0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuô

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN GÀ TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH (Trang 46 -46 )

- Điều tra tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Phong.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuô

Tại khu vực chúng tôi tiến hành nghiên cứu, các chủ chăn nuôi chủ yếu nuôi theo hai phương thức là phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp (không khép kín) và bán công nghiệp (nuôi thả vườn). Để có những đánh giá chính xác hơn về tình hình nhiễm cầu trùng theo hai phương thức chăn nuôi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các mẫu phân được thu thập trên các hộ chăn nuôi theo hai phương thức trên. Kết quả được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo các phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi Số mẫu kiểm tra

Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ nhiễm (%) Công nghiệp (không khép kín) 120 47 39,17

Nuôi thả vườn 120 34 28,33

Tính chung 240 81 33,75

Từ bảng kết quả tôi thấy:

Gà nuôi theo phương thức công nghiệp có tỷ lệ nhiễm (39,17%), nuôi theo phương thức nuôi thả vườn tỷ lệ nhiễm là (28,33%). Khi so sánh hai tỷ lệ này bằng cách sử dụng kiểm định phân phối nhị phân (binomial test), kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo phương thức nuôi công nghiệp cao hơn tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi thả vườn, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trên thực tế ở phương thức nuôi công nghiệp (không khép kín) điều kiện vệ sinh thú y kém, không đảm bảo vệ sinh. Mặt khác, ở những hộ chăn nuôi đó trình độ thú y còn hạn chế, không áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều vào chăn nuôi nên gà thường hay nhiễm bệnh. Đặc biệt với bệnh cầu trùng gà, vệ sinh chuồng trại không tốt, không thường xuyên thay chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi không được vệ sinh, không hạn chế được động vật trung gian truyền bệnh như gián, chuột,…tất cả chúng đều làm bệnh cầu trùng xảy ra thường xuyên hơn và có tính lây lan mạnh hơn.

Những đàn gà chăn nuôi theo phương thức nuôi thả vườn tỷ lệ nhiễm cầu trùng (28,33%) thấp hơn phương thức nuôi công nghiệp. Theo tác giả Nguyễn Thành Chung (2010) gà nuôi theo phương thức nuôi thả vườn có tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Nguyên nhân là do khi gà được nuôi thả vườn bên ngoài những sân chơi, bãi nuôi thả vườn, diện tích nuôi lớn hơn nhiều so với diện tích chăn nuôi theo quy mô công nghiệp nên sự nhiễm cầu trùng có phần nào giảm hơn. Mặt khác, mật độ nuôi cũng có khác nhau. Mật độ nuôi trong các chuồng nuôi công nghiệp mật độ nuôi thường dày hơn, gà có điều kiện tiếp xúc với noãn nang cầu trùng trong chuồng nuôi nhiều hơn do vậy tỷ lệ nhiễm của gà được nuôi theo

phương thức công nghiệp cao hơn so với gà nuôi theo phương thức nuôi thả vườn.

Cường độ nhiễm cầu trùng qua các phương thức chăn nuôi cũng được thể hiện qua bảng

Bảng 4.7. Cường độ nhiễm cầu trùng theo các phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ N % n % n % Công nghiệp (không khép kín) 120 47 39,17 13 27,66 18 38,3 16 34,04 Nuôi thả vườn 120 34 28,33 14 41,18 12 35,3 8 23,53 Tính chung 240 81 33,75 27 33,33 30 37,03 24 29,63

(n: số mẫu nhiễm cầu trùng)

Từ bảng kết quả tôi thấy:

Với phương thức nuôi khác nhau thì cường độ nhiễm cũng khác nhau. Ở phương thức nuôi nuôi thả vườn cường độ nhiễm ở mức nhiễm nhẹ chiếm ưu thế hơn (41,18%) so với cường độ nhiễm nhẹ ở phương thức nuôi công nghiệp (27,66%). Cường độ nhiễm ở mức trung bình (35,3%); ở mức nặng (23,53%) ít chiếm ưu thế hơn phương thức công nghiệp (mức trung bình 38,3%; mức nặng 34,04%).

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN GÀ TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH (Trang 46 -46 )

×