gà Ai Cập Và gà Lương Phượng đang được nuôi tại khu vực nghiên cứu. Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.5.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà Ai Cập
Lứa tuôi (tuần)
Số mẫu kiểm
tra Số mẫu nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm 1 15 0 0 0+ 2 15 3 20 1+ 3 15 5 33,33 1+ - 2+ 4 15 8 53,33 2+ - 3+ 5 15 10 66,67 3+ - 2+ 6 15 7 46,67 2+ 7 15 6 40 2+ - 1+ 8 15 4 26,67 1+ Tổng 120 43 35,83
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà Ai cập
Qua bảng 4.5 ta thấy: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trung bình ở các lứa tuổi của gà Ai Cập là 35,83%, cường độ nhiễm từ 1+ - 3+. Cường độ nhiễm tăng từ tuần thứ 2 và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 5 sau đó giảm dần.
Bảng kết quả trên cũng cho thấy: tỷ lệ nhiễm ở các lứa tuổi khác nhau là khác nhau. Tuần đầu tiên chưa có sự xuất hiện của noãn nang cầu trùng. Sang tuần thứ 2 bắt đầu xuất hiện noãn nang cầu trùng trong phân, tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 20%. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo các lứa tuổi tuần thứ 3 là 33,33%; tuần 4 là 53,33%; đạt cao nhất ở tuần thứ 5 là 66,67%. Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần tuần thứ 6 còn là 46,67%, tuần thứ 7 là 40%; tuần thứ 8 là 26,67%.
Gà có triệu chứng lâm sàng ở tuần tuổi thứ 4. Trong đàn có một số con ủ rũ, lông xù, ăn ít, phân lỏng không thành khuôn, đôi khi có lẫn máu. Bệnh kéo dài tới tuần thứ 5 thì nặng nhất, gây chết nhiều nhất.
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà Lương Phượng Lứa tuôi (tuần) Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm 1 15 0 0 0+ 2 15 2 13,33 1+ 3 15 4 26,67 1+ - 2+ 4 15 8 53,33 2+ - 3+ 5 15 9 60 2+ 6 15 7 46,67 2+ - 1+ 7 15 5 33,33 2+ - 1+ 8 15 3 20 1+ Tổng 120 38 31,67
Kết quả được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà Lương Phượng
Từ kết quả bảng 4.6 ta thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên giống gà Lương Phượng qua nghiên cứu ở 8 tuần tuổi đầu tiên là 31,67%, cường độ nhiễm từ 1+ - 3+. Cường độ nhiễm tăng theo lứa tuổi từ tuần thứ 2 và đạt cao nhất ở tuần thứ 4 sau đó giảm dần.
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà Lương Phượng khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Tuần đầu chưa thấy xuất hiện noãn nang cầu trùng. Tuần thứ 2 bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ 13,33%; tuần thứ 3 là 26,67%; tuần thứ 4 là 53,33%; đạt cao nhất là tuần thứ 5 là 60% sau đó giảm dần, ở tuần thứ 6 là 46,67%; tuần thứ 7 là 33,33%; tuần thứ 8 là 20%.
Như vậy, từ kết quả điều tra tình hình nhiễm cầu trùng của 2 giống gà, ta thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của hai giống gà đều mang tính quy luật tương tự nhau. Cụ thể là:
Tuần đầu tiên không thấy xuất hiện noãn nang cầu trùng. Theo Nguyễn Thị Mai (1997), khi nghiên cứu về cầu trùng cũng đưa ra kết luận là gà 1 tuần tuổi chưa bị nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu về cầu trùng lại cho ra kết quả là tìm thấy noãn nang cầu trùng trong phân gà ở tuần tuổi đầu tiên và gà chưa có biểu hiện bệnh. Điều này được giải thích là do chuồng nuôi chưa được dọn vệ sinh sạch sẽ, không có thời gian trống chuồng theo yêu cầu do nhu cầu sản xuất nên noãn nang cầu trùng còn tồn tại trong chuồng nuôi và gà con ăn phải. Mặc dù ăn phải noãn nang nhưng do hệ tiêu hóa của gà con chưa phát triển đầy đủ, các men tiêu hóa hoạt động còn yếu nên không đủ khả năng phá vỡ lớp vỏ của Oocyst cầu trùng cho nên khi Oocyst vào đường tiêu hóa lại bị thải ra ngoài theo phân và không gây được bệnh cho gà ở giai đoạn này.
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 2 và tăng dần theo lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng theo lứa tuổi là do gà càng lớn tuổi nhu cầu ăn thức ăn càng nhiều và thải trừ phân càng nhiều đồng thời cũng bới nền chuồng nhiều hơn. Phân gà, thức ăn, nước uống rơi vãi ra nền chuồng làm tăng độ ẩm chuồng đó là điều kiện thuận lợi cho noãn nang tồn tại và phát triển. Mặt khác, ở các lứa tuổi khác nhau thì sức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh cũng khác nhau, nên tỷ lệ nhiễm bệnh ở các lứa tuổi cũng khác nhau. Song không phải lúc nào tỷ lệ nhiễm cũng tăng theo lứa tuổi của gà, tỷ lệ nhiễm chỉ tăng tới một một mức nhất định sau đó giảm dần, cụ thể ở đây là ở tuần thứ 5, sau đó giảm dần
theo các lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả Lê Minh Hà (1997), Nguyễn Huy Đông (2011), Nguyễn Thị Mai (1997). Tỷ lệ nhiễm giảm dần do 2 nguyên nhân chính:
+ Do tác động cơ giới của việc dung thuốc điều trị bệnh cầu trùng. Bởi lẽ trong quá trình điều tra khi phát hiện gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh người chăn nuôi đã sử dụng thuốc điều trị nên tỷ lệ nhiễm đã giảm xuống.
+ Sau khi mắc bệnh lần đầu gà có khả năng miễn dịch đối với bệnh. Bởi vì, theo nguyên tắc khi một kháng nguyên vào trong cơ thể nó sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Do vậy, khi noãn nang cầu trùng vào trong cơ thể gà sẽ kích thích cơ thể gà sản sinh kháng thể chống lại noãn nang đó. Vì vậy, noãn nang cầu trùng này sẽ bị cơ thể gà đào thải ra ngoài môi trường và nếu có tồn tại trong cơ thể gà thì nó chỉ tồn tại với số lượng ít không đủ khả năng gây bệnh.
Xem xét diễn biến của tỷ lệ nhiễm cầu trùng liên quan đến lứa tuổi gà nói trên sẽ giúp ta xác định được thời gian phòng, trị cầu trùng hiệu quả nhất.