CHƯƠNG 1: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan: Trong quá trình tra cứu khác nhau tại thư viện trường, một số website.v..v tác giả đã tìm được một số nghiên cứu liên quan đến đề tài tác giả đang nghiên cứu. Trong đó đề tài về “ Đo lường mức độ hài lòng trong công việc của người lao động” phải kể đến một số tác giả như: Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009), Nguyễn Duy Cường (2009), Nguyễn Thị Kim Ánh (2009). Tác giả tìm được một số công trình nghiên cứu của nước ngoài như “The effects of employee satisfaction, organizational citizenship behavior, and turnover on organizational effectiveness a unit – level, longitudinal study (Daniel J.Koys, 2001) hay which work factors determine job satisfaction? (C.A.M. Rolen, P.C. Koopmans and J.W.Groothoff (2006), tuy nhiên do trình độ ngoại ngữ chuyên nghành còn hạn chế, nên không tham khảo được nhiều mà chỉ tập trung vào các công trình nghiên cứu trong nước. CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người lao động với tổ chức: Chương này sẽ giới thiệu các khái niệm và lý thuyết làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu, trình bày một số định nghĩa về sự hài lòng trong công việc và các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc. Trên cơ sở kết quả của một số nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, luận văn tiến hành nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu CHƯƠNG 3: Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra, bao gồm: (1) Thiết kế nghiên cứu: Tác giả dựa vào một số nghiên cứu của một số nhà khoa học, chọn cỡ mẫu thích hợp để nghiên cứu cho luận văn, về phương pháp nghiên cứu, tác giả dựa vào hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để trình bày (2) Nghiên cứu chính thức: Thiết kế thang đo cho phiếu khảo sát, diễn đạt và mã hóa thang đo: Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo mức độ hài lòng trong công việc, với mỗi câu hỏi trong bảng hỏi, sau khi thu kết quả về, tác giả mã hóa tất cả các thang đo trong bảng hỏi để phân tích. CHƯƠNG 4: Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích gồm: (1) Mô tả dữ liệu thu thập được: Trong 300 phiếu được phát ra, có 252 phiếu thu về và chỉ có 222 phiếu hợp lệ, tác giả tiến hành mô tả dữ liệu thu thập thông qua phần mềm SPSS 20. Mô tả theo độ tuổi Mô tả theo giới tính Mô tả theo trình độ học vấn Mô tả theo thời gian công tác Mô tả theo chức danh Mô tả theo thu nhập (2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Để đánh giá được độ tin cậy của thang đo, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu được từ bảng hỏi, dùng kiểm định Crobach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy, với Crobach’s Alpha > 0.6 thì số liệu thu được từ bảng hỏi là đáng tin cậy. Tiếp tục dựa vào chỉ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) >0.3 để loại bớt biến. (3) Phân tích nhân tố khám phá và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu: Trong quá trình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đảm bảo phân tích có ý nghĩa tác giả dựa trên 5 tiêu chuẩn sau: Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin), hệ số nằm trong đoạn 0.5;1 là thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Hệ số Factors loading nhằm đảm bảo ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA, thường Factors loading > 0.3 là được chấp nhận Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thông kê, thường chọn Sig. 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. (4) Phân tích hồi quy: Trong phần này, tác giả phân tích xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào, mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được giá trị của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập Mô hình hồi quy sau khi phân tích: (5) Kiểm định các giả thiết của mô hình Thông qua mô hình hồi quy, tác giả kiểm định xem sự tác động của các biến độc lập tới các biến độc lập đồng biến hay nghịch biến so với biến phụ thuộc dựa vào hệ số beta trong phân tích hồi quy. Nếu beta > 0 kết luận biến độc lập đồng biến với biến phụ thuộc Nếu beta < 0 kết luận biến độc lập nghịch biến so với biến phụ thuộc CHƯƠNG 5: Ở chương này, tác giả chỉ ra được những nhân tố người lao động tại chi nhánh Viettel Hà Nội cho điểm thấp về sự hài lòng trong công việc, tìm nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp, làm cơ sở khoa học để ban lãnh đạo chi nhánh Viettel Hà Nội có thêm thông tin trong công tác quản trị nhân sự của mình.