Có thể chia quá trình HVG mua cổ phiếu của AGF để biến AGF thành công ty con của mình thành ba giai đoạn như sau:
i) Giai đoạn quan sát: từ 2007 đến 2008, Giai đoạn này HVG quan sát các công ty thuộc lĩnh vực thủy sản, tìm kiếm các công ty tiềm năng hiện đang bị đánh giá thấp, công ty có hoạt động sản xuất khép kín, có thị trường rộng để bù đắp những thiếu hụt và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường của HVG. Trong giai đoạn này HVG tìm ra được đối tượng cần mua là AGF.
ii) Chào mua lần 1, nắm giữ một phần vốn của AGF
Tháng 05/2008, Thủy sản Hùng Vương bắt đầu chào mua cổ phiếu AGF.
43 Mã CP Tổ chức/người giao dịch SLCP Trước GD Kết Quả SLCP sau GD Tỷ lệ % Mua Bán Ngày AGF CTCP Hùng Vương 2,302,016 145,340 27/9/2008 2,447,356 19,15 AGF CTCP Hùng Vương 2,142,016 160,000 25/7/2008 2,302,016 18,01 AGF CTCP Hùng Vương 1,555,616 586,400 17/7/2008 2,142,016 16,76 AGF CTCP Hùng Vương 0 1,555,616 27/6/2008 1,555,616 12,17 Nguồn: cafeF.vn
Tới cuối tháng 9/2008, HVG tuyên bố nắm giữ 2,447,356 cổ phiếu mua ở mức giá 25,000 vnđ tương đương với 19,15% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của AGF. Trong thời gian này các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các quỹ liên tục bán ra như: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam(VF1) bán ra 291,860 cổ phiếu vào 4/2008; Wareham Group Ltd bán ra 1,049,916 cổ phiếu vào 27/6/2008 đây là một trong những điều kiện cần thiết và thuận lợi giúp HVG mua được số cổ phiếu mà mình cần. Với mức giá vào khoảng 25,000 đồng/cổ phiếu thì HVG đã bỏ ra hơn 61 tỷ đồng để sở hữu 19,15% vốn điều lệ.
iii) Chính thức mua bán
Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, ngày 09/02/2010, Thủy sản Hùng Vương chính thức chào mua công khai cổ phiếu AGF trên sàn, khối lượng chào mua vào khoảng 3,75 triệu cổ phiếu, tại mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu ( tương đương 135 tỷ đồng) nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại AGF lên 51%.Nhận được sự chấp thuận từ phía ban lãnh đạo AGF, Ngày 20/03/2010, Thủy sản Hùng Vương tuyên bố chào mua thành công, theo đó HVG sẽ sở hữu tổng cộng 6,568 triệu cổ phần Agifish, tương đương 51,08% vốn điều lệ công ty và AGF sẽ trở thành công ty con của HVG. Đến 05/05/2011 HVG tiếp tục đăng ký mua 1,150,136 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về giao dịch này.
44
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM SAU M&A 3.1 Hoạt động M&A tại Việt Nam những năm gần đây.
Hoạt động M&A tại Việt Nam lập kỷ lục mới, với mức tăng trưởng ấn tượng 135% trong năm 2011, giá trị thương vụ đạt 4,7 tỷ USD
Các con số thống kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như ThomsonReuter, IMAA và AVM Vietnam cho thấy, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng so với con số 1,7 tỷ USD năm 2010 (Nếu so với các con số của năm 2010, chỉ có 345 thương vụ, giá trị 1,7 tỷ USD, thì số liệu về giá trị giao dịch của năm 2011 đă lập một kỷ lục mới. Có thể thấy, kỷ lục này đạt một tầm vóc mới cho năm 2011, được cho là năm của hành động, năm của thương vụ (tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2011, vào thời điểm tháng 3/2011).
Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm đa số, với 77%. Con số này cho chúng ta thấy, hoạt động M&A và chuyển nhượng diễn ra sôi động tại Việt Nam, dù giá trị các thương vụ này không lớn.
Các thống kê cho thấy, các thương vụ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thường ở quy mô 2 - 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 - 30 triệu USD.Tuy nhiên, số thương vụ nhiều cũng chứng tỏ, các doanh nghiệp đă chủ động hơn trong hoạt động M&A và đang tiến hành tái cấu trúc các khoản đầu tư của mình. Chẳng hạn, chuyển nhượng các dự án hoặc công ty mà họ đã tham gia trong giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây.
Xét về giá trị thương vụ, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A. Năm 2011 là năm có nhiều thương vụ lớn được ghi nhận, và có thể kết luận về xu hướng nhà đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp chất lượng của Việt Nam.
Ngành hàng tiêu dùng được đánh giá là thu hút nhất, với tổng giá trị thương vụ lên đến 1 tỷUSD, chiếm 25% tổng giá trịM&A tại Việt Nam. Các thương vụ nổi bật và mua tỷlệcổ phần chi phối cho thấy xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện mở rộng chuỗi giá trị và tiếp cận thịtrường thông qua M&A. Có thể kểđến các thương vụnhư Unicharm - Diana, Marico - ICP, Carlsberg - Bia Huế ...
45
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm. Các thông tin vềMizuho - Vietcombank, IFC - Vietinbank, PVI - Talant... cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mong muốn được đầu tư chiến lược vào các tổ chức tài chính lớn cổ phần hóa.
Riêng với bất động sản, chính những khó khăn trong năm 2011 khiến cho hoạt động M&A trong lĩnh vực này diễn ra tương đối sôi động. Nhiều giao dịch liên quan đến bất động sản đã diễn ra nhưng không được công bố, chủ yếu là đối tác trong nước bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.Habubank hay EVNTelecom, cũng đem lại cảm giác hẫng hụt cho người lao động và người tiêu dùng. Hoạt động M&A không còn chỉ là những tin tức nữa, mà là thực tế xung quanh mỗi người.Cách đây chừng vài tháng, các thuê bao của EVN Telecom đă cảm nhận được sự thay đổi khi được nhân viên Viettel tới đổi máy điện thoại và ký lại hợp đồng dịch vụ.Hoặc cũng có thể thấy, những biển hiệu mới đang dần thay các biển hiệu với logo của của một số ngân hàng.
Đối với doanh nhân và người Việt Nam, không thể không tự hào với những thương vụ giá trị và thể hiện khát vọng Việt. Những thương vụ chứng minh quyết tâm của người Việt Nam như TH Milk mua lại Tate&Lyle, hay thương vụ Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn Victoria, hoặc xây dựng thành công một thương hiệu Diana và được đối tác quốc tế định giá cao... Họ đă khích lệ và là tấm gương để các doanh nhân Việt Nam tìm kiếm và thực hiện các thương vụ của mình.
Quy mô thị trường và quy mô thương vụ
Trong những năm gần đây, tăng trưởng hoạt động M&A tại Việt Nam đạt mức bình quân 30%. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng của hoạt động này trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở mức 25 - 30%.
Do đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam, đa số các thương vụ là quy mô nhỏ, dưới 5 triệu USD.[17] Tuy nhiên, giai đoạn tới, cũng có thể trông đợi các thương vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thương vụ phát hành riêng lẻ chọn đối tác chiến lược của các các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
46
Những ngành nhiều triển vọng Các thương vụ M&A vẫn sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp, hàng tiêu dùng và tài chính - ngân hàng. Một số lĩnh vực khác cũng đáng chú ý và nhiều tiềm năng cho hoạt động M&A là viễn thông, khai khoáng, dược phẩm, giải trí - truyền thông. Hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản cũng sẽ tiếp tục được quan tâm.
Cụ thể, trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, với kế hoạch tái cấu trúc, đây vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A và đầu tư. Như tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch của các ngân hàng, theodự kiến còn có 3 - 5 thương vụ sáp nhập ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra. Thương vụ liên quan đến chọn đối tác chiến lược tiếp theo của Vietinbank sau khi đã không thống nhất được với NovaScotia sẽ góp một giá trị lớn trong các thương vụ phát hành riêng lẻ.
Trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, với một thị trường gần 90 triệu dân, dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng rất được quan tâm. Các thương vụ này có thể bao gồm chuyển nhượng các công ty sở hữu những thương hiệu địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa.
Các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong các thống kê thương vụ M&A trong quá khứ, cũng như trong thời gian tới tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, ít nhiều sở hữu những tài sản giá trị như các dự án, đất đai, nhà xưởng, hệ thống…và là đối tượng phù hợp cho các công ty cùng ngành mua lại hoặc liên kết.
Trong khi đó, với ngành viễn thông, dù số lượng doanh nghiệp viễn thông không nhiều, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chờ đợi các cơ hội đầu tư vào MobiFone và Vinaphone.Các thương vụ trong thời gian tới cũng có thể đến từ như S-Fone, FPT.Các động thái của Gtel sau khi Vimpelcom rút khỏi thị trường Việt Nam cũng đáng được lưu ý.
Với bất động sản, theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng, nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực hút vốn ngoại. Đây cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng
47
nóng, một số phân khúc thị trường trở nên bão hòa.Trong khi đó, vốn cho khu vực này còn nhiều khó khăn. Có thể dự báo, nhu cầu chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong vài năm tới.
Dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe cũng là lĩnh vực nhiều tiềm năng. Năm 2011, thương vụ CFR mua lại tỷ lệ cổ phần lớn của Domesco, thương vụ Fortis mua lại Bệnh viện Hoàn Mỹ là tín hiệu cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này. Sản xuất dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới.Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các công ty dược phẩm hiện nay còn yếu.Nhiều công ty dược mới chỉ dừng lại ở các hoạt động phân phối.
Một lĩnh vực khác cũng được quan tâm, đó là khai khoáng. Ngành này còn nhiều cơ hội tiềm ẩn chưa được khai thác hết, và sẽ có sự hợp tác chiến lược giữa các công ty khai khoáng địa phương - có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ, với các công ty quốc tế có khả năng về vốn và công nghệ để tập trung chế biến sâu.
Mấu chốt của hậu M&A
Các vấn đề trước và sau khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) phải xuyên suốt và trở thành một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần xem lại chiến lược kinh doanh để thấy thế mạnh của mình ở đâu”. Đây là một trong những vấn đề được Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) Phạm Phú Ngọc Trai đưa ra khi thảo luận về chủ đề “các vấn đề hậu M&A” trong khuôn khổ Diễn đàn M&A 2011, do Báo Đầu tư tổ chức ngày 9/6 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp hậu M&A là đánh giá năng lực tổ chức và thực hiện kế hoạch, đặc biệt là văn hóa hậu M&A. Điều này đòi hỏi khi thực hiện giao dịch M&A, doanh nghiệp cần giới thiệu với đối tác (nước ngoài) về giá trị văn hóa địa phương cũng như văn hóa sản phẩm.
48
Bên cạnh đó, giai đoạn hòa nhập bước đầu sau khi kết thúc thương vụ mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược và kế hoạch kinh doanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Từ kinh nghiệm của Tập đoàn Bảo Việt khi tiến hành M&A với ngân hàng HSBC, một đại diện của Bảo Việt cho biết: “sau M&A, hai bên phải cùng thảo luận, thống nhất với nhau về chiến lược ở từng giai đoạn phát triển 5 năm, 10 năm...”. Ngoài ra, việc quản trị nguồn nhân lực và chuyển đổi công nghệ sau sáp nhập cũng là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành M&A.
Ông Lương Quang Hiển, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kinh Đô thì cho rằng, vấn đề mấu chốt hậu M&A lại nằm chính ở khâu chuẩn bị trước khi tiến hành mua bán, sáp nhập. Nghĩa là từ trước khi ký hợp đồng mua bán, doanh nghiệp phải chuẩn bị và lên kế hoạch ngay từ giai đoạn xem xét đối với công ty sắp sáp nhập; phải hoạch định cụ thể kế hoạch hậu sáp nhập làm những việc gì.Ngoài ra, vấn đề nhân sự giữ lại hậu sáp nhập phải được đưa điều vào hợp đồng mua bán.Đây là cam kết đối với nhân sự cao cấp trong công ty để họ yên tâm làm việc sau M&A.
Đồng quan điểm, ông Christopher Kummer, Chủ tịch Viện đào tạo M&A và liên kết (IMAA) Thụy sỹ cho rằng, hai sai lầm lớn mà doanh nghiệp thường mắc phải khi thực hiện M&A là không có chiến lược rõ ràng trước và sau nó. Theo ông Christopher Kummer, việc tích hợp hội nhập hệ thống của hai công ty sáp nhập với nhau là thách thức lớn hậu M&A, còn những vấn đề khác có thể dễ dàng giải quyết.
Liên quan đến quản trị doanh nghiệp hậu M&A, doanh nghiệp cần tái xác định tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh; đánh giá lại tính khả thi của chiến lược kinh doanh dựa trên các yếu tố: tình hình vĩ mô, sự phát triển của ngành, các yếu tố thị trường...Ngoài ra, cần rà soát và theo dõi các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu trong quá trình phát triển hậu M&A như: sản lượng, doanh số, thị phần, hệ thống phân phối, thương hiệu, chi phí, lợi nhuận. Riêng về tăng trưởng hậu M&A, doanh nghiệp cần chú trọng vào sự cải tiến và hoàn thiện của tổ chức nhằm đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển kinh doanh, hướng tới sự bền vững.
49
3.2 Đánh giá Lợi ích kinh tế sau khi HVG mua lại một phần AGF
HVG đã có chất lượng quản trị và chiến lược khôn ngoan, có tầm nhìn dài hạn, tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tối đa hóa nguồn lực, chủ động vươn ra thị trường và hợp tác phát triển.
3.2.1 AGF sau khi bị mua:
Tính đến hết Quí 1 năm 2010, AGF chính thức trở thành công ty con của Hùng Vương, hoạch toán kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của HVG nhưng vẫn tiếp tục niêm yết riêng biệt. Gần như bộ máy lãnh đạo của AGF được giữ nguyên và chỉ có số lượng lao động giảm từ 3.500 người xuống còn 3.300 người (theo ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc AGF)
Như đã trình bầy ở phần trên ( Biểu đồ 2.3 và 2.4) đến năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của AGF tiếp tục có sự cải thiện khi doanh thu tăng trưởng 56,5% so với năm 2010 và đạt ngưỡng 2.660 tỷ đồng.
Lợi nhuận của AGF có sự gia tăng đáng kể giữa năm 2009 và năm 2010 mức tăng lên đến 192%. Mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế này tiếp tục được duy trì và tăng cao hơn vào năm 2011.
Từ chỗ lợi nhuận chỉ có 12 tỉ đồng năm 2009, chia cổ tức 10%, một năm sau lãi trước thuế của Agifish An Giang tăng lên 80 tỉ, trả cổ tức cho cổ đông 30% và lương trung bình tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,9 triệu đồng.
Về giá cổ phiếu của AGF trên thị trường như trong hình 2.2 thể hiện, không có sự biến động lớn và có xu hướng giảm, điều đó thể hiện sự dè dặt của nhà đầu tư trong bối cảnh diễn biến không tốt chung của thị trường và cả những băn khoăn về mức độ hiệu quả cũng như tầm ảnh hưởng của thương vụ chào mua công khai qua sàn đầu tiên tại Việt Nam này. Hơn nữa giá chào mua mà HVG chỉ cao hơn giá thị trường 2000 VNĐ do đó không có động lực cho các giao dịch lớn khiến cho giá cổ phiếu AGF giảm điểm trước tin chào mua của HVG. Giá chào mua của HVG chỉ cao hơn giá thị trường 2.000 đồng, sẽ khó kích thích những cổ đông lớn bán ra cổ phiếu. Microsoft khi mua Yahoo phải trả giá cao hơn thị trường 85%.
50
3.2.2 HVG sau khi mua AGF
Các chỉ số tài chính của AGF vẫn ở dạng tiềm năng, chưa sử dụng hết nguồn