Kinh nghiệm về chiến lược

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 59)

Trong khủng hoảng chung của thế giới cũng như Việt Nam, các DN sản xuất và xuất khẩu thủy sản lúc này đang gặp nhiều khó khăn, việc hợp tác hoặc liên kết, hợp nhất với một đối tác nào đó trong lúc này để hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín gia tăng sức mạnh về tính cạnh tranh trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất khẩu đồng thời tận dụng các lợi thế của nhau như trình độ quản lý, tài chính, thị trường, nguồn nguyên liệu, công nghệ...

Để đi đến kết luận cuối cùng là chọn mua doanh nghiệp nào?Cách tiếp cận ra sao?Thời điểm nào?Mua như thế nào?và mua với mức giá nào? Có thuê đơn vị tư vấn hay không là cả một vấn đề chứ không đơn thuần cứ có tiền là mua được. Tất cả những câu hỏi này phải đặt vào bối cảnh thực tế chung của toàn nền kinh tế và không tách rời thế giới.

Từ năm 2008, AGF chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và những yếu kém trong công tác quản trị và điều hành chiến lược. Quản trị doanh nghiệp không được đổi mới, không theo kịp với cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản đã khiến AGF tụt hậu.AGF đã thiếu định hướng chiến lược trong sử dụng các nguồn lực. Thay vì tập trung cho sản xuất kinh doanh cốt lõi, mở rộng thị trường xuất khẩu sang những quốc gia mới khi Mỹ tăng và duy trì mức thuế cao đánh vào cá da trơn từ Việt Nam, Agifish mở sang đầu tư tài chính và góp vốn vào những công ty liên doanh, liên kết

Kết hợp với sự sụt giảm mạnh mẽ sau thời gian tăng nóng của thị trường chứng khoán, Trong năm 2007 Vnindex đã giảm mạnh từ mốc cao nhất 1,133 điểm vào ngày 19/3/2007 và chỉ còn 235.5 điểm vào ngày 24/02/2009 tương đương với 79% và AGF cũng không nằm ngoài sự sụt giảm ấyTheo đó giá cổ phiếu AGF cũng lao dốc từ mức cao nhất 155000VNĐ ngày 27/2/2007 xuống còn 14 000 VNĐ vào cuối năm 2008 tương đương mất đi 91% giá trị!

52

HVG nhận điện được những cơ hội, những điểm tương đồng, chọn thời điểm và phương thức tiếp cận khôn ngoan với thời gian ngắn, chi phí thấp và đạt được mục đích. Do lợi thế về những điểm chung nhất định trong định hướng kinh doanh, hạ tầng, lao động, nguyên liệu, thị trường và khách hàng nên thương vụ này được cho là quyết định khôn ngoan và kịp thời phù hợp với xu thế và bối cảnh và yêu cầu thị trường trong tình hình mới. Nắm Agifish, Công ty Cổ phần Hùng Vương sẽ phát triển vùng nguyên liệu để chế biến bằng nhà máy của Agifish và với thế mạnh sẵn có, Agifish có cơ hội để khai thác thế mạnh xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.

HVG đã có chất lượng quản trị và chiến lược khôn ngoan, có tầm nhìn dài hạn, tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tối đa hóa nguồn lực, chủ động vươn ra thị trường và hợp tác phát triển.Việc hợp tác này không chỉ tối đa hóa nguồn lực của 2 bên công ty mà còn thúc đẩy hợp tác đầu tư nội khối của các doanh nghiệp Việt trong việc chủ động tiếp cận với M&A như 1 kênh đầu tư hiệu quả và tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như định hướng chiến lược vươn ra biển lớn của HVG nói riêng và ngành thủy sản nói chung.

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)