Một số kiến nghị để phát triển thịtrường M&A tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 63)

Để thực hiện một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp mua cần chú ý đến sự chính xác của thông tin, phân tích các tiềm năng cũng như dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ doanh nghiệp bán. Bên cạnh đó, nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên môi giới, sự tư vấn từ các bộ phận chuyên nghiệp. Nếu tính toán kỹ càng, nắm bắt cơ hội kịp thời để đưa ra quyết định đúng, M&A sẽ là cơ hội đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới.

Kiểm tra độ chính xác của thông tin: Trên thực tế, các thông tin, số liệu báo cáo thường bị che giấu bởi sự mâu thuẫn về lợi ích giữa bên mua và bên bán. Do đó, kiểm tra về độ chính xác của thông tin là nguyên tắc đầu tiên các doanh nghiệp phải tuân thủ khi tiến hành một thương vụ M&A. Để hoạt động M&A trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn các nhà đầu tư, các cơ quan luật pháp cần có sự hướng dẫn, quy định với các doanh nghiệp bán về việc làm thế nào để đưa những thông tin quan trọng và cần thiết đối với công chúng, các xử phạt đối với việc đưa thông tin giả, giấu diếm thông tin bất lợi cho người mua….

Chú ý đến các tiềm năng của doanh nghiệp: Giá trị của doanh nghiệp không chỉ nằm ở các tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng, vốn... mà còn ở các tài sản vô hình khác. “Giá trị một vụ M&A tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản vô hình như chiến lược, tầm nhìn, đội ngũ nhân sự, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết…”, ông Hà Minh Kiên, giám đốc Tư vấn tài chính Doanh nghiệp (Công ty chứng khoán APEC) cho biết.

Phân tích và dự báo các rủi ro: Mức độ thành công hậu M&A phụ thuộc rất nhiều vào một kế hoạch, chiến lược rõ ràng với dự báo rủi ro được lường trước của

56

các ông chủ. Doanh nghiệp mua cần phải cẩn thận với các khoản nợ khó đòi không được ghi trên số sách, những tài sản không được khấu hao trong khi thực tế bị hỏng gần hết hay những luồng tiền do bán tài sản cố định chứ không phải bán hàng hóa…Bên cạnh đó, rủi ro về nguồn nhân lực cũng là điều cần cảnh báo sớm vì có không ít thương vụ, những cán bộ chủ chốt ra đi sau khi sáp nhập. Theo ước tính, tỷ lệ rủi ro cho các thương vụ M&A có thể lên tới trên 50%. Doanh nghiệp mới có một bộ máy hoạt động tốt thời hậu M&A là điều không đơn giản.

Nhờ vào bên trung gian: Người môi giới không chỉ thiết lập “thị trường” cho bên mua và bên bán gặp nhau được thuận tiện mà còn có thể làm tăng gấp nhiều lần mức độ thành công của một thương vụ M&A. Do vậy, cần lựa chọn những người có trình độ, kinh nghiệm, có uy tín để đưa lại các dịch vụ chất lượng cao cho doanh nghiệp mình.

Sử dụng tư vấn trong các khâu chuyên biệt: Đây là biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức trong các khâu định giá, tái cấu trúc… ở các doanh nghiệp. Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư không chỉ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật về M&A mà còn đưa ra những lời khuyên để phòng ngừa tranh chấp và rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hoạt động M&A cho doanh nghiệp. Còn các tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc hiệu quả, thu hút thêm đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, xác định hướng đi của mình sau khi sáp nhập…

(i) Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng tăng.Ngoài ra, cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Đó chính là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, có doanh nghiệp bị phá sản, thôn tính... Tất yếu, môi trường đó sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp

57

nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.

(ii) Việt Nam cần phải xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo.

(iii)Ngoài ra, Việt Nam cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong quá trình và sau khi M&A.

Thêm nữa, thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

58

Thực tế, trong Luật đầu tư 2005 đã bổ sung thêm 2 hình thức đầu tư mới là sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (DN), mua cổ phần hoặc góp vốn tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Luật DN 2005 cũng quy định về việc hợp nhất, sáp nhập DN, chuyển nhượng cổ phần DN. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa DN nhà nước đang diễn ra rất rầm rộ. Nhưng một hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch mua bán và sáp nhập DN, hạn chế tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện

Hoạt động M&A chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

59 KẾT LUẬN

Quyết định chào mua công khai của HVG là một quyết định manh tính chiến lược, lời giải cho nhiều bài toán khó khăn của doanh nghiệp thời hậu suy thoái.Nếu biết tận dụng sức mạnh của nhau (với M&A là nhanh nhất) thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng trưởng thành và vững vàng hơn trên thương trường.

Thương vụ đã để lại bài học về sự chủ động đón bắt cơ hội ngay trên “sân nhà”.Việc chào mua công khai thành công đã giúp HVG tiết kiệm thời gian và chi phí và vẫn đạt được mục đích hiệu quả, thương hiệu HVG và AGF ngay lập tức được giới đầu tư biết đến.

Về phương pháp tiếp cận, HVG cơ bản chia làm 2 chặng, chặng 1 từ năm 2008 là 19.03 % và lần 2 năm 2010 là 29.16% là những thời điểm thị trường chứng khoán xuống đáy và các cổ phiếu trở nên rẻ hơn, việc này giúp tiết kiệm chi phí chào mua cho HVG và giá chào mua cũng không cao hơn nhiều so với giá thị trường. hơn nữa nó được thực hiện trong 1 thời gian khá dài nên không gây quá nhiều tác động tiêu cực cho cả 2 bên công ty.

Việc chào mua AGF của HVG thể hiện tầm nhìn của nhà lãnh đạo biết tận dụng cơ hội, tối đa hóa nguồn lực, mở rộng thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp và xây dựng định hướng chiến lược đầy tham vọng vươn xa của HVG. Điều này vô hình chung tạo sức mạnh cho HVG, giải quyết bài toán khó khăn về quản trị và kết quả kinh doanh của AGF và cũng tăng cường sức mạnh cho ngành thủy sản Việt Nam vươn ra thế giới. Việc độc quyền của thương vụ khó có thể xảy ra tại thời điểm hiện tại vì sau khi sáp nhập, kim ngạch xuất khẩu của liên minh này có thể chiếm khoảng 20% thị phần của thủy sản Việt Nam[16] nhưng, với chiến lược như hiện tại của HVG; tiếp tục tìm kiếm các công ty mục tiêu để mua lại hình thành chuỗi khép kín từ nuồi chồng, sản xuất thức ăn, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản thì việc liên minh này chiếm thị phần chi phối và lớn mạnh vươn ra thế giới sẽ là điều không còn xa nữa.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1].Andrew, J. S – Milledge, A. H,[Trần Thạch Vũ (dịch)] (2009), “Mua Lại Sáp Nhập Từ A Đến Z”, NXB Tri thức, Hà Nội.

[2].Bùi Thanh Lam, (2009)“M&A trong lĩnh vực ngân hàng: thực trạng và xu

hướng”, Tạp chí Tài chính số (4).

[3]. Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Ấn phẩm Vietnam M&A Review

(2011-2012) "Đi tìm giá trị cộng hưởng", NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; [4] Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011), M&A, sáp nhập và mua lại doanh

nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

Tiếng Anh.

[5]. Asia Pacific M&A Bulletin: A tale of two recoveries (Advisory Year-end 2010).

[6]. Vincent, K(2010),“Mergers & Acquisitions Review Financial Advisors”,

Thomson Reuteurs.

[7] Stephen, A.R, Randolph, W. Wand Bradford, D. J(2003), "Corporate Finance Fundamentals ", McGraw.Hill, Irwin.

[8]. “Stages of the M&A Process”, The Technology M&A Guidebook, http://media. wiley.com;

Địa chỉ website

[9]. http://www.agifish.com.vn/ [10]. http://cafef.vn/

61 [12]. http://www.vasep.com.vn [13]. http://finance.vietstock.vn/ [14]. http://fpts.com.vn/ [15]. https://www.vndirect.com.vn/ [16]. http://www.thesaigontimes.vn/ [17]. http://www.maf.vn [18]. http://www.muabansapnhap.com/

PHỤ LỤC

THÔNG TIN TÀI CHÍNH AGF

Đơn vị tính: Triệu đồng

2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,246,311 2,101,446 1,346,190 1,712,677 2,673,687

Các khoản giảm trừ doanh thu 12,577 21,850 11,892 13,265 13,438

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,233,734 2,079,597 1,334,298 1,699,412 2,660,249

Giá vốn hàng bán 1,071,110 1,763,028 1,228,296 1,505,668 2,302,305

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162,624 316,569 106,002 193,744 357,944

Doanh thu hoạt động tài chính 9,017 34,706 105,384 75,548 53,669

Chi phí tài chính 13,707 70,184 19,277 63,073 106,772

Trong đó: Chi phí lãi vay 9,424 44,336 39,152 48,579 75,207

Chi phí bán hàng 97,643 240,739 136,065 144,493 182,141

Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,647 24,864 35,526 13,542 60,739

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 41,645 15,488 20,517 48,184 61,960

Thu nhập khác 8,678 2,099 3,517 5,625 48,528

Chi phí khác 7,278 4,768 6,019 2,385 33,288

Lợi nhuận khác 1,400 -2,669 -2,502 3,240 15,241

Phần lợi nhuận/lỗ trong công ty liên kết liên doanh - - - - -

Lợi nhuận trước thuế 43,044 12,819 18,015 51,425 77,201

Chi phí thuế TNDN hiện hành 5,024 1,367 3,571 8,706 17,148

Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 533 -1,856

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 38,020 11,452 14,445 42,185 61,909

Lợi ích của cổ đông thiểu số - -915 - - -

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ 38,020 12,366 14,445 42,185 61,909

THÔNG TIN TÀI CHÍNH HVG

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)