Hiện nay công tác nhập khẩu công nghệ tồn tại nhiều vấn đề mà bản thân các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chưa đủ sức giải quyết như: vấn đề tiếp cận thông tin về công nghệ, giá cả thị
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRONG LĨNH VỰC CHẾ TẠO MÁY VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HÀ NỘI, 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRONG LĨNH VỰC CHẾ TẠO MÁY VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐỖ ĐỨC NAM
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Tác giả luận văn
PHÙNG CÔNG ĐỊNH
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH VỀ NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ 6
1.1 Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan 6 1.2 Những lợi ích của việc nhập khẩu công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam 17 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhập khẩu công nghệ, bài học cho Việt Nam 19
Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27
2.1 Thực trạng về nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hóa 27 2.2 Thực trạng về chính sách nhập khẩu công nghệ của Việt Nam giai đoạn hiện nay 43
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH VỀ NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, CỤ THỂ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 56
3.1 Mục tiêu quan điểm và định hướng về nhập khẩu công nghệ của Việt Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa 56 3.2 Một số giải pháp chính sách về nhập khẩu công nghệ, cụ thể trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hoá ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh quốc tế 58 3.3 Cơ hội và thách thức khi nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực chế tạo máy và
tự động hóa 70
KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 5UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc ESCAP Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái bình dương UNTAC Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển R&D Nghiên cứu và phát triển
ODA Viện trợ phát triển chính thức
KH&CN Khoa học và công nghệ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bịgiai đoạn 1986-2005 28Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị giai đoạn 2006-2014 29Bảng 2.3: Số liệu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyềncủa các DN Nhà nước29Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ 30
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp của mỗi quốc gia Doanh nghiệp là nơi sử dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hoá Đồng thời doanh nghiệp cũng là nơi tạo ra công nghệ mới, công nghệ hiện đại Đến lượt mình công nghệ lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Công nghệ là một nhân tố có tính quyết định đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường
Công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp ở nuớc ta hiện nay nhìn chung đang ở trình độ thấp, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm còn kém, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn yếu Muốn khắc phục được tình trạng này, vấn đề mấu chốt là phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất với công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; các doanh nghiệp phải nhập khẩu
và làm chủ được công nghệ mới từ các nước có trình độ khoa học - kỹ thuật phát triển Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách liên quan đến nhập khẩu công nghệ của quốc gia
Trong những năm qua, đặc biệt là từ những năm 2005 trở lại đây, trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực Trong đó, việc đổi mới và nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nhiều nước trên thế giới đã được thực hiện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Nhiều ngành và lĩnh vực đã có sự cải thiện rõ rệt về trình độ công nghệ như ngành điện tử - viễn thông, xây dựng, giao thông và một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế tạo máy và tự động hóa
Các văn bản này đề cập đến những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng, phạm
vi điều chỉnh của việc nhập khẩu công nghệ; quyền và nghĩa vụ của các bên mua, bán; các điều kiện chuyển giao, tiếp nhận và sử dụng công nghệ; giá cả và điều kiện
Trang 8thanh toán; quản lý và phê duyệt của các cơ quan nhà nước đối với các hợp đồng mua bán; những vấn đề giải quyết tranh chấp v.v
Hiện nay công tác nhập khẩu công nghệ tồn tại nhiều vấn đề mà bản thân các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chưa đủ sức giải quyết như: vấn đề tiếp cận thông tin về công nghệ, giá cả thị trường, nguồn cung ứng công nghệ… còn khó khăn, năng lực tài chính còn yếu, trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ lao động còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất hiện còn lạc hậu… Đồng thời chính sách nhập khẩu công nghệ của Nhà nước với những ưu đãi về thuế, về các biện pháp phi thuế cũng như các biện pháp hỗ trợ nhập khẩu công nghệ còn hạn chế, cơ chế tổ chức quản lý, giám định và chế tài xử lý vi phạm về nhập khẩu công nghệ còn nhiều bất cập
Do không có nhiều văn bản riêng quy định các vấn đề về nhập khẩu công nghệ, nên quan hệ nhập khẩu công nghệ chịu sự điều chỉnh của hàng loạt văn bản luật và dưới luật như: Bộ luật dân sự (phần CGCN), luật CGCN, luật KH&CN
2013, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, luật đấu thầu, Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, các quyết định của thủ tướng chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu Trong đó các điều khoản quy định về nhập khẩu không đồng bộ, cụ thể và còn chồng chéo nên đã gây nhiều khó khăn trong thực tiễn đối với các cơ quan quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp khi nhập khẩu công nghệ
Trước yêu cầu đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước cùng với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác được các cơ hội, tiếp cận, đón đầu và sử dụng công nghệ mới, công tiên tiến sẽ là mục tiêu trọng yếu của chính sách nhập khẩu công nghệ quốc gia Hơn nữa, bất kỳ một chính sách nào dù tốt đến đâu cũng chỉ phát huy tác dụng trong những thời kỳ nhất định Vì vậy, cần phải liên tục nghiên cứu để có những chính sách linh hoạt cho phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đặt ra
Chính vì vậy, đề tài: “Chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực chế
tạo máy và tự động hoá ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” được tiến hành nghiên cứu
sẽ góp phần đáp ứng cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề đặt ra cho hoạt động nhập khẩu công nghệ cụ thể nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự
Trang 9động hóa, một trong những lĩnh vực trọng tâm thúc đẩy quá trình CNH và HĐH của Việt Nam Đề tài sẽ tiến hành phân tích những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục của tình hình nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam, đồng thời so sánh với kinh nghiệm nhập khẩu công nghệ với các nước khác
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chính sách nhập khẩu công nghệ cho đến giai đoạn hiện nay
đã có nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này tôi xin được tổng quan 3 công trình nghiên cứu được xem là gần với những quan tâm của đề tài
và quan trọng hơn là những phát hiện trong các công trình này, có những nội dung
sẽ được sử dụng làm luận cứ, có những nội dung sẽ trở thành câu hỏi nghiên cứu
khi tôi xây dựng đề cương nghiên cứu này: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc
xây dựng một số chính sách và thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu & triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” - Trần Ngọc Ca, Báo cáo đề
tài cấp bộ Hà Nội, 6/2000; Đề tài: “Các biện pháp tăng cường năng lực nội sinh về
KH&CN phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn và các tác
giả (2003); Đề tài: “Chính sách nhập khẩu công nghệ đáp ứng yêu cầu của CNH,
HĐH của Việt Nam, thực trạng và giải pháp” Nguyễn Văn Hoàn và các tác giả
(2005), Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại
Đề tài: “Chính sách nhập khẩu công nghệ đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH của Việt Nam, thực trạng và giải pháp” Nguyễn Văn Hoàn và các tác giả (2005), Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại
Đề tài nêu nổi bật được vai trò chính sách nhập khẩu công nghệ để đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước, tuy nhiên, với hiện trạng chính sách của Việt Nam thời điểm đề tài nghiên cứu vẫn chưa có quy định về nhập khẩu công nghệ mà nó được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ, dẫn đến không phải bất cứ đơn vị nào có nhu cầu nhập khẩu công nghệ có thể nắm bắt được tường tận các văn bản đó Từ phân tích thực trạng, đề tài nghiên cứu đã đưa ra đề xuất liên quan đến điều chính chính sách nhập khẩu công nghệ của Việt Nam đến năm 2020
Trang 10Tuy nhiên, Đề tài được nghiên cứu và nghiệm thu cách đây 10 năm Hiện tại chính sách nhập khẩu công nghệ đã có nhiều thay đổi cũng như có thêm các khó khăn và thuận lợi khác đặt ra mà đề tài không thể đáp ứng được Các đề tài trước đó không đề cập cụ thể đến việc nhập khẩu công nghệ cho một lĩnh vực nào cụ thể đặc biệt lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa Lĩnh vực này hiện đang có ý nghĩa quan trọng và có tác dụng tích cực nhất trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Làm rõ vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ và những yêu cầu đặt
ra trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
- Phân tích thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ và tác động của nó đến việc nhập nghệ khẩu ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
- Phân tích các đặc thù cụ thể về chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa phục vụ công cuộc hiện nay ở Việt Nam
- Đề xuất những vấn đề điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa cho phù hợp với giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách nhập khẩu công nghệ ở
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề của chính sách nhập khẩu
công nghệ ở Việt Nam thời kỳ hiện nay và thực trạng nhập khẩu công nghệ, cụ thể trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hóa Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình nhập khẩu công nghệ của Việt Nam giai đoạn tiếp theo thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu,
số liệu, thông tin lí luận và thực tế liên quan đến chính sách nhập khẩu công nghệ
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là:
- Khảo sát điển hình đối với một lĩnh vực;
- Phương pháp chuyên gia (lấy ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại)
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu công nghệ, cụ thể
là lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hóa
- Góp phần đáp ứng cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề đặt ra cho công tác nhập khẩu công nghệ, trong đó có nhập khẩu công nghệ cho chế tạo máy và tự động hóa phục vụ CNH, HĐH đất nước
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khung chính sách về nhập khẩu công nghệ
Chương 2: Thực trạng của chính sách nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay, cụ thể trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hoá
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp chính sách về nhập khẩu công nghệ, cụ
thể trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hoá
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH
VỀ NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ 1.1 Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm về công nghệ
Trên thế giới và ở Việt Nam từ trước tới nay có nhiều cách định nghĩa, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của các tác giả và các tổ chức khác nhau và để nhằm phục
vụ cho mục đích công việc của họ thì các định nghĩa cũng khác nhau Trong đề tài này tác giả liệt kê ra ở đây một số định nghĩa đã được công bố
UNCTAC đưa ra định nghĩa vào năm 1972 như sau: Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hoá và được thể hiện dưới một trong các dạng sau đây: Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian; nhân lực có trình độ chuyên môn cao; thông tin về khoa học kỹ thuật và thương mại
Ngân hàng Thế giới (WB) năm 1985 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: Thông tin, công cụ và sự hiểu biết (Kiến thức) và mục tiêu cũng là chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm
Theo Các Mác “Công nghệ làm nổi bật thái độ tích cực của con người đối
với tự nhiên, vạch rõ quá trình sản xuất trực tiếp ra đời sống của con người và những điều kiện của đời sống xã hội của họ, cũng như những khái niệm tinh thần bắt nguồn từ điều kiện ấy” Quan niệm này do Các Mác trình bày trong bộ Tư bản
đã chỉ ra: một là, thông qua công nghệ, bộc lộ mối quan hệ của con người với tự nhiên; hai là, thông qua công nghệ, bộc lộ mối quan hệ giữa người với người; ba là, thông qua công nghệ, hình thành nên mối quan hệ biện chứng tự nhiên – con người – xã hội… Bản thân các yếu tố của công nghệ cũng được hình thành thông qua mối quan hệ ấy Đây cũng chính là quá trình con người nắm bắt các quy luật của tự nhiên và vận dụng chúng vào trong các hoạt động sống của mình Cải tạo, đổi mới, phát triển để ngày càng phát triển hơn nữa
Trang 13Theo Luật KH&CN năm 2013 của Việt Nam thì: “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” [14, tr 1] Trong định nghĩa này, công nghệ bao
gồm cả kiến thức và công cụ, phương tiện và mục đích là biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm
Qua các định nghĩa về công nghệ trên đây, định nghĩa về công nghệ của luật KH&CN của Việt Nam là đúng đắn và cụ thể hơn cả, nó phản ảnh đầy đủ những yếu tố thành phần của công nghệ, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam và phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Tuy nhiên, để làm rõ các yếu tố thành phần của công nghệ, qua các tài liệu đã nghiên cứu có thể cụ thể hoá và phân loại các yếu tố thành phần của công nghệ ra 4 phần sau đây:
- Phần kỹ thuật (Technicware); bao gồm các phương tiện vật chất cần thiết nhằm chuyển đổi đối tượng lao động như: thiết bị, máy móc v.v ;
- Phần thông tin (Inforware) bao gồm các tư liệu công nghệ mà bản thân phần kỹ thuật không đem lại thông tin trực quan, ví dụ như bản thiết kế, các bản tính toán, công thức, phương trình, các hướng dẫn thao tác, mẫu mã;
- Phần con người (Humanware) bao gồm kỹ năng và kinh nghiệm của con người làm chủ công nghệ, hay còn gọi là năng lực sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo;
- Phần tổ chức (Organware) là sự bố trí và mối liên hệ trong sản xuất, nó bao gồm cơ cấu tổ chức cho các hoạt động, ví dụ như: sự phân nhiệm, hệ thống công tác quản lý v.v Các thành phần này có mối liên hệ mật thiết với nhau, thành phần kỹ thuật được gọi là phần cứng của công nghệ, các thành phần còn lại gọi là phần mềm của công nghệ
1.1.2 Phân loại công nghệ
* Căn cứ theo nguồn gốc công nghệ có thể chia thành hai loại chính là công nghệ nguồn và công nghệ thứ cấp:
Trang 14- Công nghệ nguồn: Là công nghệ được tạo ra lần đầu từ các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích Công nghệ nguồn ở nước nào cũng có thể, nhưng hiện nay phần lớn công nghệ nguồn được tạo ra từ các tập đoàn đa quốc gia của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp …
- Công nghệ thứ cấp: Là công nghệ đã được chuyển giao lần thứ nhất hoặc là công nghệ thứ cấp lần thứ 2, lần thứ 3… Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều có những công nghệ hiện đại nhưng phần lớn đều không phải là công nghệ nguồn nhưng được chuyển giao lần đầu từ Mỹ hoặc Anh, ví dụ như điện thoại SAMSUNG rất hiện đại nhưng phải sử dụng tới 40% phát minh, sáng chế của Mỹ Như vậy tiếp nhận công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng thực chất các công nghệ đó đi sau công nghệ nguồn ít nhất là 2 đến 3 thế hệ Các nước đang phát triển cũng có khả năng tạo được công nghệ nguồn nhưng chưa hẳn đấy là công nghệ tiên tiến và hiện đại, ví dụ công nghệ sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre là công nghệ nguồn, nhưng công nghệ này lại sử dụng dụng các thao tác lạc hậu
* Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ có thể chia làm 3 công nghệ chính:
- Công nghệ có hàm lượng lao động cao (Labour intensive): may mặc, dệt, lắp ráp, chế tạo
- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao (Know intensive): Phần mềm, công nghệ sinh học, tự động hóa…
* Căn cứ vào trình độ
Cho đến nay mặc dù đã được nói đến nhiều tài liệu hoặc các cuộc hội thảo nhưng khái niệm và các tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ chưa thật rõ ràng, chính xác mà chỉ có thể tương đối, chủ yếu dựa trên các cơ sở định tính, ví dụ như:
- Công nghệ hiện đại: là công nghệ có sự phối hợp sử dụng các thành tựu của công nghệ nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới vào quá trình sản xuất (thiết bị công nghệ thế hệ thứ IV- chế tạo vào những năm đầu thập kỷ 90)
Trang 15- Công nghệ tiên tiến là công nghệ có trình độ tự động, điện tử, vi điện tử ở mức cao, tự động toàn bộ thiết bị hoặc một công đoạn sản xuất (thiết bị công nghệ thế hệ thức III và đầu thứ IV-chế tạo trong thập kỷ 80)
- Công nghệ trung bình tiên tiến: là công nghệ có mức độ tự động cơ khí – điện tử cao (cơ khí và chủ yếu) với thiết bị công nghệ cuối thế hệ II đầu thế hệ III (chế tạo trong thập kỉ 70,80)
- Công nghệ trung bình: là công nghệ có mức độ tự động cơ khí khá (tự động một số thao tác trên thiết bị công nghệ hoặc trong công đoạn sản xuất), với thiết bị công nghệ cuối thế hệ I đầu thế hệ II
1.1.3 Khái niệm liên quan đến công nghệ chế tạo máy và tự động hóa
a Công nghệ chế tạo máy là một ngành công nghệ mũi nhọn trong việc chế
tạo ra các loại máy móc, thiết bị sản xuất Đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật
và công nghệ của một đất nước Chế tạo máy thường gắn liền với cơ khí chế tạo và
không thể tách rời
b Công nghệ tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng
dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất Tự động hóa là ngành thuộc nhóm ngành điện-điện tử dùng để chỉ một công việc được thực hiện mà không có sự giúp đỡ của bất kỳ sự can thiệp trưc tiếp của con người Tự động hóa có nghĩa là thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt với sự giúp đỡ của mạch điện truyền động điện Tự động hóa đã luôn luôn chứng tỏ là một ý tưởng có hiệu quả đối với hầu hết các ngành công nghiệp và các công ty, mà đối phó với sản xuất, vốn và hàng hoá tiêu dùng Bất kỳ loại hình sản xuất sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi bằng cách tự động hóa
Tự động hóa đã được thực hiện bằng phương tiện khác nhau bao gồm cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và máy tính, thường kết hợp Các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như các nhà máy hiện đại, máy bay và tàu thường sử dụng tất cả những
kỹ thuật kết hợp
Trang 16Khả năng ứng dụng của tự động hóa:
Tự động hóa đang ngày nay đa được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho đến chăm sóc sức khỏe con người, ví dụ như: Robot, dây chuyền sản xuất, các hệ thống thông minh…, nó giảm thiểu sức lao động, gia tăng sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, từ các dây chuyền tự động có thể sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm với giá thành rẻ
Những hạn chế của tự động hóa
Nhiều vai trò đối với con người trong quá trình công nghiệp hiện nay nằm ngoài phạm vi của tự động hóa Nhân lực trình độ nhận dạng mẫu, hiểu ngôn ngữ và khả năng sản xuất là ngôn ngữ tốt hơn khả năng của các hệ thống cơ khí và máy tính hiện đại Nhiệm vụ yêu cầu đánh giá chủ quan hoặc tổng hợp các dữ liệu cảm giác phức tạp, chẳng hạn như mùi hương và âm thanh, cũng như nhiệm vụ cấp cao như lập kế hoạch chiến lược, hiện đang yêu cầu chuyên môn của con người Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng của con người là chi phí-hiệu quả hơn so với các phương pháp cơ học ngay cả khi tự động hóa các nhiệm vụ công nghiệp là có thể Vượt qua những trở ngại đó là một con đường để đưa ra giả thuyết sau khan hiếm kinh tế
Vai trò và ý nghĩa của tự động hóa quá trình sản xuất:
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động Trong mọi thời đại, các quá trình sản xuất luôn được điều khiển theo các qui luật kinh tế Có thể nói giá thành là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự động hóa Không một sản phẩm nào có thể cạnh tranh được nếu giá thành sản phẩm cao hơn các sản phẩm cùng loại, có tính năng tương đương với các hãng khác Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với các hiện tượng như lạm phát, chi phí cho vật tư, lao động, quảng cáo và bán hàng ngày càng tăng buộc công nghiệp chế tạo phải tìm kiếm các phương pháp sản xuất tối ưu
để giảm giá thành sản phẩm Mặt khác nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức độ phức tạp của quá trình gia công Khối lượng các công việc đơn giản cho phép trả lương thấp sẽ giảm nhiều Chi phí cho đào tạo công nhân và đội
Trang 17ngũ phục vụ, giá thành thiết bị cũng tăng theo Đây là động lực mạnh kích thích sự phát triển của tự động hóa
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất Các quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất lượng gia công và năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý sản xuất Các quá trình sản xuất tự động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên Đồng thời tự động hóa đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản xuất hiện đại Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như đinh, bóng đèn điện, khóa kéo v v.thì không thể sử dụng các quá trình sản xuất thủ công để đáp ứng sản lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất
Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép thực hiện chuyên môn hóa và hoán đổi sản xuất Chỉ có một số ít sản phẩm phức tạp là được chế tạọ hoàn toàn bởi một nhà sản xuất Thông thường một hãng sẽ sử dụng nhiều nhà thầu để cung cấp các bộ phận riêng lẻ cho mình, sau đó tiến hành liên kết, lắp ráp thành sản phẩm tổng thể Các sản phẩm phức tạp như ôtô, máy bay.v…v nếu chế tạo theo phương thức trên sẽ có rất nhiều ưu điểm Các nhà thầu sẽ chuyên sâu hơn với các sản phẩm của mình Việc nghiên cứu, cải tiến chỉ phải thực hiện trong một vùng chuyên môn hẹp, vì thế sẽ có chất lượng cao hơn, tiến độ nhanh hơn Sản xuất của các nhà thầu
có điều kiện chuyển thành sản xuất hàng khối Có thể nói tự động hóa giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn hóa bởi chỉ có nền sản xuất tự động hóa mới cho phép chế tạo các sản phẩm có kích cỡ và đặc tính không hoặc ít thay đổi với số lượng lớn một cách hiệu quả nhất
1.1.4 Khái niệm chuyển giao công nghệ
Trang 18CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ [12, tr 2] Trong đó:
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Trang 19CGCN tại Việt Nam là việc CGCN giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lãnh thổ Việt Nam
CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở
nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam
CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lãnh thổ Việt Nam CGCN cho tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài [12, tr 2]
Xét về yếu tố pháp lý CGCN là một hoạt động nhằm chuyển nhượng quyền
sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng một công nghệ từ chủ thể này sang chủ thể khác, trên cơ sở hợp đồng CGCN đã được thỏa thuận, phù hợp với các quy định của pháp luật Bên chuyển giao có nhiệm vụ CGCN có kèm hoặc không kèm máy móc, thiết bị, dịch vụ cho bên nhận chuyển giao Bên nhận chuyển giao có nghĩa
vụ thanh toán các khoản cho bên chuyển giao để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng
Xét về yếu tố nội tại công nghệ được xem gồm hai phần: phần cứng (máy móc, thiết bị…) và phần mềm (quy trình, công thức, bí quyết…) CGCN chủ yếu thuộc phần mềm của công nghệ Phần cứng của công nghệ được mua bán trên cơ sở các quan hệ thương mại thông thường, vì nó có hiện vật cụ thể và giá cả ấn định.Tuy nhiên, vì phần mềm của công nghệ thường được thể hiện trên những phương tiện, thiết bị cụ thể, cho nên trong quá trình CGCN luôn phải giải quyết mối quan hệ với phần cứng Phần cứng chỉ được coi là đi kèm công nghệ được chuyển giao lần đầu, còn các lần tiếp theo chỉ đơn thuần là máy móc, thiết bị… bởi vậy, giá cả phần cứng đi kèm công nghệ được chuyển giao rất khác với giá cả phần cứng khi chuyển giao độc lập
Việc CGCN được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
Trang 20+ Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
+ Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo CGCN;
- Hình thức CGCN khác theo quy định của pháp luật
Phương thức CGCN bao gồm:
+ Chuyển giao tài liệu về công nghệ;
+ Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng CGCN;
+ Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa ra công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng CGCN;
+ Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận
1.1.5 Một số con đường chuyển giao công nghệ hiện nay ở nước ta
Trong thực tiễn hiện nay tại Việt Nam, công nghệ được nhập khẩu thông qua các con đường chủ yếu sau đây:
- CGCN qua con đường đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- CGCN qua con đường cho vay vốn ODA và tài trợ nước ngoài
- CGCN qua con đường mua trực tiếp từ nước ngoài
Ngoài ra còn một số hình thức CGCN không chính thức như: Hội thảo, hội nghị, xuất bản phẩm, tham quan, thực tập, đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt do chính sách mở cửa của Việt Nam mà lực lượng Việt kiều sống ở nước ngoài cũng trở về đầu tư sản xuất kinh doanh cùng với việc đầu tư về tài chính là vốn đầu tư về khoa học, công nghệ
1.1.6 Khái niệm nhập khẩu công nghệ
Nhập khẩu công nghệ được hiểu là một quốc gia này nhập khẩu công nghệ từ một quốc gia khác (có thể nhập khẩu đầy đủ hoặc không đầy đủ 4 thành phần của công nghệ), nhằm mục đích đầu tư đổi mới hoặc thay thế công nghệ cũ để sản xuất
ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường Các hình thức nhập khẩu bao gồm:
Trang 21Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, trong đó, doanh nghiệp phải trực tiếp làm mọi khâu của quá trình kinh doanh nhập khẩu, như tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng… và phải bỏ vốn để tổ chức kinh doanh nhập khẩu Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình Độ rủi ro của hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn song lại đem lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác
Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số lại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu quả, khi đó sẽ ủy nhiệm cho các doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình Thương nhân nhận ủy thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương mại cấp cho mình để nhận ủy thác nhập khẩu
Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, đó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu Phương tiện thanh toán trong hoạt động này không dùng tiền mà chính là hàng hóa
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận Những mặt hàng này không được gia công hay chế biến tại nơi tái xuất Hàng hóa vừa phải làm thủ tục nhập khẩu vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau đó
1.1.7 Vai trò của nhập khẩu công nghệ
Công nghệ là một loại hàng hóa đặc biệt ở chỗ là không phải bất cứ nước nào nhập khẩu được nhưng công nghệ đều có thể thành công trong việc sử dụng công
Trang 22nghệ nhập và cải thiện được vị trí về trình độ công nghệ của quốc gia mình so với các nước trên thế giới Bởi lẽ, nhập khẩu công nghệ mới chỉ là điều kiện cần và điều kiện đủ là phải tăng cường năng lực nội sinh cả về trình độ lẫn cơ sở hạ tầng để có thể phát huy hiệu quả của công nghệ nhập khẩu cũng như tiếp tục nghiên cứu và phát triển trình độ công nghệ của nước nhà trên cơ sở những công nghệ nhập Vì vậy, vai trò của nhập khẩu công nghệ rất quan trọng vì nó là điều kiện cần thiết cho bước phát triển năng lực nội sinh về KH&CN tiếp theo của đất nước nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng
Nhập khẩu công nghệ chính là nhằm mục đích nâng cao trình độ năng lực công nghệ của quốc gia và bằng những công nghệ này có thể sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc gia cũng như đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu, có giá cả hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và cả thị trường nước ngoài Mặt khác, nhập khẩu công nghệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành
và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở phát huy hết mọi lợi thế và sử dụng tối ưu nguồn lực của quốc gia Đối với Việt Nam, do điều kiện nên kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, trình độ công nghệ còn lại hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, muốn đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và liên tục thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là phải nhập khẩu được những công nghệ tiên tiến đáp ứng được những yêu cầu của CNH, HĐH đất nước
1.1.8 Vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ
Định hướng cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu công nghệ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Chính sách nhập khẩu công nghệ do nhà nước đề ra có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp có chiến lược sản xuất và kinh doanh, chiến lược mặt hàng hướng về xuất khẩu Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước cũng như những khả năng và lợi thế của mình, từng doanh nghiệp cần xác định lĩnh vực và mục tiêu sản xuất, kinh doanh, từ đó có sự lựa chọn công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu và khả năng của mình
Trang 23Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường, thông qua các chính sách tài chính như cho vay ưu đãi, thuế ưu đãi
khi nhập khẩu và sử dung công nghệ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ như cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực với những ưu đãi nhất định
1.2 Những lợi ích của việc nhập khẩu công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam
Ta có thể hiểu rằng về thực chất, CNH, HĐH là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất xã hội cao
Nhập khẩu công nghệ phải gắn với yêu cầu CNH, HĐH Nhập khẩu công nghệ chính là nhằm mục đích nâng cao trình độ năng lực công nghệ của quốc gia Mặt khác, nhập khẩu công nghệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở phát huy hết mọi lợi thế và sử dụng tối ưu các nguồn lực của quốc gia
Nhập khẩu công nghệ gắn liền với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Những năm gần đây trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện khái niệm
“công nghệ sạch” nghĩa là những công nghệ không có hoặc ít ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghệ được vận hành bởi con người, các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đều hướng vào việc sản xuất và sử dụng các
“công nghệ sạch” này, bởi lẽ nó không chỉ phục vụ lợi ích lâu dài của mỗi quốc gia
là phát triển bền vững mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng những công nghệ không sạch
Nhập khẩu công nghệ gắn liền với việc tạo công ăn việc làm cho người lao động Vì vậy, việc nhập khẩu này đòi hỏi phải có chiến lược vừa phát triển các ngành công nghiệp vừa đảm bảo phát triển theo chiều rộng và cả chiều sâu, nghĩa là vừa tăng thêm quy mô, vừa tạo thêm những ngành nghề mới, đồng thời nâng cao trình độ công nghệ, trình độ sản xuất và kinh doanh của các ngành kinh tế
Trang 24Nếu coi công nghệ là một trong những động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì công tác nhập khẩu và đổi mới công nghệ phải đựơc coi trọng và có ý nghĩa tiên quyết trong việc chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và có hiệu quả Chính vì vậy việc nhập khẩu công nghệ của Việt Nam phải được nghiên cứu một cách có khoa học, trên cơ sở nghiên cứu thị trường khu vực và thế giới để tìm ra những lợi thế so sánh, lợi thế của quốc gia về từng ngành kinh tế, từng sản phẩm cụ thể để có kế hoạch nhập khẩu và đổi mới công nghệ, đầu tư thích đáng cho ngành, sản phẩm đó nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nhập khẩu công nghệ phải phù hợp với điều kiện tài chính, trình độ khoa học
kỹ thuật của Doanh nghiệp Để phát huy hết hiệu quả của việc nhập khẩu và sử dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam, một trong những điều kiện quan trọng là khả năng tài chính và trình độ làm chủ khoa học, công nghệ của doanh nghiệp hiện tại ở mức nào, tiềm năng và xu hướng trong thời gian tới ra sao Đó chính là những tiền đề để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển công nghệ trong tương lai, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể khả thi, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến hành nhập khẩu công nghệ và triển khai việc đưa công nghệ nhập khẩu này vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao
Trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói trên, các doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài và trong một số doanh nghiệp lớn nhà nước thì công nghệ đang được sử dụng có trình độ hiện đại, trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ ở trong các doanh nghiệp này cũng khá cao, tiềm lực tài chính cũng dồi dào có khả năng nhập khẩu và sử dụng những công nghệ hiện đại
và tiên tiến Còn đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình hình hoàn toàn ngược lại, các doanh nghiệp này yếu về tài chính, thiếu những cán bộ quản lý năng động, sáng tạo và đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn
Trang 25Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, khu vực DNVVN chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Con số thống kê cho hay, DNVVN chiếm trên 97% tổng số DN cả nước, đóng góp 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước (NSNN), tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế… Tuy nhiên, các DNVVN hầu hết có quy mô từ nhỏ đến siêu nhỏ (vốn chỉ ở mức 4 - 7 tỷ đồng/DN)
Những số liệu trên đây cho thấy tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, vì vậy việc đầu tư cho đổi mới và nhập khẩu công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn Đây là vấn đề hạn chế sức sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không chỉ trong thời gian qua mà cả trong thời gian sắp tới, muốn giải quyết vấn đề về vốn nhất thiết nhà nước cần phải nghiên cứu
và ban hành các chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở nhập khẩu và làm chủ công nghệ mới
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhập khẩu công nghệ, bài học cho Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều sản phẩm công nghệ xuất khẩu nhưng Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn được coi là những nước điển hình về nhập khẩu công nghệ manh mẽ và thành công trên thị trường công nghệ thế giới Những nước này đã nhập khẩu và CGCN sao cho phù hợp với điều kiện của riêng mình rồi từ đó sao chép, cải tiến và phát triển thành công nghệ của nước mình Vì thế, nghiên cứu chính sách nhập khẩu và quản lý công nghệ nhập khẩu của họ chúng ta có thể rút ra được một số kinh nghiệm cho Việt Nam giai đoạn hiện nay
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ
a Nhật Bản
Nhật Bản là nước có thành tựu về phát triển KH&CN thành công thần kỳ Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, nền kinh tế kiệt quệ, nhưng do có chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn với phương pháp và cách thức, bước đi sáng tạo, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một trong những cường
Trang 26quốc phát triển về khoa học và kỹ thuật bậc nhất trên thế giới Hiện nay, nếu so sánh theo chỉ số tổng hợp KH&KT và khả năng cạnh tranh thì Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, về lĩnh vực năng lượng Nhật Bản còn cao hơn cả Hoa
Kỳ và Châu Âu, gần tương đương trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Đạt được thành tích
kỳ diệu này, chính phủ Nhật Bản đã có những cải tổ cơ bản về quản lý và phát triển nền kinh tế mà nền tảng của nó là phát triển KH&CN Bước chuyển mình đầu tiên
là trước khi đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức một đoàn cán bộ cấp cao gồm các bộ trưởng, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các kỹ nghệ gia do Thủ tướng làm trưởng đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm các nước có trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, CHLB Đức v.v Sau khi kết thúc đợt tham quan và học hỏi kinh nghiệm trở về nước, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch cải tổ toàn diện và sâu sắc
về phát triển kinh tế mà trong đó vấn đề phát triển KH&CN được đưa lên hàng đầu
Do điều kiện kinh tế của Nhật Bản lúc đó còn rất hạn chế, chưa đủ tiềm lực đầu tư nhiều tiền của vào phát triển công nghệ, chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn phương thức thích hợp là chưa đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản mà chủ yếu nghiên cứu khoa học ứng dụng, trên cơ sở nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, người Nhật bắt chước một cách sáng tạo và cải tiến, hoàn thiện rồi đưa vào thực tiễn Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm và nhập khẩu những công nghệ của các nước có nền công nghiệp phát triển
Trong công tác nhập khẩu công nghệ, chính phủ Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ, bất cứ công nghệ nào được nhập vào Nhật đều phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép
Trong giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1984, Nhật Bản đã có 42.000 hợp đồng nhập khẩu công nghệ từ các nước, đó là những công nghệ tiên tiến nhất có thể
có được trên thế giới trong thời gian này Tất cả các công nghệ được nhập khẩu này được xem xét dựa trên kết quả nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng tất cả các công nghệ hiện có trên thế giới về những ưu điểm so sánh giữa các công nghệ với nhau Do việc tổ chức quản lý chặt chẽ công tác nhập khẩu và lựa chọn đúng đắn công nghệ
Trang 27nhập nên hiệu quả đạt được rất lớn, nhiều hợp đồng nhập khẩu trở thành nền tảng tạo nên những ngành công nghiệp mới trong nền kinh tế quốc dân, như: sáng chế về
ni lông của công ty Dupont và Terilen mở ra ngành dệt bằng sợi tổng hợp; ngành công nghiệp bán dẫn; công nghiệp chế tạo vô tuyến truyền hình màu Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến cuối những năm 70 toàn bộ các hợp đồng nhập khẩu công nghệ của Nhật Bản đều được Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) xem xét và quyết định
b Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế trong những năm qua, đặc biệt là những hập kỷ cuối thế kỷ hai mươi này đã đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới, có nền kinh tế phát triển xếp thứ bảy trên thế giới, với thu nhập quốc nội xấp xỉ 1.000 tỷ USD Trung Quốc là quốc gia có nền khoa học và công nghệ hiện đại, hoàn chỉnh và độc lập Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư thích đáng cho KH&CN; chú trọng nghiên cứu cơ bản; gắn nghiên cứu KH&CN với phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; Chính phủ cũng có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích nhập khẩu công nghệ và đầu tư từ nước ngoài, phấn đấu trở thành một trong các cường quốc hàng đầu của thế giới về nghiên cứu và phát triển KH&CN, chính phủ cũng đã đề ra các chương trình công nghệ, ưu tiên nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ cao, công nghệ chủ chốt, công nghệ phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp
Trong những thành tựu phát triển về công nghệ và khoa học kỹ thuật, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu công nghệ một cách toàn diện các nội dung nhập khẩu công nghệ Cụ thể những quy định về nhập khẩu công nghệ được thể hiện qua điều lệ nhập khẩu công nghệ do Hội đồng nhà nước Trung Quốc công bố ngày 20/12/1987 và quy định chi tiết thi hành điều lệ nhập khẩu công nghệ ngày 20/01/1988 đã quy định nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý nhập khẩu là: Bất cứ bên giao công nghệ thuộc nước nào, bất kể nguồn vốn
và cách thanh toán của bên nhận các hợp đồng nhập khẩu công nghệ đều phải chịu
Trang 28sự kiểm tra và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Với các nội dung cơ bản sau đây:
Các công ty, xí nghiệp, cơ quan, cá nhân không có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu công nghệ thì phải nhập khẩu uỷ thác qua các công ty khác có chức năng này Bộ Thương mại và Hợp tác Kinh tế đối ngoại phê duyệt toàn bộ các hợp đồng nhập khẩu công nghệ của các dự án với các báo cáo khả thi do các bộ, uỷ ban, cục thuộc Hội đồng Nhà nước phê duyệt Thời hạn hợp đồng không quá 10 năm trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép Không được đưa vào hợp đồng các điều khoản ràng buộc về mua nguyên liệu, ràng buộc phải đi kèm với dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị bán thành phẩm, hạn chế xuất khẩu cấm tiếp tục sử dụng công nghệ sau khi hợp đồng hết hạn, các ràng buộc hạn chế bên nhận phát triển công nghệ nhập khẩu
Tuy chính phủ Trung Quốc vẫn cho góp vốn trong các liên doanh bằng công nghệ nhưng công nghệ đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe như: Sản xuất các sản phẩm đang có yêu cầu cấp thiết hoặc sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; cải thiện chất lượng và tính năng đối với các sản phẩm hiện có và nâng cao năng suất một cách rõ rệt; hoặc sử dụng với hiệu quả cao nhất nguyên, nhiên liệu hoặc năng lượng; các nhà đầu tư có thể phải chứng minh giá trị của việc đóng góp vốn bằng công nghệ bằng cách cung cấp các tài liệu hoàn chỉnh về khả năng của công nghệ đó
Như vậy, về cơ bản Trung Quốc áp dụng chế độ kiểm soát chặt chẽ đối với công tác nhập khẩu công nghệ thông qua các điều lệ và quy định cụ thể Tuy nhiên trong thực tế, do hạ tầng cơ sở của nền công nghiệp còn hạn chế chưa phù hợp để có thể tiếp nhận những công nghệ tiên tiến nhất, một số doanh nghiệp có thể nhập khẩu công nghệ có trình độ tương đối cũ hơn để trước tiên tạo ra cơ sở, sau khi hấp thụ
và sử dụng công nghệ nhập khẩu này có thể phát huy được tác dụng trên thị trường nội địa (tuy so với thị trường ngoài nước thì chưa có sức cạnh tranh), sau đó lại tiếp tục nhập khẩu và đổi mới công nghệ thêm một bước nữa, mỗi bước tiếp theo lại ở mức cao hơn và dần dần doanh nghiệp đó có thể đạt được trình độ của thế giới
Trang 29c Hàn Quốc
Trước những năm 60, Hàn Quốc là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp, sau khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế lấy nông nghiệp làm trung tâm không đem lại kết quả khả quan, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhận thức được rằng: Muốn phát triển kinh tế thành công thì phải tiến hành chiến lược CNH, HĐH trong đó KH&CN là then chốt Để thực hiện quan điểm này, chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi một chính sách nhập khẩu công nghệ khôn ngoan, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ Chính sách nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc có thể khái quát qua 3 giai đoạn như sau:
Trong những năm 60, do điều kiện về cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật của Hàn Quốc còn yếu kém, trình độ khoa học, kỹ thuật của đội ngũ lao động còn thấp, năng lực thiết kế chế tạo của quốc gia còn yếu nên chính phủ đã lựa chọn chính sách nhập khẩu công nghệ bằng hình thức “chìa khoá trao tay” tức là các công ty nước ngoài CGCN “trọn gói” cho Hàn Quốc, những công nghệ được chuyển giao trong thời kỳ này là việc xây dựng các nhà máy (chủ yếu là phân bón và hoá dầu)
Thời kỳ đầu những năm 70, với những kết quả tập dượt trong giai đoạn trước, Hàn Quốc đã có các tổ chức thiết kế - chế tạo của mình với trình độ đủ sức làm chủ các công nghệ kể từ việc mua bán công nghệ và giám sát quá trình xây dựng, vận hành sử dụng công nghệ, đồng thời chính phủ cũng nhận ra những bất lợi của phương thức nhập khẩu công nghệ “chìa khoá trao tay” như tốn kém ngoại tệ, thiếu các đầu vào tại chỗ nên đã ban hành đạo luật khuyến khích các dịch vụ thiết
kế, chế tạo bằng các ưu đãi về tài chính và tín dụng vào năm 1973 Đạo luật này nhằm bảo trợ các công ty, tổ chức thiết kế chế tạo trong nước nâng cao trình độ và năng lực của mình để đảm đương được các dự án đầu tư quốc gia, làm chủ được công nghệ để chủ động thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước Tiếp theo đó là xoá bỏ các hợp đồng “chìa khoá trao tay” và tăng cường hợp tác giữa các công ty,
tổ chức thiết kế chế tạo trong nước với các công ty thiết kế chế tạo nước ngoài
Với chính sách linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, Hàn Quốc đã có những bước đi thích hợp để nhập khẩu và tiến tới làm chủ
Trang 30công nghệ mới công nghệ hiện đại như: cho phép các công ty Hàn Quốc tham gia vào việc thực hiện các công trình, các dự án của quốc gia và cả ở nước ngoài, từ việc ban đầu là nhập khẩu đến tham gia vào xuất khẩu
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt nam
Qua kinh nghiệm của một số nước nêu trên, chúng ta thấy chính phủ các
nước đều có những chính sách, quy định về nhập khẩu và CGCN linh hoạt, có
những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của quốc gia mình trong từng giai đoạn để nhằm mục đích là thu hút được ngày càng nhiều những công nghệ mới từ nước ngoài Qua đó, chúng ta có thể rút ra những bài học sau đây:
Từ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam chính phủ cần phải có một chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn Trong đó đặc biệt chú trọng đến các chương trình trọng điểm về phát triển công nghệ trong các ngành thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu, cơ khí điện tử, tự động hoá và công nghệ chế biến nông lâm thuỷ hải sản, v.v
Chính sách nhập khẩu công nghệ vừa phải đảm bảo yêu cầu thu hút được nhiều công nghệ có chất lượng cao từ nước ngoài, vừa loại trừ những công nghệ đã lạc hậu thải loại của các nước đang phát triển đang thay đổi thế hệ công nghệ mới Đồng thời phải phù hợp với điều kiện hấp thụ công nghệ nhập và khả năng tài chính của các doanh nghiệp
Trong những kinh nghiệm của các nước nêu trên, cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, trong công tác nhập khẩu công nghệ, chính phủ Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ, bất cứ công nghệ nào được nhập vào Nhật đều phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép Do điều kiện kinh tế của Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới còn rất hạn chế, chưa đủ tiềm lực đầu tư nhiều tiền của vào phát triển công nghệ, vì vậy Nhật Bản đã lựa chọn phương thức thích hợp là chưa đầu tư vào lĩnh vực nghiên cưú khoa học cơ bản mà chủ yếu nghiên cứu khoa học ứng dụng, trên cơ sở nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, người Nhật đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm và nhập khẩu những công nghệ của các nước có nền công nghiệp phát triển, từ đó bắt chước một cách sáng tạo và cải tiến, hoàn thiện rồi đưa vào
Trang 31thực tiễn sản xuất kinh doanh, với chiến lược như vậy Nhật Bản đã có những bước tiến thần kỳ về phát triển KH&CN
Còn kinh nghiệm của Hàn Quốc thì lại là chính sách nhập khẩu luôn có sự điều chỉnh linh hoạt cho từng giai đoạn phát triển của đất nước, các chính sách về nhập khẩu công nghệ được thực hiện theo ba giai đoạn, giai đoạn đầu nhà nước quản lý chặt chẽ quá trình nhập khẩu công nghệ để hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo lập cơ sở ban đầu cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhập khẩu; giai đoạn thứ hai là nới lỏng sự can thiệp của nhà nước dành nhiều quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và nhập khẩu công nghệ, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người trung gian, tạo hành lang pháp lý khuyến khích quá trình nhập khẩu và làm chủ công nghệ và định hướng về phát triển công nghệ cũng như xây dựng và thực hiện các chương trình trọng điểm của quốc gia; cuối cùng, khi các doanh nghiệp trong nước đã trưởng thành, tiềm lực công nghệ nội sinh cũng như khả năng tài chính đủ mạnh thì chuyển sang giai đoạn tự do hoá nhập khẩu công nghệ, giảm tới mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào các nội dung nhập khẩu công nghệ Khi đó, nhà nước chỉ quản lý nhập khẩu công nghệ bằng các tiêu chuẩn
kỹ thuật, mà chủ yếu là các quy định về môi trường, còn các tiêu chuẩn khác thì doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình
Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng gợi cho chúng ta vài điều cần suy nghĩ,
đó là với điều kiện hạ tầng về khoa học và khả năng tiếp thụ công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc thời gian đầu còn hạn chế, các chính sách nhập khẩu công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp có thể nhập khẩu các công nghệ có trình
độ ở mức vừa phải để từng bước nâng dần trình độ công nghệ của mình và áp dụng trong sản xuất kinh doanh để thu được hiệu quả kinh tế ngay, sau một thời gian, khi
có điều kiện thì doanh nghiệp lại tiến hành đổi mới công nghệ lần tiếp theo cao hơn lần trước cho đến khi đạt được trình độ của thế giới
Trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, mặc dù các chương trình tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới đã được khởi động ở cấp vĩ mô, tuy nhiên ở tầm vi
mô, mà cụ thể là trong các doanh nghiệp trong nước thì những hành động cụ thể,
Trang 32trong đó có vấn để nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra sức cạnh tranh mới lại chưa tiến hành được bao nhiêu, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập dượt ngay bằng những bước đi linh hoạt và khẩn trương
Việc nhập khẩu công nghệ là một công việc vô cùng phức tạp, nó đòi hỏi nhiều yêu cầu và điều kiện, vì thế chính sách nhập khẩu công nghệ cũng cần phải kết hợp hài hoà với các chính sách khác như: chính sách phát triển KH&CN, chính sách phát triển công nghiệp, chính sách đầu tư cũng như rất cần sự định hướng hỗ trợ của nhà nước
Kết luận chương 1
Trong chương 1, đề tài có nêu lên một số khái niệm cơ bản để làm cơ sở lý luận cho các chương sau, đặc biệt là đi sâu về nội hàm khái niệm “Chính sách nhập khẩu công nghệ” và “Công nghệ chế tạo máy và tự động hóa” làm cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Việc phân tích, đánh giá và nghiên cứu thực tiễn về chính sách nhập khẩu công nghệ ở một số quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm nhận biết xu thế phát triển về KH&CN trên thế giới qua các giai đoạn khác nhau để học hỏi và áp dụng tại Việt Nam Đây là hướng giúp tác giả có cơ sở lý luận để đưa câu trả lời cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài là “Chính sách nhập khẩu công nghệ trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng về nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy và tự động hóa
2.1.1 Thực trạng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Giai đoạn từ sau Đổi mới vào năm 1986 đến 2012, Việt Nam cùng với sự thay đổi lớn về định hướng, chiến lược phát triển KT-XH, một trong các vấn đề dần được quan tâm và sau này trở thành quốc sách hàng đầu là phát triển, nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và làm chủ công nghệ, trong đó kỹ thuật và công nghệ nhập Trong suốt khoảng thời gian này, Việt Nam đã dành khoảng 238 tỷ USD (trung bình 9,1 tỷ USD/ năm) để nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh Theo từng giai đoạn kế hoạch 5 năm, chính sách về nhập khẩu máy móc, thiết bị (quy mô, hình thức, đối tượng nhập khẩu ) đã có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình chung về phát triển KT-XH
Trong giai đoạn 5 năm 1986-1990, đây là thời kỳ đầu đất nước chuyển đổi cơ chế phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh năng lực sản xuất trong nước bằng cách đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nhập khẩu máy móc, thiết bị trong thời gian này, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận, sử dụng các trang thiết bị, máy móc nhập khẩu định hướng làm chủ công nghệ Tỷ trọng nhập khẩu thiết bị, máy móc đạt trung bình khoảng 33,4% so với tổng nguồn kinh phí nhập khẩu Nguồn cung ứng chủ yếu về máy móc, thiết bị trong thời gian này là Liên Xô (cũ), mặc dù nước này cũng đang trong thời kỳ khủng hoảng chính trị, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn được duy trì Ngoài ra trong khối các nước XHCN còn có các nước Đông Âu như CHDC Đức (cũ), Ba Lan, Tiệp Khắc (cũ) cũng là nguồn cung ứng thiết bị và công nghệ (Bảng 2.1)
Trang 34Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị
Tỷ trọng (%) so với tổng trị giá nhập khẩu
Năm
Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị
Tổng trị giá nhập khẩu
Tỷ trọng (%) so với tổng trị giá nhập khẩu
Nguồn niên giám thống kê nhập khẩu (1990-2013)
Giai đoạn từ 1991 đến 2005 là giai đoạn đột phá trong nỗ lực đổi mới kinh tế
đã mang lại cho Việt Nam sự tăng trưởng vượt bậc Bên cạnh các đối tác cũ từ Nga
và Đông Âu, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với trên 200 quốc gia và các tổ chức khác trên thế giới Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị tăng nhanh, song song với đó là những thành tựu kinh tế đạt được Trong giai đoạn này, tỷ trọng nhập khẩu thiết bị chiếm khoảng 28,9% tổng nguồn kinh phí nhập khẩu Điểm khác biệt trong giai đoạn này là các nước cung ứng thiết bị, máy móc hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (Bảng 2.1) Giai đoạn 2006-2014, tỷ trọng nhập khẩu thiết bị khoảng giảm xuống còn khoảng 17% so với tổng trị giá nhập khẩu (bảng 2.2), nhưng giá trị tuyệt đối đã ở mức gần 128 tỷ USD, gần bằng 70% GDP của quốc gia năm 2014 Giai đoạn này Trung Quốc nổi lên là một quốc gia cung ứng lớn cho Việt Nam
Trang 35Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị giai đoạn 2006-2014
Đơn vị: triệu USD
Tỷ trọng (%) so với tổng trị giá nhập khẩu
Năm
Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị
Tổng trị giá nhập khẩu
Tỷ trọng (%) so với tổng trị giá nhập khẩu
Nguồn niên giám thống kê nhập khẩu (2006-2014)
Như vậy, trong giai đoạn 2006-2014 giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị vẫn tăng, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng đang có xu thế giảm xuống so với giai đoạn trước, giữ khoảng 15,4% Trong những năm từ 2010 đến 2014, tỷ trọng này ở mức ổn định khoảng 14,2% Điều này chứng tỏ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã có sự điều chỉnh nhất định để đảm bảo cân bằng cơ cấu nhập khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá máy móc, thiết bị, phụ
tùng nhập khẩu và tỷ lệ % tổng trị giá máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu của doanh nghiệp nhà nước/tổng giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của cả nước từ năm 2008-2012 như sau:
Bảng 2.3: Số liệu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền
Trang 36Tỷ lệ % kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng của doanh nghiệp có vốn nhà nước theo thị trường từ năm 2008-2012 như sau:
Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
Tên thị trường Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Qua bảng 2.4, có thể thấy rằng Trung Quốc vẫn là nơi mà các doanh nghiệp nhà nước khai thác, mua máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhiều nhất Có nhiều lý do khiến cho kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam từ quốc gia này lớn như vậy là do giá rẻ hơn hẳn so với việc nhập khẩu từ EU, Mỹ, Tuy nhiên, con số này cũng cảnh báo cho chúng ta rằng nếu chỉ chú trọng đến giá cả
mà bỏ qua các tiêu chí về chất lượng, về tuổi thọ của thiết bị thì chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai gần khi mà các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh không những của doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng, giá cả sản phẩm khi chúng ta dần dỡ bỏ hàng rào thuế quan
2.1.2 Tình hình nhập khẩu trong một số lĩnh vực
Trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm được tập trung ưu tiên phát triển thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có cấp độ và giá trị nhập khẩu và CGCN cao nhất, tập trung ở 6 lĩnh vực kinh tế chủ đạo: dầu khí, điện, điện tử-viễn thông-tin học-tự động hóa, cơ khí chế tạo, ô tô-xe máy và dệt may-giày dép
Lĩnh vực dầu khí:
Trước đây trong những năm 1980-1990, các thiết bị trong ngành dầu khí được nhập khẩu toàn bộ từ Liên Xô (cũ), việc nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Liên Xô là rất khó khăn do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ Đến cuối những năm
Trang 371990 đầu năm 2000, chính sách phát triển KT-XH được đổi mới, sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận, ngành dầu khí được đầu tư mạnh mẽ, nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào Việt Nam thông qua hàng loạt dự án trong ngành dầu khí được triển khai, trong đó nhiều dự án đã thực sự đem lại lợi ích cho ngành dầu khí trên cả phương diện kinh tế và nâng cao trình độ công nghệ ngành
Các dự án chế biến dầu khí đều triển khai trên cơ sở tiếp thu và sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường; đã hình thành được đội ngũ cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm về vận hành và quản lý Việc ứng dụng những công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đã đem lại cho Việt Nam hàng chục triệu tấn dầu thô và hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm.Trong chiến lược phát triển ngành dầu khí cũng nêu rất rõ khi xây dựng các nhà máy lọc dầu, hoá dầu phải có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và cạnh tranh được với các nhà máy lọc dầu, hoá dầu trong khu vực
Lĩnh vực điện:
- Các nhà máy thuỷ điện:
Hầu hết máy móc, thiết bị chính của các nhà máy thủy điện nước ta đều được nhập khẩu từ nước ngoài Những nhà cung cấp máy móc, thiết bị cho nhà máy điện thường tập trung vào những dự án được tài trợ bởi những tổ chức viện trợ Quốc tế như WB, ADB,… Nhóm khách hàng nhắm đến của các nhà cung cấp này thường là
Bộ Công thương, EVN, các Tổng Công ty phát điện, các Công ty Tư vấn Xây dựng điện (PECC),… Những khách hàng Nhà nước này thường ưa chuộng mua sắm máy móc,thiết bị mới, có công nghệ hiện đại hàng đầu Điều kiện quan trọng nhất khi lựa chọn nhà cung cấp máy móc – thiết bị là chất lượng, tiếp đến là giá cả; khả năng thích ứng với hệ thống các bộ phận khác của nhà máy, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa sau mua hàng và sự thuận tiện trong thiết bị thay thế Chính vì lý
do này, hầu hết máy móc các nhà máy lớn của EVN và các GENCO thường nhập từ các quốc gia phát triển như G7, EU, Hàn Quốc,…
Trang 38Giá trị của các thiết bị điện, thiết bị cơ khí thủy lực chiếm khoảng 30% tổng chi phí đầu tư một nhà máy thủy điện Trước đây, khoảng 30% thiết bị cơ khí thủy lực và 100% thiết bị điện đều được nhập khẩu từ các nước châu Âu, chủ yếu là Nga, Pháp, Ukraine Những năm gần đây, trong nước có một vài nhà sản xuất đã có thể cung cấp móc móc thiết bị thủy điện thậm chí nhiều loại đạt đến tiêu chuẩn của các nước G7 tuy nhiên nhìn chung vẫn khó cạnh tranh do chưa nhận được sự tin cậy cao của chủ đầu tư Trái lại đó, xu hướng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu ngày càng tăng nhờ chào giá thấp hơn nhiều so với nhập khẩu từ châu Âu (mặc dù vẫn đắt hơn tương đối so với sử dụng từ nhà sản xuất Việt Nam) Tuy nhiên đối với những loại
có chi phí đầu tư ban đầu thấp này thường phải đánh đổi với thời gian lắp đặt kéo dài, máy móc sử dụng không bền, độ ổn định thấp và thường xuyên phải bảo trì, bảo dưỡng hơn so với hàng nhập từ G7
- Nhà máy nhiệt điện: Công nghệ phổ biến dùng trong các nhà máy nhiệt điện là sử dụng tua bin khí chu trình đơn, nhưng hiện nay một số nhà máy đã sử dụng máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp có công nghệ tiên tiến hơn, sau chu trình vận hành làm quay tua-bin khí và tạo điện năng như máy tua-bin chu trình đơn, nhiệt năng tỏa ra từ quá trình này còn được tận dụng bằng lò thu hồi nhiệt để tiếp tục đun sôi nước, làm quay tua-bin hơi (như chu trình của một nhà máy nhiệt điện truyền thống) Do đó hiệu suất hoạt động của nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp
có thể lên đến 44 – 46% thay vì chỉ 20 – 25% như nhà máy tua-bin khí chu trình đơn Có hai nhà máy sử dụng công nghệ này với 100% vốn FDI là nhà máy Phú Mỹ
3 (421 triệu USD) và nhà máy Phú Mỹ 2.2 (480 triệu USD)
- Nhà máy điện hạt nhân: đang được Chính phủ đưa vào lộ trình phát triển ngành điện trong những năm sắp tới Các thiết bị, công nghệ sử dụng trong nhà mày điện hạt nhân đều được nhập khẩu toàn bộ từ các quốc gia phát triển về điện hạt nhân như Nga, Nhật Bản, Canada Những công nghệ mới nhất của các này đang được đề xuất sử dụng trong khâu khảo sát và đo lượng uranium tại nơi xây dựng nhà máy
Trang 39Lĩnh vực điện tử - viễn thông - tin học – tự động hóa: Điện tử từ lâu được
xem là ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp (DN) Nhà nước và tư nhân tham gia để đẩy nhanh hội nhập nền điện tử ASEAN và thế giới Theo đó, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua kế hoạch tổng thể phát triển ngành này đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2010 Thế nhưng, đến năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt gần 3,6 tỷ USD, đáng chú ý là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như: Fujitsu, Canon, Orion-Hanel… chiếm đến 90% tỷ trọng hàng xuất khẩu Các khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 1%, quá ít so với doanh nghiệp FDI
Trước năm 2003, đầu tư FDI trong ngành điện tử, tin học, tự động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử dân dụng (67%) Sản xuất linh kiện, phụ kiện chỉ chiếm 21,5% và sản phẩm điện tử chuyên dụng 11,5%
Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, công nghiệp điện tử nước ta chưa tạo được mũi nhọn đột phá, thế mạnh riêng về sản phẩm Bởi, phần lớn, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ đều nhập khẩu hoàn toàn do chưa chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng và đồng bộ các yếu tố phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử nên sản phẩm chủ yếu là gia công lắp ráp Hoạt động chính của ngành công nghiệp điện tử là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng, chiếm đến 80%, còn các sản phẩm điện tử chuyên dùng chỉ 20% Tuy nhiên, việc lắp ráp cũng không phải là thế mạnh hoàn toàn của các doanh nghiệp Việt Nam bởi vốn đầu tư hạn chế, dây chuyền công nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới khoảng 10-20 năm, rất ít doanh nghiệp trong nước có được dây chuyền lắp ráp mặt phẳng (SMT) Những năm 90 được đánh dấu là thời vàng son của các doanh nghiệp lắp ráp TV trong nước Khi các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Sony, LG, Panasonic tham gia thị trường, các nhà sản xuất trong nước phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh Công ty Viettronics Đống Đa sau 4 năm lắp ráp TV đã phải chuyển sang sản xuất thiết bị chuyên dụng ngành y tế Những tên tuổi khác như Mitsustar, Nakagawa ngoài việc
Trang 40sản xuất sản phẩm chính của mình còn phải kinh doanh thêm đủ thứ sản phẩm, dịch
vụ khác để tồn tại
Trong những năm gần đây, sự có mặt của công ty xuyên quốc gia lớn (TNCs) đã làm thay đổi hẳn cơ cấu đầu tư Theo hồ sơ đăng ký ban đầu riêng các tập đoàn Intel, Samsung, Nokia số vốn đăng ký lên đến nhiều tỷ USD Mỗi dự án của các TNCs kéo theo nhiều các dự án FDI sản xuất các linh kiện, phụ kiện phụ trợ cho hoạt động sản xuất của các TNCs đó Phần lớn hoạt động sản xuất hàng điện tử được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, cách trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất Công nghệ sản xuất linh kiện, vật liệu bắt đầu hình thành, nhiều dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại đã được đưa vào Việt Nam Công nghệ lắp ráp bảng mạch tự động SMT đã thay thế cho hầu hết công nghệ lắp ráp thủ công trước đây
Lĩnh vực Viễn thông được đánh giá thực hiện việc CGCN nhanh và chất lượng tốt nhất trong các lĩnh vực công nghệ được chuyển vào Việt Nam Hiện nay, công nghệ lắp Bưu chính Viễn thông đã thực hiện tiếp nhận công nghệ và phát triển
đi thẳng vào số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ Sử dụng công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang, vi ba băng rộng và công nghệ vệ tinh phủ sóng trên cả nước Hệ thống thông tin di động và mạng truyền số liệu ở Việt Nam có công nghệ hiện đại tương ứng với các nước đang phát triển
Hiện tại, ngành điện tử Việt Nam vẫn phải tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài để có thể phát triển vì nguồn vốn đầu tư trong nước rất hạn chế Nhiều người cho rằng dù được ưu tiên phát triển hay không thì sự ra đời của một chính sách định hướng rõ ràng cho công nghiệp điện tử Việt Nam quan trọng hơn tiền đầu tư
Lĩnh vực cơ khí chế tạo, chế tạo máy: Cơ khí chế tạo, chế tạo máy là một
trong các ngành công nghiệp trọng điểm mà Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên phát triển trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên theo đánh giá tình hình phát triển trong 10 năm qua ngành Cơ khí Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển, từng bước hội nhập với ngành Cơ khí thế giới Theo báo cáo tổng kết của Bộ Công thương, tỷ lệ giá trị xuất khẩu cơ khí trên tổng giá trị ngành cơ khí trong năm 2014