1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng gà Lạc Thủy và khả năng cho thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với Lương Phượng

130 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Các giống gà bản địa là một trong các giống vật nuôi khá phổ biến ở Việt Nam trong suốt nhiều thập niên qua, cũng nhƣ trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045. Những giống gà này có khả năng thích nghi với các điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, chịu đƣợc kham khổ với chế độ ăn nghèo dinh dƣỡng và có sức kháng bệnh tốt hơn so với các giống gà thƣơng mại (Tadelle và cs., 2000). Hơn nữa, nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia cầm chăn nuôi “hữu cơ”, chất lƣợng cao của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng . Ngoài ra, đây còn là một trong các giải pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học về nguồn gen vật nuôi và sử dụng để lai tạo với các giống gà nhập nội có năng suất cao nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi gia cầm (Fassill, 2010). Ở Việt Nam, gà Lạc Thủy (Hòa Bình) là giống gà bản địa có nguồn gốc lâu đời tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, đƣợc phát hiện vào năm 2012. Đây là giống gà có ngoại hình đẹp, màu lông tƣơng đối đồng nhất: con trống có màu mã mận, con mái có màu lá chuối khô chất lƣợng thịt, trứng thơm ngon, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Tuy nhiên, khối lƣợng cơ thể thấp, lúc 8 tuần tuổi chỉ đạt 646g đối với gà trống và 529,83g đối với gà mái; năng suất trứng/mái/40 tuần tuổi đạt 36 - 39,36 quả; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 87,94 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 4,4 - 4,7kg (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2015). Nhằm bảo tồn, khai thác một cách có hiệu quả nguồn gen gà Lạc Thủy cần có sự đánh giá tính đa dạng di truyền cũng nhƣ tác động của chọn lọc. Đánh giá quần thể hay giống vật nuôi ở mức độ phân tử là bƣớc đầu tiên trong công tác bảo tồn đã đƣợc FAO khuyến nghị (FAO, 2007). Chỉ thị Microsatellite là một trong những chỉ thị phân tử hữu hiệu nhất để đánh giá quần thể ở mức độ phân tử nhƣ tính đa dạng di truyền, khoảng cách di truyền và cấu trúc di truyền. Nghiên cứu về gà Lạc Thuỷ mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích đặc điểm ngoại hình chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện ở mức độ phân tử. Do vậy, nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 20 chỉ thị Microsatellite nhằm đánh giá tính đa dạng di truyền và sai khác di truyền giữa gà Lạc Thuỷ với 5 giống gà bản địa: gà Ri, Mía, Đông Tảo, Cáy Củm và Rừng Tai Đỏ. Gà Lƣơng Phƣợng (LV) đƣợc nhập vào Việt Nam từ năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khả năng ghép phối với các giống gà bản địa rất tốt, màu lông của gà Lƣơng Phƣợng khá giống với gà bản địa Việt Nam, hơn nữa đây là giống gà nhập nội đầu tiên ở Việt Nam đƣợc công nhận ông bà (năm 2004). Ngoài ra, gà LV có sức kháng bệnh tốt, năng suất trứng khá cao đạt 165- 171 quả/mái/năm (Nguyễn Huy Đạt và cs., 2001). Trần Công Xuân và cs. (2004) cho biết khối lƣợng cơ thể gà dòng trống LV1 lúc 20 tuần tuổi đạt 2658g (trống) và 2106,04g (mái); khối lƣợng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của gà thƣơng phẩm LV12 đạt 1902,79g; LV13 đạt 1915,50g. Để có những nhóm gà lai phù hợp với gà Lạc Thủy cũng là một điều cần quan tâm trong chăn nuôi gà lông màu tại Việt Nam. Trong số các giống gà lông màu đang nuôi tại nƣớc ta, gà Lƣơng Phƣợng đƣợc cho là phù hợp trong việc sử dụng lai với gà Lạc Thủy cũng nhƣ một số giống gà bản địa khác. Trên cơ sở đó việc chọn lọc nâng cao năng suất, tạo dòng và đánh giá khả năng di truyền, khuynh hƣớng di truyền của các tính trạng năng suất đối với các giống gà bản địa Việt Nam nói chung và gà Lạc Thủy nói riêng là rất cấp thiết cho bƣớc tiếp theo của chƣơng trình cải tiến di truyền lâu dài. Ngoài ra, để tạo đƣợc đàn gà thƣơng phẩm có năng suất, chất lƣợng cao thông qua ƣu thế lai giữa dòng cần chọn lọc nâng cao khối lƣợng cơ thể ở dòng trống và năng suất trứng ở dòng mái là hiệu quả nhất. Vì vậy, chúng tôi triển khai đề tài: “Chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng gà Lạc Thủy và khả năng cho thịt của con lai giữa gà Lạc Thủy với Lương Phượng”.

Ngày đăng: 08/07/2021, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w