1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chính sách nhập khẩu của Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

33 3,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG, BIỂU THAM KHẢO:Bảng 1: Ước tính những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Myanmartrang 5Bảng 2: Phí của giấy phép nhập khẩu dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾCHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

1 Bùi Mai Hương 0951010457

2 Nguyễn Thị Thùy Trang 0951010658

3 Nguyễn Thị Thu Cúc 0951010378

4 Lê Thị Thanh Thủy 0951010221

5 Lương Thị Nhung 0951010530

Hà Nội, tháng 11/2011

Trang 2

Mục lục

Danh mục bảng, biểu tham khảo……… 1

Lời mở đầu……….2

Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây……… 3

I.Tình hình kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây………3

II.Tình hình xuất nhập khẩu của Myanmar………4

Chương II: Chính sách nhập khẩu của Myanmar………6

I Cơ quan quản lí nhập khẩu và thủ tục thông quan hàng hóa của Myanmar ………6

1.Cơ quan quản lý nhập khẩu……… 6

2.Các thủ tục cho việc xuất khẩu và nhập khẩu……… 6

3.Thủ tục thông quan hải quan cho nhập khẩu……… 8

II.Hàng rào thuế quan của Myanmar……… 8

1.Thuế nhập khẩu……….8

2.Những Hiệp định ưu đãi về thương mại……… 11

III.Các biện pháp phi thuế quan……….12

1.Các biện pháp định lượng……… 13

2.Các biện pháp quản lý hành chính……… 18

3.Các rào cản kĩ thuật……… 20

IV.Đánh giá chung về chính sách nhập khẩu của Myanmar……… 24

Chương III: Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách nhập khẩu của Myanmar.25 I.Bài học nhập khẩu rút ra từ chính sách của Myanmar……… 25

II Chính sách nhập khẩu của Việt Nam……… 25

III.Định hướng điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Việt Nam theo kinh nghiệm của Myanmar……….26

Kết luận………28

Tài liệu tham khảo……… 29

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU THAM KHẢO:

Bảng 1: Ước tính những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Myanmar(trang 5)Bảng 2: Phí của giấy phép nhập khẩu dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoài(trang 7)

Bảng 3: Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn(trang9+10)

Bảng 4: Số lượng mặt hàng chịu thuế 0-5% năm 2001của các quốc giaASEAN(trang 11)

Bảng 5: Danh sách các biện pháp phi thuế quan được Myanmar áp dụng(trang 15)Bảng 6: Mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan đối với Myanmar theo tỉ

lệ (%)(trang 15)

Bảng 7: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Myanmar(trang 14)

Bảng 8: Danh mục hàng hóa cùng các yêu cầu kĩ thuật của Myanmar(trang19+20)

Bảng 9: Tỉ lệ áp dụng các biện pháp rào cản kĩ thuật cho 6 ngành công nghiệp ởMyanmar(trang 21)

Bảng 10: Danh mục hàng hóa cùng tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật SPS củaMyanmar(trang 21+22+23)

Biểu đồ 1: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 –

2004(trang 26)

Trang 4

Lời mở đầu

Trong quá trình học tập môn Chính sách thương mại quốc tế cùng với

những kiến thức về chuyên ngành Ngoại thương đã tích luỹ được, chúng em mongmuốn được vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tế đặt

ra trong hoạt động Ngoại thương của đất nước trong bài tiểu luận này Với mongmuốn đó, và xuất phát từ yêu cầu thực tế tìm hiểu thị trường Myanmar, chúng em

đã chọn đề tài “Chính sách nhập khẩu của Myanmar và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam” Mục đích đặt ra là nêu lên được những đặc điểm cơ bản nhất về thị

trường Myanmar cũng như những chính sách nhập khẩu quan trọng của Myanmar,

từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam để có những định hướngđiều chỉnh chính sách nhập khẩu của Việt Nam cho phù hợp với nền kinh tế thếgiới hiện nay Qua đấy, góp phần cho sự thành công của các doanh nghiệp ViệtNam trong việc buôn bán tại thị trường Myanmar trong tương lai tới

Vì đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi bài tiểu luận,chúng em chỉ xin chọn cách tiếp cận đề tài từ một bình diện khái quát nhất để tiếnhành nghiên cứu Kết cấu của bài tiểu luận gồm có ba chương:

Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây

Chương II:Chinh sách nhập khẩu của Myamar

Chương III: Kinh nghiệm choViệt Nam từ chính sách nhập khẩu của Myanmar

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn, bài tiểu luậnchắc chắn còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tìnhcủa cô để có thể hoàn thiện đề tài

Chúng em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

Chương I: Khái quát kinh tế Myanmar trong thời

gian gần đây

Myanmar là đất nước có nguồn tài nguyên giàu có, tuy nhiên do sự kiểmsoát của chính phủ, các chính sách kinh tế không hiệu quả và nhiều vùng đóinghèo đã gây ra sự suy yếu về kinh tế

I.Tình hình kinh tế Myanmar trong thời gian gần đây

Nhìn chung, trong những năm gần đây, nền kinh tế Myanmar vẫn trong tìnhtrạng gặp nhiều khó khăn Với dân số gần 60 triệu người có thu thu nhập bìnhquân thuộc hàng thấp trên thế giới, sản xuất của Myanmar còn yếu kém nhiều mặt,90% hàng công nghiệp tiêu dùng phải nhập khẩu Hầu hết, hàng tiêu dùng đềunhập qua đường tiểu ngạch mậu dịch biên giới với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ

Trong cải cách kinh tế, đặc biệt là việc mở cửa thị trường từ năm 1988,Myanmar đã thu được một số kết quả nhất định Tăng trưởng GDP từ 1989 đến

1996 lần lượt được cải thiện Trong kế hoạch 5 năm ( 1996- 2001), GDP củaMyanmar phát triển trung bình 6% năm Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triểnkinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình 7.2% /năm

GDP năm 2008 đạt 27,2 tỷ USD, 2009 là 29,4 tỷ USD, tăng trưởng 8%,đứng thứ 33 về quy mô so với toàn Châu Á ( Phillipin 17, Việt Nam 24,Bangladesh 25)

Từ tháng 02/1998 Chính phủ Myanmar đã sớm ban hành Luật đầu tư nướcngoài Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triểnquan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế Đầu tư nước ngoài ởMyanmar chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liênminh Châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối vớiMyanmar Tính tới cuối năm 2008, tổng số đầu tư nước ngoài đã đăng ký vàoMyanmar đạt hơn 15 tỷ USD với 374 dự án từ 25 nước và lãnh thổ trong đó đầu tư

từ các nước ASEAN chiếm 51,64% ( chủ yếu là Thái Lan), nhưng hiệu quả đầu tưchưa cao, tỷ lệ giải ngân thấp ( khoảng 50 %) Nguyên nhân chủ yếu là do chínhsách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar còn nhiều bất cập, hệ thống dịch vụngân hàng yếu kém, hệ thống thông tin lạc hậu, hàng rào thuế quan quá cao…

Một số thông tin tóm tắt về nền kinh tế Myanmar một vài năm trở lại đây:

GDP theo sức mua ( PPP):60,07 tỷ USD(2010); 57,41 tỷ USD(2009)

Tốc độ độ tăng trưởng GDP: 3,1 %

GDP/người: 1.100 USD/người

Tỷ lệ thất nghiệp: 5,7% (2010)

Trang 6

Tỷ lệ lạm phát : 9,6% (2010), 1,5 % (2009)

Nông nghiệp: gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ, cá

Công nghiệp: thiếc, đồng chế biến nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, xi

măng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí đốt, dầu, dệt may ,đá quý

Kim ngạch XNK: 12.373 tỷ USD tăng 13,7% so với 2009

Xuất khẩu: 7.841 tỷ USD (2010) 6.862 tỷ USD (2009)

Mặt hàng XK chính: khí đốt tự nhiên, sản phẩm gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo, đá quýBạn hàng XK chính: Thái Lan ( 46,57%) , Ấn Độ (12,99%), Trung Quốc (9,01%),

Nhập khẩu: 4.532 tỷ USD (2010) 4,02 tỷ USD (2009)

Mặt hàng NK chính: vải vóc, sản phẩm hóa dầu, phân bón, nhựa, máy móc, vậtliệu giao thông, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn

Bạn hàng NK chính:Trung Quốc (33,1%), Thái Lan (26,28%), Singapore(15,18%)

II.Tình hình xuất nhập khẩu của Myanmar

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Myanmar vẫn quản lý bằng giấy phépkinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến hàng

Trong nhiều năm qua với lý do phản đối vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ và

EU tiếp tục siết chặt cấm vận đối với Myanmar cho nên hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của Myanmar bị ảnh hưởng nặng nề

Năm 2008 xuất khẩu hàng hóa của Myanmar đạt khoảng 6,6 tỷ USD, tăng12,3 % so với năm 2007 và nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 17,4% so vớinăm 2007 Myanmar xuất khẩu hàng hóa đến gần 80 quốc gia và nhập khẩu từ trên

100 quốc gia trên thế giới

10 tháng đầu năm 2010, Myanmar xuất khẩu hàng hóa đạt 5.941,4 triệuUSD, tăng 14,2%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3.441,3 triệu USD, giảm 0,2% sovới cùng kỳ năm 2009 tới74 thị trường và nhập khẩu hàng hóa từ 109 thị trườngtrên thế giới.Trong đó thu nhập từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên chiếm hơn 40% tổngkim ngạnh xuất khẩu của nước này

Ngoài khí đốt tự nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Myanmar lànông sản, thủy sản và lâm sản, trong khi các sản phẩm nhập khẩu chủ chốt củanước này là máy móc, dầu thô, dầu ăn, sản phẩm y tế, xi măng, phân bón và sảnphẩm tiêu dùng Myanmar hiện đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, mộttrong những ngành đóng góp đáng kể cho GDP và nguồn thu ngoại tệ của quốc giaĐông Nam Á này Với 2.800 km đường biển và khoảng 500.000 hécta đầm lầydọc theo bờ biển, Myanmar có sản lượng thủy sản ước đạt trên 1 triệu tấn/nămxuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, các nướcTrung Đông, Liên minh châu Âu ( EU ), Hàn Quốc

Trang 7

Phân tích thị trường cho thấy những nhóm hàng xuất - nhập khẩu chủ yếucủa Myanmar trong năm 2008 như sau:

Bảng 1: Ước tính những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Myanmar

Đơn vị tính: Triệu USD

Số thứ

tự

khẩu năm 2008

Ước Nhập khẩu năm 2008

IV Thực phẩm chế biến; rượu bia, nước giải khát;

thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá

XII Giày dép, mũ, ô dù; gậy, ghế, roi, yên, cương làm

bằng da; long vũ; hoa giả; tóc giả

XIII Sản phẩm đá, thạch cao, ximăng, amiăng, mica; đồ

gốm; kính và sản phẩm thủy tinh

31

XIV Ngọc, đá quý, kim loại quý; quần áo gắn đá quý và

kim loại quý; đồ trang sức; tiền làm bằng kim loại

quý

900

XVI Máy móc và thiết bị cơ khí; đồ điện; phụ tùng; đồ

XVII Ôtô, máy bay, tàu thủy và thiết bị giao thông vận tải 3 270XVIII Thiết bị quang học; máy chụp ảnh; máy đo lường,

kiểm tra; dụng cụ y tế; đồng hồ các loại; nhạc cụ;

các loại phụ tùng

XXI Hàng hóa khác: hàng hóa xổ số; hàng thể thao; hàng

hóa triển lãm; tài sản cá nhân; hàng mẫu

660

Trang 8

Chương II: Chính sách nhập khẩu của Myanmar

I.Cơ quan quản lí nhập khẩu và thủ tục thông quan hàng hóa của Myanmar 1.Cơ quan quản lý nhập khẩu

Ở Myanmar, việc kiểm tra và giám sát hàng hóa nhập khẩu cũng như xuấtkhẩu được quản lý bởi Cục hải quan (Customs Department – CD), nay nằm dưới

sự điều khiển và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Thuế vụ

Cục hải quan Myanmar là tổ chức phi lợi nhuận, được phân chia thành 7 bộphận, quản lý bởi Tổng giám đốc, thông qua phó tổng giám đốc Đứng đầu mỗi bộphận là giám đốc, cụ thể là:

2.Các thủ tục cho việc xuất khẩu và nhập khẩu

Một doanh nghiệp được phép theo luật Đầu tư nước ngoài phải đăng ký nhưmột nhà xuất, nhập khẩu phụ thuộc vào giấy phép kinh doanh với Phòng đăng kíxuất nhập khẩu, Tổng cục thương mại

a)Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu / nhập khẩu

Những người, doanh nghiệp sau đây có thể được đăng ký xuất khẩu / nhậpkhẩu tại Bộ thương mại:

 Một công dân hay công dân liên kết hoặc một công dân quốc tịch liên bangMyanmar

 Quan hệ đối tác công ty

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty liên doanh được thành lập theoĐạo luật Doanh nghiệp của Myanmar năm 1958 hay Đạo luật doanh nghiệp đặcbiệt năm 1950

 Các hợp tác xã, được đăng ký theo Liên hiệp các Luật Hợp tác xãMyanmar, năm 1970

b)Phí đăng kí

Trang 9

 Lệ phí đăng kí đối với các nhà xuất – nhập khẩu trong thời hạn 1năm là50,000 Kyats (tương đương 50USD).

 Lệ phí đăng kí đối với các nhà xuất – nhập khẩu truong thời hạn 3 năm là100,000 Kyats (tương đương 100USD)

c)Lệ phí giấy phép nhập khẩu

Phí của giấy phép nhập khẩu được tính theo phương thức C.I.F (Yangon),dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dao động từ 250 Kyats đến50,000 Kyats Cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2: Phí của giấy phép nhập khẩu dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu

từ nước ngoài, tính theo Kyats (K)

Giá trị C.I.F Phí giấy phép NK

http://aseanict.com/bizcenter/0/Myanmar-Procedures-for-d)Thời hạn có hiệu lực của giấy phép nhập khẩu

Thông thường, giấy phép nhập khẩu có hiệu lực trong vòng 6 tháng Tuynhiên, nếu được yêu cầu, thời hạn này có thể được gia hạn thêm bởi Bộ Thươngmại

 Lệ phí của giấy phép nhập khẩu được tính theo phương thức C.I.F, dựa trêngiá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được đề cập theo quy định tại chươngIV

 Nhà nhập khẩu phải mở 1 tài khoản thư tín dụng không thể hủy ngang(L/C) tại ngân hàng

Trang 10

 Nếu việc mua bán được thực hiện trên phương thức F.O.B, nhà nhập khẩuphải đảm bảo việc bảo hiểm từ Bảo hiểm Myanmar và đăng ký chở hàng (freightbooking) từ Myanmar Five Star Line, hãng vận chuyển quốc gia ở Myanmar.

 Sau khi nhận được thông báo về lô hàng từ nhà cung cấp, nhà nhập khẩuphải sắp xếp cho việc thông quan hàng hóa

3.Thủ tục thông quan hải quan cho nhập khẩu

Theo những quy định hiện hành, tất cả các lô hàng phải được xác minhthông qua Cục hải quan theo mẫu tờ khai nhập khẩu (CUSDEC)

Mẫu tờ khai nhập khẩu phải được kèm theo những chứng từ sau đây:

Thuế hải quan phải nộp theo biểu thuế Thuế nhập khẩu được tính dựa trên

cơ sở thuế, giá trị ước tính (bao gồm tổng giá C.I.F và 0,5% giá C.I.F cho phí dỡhàng) Cùng với thuế hải quan, thuế thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu dựatrên chi phí dỡ hàng (gồm tổng giá trị ước tính và phí nhập khẩu) Các khoản thuếnày được thu tại các điểm nhập cảnh và thời gian thông quan

Thông quan cho đơn hàng đặc biệt

Một đơn hàng đặc biệt có thể được thông quan nhanh chóng cho những loạihàng hóa được nhập nhẩu bằng đường biển hoặc đường hàng không:

II.Hàng rào thuế quan của Myanmar

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, Myanmar áp dụng thực hiện theo danhmục HS(mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới) Có 3 dạng thuế có thể

Trang 11

áp dụng đối với hàng nhập khẩu: thuế nhập khẩu, thuế thương mại và phí giấyphép.

Nhưng với thời gian và điều kiện cho phép, chúng em chỉ xin nghiên cứu

và trình bày về hoạt động thuế nhập khẩu và các hiệp định ưu đãi thuế thương mại

1.Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánhvào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu Khi phươngtiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đếncửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biểnquốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm trahàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩuphải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước

Ở Myamar với việc hàng hóa nội địa sản xuất ra chỉ đáp ứng 10% nhu cầutiêu dùng trong nước, nhập khẩu và chính sách nhập nhẩu, đặc biệt là thuế nhậpkhẩu đóng vai trò rất quan trọng

Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1997, Myanmar đã tiến hành các biệnpháp phù hợp với CEPT(Common Effective Preferential Tariff_Hiệp định ưu đãithuế quan có hiệu lực chung) Thời hạn thực hiện CEPT của Myanmar là từ năm1998-2008 có nghĩa là từ năm 2008 trở đi, Myanmar áp dụng mức thuế suất chỉcòn 0-5% đối với hàng hóa của nước khác được nhập khẩu vào nước mình Đâycũng là mục tiêu mà CEPT hướng tới nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự doASEAN_AFTA lớn mạnh

Dưới đây là Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượnglớn của Myanmar trong những năm gần đây, bao gồm cả thuế suất ưu đãi tối huệquốc MFN:

Bảng 3: Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn

Mã số Mô tả nhóm mặt

hàng

Thuế suất MFN(%)

Thuế suất CEPT(%)

2008

Năm2009

Năm2010

5801 21 00 Vải bông có sợi ngang

1504 30 00 Mỡ và dầu và các

phần phân đoạn củachúng, của các loàiđộng vật có vú sống ởbiển

Trang 12

8418 21 00 Máy làm lạnh (tủ

lạnh), loại sử dụngtrong gia đình:loại sửdụng máy nén

8716 10 00 Rơ-moóc và bán

rơ-moóc loại nhà lưuđộng, dùng làm nhà ởhoặc cắm trại

http://ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/42/bieu-thue-(Danh mục dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở Danhmục của Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thếgiới, viết tắt là danh mục HS.)

Myanmar đã đưa ra 2.356 dòng thuế trong Danh mục giảm thuế ngay (IL),2.987 mặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL), 21 hàng hóa trong Danhmục nhạy cảm SL) và 108 mặt hàng trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL).Myanmar cũng đang tiến tới chuyển 60 mặt hàng từ trong Danh mục GEL sangDanh mục TEL và IL, chỉ còn 48 hàng hóa vẫn nằm trong Danh mục GEL

Hầu hết các mặt hàng trong Danh mục IL bao gồm các loại kim loạithường, các mặt hàng kim loại, máy móc và thiết bị điện, nhạc cụ

Khoảng 1.683 dòng thuế trong Danh mục IL chiếm tới 71,4% trong tất cảcác mặt hàng ở tất cả các mức thuế suất từ 0-5% Bình quân mức thuế suất CEPTtrong Danh mục IL là 4,47% vào năm 1998

Bảng 4: Số lượng mặt hàng chịu thuế 0-5% năm 2001của các quốc gia ASEAN

Quốc gia Số lượng dòng thuế Tỉ lệ dòng thuế thuộc Danh mụcIL

0-5% >5% Tỉ lệ

khác Tổngsố 0-5% >5% khácTỉ lệ Tổngsố

Brunei 6.107 157 12 6.276 97,31 2,50 0,19 100

Trang 13

Bên cạnh đó, đối với hàng hóa từ các nước ngoài khu vực ASEAN nhậpkhẩu vào lãnh thổ Myanmar, tỉ lệ thuế hiện nay trong khoảng từ 0% đến 40% vớiôtô, hàng xa xỉ, đồ trang sức và những mặt hàng sản xuất tại Myanmar phải chịumức thuế cao Thuế được áp dụng với hầu hết các hàng hoá khác trong đó hàngtiêu dùng chịu mức thuế cao nhất Mức thuế đối với đầu vào công nghiệp, máymóc và linh kiện phụ tùng trung bình khoảng 15% Tỉ lệ thuế công ty hàng nămkhoảng 30% đối với lợi nhuận của cac công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.Những Hiệp định ưu đãi về thuế thương mại

Myanmar là nước duy nhất trong ASEAN chịu sự cấm vận kinh tế gắt gao

từ các cường quốc như Mỹ, EU vì vậy, Myanmar không có nhiều cơ hội tham gia

kí kết những Hiệp định ưu đãi về thương mại như APEC, WTO Tuy nhiên, đểthoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, Myanmar đã có những nỗ lực nhấtđịnh để đổi mới nền kinh tế trong nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế

Trang 14

Myanmar là một trong số những nước tích cực tăng cường hợp tác toàndiện với Trung Quốc thông qua khu vực thương mại tự do ASEAN-TrungQuốc(ACFTA) Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà đầu tư lớnnhất của Myanmar, với các khoản đầu tư của Bắc Kinh ở vào khoảng hơn 15 tỷUSD năm 2010 Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Myanmar,sau đó đến Thái Lan và Singapore

Hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc hướng tới việc cắt giảm và dần dần

dỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại

và đầu tư giữa các thành viên với thuế suất ngày càng giảm và tiến tới bằng 0 Tuynhiên, khác với AFTA, phạm vi cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0%(vào năm2015) chỉ chiếm 90% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu Số dòng thuếcòn lại bao gồm những mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế trong nước như:Trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép,vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, điện lạnh, giấy và một số mặt hàng khác sẽđược phép bảo hộ với mức độ cao hơn và trong thời gian dài hơn Những mặt hàngnày sẽ phải cắt giảm thuế xuống một mức nhất định(lớn hơn 0%) vào các năm

2015 và 2018 Nguyên tắc xuất xứ để hưởng các ưu đãi theo ACFTA cũng là hàmlượng xuất xứ từ ASEAN và Trung Quốc phải lớn hơn 40%

Myanmar cũng kí kết Hiệp định thương mại với Việt Nam vào năm 1994,theo đó 2 bên cam kết giành cho nhau những ưu đãi nhất định về thương mại nhằmđẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương để cùng phát triển

Mới đây, Myanmar cũng đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ấn Độ Thươngmại song phương cũng phát triển mạnh với việc tổng kim ngạch mậu dịch đạt hơn

1 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011 Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớnthứ tư của Myanmar, sau Thái Lan, Singapore và Trung Quốc Tính đến hết tháng3/2011, Ấn Độ đã đầu tư vào Myanmar 189 triệu USD, trong đó riêng khu vực dầu

mỏ và khí đốt chiếm tới 137 triệu USD Ấn Độ đứng thứ 13 trong danh sách cácnhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar

III.Các biện pháp phi thuế quan

Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo qui định pháp lýhay tồn tại trên thực tế tác động đến phương hướng nhập khẩu đều thuộc vào cácrào cản phi thuế quan Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Ognization forEconomic Co-operation and Development - OECD) năm 1997 đã định nghĩa:

“Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuếquan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn,nhằm hạn chế nhập khẩu” Còn theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Hàngrào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối vớithương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học, hoặc bình đẳng”

Dưới đây là các rào cản phi thuế quan liên quan đến nhập khẩu củaMyanmar :

Bảng 5: Danh sách các biện pháp phi thuế quan được Myanmar áp dụng

Trang 15

Các biện pháp

hạn chế định

lượng

Các biện pháp tương đương thuế quan

Giấy phép tự động

Các rào cản kĩthuật

Các biện phápquản lí hànhchính

Ta có thể thấy rõ điều đó hơn qua bảng số liệu thể hiện mức độ ảnh hưởng của cácbiện pháp phi thuế quan đến các nước ASEAN dưới đây:

Bảng 6: Mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan đối với Myanmar theo tỉ

Các biệnpháptươngđươngthuế quan

Giấyphép tựđộng

Các biệnpháp hạnchế địnhlượng

Các biệnphápđộcquyền

Cácràocảnkĩthuật

Trang 16

Mục đích: Việc ban hành Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm đảmbảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thậm chí còn nhằm bảo hộ một sốngành sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng

Đây cũng là chính sách phi thuế được Myanma áp dụng Các mặt hàng cấmnhập vào Myanma bao gồm:

Bảng 7: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Myanmar

1) Tiền giả

2) Các loại văn hóa phẩm đồi trụy

3) Các sản phẩm không có chứng nhận tiêu chuẩn

4) Các sản phẩm nhái thương hiệu

5) Các chất gây nghiện và kích thích thần kinh

6) Hàng hóa in ấn không phù hợp với biểu tượng quốc kỳ của Myanma

7) Hàng hóa không phù hợp với văn hóa Phật giáo và đền chùa của Myanma

Nguồn: http://www.aseansec.org/16355.htm

b)Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hànghoặc một nhóm hàng được xuất đi (hoặc) nhập về đến (từ) một thị trường nào đó,trong một thời gian nhất định (thường là một năm)

Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng hoặcthuộc hệ thống giấy phép không tự động Khi hạn ngạch nhập khẩu được quy địnhcho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổngđịnh ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không

kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến

Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉđược nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng bao nhiêu, trong thờigian bao lâu

Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhậpkhẩu (còn gọi là phiếu phân hạn ngạch) cho một số công ty Chỉ có một số doanhnghiệp mới được nhập khẩu những mặt hàng đó Mỗi doanh nghiệp được phépphân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm

Như vậy, có thể quản lý hạn ngạch:

1) Về số lượng hoặc giá trị hàng hóa

2) Về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu

3) Về thời gian

Để xác định danh mục hàng hóa quản lý hạn ngạch, căn cứ vào:

 Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoặc phát triển kinh tế - xã hội trongnước của từng thời kỳ

Ngày đăng: 17/03/2015, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. T.S Bùi Thị Lý (chủ biên) (2009), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả: T.S Bùi Thị Lý (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
2. TS Bùi Xuân Lưu & PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải (2009), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế ngoại thương
Tác giả: TS Bùi Xuân Lưu & PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
4. Các biện pháp phi thuế quan được xác nhận ở Myanmar (http://www.aseansec.org/16355.htm) Link
6. Dữ liệu các biện pháp phi thuế quan của ASEAN (http://www.aseansec.org/16355.htm) Link
7. Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar http://www.vietnamembassy- myanmar.org/vi Link
9. Mức thuế suất AFTA 2008:(http://ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/42/bieu-thue-nhap-khau/24799/thue- suat-thue-nhap-khau-theo-afta-cua-cac-nuoc-trong-khu-vuc-asean.aspx) Link
11. Thương vụ Việt Nam tại Myanmar http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/42/tai-lieu.aspx Link
19.Trang web đài BBC của Vương quốc Anh http://www.bbc.co.uk/ Link
3. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) Khác
5. Chiến lược cải cách thuế 2011 – 2020, Quyết định 732/QĐ-TTg Khác
8. Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Khác
15.Country report on current development of plant protection in Myanmar(2006-2007 to 2007-2008)(summary) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w