AGF sau khi bị mua:

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 57)

Tính đến hết Quí 1 năm 2010, AGF chính thức trở thành công ty con của Hùng Vương, hoạch toán kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của HVG nhưng vẫn tiếp tục niêm yết riêng biệt. Gần như bộ máy lãnh đạo của AGF được giữ nguyên và chỉ có số lượng lao động giảm từ 3.500 người xuống còn 3.300 người (theo ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc AGF)

Như đã trình bầy ở phần trên ( Biểu đồ 2.3 và 2.4) đến năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của AGF tiếp tục có sự cải thiện khi doanh thu tăng trưởng 56,5% so với năm 2010 và đạt ngưỡng 2.660 tỷ đồng.

Lợi nhuận của AGF có sự gia tăng đáng kể giữa năm 2009 và năm 2010 mức tăng lên đến 192%. Mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế này tiếp tục được duy trì và tăng cao hơn vào năm 2011.

Từ chỗ lợi nhuận chỉ có 12 tỉ đồng năm 2009, chia cổ tức 10%, một năm sau lãi trước thuế của Agifish An Giang tăng lên 80 tỉ, trả cổ tức cho cổ đông 30% và lương trung bình tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,9 triệu đồng.

Về giá cổ phiếu của AGF trên thị trường như trong hình 2.2 thể hiện, không có sự biến động lớn và có xu hướng giảm, điều đó thể hiện sự dè dặt của nhà đầu tư trong bối cảnh diễn biến không tốt chung của thị trường và cả những băn khoăn về mức độ hiệu quả cũng như tầm ảnh hưởng của thương vụ chào mua công khai qua sàn đầu tiên tại Việt Nam này. Hơn nữa giá chào mua mà HVG chỉ cao hơn giá thị trường 2000 VNĐ do đó không có động lực cho các giao dịch lớn khiến cho giá cổ phiếu AGF giảm điểm trước tin chào mua của HVG. Giá chào mua của HVG chỉ cao hơn giá thị trường 2.000 đồng, sẽ khó kích thích những cổ đông lớn bán ra cổ phiếu. Microsoft khi mua Yahoo phải trả giá cao hơn thị trường 85%.

50

Một phần của tài liệu Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính (Trang 57)