Những đóng góp của luận văn Luận văn đã tổng hợp lại lý thuyết về mua bán sáp nhập đồng thời đưa ra một số cách định giá doanh nghiệp, giúp các công ty có ý định M&A định giá công ty cần
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
TRẦN TUẤN ANH
THƯƠNG VỤ M&A CỦA CTCP THỦY SẢN
HÙNG VƯƠNG VỚI CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG TIẾP CẬN TRÊN KHÍA CẠNH CHIẾN LƯỢC
VÀ TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
TRẦN TUẤN ANH
THƯƠNG VỤ M&A CỦA CTCP THỦY SẢN
HÙNG VƯƠNG VỚI CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG TIẾP CẬN TRÊN KHÍA CẠNH CHIẾN LƯỢC
Trang 3MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH VẼ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
DANH MỤC BẢNG iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ M&A 4
1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập công ty 4
1.2 Phân loại và động cơ thực hiện mua bán và sáp nhập 7
1.2.1 Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers) 7
1.2.2 Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers) 7
1.2.3 Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers) 7
1.2.4 Động cơ thúc đẩy M&A 8
1.3 Vấn đề định giá trong M&A 12
1.4 Các phương thức và quy trình thực hiện mua bán và sáp nhập 15
1.4.1 Các phương thức thực hiện 15
1.4.2 Quy trình thực hiện mua bán và sáp nhập 18
1.5 Xử lý các vấn đề hậu mua bán và sáp nhập 20
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH M&A CỦA HVG VỚI AGF 24
2.1 Khái quát chung về CTCP Hùng Vương (HVG) 24
2.1.1 Lịch sử thành lập công ty 24
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh các năm gần đây 26
2.2 Khái quát chung về CTCP XNK Thủy sản An Giang 30
2.2.1 Lịch sử thành lập công ty 30
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh các năm gần đây 33
2 3 Diễn biến quá trình M&A 40
2.3.1 Chiến lược của HVG 40
2.3.2 Quá trình mua lại AGF 41
Trang 42.3.2.1 Diễn biến giá của AGF 41
2.3.2.2 Quá trình mua lại 42
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM SAU M&A 44
3.1 Hoạt động M&A tại Việt Nam những năm gần đây 44
3.2 Đánh giá Lợi ích kinh tế sau khi HVG mua lại một phần AGF 49
3.2.1 AGF sau khi bị mua: 49
3.2.2 HVG sau khi mua AGF 50
3.3 Một số kinh nghiệm 51
3.3.1 Kinh nghiệm về chiến lược 51
3.3.2 Kinh nghiệm về tài chính 52
3.3.3 Kinh nghiệm trong việc chào mua công khai trên sàn niêm yết 53
3.4 Một số kiến nghị để phát triển thị trường M&A tại Việt Nam: 55
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 5DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU
NGUYÊN NGHĨA
1 AGF Công ty cổ phần Xuất nhậpkhẩu
5 HVG Công ty cổ phần Hùng Vương Hung Vuong Corporation
6 LNST Lợi nhuận sau thuế
7 M&A Mua bán và sáp nhập Merger and Acquisition
8 TTCK Thị trường chứng khoán
9 VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam
The Vietnam Association
of Seafood Exporters and Producers
10 XK Xuất khẩu
11 XNK Xuất nhập khẩu
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của CTCP Hùng Vương 26 Hình 2.2 Diễn biến giá của AGF từ 20/11/2007 đến 01/03/2011 41
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1Tăng trưởng Doanh thu/LNST thu nhập DN 27
Biểu đồ 2.2Tăng trưởng vốn CHS và tổng tài sản 28
Biểu đồ 2.3Doanh thu thuần 36
Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 37
Biểu đồ 2.5Cơ cấu tài sản và vốn 38
Biểu đồ 2.6Tăng trưởng ROA và ROE 39
Biểu đồ 2.7Tăng trưởng EPS 39
Trang 8DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả giao dịch của HVG đối với cổ phiếu AGF 43
Trang 9MỞ ĐẦU
1Tính cấp thiết:
Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ không còn xa lạ trên thế giới.Tuy nhiên, ở Việt Nam, M&A mới chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây cùng vớichủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán thì M&A là một công cụ hiệu quả để tái cớ cấu DN Quan trọng hơn, đó là cách thức các DN cơ cấu lại, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu
và các nhà đầu tư Nguyên tắc M&A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ Hoạt động M&A tại Việt nam năm 2011 đã đạt con số kỷ lục 4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh so với 1,7 tỷ USD năm 2010 (theo nghiên cứu của AVM Vietnam & IMAA) M&A ngày nay không còn xa lại với các doanh nhân Việt nam Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của chiến lược M&A và đã thực hiện rất hiệu quả, ngược lại, nhiều doanh nghiệp đã không quản trị được thương vụ và gặp nhiều khó khăn sau M&A Cũng chưa bao giờ, nỗi lo mua bán lại nhiều như năm qua, khi nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn cũng đã bất ngờ có những ông chủ mới Nghiên cứu về M&A không chỉ để mở rộng khả năng cạnh tranh, tạo nên các tập đoàn, công ty lớn mạnh mà còn có một ý nghĩa to lớn khác đó là "Chống mua bán" điển hình như các vụ mua bán ngân hàng gần đây
Căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường M&A Việt Nam hiện nay, sự phát triển của thị trường chứng khoán và những lý do trên, tác giả đề xuất chọn luận văn“Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương (HVG) với CTCP XNK thủy sản An Giang (AGF) tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính”cho đề tàiluận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình Luận văn không mang tính chất học thuật mà nghiên cứu một tình huống thực tế với mục đích trả lời các câu hỏi: i) Tại sao HVG lại mua AGF mà không phải công ty khác? ii) Mua AGF thì HVG được gì và mất gì? iii) Sau khi mua AGF thì HVG sẽ làm gì?
Trang 102 Tình hình nghiên cứu:
Trước thực trạng bùng nổ về các vụ M&A tại Việt Nam nên đã có nhiều cá nhân,
tổ chức đi tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện một thương vụ M&A hiệu quả trong đó tập trung vào phân tích chuyên sâu các động cơ cũng như cách thức thực hiện một thương vụ Đi đầu trong việc nghiên cứu này có thể kể đến trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội khi là đơn vị đầu tiên cho ra đời ấn phẩm “ Vietnam M&A Review” đây là ấn phẩm đầu tiên được xuất bản chuyên nghiên cứu, đánh giá toàn cảnh bức tranh về hoạt động Mua bán và Sáp nhập tại Việt Nam Trong ấn phẩm này có thể kể đến một số bài sau:
i) TS Vũ Anh Dũng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia
Hà Nội “Để không rơi vào “bẫy” cộng hưởng”, Ấn phẩm Vietnam M&A review 2011-2012
ii) Nguyễn Việt Khôi “ Định giá nhãn hiệu trong hoạt động M&A”, Ấn phẩm Vietnam M&A review 2011-2012
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu vụ mua lại AGF của HVG tiếp cận trên khía
cạnh chiến lược và tài chính
Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh
cũng như định hướng phát triển của hai công ty Hùng Vương và thủy sản An Giang trước trong và sau khi mua lại
4 Mục đích nghiên cứu:
Với tính cấp thiết của đề tài, bao gồm những mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất: Cung cấp lại hệ thống lý luận về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Chỉ ra được các động cơ cũng như phương thức thực hiện M&A
Thứ hai:Tìm hiểu về việc chào mua công khai một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Thứ ba: Làm rõ chiến lược việc mua lại AGF của HVG trên khía cạnh chiến lược và tài chính trong quản trị công ty trong thời kỳ hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt
Trang 11Thứ tư: Rút ra kinh nghiệm trong việc chào mua công khai trên sàn niêm yết
và đưa ra một số kiến nghị phát triển thị trường M&A tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
Tư duy trừu tượng: Tác giả dùng phương pháp thu thập tổng hợp thông tin dựa trên những dữ liệu lịch sử sau đó bằng tư duy logic, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và đánh giá kết hợp giữa lý luận và thực tế để giải quyết vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã tổng hợp lại lý thuyết về mua bán sáp nhập đồng thời đưa ra một
số cách định giá doanh nghiệp, giúp các công ty có ý định M&A định giá công ty cần mua với giá sát giá trị thực tế hơn, đồng thời nhận biết chiến lược của đối thủ khi có ý định thâu tóm để đưa ra quyết sách phòng thủ Luận văn cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm về chiến lược và tài chính với trường hợp chào mua công khai trên thị trường chứng khoán từ đó có một số kiến nghị giúp phát triển thị trường M&A tại Việt Nam
7 Cấu trúc của luận văn:
Với phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo cũng như phụ lục tác giả chia luận vănthành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về M&A
Chương 2: Quá trình M&A của HVG với AGF
Chương 3: Kinh nghiệm sau M&A
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ M&A
1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập công ty
Trong quản trị công ty có hai điểm mấu chốt nhất là quyền sở hữu và người quản
lý thì quyền sở hữu vẫn mang ý nghĩa trọng tâm hơn cả Mặc dù xu hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và quản lý, nhưng thực chất quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc bầu Hội đồng quản trị và qua đó lựa chọn người quản
lý, đồng thời quyết định chiến lược phát triển, phương án phân chia lợi nhuận và xử
lý tài sản của công ty Các khái niệm mua bán (acquisition), sáp nhập (merger) đều xoay quanh mối tương quan này.Mua bán hay sáp nhập là khái niệm được sử dụng
để chỉ một công ty tìm cách nắm giữquyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua mua bán toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủđể có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó[4] Tỷ lệ này
có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty của từng nước Ví dụở Việt Nam tỷ lệ này là 75%, trong trường hợp Điều lệ công ty mục tiêu quy định mức thấp hơn (tối thiểu là 65%) thì áp dụng mức đó.Sau khi kết thúc chuyển nhượng, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động (bị sáp nhập) hoặc trở thành một công ty con của công ty mua bán Thương hiệu của công ty mục tiêu nếu được đánh giá là vẫn còn giá trịđể duy trì thị phần sản phẩm thì có thểđược giữ lại như một thương hiệu độc lập (trường hợp BP mua Castrol), hoặc được gộp lại thành một thương hiệu chung, như trường hợp Daimler-Chrysler, hoặc Exxon-Mobil Thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” được hiểu phổ biến hiện nay ở Việt Nam không những không chuyển tải hết khái niệm M&A (về mặt ngôn ngữ) mà còn chưa thể hiện đầy
đủ các hình thức hoạt động này Trường hợp thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh (tạm dịch thuật ngữ hostile takover) thông qua phương thức “lôi kéo cổđông bất mãn” rõ ràng không phải là “mua lại” Còn “sáp nhập’ thực tế chỉ là một
bộ phận trong khái niệm “mua bán” công ty [17] Sáp nhập để chỉ sự mua bán toàn phần, và công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại (như khái niệm được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005); trong khi ‘mua bán’ còn được sử dụng đểchỉ việc tìm cách nắm giữ một số lượng cổ phần dưới 100% nhưng đủđể chi phối công ty mục
Trang 13tiêu Hơn nữa, thuật ngữ ‘sáp nhập và mua lại’ cũng không tính đến hình thức “hợp nhất”, tuy không phổ biến nhưng không thể coi là một trường hợp cá biệt của sáp nhập (trong Luật Doanh nghiệp cũng tách biệt hai khái niệm này) Hợp nhất công ty
là khái niệm để chỉ hai hoặc một số công ty cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp têncủa hai công ty cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ Về mặt bản chất khái niệm và hệ quả pháp lý, hợp nhất và mua bán, sáp nhập là khác biệt; tuy nhiên nếu xét về tác động thực tếđối với quản trị công ty thì ranh giới phân biệt giữa chúng nhiều khi lại rất mong manh Chẳng hạn trong trường hợp việc mua bán 100% công ty mục tiêu được thực hiện thông qua phương thức hoán đổicổ phiếu (stock swap) thì vụ sáp nhập đó không có gì khác so với một
vụ hợp nhất.Nếu căn cứ vào tính độc lập của ban điều hành hoặc thương hiệu sau sáp nhập thì trong rất nhiều trường hợp, ban điều hành, cơ cấu tổ chức và thương hiệu của công ty mục tiêu vẫn được giữ lại nguyên vẹn và hoạt động một cách tương đối độc lập với công ty mua bán, (trừ báo cáo tài chính được gộp vào báo cáo hợp nhất của công ty mua bán như một công ty thành viên) Thậm chí, sau một thời gian, các giám đốc điều hành trong công ty bị mua bán có thểđược thăng tiến hoặc được cạnh tranh bình đẳng với những người đồng nhiệm đểđược cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo cao hơn trong cấu trúc tổ chức của công ty mua bán Hơn nữa, nhìn ở một khía cạnh khác khi một công ty sáp nhập công ty khác có quy mô tương đương thì bản thân công ty đó cũng sẽ không còn như trước, trên cả bình diện cơ cấu tổ chức, văn hóa công ty, uy tín, và thị phần Rõ ràng, đối lực từ công ty bị sáp nhập ảnh hưởng lên công ty cũ là không hề nhỏ Đó là chưa tính đến yếu tố cấu trúc cổđông của tất cả công ty đều không phải là bất biến Sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất có lẽ chỉ thể hiện trong những trường hợp sau: (i) chủ sở hữu công ty sáp nhập quyết định dùng thặng dư vốn để mua cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu, sau đó thay thế ban điều hành và quyết định chuyển hướng chiến lược của bộphận bị sáp nhập; trong trường hợp hợp nhất, các công ty có quyền quyết định ngang nhau trong Hội đồng quản trị mới và do đó về lý thuyết có tiếng nói trọng
Trang 14lượng như nhau trong việc lựa chọn ban điều hành và chiến lược công ty sau này; (ii) trường hợp “thôn tính mang tính thù địch” (hostile takeover), cổ đông của công
ty bị sáp nhập được trả tiền để bán lại cổ phiếu của mình và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại xét cả về đăng ký và tổ chức; trong khi đó hợp nhất thể hiện không khí hợp tác rõ nét, tương tự nhưtrường hợp sáp nhập “thân thiện” (friendly merger), đồng thời cho ra đời một công ty mới,
có thể với tên gọi và thương hiệu mới, cổ phiếu niêm yết mới, chấm dứt sự tồn tại của cả hai công ty cũ Như vậy, có thể thấy hợp nhất đòi hỏi mức độ hợp tác rất cao giữa các công ty tham gia hợp nhất.Điều này giải thích tại sao hình thức sáp nhập phố biến hơn rất nhiều so với hợp nhất.Việc chia sẻ sở hữu, quyền lực và lợi ích một cách đồng đều và lâu dài luôn khó khăn và cá biệt Khi có nhu cầu liên kết, các công ty có cùng chung lợi ích có nhiều sự lựa chọn các hình thức khác như lập một liên doanh mới tồn tại độc lập, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc ký kết các thỏa thuận liên minh hẹp (alliance) mà không ảnh hưởng đến nền tảng quản trị của công
ty hiện tại Suy cho cùng, dù mua bán hay sáp nhập công ty, ban quản trị nào cũng phải đối mặt với câu hỏi mấu chốt là: liệu thực thể mới sau sáp nhập hoặc hợp nhất
có mạnh hơn hai thực thể cũđứng riêng rẽ? Công ty thực hiện mua bán bao giờ cũng luôn chủđộng và nắm chắc được câu trả lời cho câu hỏi ở trên hơn công ty thực hiện hợp nhất (chỉđảm bảo được 50%), do đó hợp nhất luôn kém phổ biến hơn rất nhiều Một hình thức khác mà các công ty có thể chọn lựa là thương thảo với nhau để tổ chức cùng sáp nhập thông qua trao đổi cổ phần và chia sẻ thương hiệu Ban quản trị công ty có ưu thế hơn sẽ nắm quyền quyết định trong khi đối tác của công ty còn lại vẫn có tiếng nói có trọng lượng của mình, công ty lớn chỉ phải làm thủ tục đổi tên (gộp chung thương hiệu) và các báo cáo tài chính hợp nhất mà không phải đăng ký lại công ty mới, văn hóa công ty và cơ cấu tổchức vẫn hoạt động một cách độc lập như mô hình công ty mẹ - công ty con Do đó, nhìn bềngoài là sáp nhập, nhưng bên trong thực chất lại là hợp nhất Đây là hình thức phổ biến nhất trong làn sóng M&A hiện nay Bằng hình thức này, các công ty vẫn đạt được mục tiêu liên kết nguồn lực, giảm thiểu cạnh tranh, chia sẻ thị trường, thương hiệu mà không làm thay đổi cơcấu
Trang 15cổ đông, giá trị công ty, sự linh hoạt và quyền chủđộng trong điều hành, trong khi tránh được chi phí chuyển nhượng đắt đỏ [4]
1.2 Phân loại và động cơ thực hiện mua bán và sáp nhập
M&A được phân biệt thành ba loại dựa theo mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan với nhau, cụ thể là: (i) sáp nhập ngang; (ii) sáp nhập dọc; và (iii) sáp nhập
tổ hợp
1.2.1 Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers)
Là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường.Ví dụ, giữa hai công ty sản xuất ôtô (GM mua Deawoo) sáp nhập với nhau Kết quả từ những vụ sáp nhập này theo dạng này sẽđem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cốđịnh, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay hợp nhất) họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn đểđương đầu với các đối thủ còn lại Mặc dù vậy, cũng có trường hợp công ty bị sáp nhập trởthành gánh nặng cho công ty mua lại, như trong vụ Daimler - Chrysler
1.2.2 Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers)
Là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trịđó Được chia thành hai phân nhóm: (a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của mình, công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán
lẻ quần áo là một ví dụ; (b) sáp nhập lùi (backward) khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế vềđảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh
1.2.3 Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers)
Trang 16Bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường hiếm khi có hình thức hợp nhất) Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm: (a) sáp nhập tổhợp thuần túy, hai bên không hề có mối quan hệ nào với nhau, như một công ty thiết bị y tếmua công ty thời trang; (b) sáp nhập bành trướng vềđịa lý, hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt vềđịa lý, chẳng hạn một quán ăn ở Hà Nội mua một quán ăn ở Singapore; (c) sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm, hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một công ty sản xuất bột giặt mua một công ty sản xuất thuốc tẩy vệsinh Sáp nhập tổ hợp không phổ biến bằng hai loại hình trước
1.2.4 Động cơ thúc đẩy M&A
Lợi ích họ thu được rất phong phú, cũng như sựđa dạng trong loại hình và cách thức thực hiện M&A đã được đề cập ở trên Có thể liệt kê một số nhóm lợi ích chủ yếu sau đây.Tuy nhiên, trước hết phải kểđến một động cơmang tính chất trung tính,
đó là nhu cầu M&A để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Trong cuộc phỏng vấn của Tạp chí Entrepreneur, Tiến sĩ Jacalyn Sherrinton, nhà tư vấn hàng đầu về quản lý công ty, đã nói: “Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hôm nay, các công ty buộc phải phát triển để tồn tại, và một trong những cách tốt nhất để tồn tại là hợp nhất hoặc mua bán các công ty khác”
Cạnh tranh thúc đẩy M&A, và M&A càng khiến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn Để công ty của mình không bịđối thủ cạnh tranh mua bán sáp nhập và địa vị của bản thân không bịđe dọa, ban quản trị và điều hành các công ty luôn phải chủđộng tìm
cơ hội thực hiện M&A để giành lợi thế cạnh tranh trước thị trường
Cộng hưởng trong M&A
Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kì diệu nhất giải thích cho mọi thương
vụ Mua bán hay Sáp nhập Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp mới (sau khi Sáp nhập) được nâng cao Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm:
Trang 17 Giảm nhân viên: Thông thường, khi hai hay nhiều doanh nghiệp Sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp như: công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động Đây cũng là dịp tốt để các doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả
Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế hơn khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp doanh nghiệp đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết
Trang bị công nghệ mới: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các công ty luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối thủ khác Thông qua việc Mua bán hoặc Sáp nhập, các công ty có thể chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau, từ đó, công ty mới có thể tận dụng công nghệ được chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu của Mua bán & Sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu
và thu nhập Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi Sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ
Trên thực tế, sự cộng hưởng sẽ không tự đến nếu không có sự Mua bán & Sáp nhập.Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi hai công ty tiến hành Sáp nhập lại có hiệu ứng ngược lại Đó là trường hợp: một cộng một lại nhỏ hơn hai Do đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành những thương vụ M&A rất quan trọng Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố tình vẽ ra bức tranh cộng hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc định giá doanh nghiệp
Các nhóm lợi ích phổ biến:
Trang 18(i) Hợp lực thay cạnh tranh: Chắc chắn số lượng “người chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập hoặc hợp nhất giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường; cũng có nghĩa là sức nóng cạnh tranh không những giữa các bên liên quan
mà cả thị trường nói chung sẽ được hạ nhiệt Hơn nữa, tư duy cùng thắng (win - win) đang ngày càng chiếm ưu thế đối với tư duy cũ thắng - thua (win - lose) Các công ty hiện đại không còn theo mô hình công ty của một chủ sở hữu - gia đình sáng lập, mang tính chất “đóng” như trước, mà các cổ đông bên ngoài ngày càng có
vị thế lớn hơn do công ty luôn thiếu vốn (quá trình đi lên của Yahoo, Amazon.com
là những ví dụ điển hình) Chủ sở hữu chiến lược của các công ty đều có thể dễ dàng thay đổi, và việc nắm sở hữu chéo của nhau đã trở nên phổ biến Thực chất, đứng đằng sau các tập đoàn hùng mạnh về sản xuất công nghiệp hay dịch vụ đều là các tổ chức tài chính khổng lồ Do đó, xét về bản chất các công ty đều có chung một chủ sở hữu Họ đã tạo nên một mạng lưới công ty, mà trong đó không có xung lực cạnh tranh nào đối lập hẳn với nhau, mà ngược lại tất cả chỉ cùng chung một mục tiêu phục vụ tốt hơn khách hàng và giảm chi phí đểtạo lợi nhuận cao và bền vững hơn
(ii) Nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tếnhờ quy mô (economies of scale) khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cốđịnh (trụ sở, nhà xưởng), chi phí nhân công, hậu cần, phân phối Các công ty còn có thể
bổ sung cho nhau vềnguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị (chẳng hạn một công ty chứng khoán sáp nhập với một ngân hàng, công ty điện thoại và công ty cung cấp Internet ) Ngoài ra, còn có trường hợp công ty thực hiện M&A với một công ty đang thua lỗ nhằm mục đích trốn thuế cho phần lợi nhuận của bản thân.Có trường hợp các công ty thực hiện M&A đểđạt được thị phần khống chế nhằm áp đặt giá cho thị trường
(iii) Tham vọng bành trướng tổ chức và tập trung quyền lực thị trường: Các công
ty đã thành công thường nuôi tham vọng rất lớn trong việc phát triển tổ chức của
Trang 19mình ngày một lớn mạnh và thống trị không những trong phân khúc và dòng sản phẩm hiện tại mà còn lan sang cảnhững lĩnh vực khác Những tập đoàn như GE của
Mỹ, Chungho Holdings của tỷ phủ Li Ka Shing của Hongkong, hay trường hợp Công ty FPT, Công ty Trung Nguyên của Việt Nam là những ví dụđiển hình Từ một công ty thành danh trong lĩnh vực công nghệ tin học, FPT hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực mạng điện thoại cốđịnh, di động, truyền hình trực tuyến, đào tạo đại học, chứng khoán và sắp tới cả bất động sản, giáo dục phổ thông Ngoài ý đồ muốn xây dựng “đế chế” của riêng ban lãnh đạo, cũng phải xét đến yếu tốđộng cơ xuất phát từ nội tại Đó là sức ép thăng tiến từ các quan chức trong nội bộ công ty Những lý do này gộp lại nhiều khi khiến một tổ chức cứ phình to mãi bất chấp tính hiệu quả Sự sụp đổ của tập đoàn Deawoo cũng có phần bắt nguồn từ một quá trình tương tự
(iv) Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sựđiều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thịtrường đó thông qua mua bán những công ty đã hoạt động trên thị trường Điều này rất phổbiến đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm Theo cam kết của Việt Nam với WTO, nước ngoài chỉđược lập ngân hàng con 100% từ tháng 4/2007, lập chi nhánh nhưng không được lập chi nhánh phụ, không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ người Việt Nam trong 5 năm Công ty chứng khoán 100% nước ngoài chỉđược thành lập sau 5 năm (2012) Như vậy, rõ ràng nếu các ngân hàng, công ty chứng khoán nước ngoài không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần trong giai đoạn phát triển rất mạnh của thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, thì họ buộc phải mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong nước (tuy cũng bị hạn chế 30%) Hơn nữa, không những tránh được các rào cản về thủ tục đểđăng ký thành lập (vốn pháp định, giấy phép), bên mua lại còn giảm được cho mình chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ
sở khách hàng ban đầu.Nếu sáp nhập một công ty đang ở thế yếu trên thị trường,
Trang 20những lợi ích này còn lớn hơn giá trị vụ chuyển nhượng, và chứng minh quyết định gia nhập thị trường theo cách này của người “đến sau” là một quyết định đúng đắn Trong một số trường hợp, mục đích chính của người thực hiện M&A không chỉ là gia nhập thị trường mà còn nhằm mua lại một ý tưởng kinh doanh có nhiều triển vọng (như Phở 24, comhop.com)
(v) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị: Nhiều công ty chủđộng thực hiện M&A để hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thịtrường của mình Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống Ngoài ra, một số công ty còn thực hiện chiến lược tiến hay lùi trong chuỗi giá trị (forward/backward integration) thông qua M&A Lợi ích từ những vụ sáp nhập này đã được nêu ở phần trên, trong hai loại hình sáp nhập dọc và sáp nhập tổ hợp
1.3 Vấn đề định giá trong M&A
Các nhà đầu tư của một công ty khi muốn mua một công ty khác luôn đặt câu hỏi: Mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Do vậy, việc định giá một công ty
để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình Mua bán & Sáp nhập doanh nghiệp Thông thường, cả hai bên trong thương vụ Mua bán hay Sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị công ty bị mua: bên bán có khuynh hướng định giá công ty của mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng có thể
Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, người ta
đã đưa ra nhiều phương pháp phù hợp để định giá các công ty.Phương thức phổ biến nhất là nhìn vào các công ty có thể so sánh được trong cùng một ngành.Tuy nhiên, các nhà môi giới thường sử dụng nhiều công cụ khác nhau khi định giá công
ty
Dưới đây giới thiệu một số phương pháp định giá:
Trang 21 Tỷ suất P/E: Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý
Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lầnthu nhập của một chứng khoán Có nghĩa là lượng vốn hoá của một doanhnghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó Phần thu nhập này cóthể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nótạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thunhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của mộtkhoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suấtsinh lời của một khoản đầu tư Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ
số vốn hoá.Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vìtrong nề kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổilấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và / hoặc giá trị thặngdư tương lai hoặc ngược lại Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ rađể có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng
Nếu tỷ số P/E của ngành cao hơn tương đối so với TTCK, cần làm rõ một số chi tiết:
Đối với toàn ngành, lợi nhuận ước đoán của năm tài chính kế tiếp vẫn tiếp tụctăngvới tốc độ cao.Tỷ số P/En+1sẽ cho một kết quả thuận lợi hơn nhiều so với P/E hiện tại.Điều này cóthể xảy ra đối với một ngành kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng hoặccác yếu tố môi trường đặc biệt thuận lợi.Khi đó, một tỷ số P/E cao không đồng nghĩa với một vụ đầu tư mạo hiểm
Đó là lĩnh vực hiện đang là thị hiếu của công chúng.Điều chắc chắn rằng khi thị hiếu thay đổi thì kết quả của việc đầu tư vào lĩnh vực này
là hết sức đáng lo ngại
Nếu chính tỷ số P/E của doanh nghiệp cao:
Doanh nghiệp vừa qua khỏi một cuộc khủng hoảng với những kết quả còn khá thấp nhưng lợi nhuận cam kết của năm tài chính kế tiếp sẽ lớn hơn nhiều.Vậy, một tỷ số P/E cao là hợp lý
Trang 22Sự tăng trưởng của doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ, lợi nhuận của năm sau sẽlà một bước nhảy vọt so với hiện tại.Khi đó, P/En+1 sẽ giảm đáng kểso với hiện nay.Như vậy, một tỷ số P/E cao vẫn tương đối hợp lý.Khiđó, hiện tượng P/E caođược coi như là một nấc thang cho lợi nhuậntương lai
Tỷ số P/E của doanh nghiệp cao do cầu quá lớn so với cung của cổ phiếu của doanh nghiệp do mới được niêm yết trên thị trường thứ cấp hoặc dothị hiếu của nhà đầu tư Khi đó, cần phải làm rõ xem liệu viễn cảnh vềlợi nhuận của doanhnghiệp có phù hợp với sức cầu đó hay không.Tóm lại, một người mua với tỷ
số P/Ecao cần ngay lập tức tính toán tỷsố P/En+1 Giá thị trường / lợi nhuận của cổ phiếutrong năm n + 1.Nếutỷ số này thấp hơn so với tỷ số P/E hiện hữu thì việc đầu tưvào cổphiếu này vẫn cho kết quả tốt
Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales): Với chỉ số này, bên mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu;
Chi phí thay thế: Trong một số trường hợp, Mua bán được dựa trên việc cân nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một công ty từ đầu so với mua một công ty đang có sẵn Chẳng hạn, nếu tính một cách đơn giản, giá trị công ty bao gồm toàn bộ tài sản
cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên Về lý thuyết, công ty đi mua có thể đàm phán mua lại công ty đang tồn tại với giá trị kể trên hoặc là thiết lập một công ty mới tương tự để cạnh tranh Rõ ràng, để xây dựng một công ty mới sẽ mất một khoảng thời gian dài để tập hợp đội ngũ quản lý và nhân sự tốt, mua sắm tài sản và tìm kiếm khách hàng, chưa kể việc ra đời phải cạnh tranh với công ty đang tồn tại trên thị trường Tuy nhiên, phương pháp này cũng khó đối với các ngành dịch vụ, nơi mà tài sản quan trọng nhất là con người và phương thức dựa trên ý tưởng là chính
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): Đây là một công cụ định giá quan trọng trong Mua bán và Sáp nhập Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của công ty dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai.Dòng tiền mặt ước tính (được tính bằng công thức “Lợi nhuận + khấu hao - chi phí vốn - thay đổi vốn lưu
Trang 23thông”) được chiết khấu đến giá trị hiệ tại có tính đến trọng số trung bình vốn của công ty (WACC).Tất nhiên, DCF cũng có những hạn chế nhất định nhưng rất ít có công cụ nào có thể cạnh tranh được với phương thức định giá này về mặt phương pháp luận
1.4 Các phương thức và quy trình thực hiện mua bán và sáp nhập
1.4.1 Các phương thức thực hiện
Việc xử lý các vấn đề xác định giá trị chuyển nhượng, phương thức thanh toán, chia nhập cổ phiếu, tài sản, thương hiệu, cơ cấu tổ chức của công ty mục tiêu hậu sáp nhập hoặc hợp nhất là nội dung hoàn toàn nằm trong phạm vi thỏa thuận giữa các bên liên quan, được thể hiện trên bản hợp đồng chuyển nhượng, sáp nhập công ty đó Các thỏa thuận này mang tính chất chuyên biệt hóa đậm nét và sẽ là căn
cứ cao nhất để xử lý tất cả các vấn đề liên quan hậu chuyển đổi, với điều kiện chỉ cần không vi phạm các quy định pháp luật về công ty, cạnh tranh và thuế của nước được chọn áp dụng luật Trong trường hợp thôn tính mang tính thù địch, ban quản trị và điều hành của công ty mục tiêu ít có sự lựa chọn và quyền quyết định trong các vấn đề hậu sáp nhập nói trên Do đó, cách thức thực hiện mua bán và hợp nhất công ty cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu
và ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong từng trường hợp cụ thể Có thể tổng hợp một số cách thức phổ biến thường được sử dụng sau: (i) chào thầu; (ii) lôi kéo cổđông bất mãn; (iii) thương lượng tự nguyện với Hội đồng quản trịvà ban điều hành; (iv) thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; (v) mua tài sản công ty [4]
(i) Chào thầu (tender offer): công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổđông hiện hữu của công ty đó bán lại cổphần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price) Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn đểđa số cổđông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý công ty của mình.Hình thức đặt giá chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh.Công ty bị mua
Trang 24thường là công ty yếu hơn Tuy vậy, vẫn có một sốtrường hợp một công ty nhỏ thắng được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ M&A Các công ty thực hiện mua bán theo hình thức này thường huy động nguồn tiền mặt bằng cách: (a) sử dụng thặng dưvốn; (b) huy động vốn từ cổđông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi; (c) vay từ các tổ chức tín dụng Điểm đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty mục tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổđông của công ty mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do đó trực tiếp nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt ra bên ngoài Thông thường, ban quản trị và các vị trí quản lý chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thểđược giữ lại mà không nhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào công ty thôn tính Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị công ty mục tiêu có thể chống lại bằng cách tìm kiếm sự trợgiúp/bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thểđưa ra mức giá chào thầu cổ phần cao hơn nữa cổphần của các cổđông hiện hữu đang ngã lòng Biện pháp này được gọi là “Mã hồi thương” (Shark repellent)
(ii) Lôi kéo cổđông bất mãn (Proxy fights): cũng thường được sử dụng trong các
vụ “thôn tính mang tính thù địch” Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổđông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình.Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổđông đó.Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủđể chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổđông của công ty mục tiêu Sau khi đã nhận được sựủng hộ, họ và các cổđông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổđông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị của công ty bị sáp nhập có thểsắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau
Trang 25ngay từ trong Điều lệ công ty Bởi vì mục đích cuối cùng của công ty thôn tính và các cổđông bất mãn là thay đổi ban điều hành
(iii) Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành: là hình thức phổ biến trong các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers) Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổchức, hoặc thị phần, sản phẩm ), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn đểđề nghịđược sáp nhập hòng lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường Ngoài các phương án chuyển nhượng cổ phiếu hay tài sản bằng tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt và nợ, các công ty thực hiện sát nhập thân thiện còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổphiếu (stock swap) để biến cổđông của công ty này trở thành cổđông của công ty kia và ngược lại
(iv) Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: công ty có ý định mua bán
sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổđông chiến lược hiện hữu Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu đề lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường Ngược lại, cách mua bán này nếu được thực hiện dần dần
và trôi chảy, công ty mua bán có thểđạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho đối tượng của mình, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều
(v) Mua lại tài sản công ty gần giống phương thức chào thầu: Công ty sáp nhập
có thểđơn phương hoặc cùng công ty mục tiêu định giá tài sản của công ty đó (họ thường thuê một công ty tư vấn chuyên định giá tài sản độc lập) Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo đểđưa ra mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn).Phương
Trang 26thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức rất khó được định giá và được các bên thống nhất Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, mà thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó
1.4.2 Quy trình thực hiệnmua bán và sáp nhập
Quy trình M&A hiệu quả cho doanh nghiệp mua bán sáp nhập bao gồm các bước: tiếp cận doanh nghiệp cần mua/sáp nhập, thẩm định pháp lý, định giá doanh nghiệp, đàm phán các điểu khoản, kí kết hợp đồng, thay đổi đăng ký kinh doanh và giải quyết các vấn đề "hậu" M&A
Bước 1 - Tiếp cận doanh nghiệp: Các bên khi bắt đầu thương vụ phải xác định chính xác loại giao dịch M&A Điều này giúp áp dụng đúng bộ luật điều chỉnh, cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch, định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên
Bước 2 - Thẩm định pháp lý: Giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư …Điều này là cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý khi đưa ra quyết định mua doanh nghiệp Công việc này thường do các luật sư tư vấn M&A thực hiện thay mặt cho bên mua
Bước 3 - Định giá doanh nghiệp (thẩm định tài chính): Thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế doanh nghiệp (cả hữu hình và vô hình) nhằm đưa ra một mức giá công bằng và giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất Việc thẩm định này yêu cầu chuyên môn của các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập thực hiện Các phương pháp thường dùng là Tỷ suất P/E, Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales), Chi phí thay thế, Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) Trong đó DCF là công cụ quan trọng nhất trong việc định giá
Trang 27Bước 4 - Đàm phán: Không có mẫu chung cho tất cả các giao dịch M&A, vì vậy các bên phải quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A, đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp, các vấn đề “hậu” M&A Nếu không, hợp đồng M&A sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc
Bước 5 - Kí kết hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng, mua bán này phải được hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) đồng ý bằng văn bản Các nội dung của hợp đồng bao gồm: giá chuyển nhượng, tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, bên mua hay bên bán chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký và chưa thực hiện xong
Bước 6 - Thay đổi đăng ký kinh doanh: Để hoàn tất việc chuyển nhượng này thì cần thiết phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi Bên mua có thể thay đổi đăng ký kinh doanh với một số nội dung: Thay đổi thành viên, ngành nghề Việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp này tốt nhất là thể hiện bằng văn bản được công chứng nhà nước xác nhận
Bước 7- Xứ lý sau M&A: Xử lý các vấn đề khó khăn sau khi hợp nhất 2 doanh nghiệp, trong lĩnh vực nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống hoạt động và quản
lý, trách nhiệm của bên bán và bên mua doanh nghiệp
Tương tự, Quy trình M&A hiệu quả với doanh nghiệp bán hoặc được sáp nhập diễn ra với các công đoạn: Tìm chiến lược và đối tác phù hợp, Viết bản tóm tắt để marketing công ty và tổ chức buổi giới thiệu công ty với các đối tác tiềm năng, Lựa chọn đối tác tốt nhất, đàm phán các điều khoản giá cả, Ký hợp đồngvà hoàn tất các
hồ sơ
Trang 281.5 Xử lý các vấn đề hậu mua bán và sáp nhập
Trước khi thực hiện mua bán và sáp nhập, các bên liên quan cần phải dự liệu
và thậm chí thương thảo để thống nhất trước về các vấn đề quan trọng như thuế, xử
lý nợ, lợi ích cổ đông thiểu số, người lao động, cơ cấu tổ chức, ban điều hành, văn hóa công ty, thương hiệu và thịtrường Cách tính thuế có ảnh hưởng không nhỏđến giá trị của vụ mua bán tùy vị trí của các bên Bên bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong khi bên mua quan tâm đến thuế chuyển nhượng tài sản Họ có thể giảm trừ thuế bằng cách coi tài sản của công ty bị sáp nhập như tài sản thanh lý (bị khấu hao nhanh hơn) Tuy nhiên, các cổ đông bên bán lại đòi hỏi bên mua phải bồi thường cho họ khoản thuế thu nhập cá nhân, họ phải trả cho khoản tiền mặt có được
từ bán cổphiếu Khoản bồi thường này có thểđược hiểu như một phần trong khoản chênh lệch giá (premium price) mà bên bán đưa ra trong hình thức chào thầu đề cập
ở phần trên Như vậy, khoản thuế chuyển nhượng mà bên mua được giảm trừ sẽđược sử dụng để bồi thường cho khoản thuế thu nhập bên bán phải trả Qua đó, gánh nặng thuế trong vụ chuyển nhượng vừa được giảm thiểu (tránh đánh thuế kép) vừa được cả hai bên chia sẻ một cách công bằng Nếu muốn tránh nghĩa vụ thuế, các bên có thể thực hiện sáp nhập, hợp nhất thông qua các phương thức như lôi kéo
cổ đôngbất mãn, hoán đổi cổ phiếu, trao đổi cổ phần, thu gom cổ phiếu trên sàn chứng khoán Tuy nhiên, thuế thu nhập vẫn sẽđược áp dụng trong tương lai khi họ bán lại các cổ phiếu hoặc công ty này cho một bên thứ ba (chuyển nhượng lần 2) Trong một vụ sáp nhập (mua bán 100%), nợ của công ty bị sáp nhập luôn được tính vào tài sản của công ty, và được tính gộp vào cả gói chuyển nhượng, có nghĩa là công ty sáp nhập sẽtiếp quản toàn bộ nghĩa vụ nợ của công ty mục tiêu Chẳng hạn, trong vụ mua Tập đoàn khách sạn Hilton Hotels, công ty quản lý quỹ BlackStone chào thầu cả gói với giá trị 26 tỷ USD, trong đó 20 tỷ USD để mua toàn bộ 421 triệu cổ phiếu của Hilton ở mức 47,5 USD/cổ phiếu (cao hơn 32% thị giá ngày chốt quyền) và 6 tỷ USD để thanh lý nợ của Tập đoàn này.Trong nhiều trường hợp, nhất
là trong phương thức “lôi kéo cổ đông bất mãn”, cổ đông thiểu số có nguy cơ bị gạt
ra ngoài các quyết định sáp nhập công ty Có thể lấy ví dụđiển hình qua vụ gia đình
Trang 29Bancroft (là cổ đông thiểu số) phản đối kế hoạch mua bán Công ty Dow Jones (do Bancroft sáng lập) của Tập đoàn truyền thông News Corp với giá 5 tỷ USD Ngoài
ra, lợi ích của người lao động trong công ty bị sáp nhập cũng cần được chú ý đúng mức Thực tiễn cho thấy hàng vạn công nhân có thể bị mất việc làm sau khi hãng của họ bị mua bán và cơ cấu lại nhằm giảm chi phí nhằm tìm kiếm tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng cho công ty mua bán ngay sau vụ sáp nhập Do đó, để tránh sự phản đối có thểđến từ phía công đoàn, các bên cần thỏa thuận cả vấn đề chếđộ bồi thường hợp lý cho các nhân viên và công nhân một khi bị hãng mới sa thải Tuy vậy, sau khi chuyển giao quyền sở hữu, chỉ có rất ít trường hợp cơ cấu tổ chức của công ty mục tiêu bị xáo trộn đáng kể trong khoảng thời gian ngắn (6-18 tháng) Tùy đặc điểm và mục tiêu của từng vụ sáp nhập, nếu công ty mục tiêu đang hoạt động tốt và mục đích sáp nhập nhằm mua bán tài sản cũng như nguồn lợi nhuận từ công
ty đó thì việc thay đổi ban điều hành cũng như cơ cấu lại tổ chức của công ty bị sáp nhập thường không xảy ra Công ty sáp nhập sẽ chỉ tiếp quản các chức danh trong ban quản trịđể thực hiện quyền chủ sở hữu, trong khi giữ công ty bị sáp nhập cùng ban điều hành hoạt động bình thường và độc lập như một công ty thành viên của mình Trong trường hợp ngược lại, nếu công ty mục tiêu đang thua lỗvà xuống dốc, công ty sáp nhập hy vọng sẽ thực hiện được một cuộc “lội ngược dòng” (turn¬around) từ “món hàng rẻ tiền” đó, thì ban điều hành cũ cầm chắc suất ra đi,
cơ cấu tổ chức sẽbị xáo trộn hoặc sáp nhập thẳng vào các phòng ban của công ty mới và nhân công bị sa thải hàng loạt Một điểm đáng chú ý là hầu hết các vụ sáp nhập đều thất bại trong việc hòa nhập văn hóa của các công ty với nhau Văn hóa của công ty là một thực thể trừu tượng và vô hình, gắn chặt với lịch sử phát triển, tài sản nhân lực và chính sách của từng công ty, và đúng ra phải được tính vào tài sản chung của công ty đó Do đó, chúng không dễ tìm được tiếng nói chung và thỏa hiệp, ngay kể cả khi ban lãnh đạo của hai công ty đồng lòng thực hiện hợp nhất Trong trường hợp công ty mục tiêu bị “thay máu” triệt để như nói trên, văn hóa công ty đó kể như bị xóa bỏ Điều đó có hai mặt, nếu văn hóa tổ chức và kinh doanh góp phần vào sự thua lỗ của công ty thì sự thay thế là cần thiết; nhưng trong trường
Trang 30hợp văn hóa công ty không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong kết quả kinh doanh (có thể vì chiến lược sai lầm, giá nguyên liệu gia tăng, khủng hoảng
vĩ mô ) thì rõ ràng việc văn hóa công ty cũ bị thay thế là điều đáng tiếc Nhìn chung, văn hóa công ty là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều vụsáp nhập không vận hành và đạt được kết quả như ban đầu mong muốn Lãnh đạo các công ty thường mắc sai lầm cố hữu khi cho rằng sáp nhập chỉđơn thuần liên quan đến hoạt động tài chính và đánh giá thấp những xung đột văn hóa thường xảy đến trong tương lai Thông thường, các nhân viên từ cấpthấp - trung có khuynh hướng đối phó với vụ sáp nhập, vốn được quyết định ở những tầng nấc quản lý cao hơn Vì vậy, để có thể tránh được những xung đột văn hóa tiềm tàng, ban điều hành công ty sáp nhập cần thực hiện những hoạt động tuyên truyền định hướng về các chính sách, chếđộ liên quan một cách sâu rộng cho các nhân viên ở mọi cấp của cả hai công ty, đồng thời xây dựng cho công ty mới một chiến lược hòa nhập văn hóa công ty với tầm nhìn mới để có thể lôi cuốn toàn bộ nguồn nhân lực công ty vào những sứ mệnh lớn lao hơn những lợi ích và văn hóa cục bộ trước đây của mình
Về thị trường và thương hiệu, tùy thuộc sự giống và khác nhau về thị phần và sản phẩm của hai công ty mà công ty sáp nhập sẽ có quyết định nhập hay không nhập thị phần và hệ thống phân phối của họ sau khi sáp nhập Ví dụ: Công ty BP và Công tyCastrol là hai đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị phần sản phẩm dầu nhớt cho công nghiệp và cho xe ôtô, xe gắn máy Hệ thống đại lý của hai hãng có nhiều tương đồng, nhưng thường là đại lý độc quyền ở mỗi địa phương (tỉnh) Sau khi BP mua bán lại Castrol, họ sẽ sáp nhập hai hệ thống phân phối với nhau bằng cách các đại lý của mỗi bên sẽ tiêu thụ cả hai dòng hàng nhãn hiệu BP và Castrol, thịphần của họ vẫn được giữ nguyên trạng ở mỗi địa phương (hoặc lựa chọn một trong hai đại lý sẽ thành đại lý cấp 2) Ngoài ra, những nhà phân phối vốn từ trước chỉ phân phối một dòng hàng thì từ nay sẽ phân phối cả hai dòng hàng (như vậy là mở rộng được thị trường cho cả hai sản phẩm) Hơn thế nữa, họ còn có thể kết hợp sử dụng chung nguồn cung đầu vào, cơ sở sản xuất, kho bãi, dịch vụ vận tải Như vậy, cả hai nhãn hàng sẽđều không những không mất thịphần mà còn tận dụng hiệu quả hệ
Trang 31thống phân phối chung của mình, phối hợp chiến lược tiếp thị một cách thống nhất sau khi sáp nhập, để cạnh tranh với các đối thủ còn lại Ví dụ khác, một công ty bảo hiểm sápnhập vào một ngân hàng, một trang web bán hàng trực tuyến hợp nhất với một công ty chuyên cung cấp công cụ tìm kiếm trên mạng hay với một công ty thanh toán thẻ Trong tất cả trường hợp này, họđều có thể tận dụng cơ sở khách hàng của nhau đểnhân đôi thị phần và tăng cường các công cụđể phục vụ khách hàng của mình tốt hơn.Trong khi đó, thương hiệu có lẽ là tài sản duy nhất tồn tại gần như vĩnh viễn bất chấp mọi cuộc sáp nhập.Thương hiệu là một phần tài sản của công ty, gắn liền với lịch sử hình thành, uy tín, phân khúc thị trường, công nghệ, nguyên liệu, nhân lực của từng công ty.Để xây dựng thành công thương hiệu, công ty phải đầu tư công sức, tiền của có khi nhiều hơn giá trịđược tính trong tổng tài sản công ty mà sau này họ bán lại.Thương hiệu đi liền với thị phần.Thương hiệu của công ty và sản phẩm của công ty bị sáp nhập thường được giữ lại nguyên vẹn hoặc gộp vào công ty mới, ví dụ như Exxon - Mobil hay Colgate - Palmolive Như vậy, chúng ta có thể thấy các thương hiệu đã được “mặc định” như Sony, Intel, CocaCola, Ford, Hilton, Reuters sẽ vẫn mãi tồn tại cho dù sở hữu đằng sau của chúng có thay đổi như thế nào đi nữa theo thời gian
Trang 32CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH M&A CỦA HVG VỚI AGF
2.1 Khái quát chung về CTCP Hùng Vương (HVG)
2.1.1 Lịch sử thành lập công ty
Tiền thân Công ty Cổ phần Hùng Vương là công ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.Sau 8 năm hoạt động, Hùng Vương tự hào là doanh nghiệp chế biến cá
da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiêp duy nhất có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất Việt Nam và cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.[11]
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG
- Tên giao dịch quốc tế : Hung Vuong Corporation
- Năm 2007 : Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổphần từ ngày 01 tháng 2 năm 2007, với số Vốn điều lệ là 120 tỉ Đến ngày 24 tháng 12 năm 2007, Vốn điều lệđược nâng lên 420 tỉ đồng
- Năm 2008 : Phát hành cổ phiếu thưởng, tăng Vốn điều lệlên 495 tỉ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt trên 800 tỉ
- Năm 2009 : Tiếp tục phát hành cổphiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từnguồn thặng dư vốn cổ phần và phát hành cổphiếu cho cán bộ công nhân viên, tăng Vốn điều lệ lên 600 tỉ đồng Thặng dư vốn cổ phần đạt trên 706 tỉ
Trang 33- Ngày 16/11/2009, Công ty được Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phốHồChí Minh cấp Giấy phép niêm yết số 141/QĐ-SDGHCM.
- Ngày 25/11/2009, 59.999.993 cổ phiếu Công ty CP Hùng Vương, mã chứng khoán HVG, chính thức giao dịch tại sàn thành phốHồChí Minh với giá niêm yết là 50.000 đồng/cổphiếu
- Năm 2010 : Phát hành cổ phiếu đểtrảcổ tức cho cổ đông hiện hữu từnguồn lợi nhuận sau thuế năm 2009
- Ngành nghề kinh doanh :
+ Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản;
+ Sản xuất thức ăn (thủy sản, chăn nuôi);
+ Kinh doanh kho lạnh;
- Ban lãnh đạo công ty :
+ Dương Ngọc Minh Chủ tich Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
+ Lê Kim Phụng Phó Tổng giám đốc kinh doanh
+ Lê Nam Thành Phó Tổng giám đốc
+ Nguyễn Quốc Thái Phó Tổng giám đốc
- EU code : DL 308, DL 386, DL 21, DL 27, DL 36, DL 460, DL 60, DL 518, DL
07, DL 08, DL09, DL 360, DL 333, DL 86
- Nhân sự : Hơn 17.000 lao động
- Giấy chứng nhận về chất lượng : Golbal Gap, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, ISO 17025
- Thị trường - xuất khẩu: Châu Âu, Đông Âu, Brazil, Mexico, Úc, Mỹ, Trung Đông
Trang 34+ Địa chỉ : 144 Châu Văn Liêm – Phường 11 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của CTCP Hùng Vương
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh các năm gần đây
a, Năng lực sản xuất kinh doanh
Là nhà xuất khẩu phi lê cá tra lớn nhất Việt Nam, HVG đẩy mạnh đầu tư khép kín với diện tích vùng nuôi lớn và 12 nhà máy chế biến trực thuộc với công suất 1.700 tấn/ngày
Trang 35Với vùng nuôi lên t
và thêm 100ha liên kế
HVG đạt trên 100.000 t
40 ha vùng nuôi theo ch
150.000 tấn nguyên liệ
HVG cũng mở rộng đ
Tây Nam và Việt Thắng có t
tư vào hai kho lạnh vớ
thiếu nguyên liệu và giá cá thương ph
Trong năm 2011, HVG đ
12.018 đồng/cổ phần V
trong tương lai có thể
90% nguyên liệu cho AGF
b, Các chỉ số tài chính
Biểu đồ
0 1,000,000
i vùng nuôi lên tới 250 ha (trong đó 80ha được chứng nh
ết với người nông dân, sản lượng nuôi tr
t trên 100.000 tấn nguyên liệu/năm Năm 2011, HVG d
40 ha vùng nuôi theo chứng nhận GlobalGAP và đưa sản lư
ệu, đảm bảo 70% nguyên liệu cho hoạt độ
ng đầu tư hai công ty sản xuất thức ăn thủy s
ng có tổng công suất 1.300 tấn/ngày Ngoài ra, HVG còn
ới tổng công suất 42.000 tấn Đây là thế m
u và giá cá thương phẩm tăng cao
Trong năm 2011, HVG đã mua lại 24,1% cổ phần của FBT t
n Với 612 ha nuôi tôm và 100 ha nuôi cá c
ể chủ động 100% nguyên liệu cho các nhà máy c
u cho AGF.[17]
tài chính
Nguồn: Báo cáo t
ểu đồ 2.1 Tăng trưởng Doanh thu/LNST thu nhập DN
mạnh trong tình hình
a FBT từ SCIC với giá
i 612 ha nuôi tôm và 100 ha nuôi cá của FBT thì HVG
u cho các nhà máy của mình và
Đơn vị tính :Triệu đồng
ồn: Báo cáo tài chính của HVG
ởng Doanh thu/LNST thu nhập DN
Đơn vị tính :Triệu đồng
2011 7,794,268
485,009
Trang 36Biểu đồ
Qua biểu đồ ta thấy, Trong những năm gần đây, mặc d
sự tăng trưởng nhưng l
trưởng doanh thu 3% và l
phiếu AGF và lãi chênh l
51% nên sau khi hợp nhất th
giảm 31% so với năm 2009
Kết thúc năm 2011, doanh thu v
tốt với mức tăng tương
tăng trưởng này là do hi
giúp HVG gia tăng quy mô
trường tiêu thụ Ngoài ra, lãi t
nhân làm tăng lợi nhuận năm 2011 của HVG
Do đặc điểm của các DN thủy sản l
doanh thu, đặc biệt chi phí nguy
HVG cũng chịu ảnh h
biến động Theo đó, các chỉ ti
HVG chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 v
0 1,000,000
Nguồn: Báo cáo t
ểu đồ 2.2: Tăng trưởng vốn CHS và tổng t
ểu đồ ta thấy, Trong những năm gần đây, mặc dù doanh thu c
ưng lợi nhuận lại không ổn định Năm 2009, HVG có mức tăng 3% và lợi nhuận thuần tăng tới 144% nhờ hoàn nh
à lãi chênh lệch tỷ giá Đến năm 2010, do tăng tỷ lệ sở hữu tại AGF l
ợp nhất thì doanh thu tăng 43,6% tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại
ảm 31% so với năm 2009
ết thúc năm 2011, doanh thu và lợi nhuận của HVG tiếp tục có sự tăng tr
ương ứng 75,8% và 84,6% so với năm 2010 Nguy
ày là do hiệu quả của việc hợp nhât với AGF Việc sở hữu AGF đgiúp HVG gia tăng quy mô hoạt động, cải thiện cơ cấu sản phẩm v
ài ra, lãi từ công ty liên doanh/liên kết tăng cũng l
ợi nhuận năm 2011 của HVG
ặc điểm của các DN thủy sản là chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong
ặc biệt chi phí nguyên liệu đầu vào, hoạt động sản xuất kinh doanh của ũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình trạng thiếu hụt nguy
ến động Theo đó, các chỉ tiêu sinh lời lợi nhuận biên, lợi nhuận thuần bi
ẹ so với năm 2010 và ở mức bình quân ngành
2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
ồn: Báo cáo tài chính của HVG
ổng tài sản
ù doanh thu của HVG có
ợi nhuận lại không ổn định Năm 2009, HVG có mức tăng
àn nhập dự phòng cổ ệch tỷ giá Đến năm 2010, do tăng tỷ lệ sở hữu tại AGF lên
ợi nhuận sau thuế lại
ợi nhuận của HVG tiếp tục có sự tăng trưởng
ới năm 2010 Nguyên nhân cho sự
ệu quả của việc hợp nhât với AGF Việc sở hữu AGF đã
ấu sản phẩm và mở rộng thị
ết tăng cũng là nguyên
ốn chiếm tỷ trọng cao trong
ạt động sản xuất kinh doanh của ạng thiếu hụt nguyên liệu và giá cả
ợi nhuận thuần biên của
Tổng tài sản
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu