Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị vật tư y tế trong sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước, thấy được vấn đề khó khăn của Công ty hiện
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn Với lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Cô giáo ThS Phạm Thu Hương, cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trongsuốt quá trình hoàn thành bài khóa luận với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư y tế từ thị trường Mỹ của công ty TNHH
TM Hùng Vượng”
Các cô, chú, anh, chị trong phòng Xuất nhập khẩu – công ty TNHH TM HùngVượng, những người đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập và cung cấp cho emnhững kiến thức và kinh nghiệm quý báu
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận đã cho emnhững đóng góp quý báu để hoàn chỉnh bài khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
SV Phạm Thị Ngoan
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Kết cấu khóa luận 3
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 5
2.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.1 Khái niệm về họat động kinh doanh nhập khẩu 5
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 5
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 5
2.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 5
2.2 Một số lý thuyết về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Doanh nghiệp 6
2.2.1 Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu 6
2.2.1.1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 6
2.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 7
2.2.1.3 Các hình thức của nhập khẩu 8
2.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 11
2.2.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 11
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 11
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu 14
2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu 14
2.3.2 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 15
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu 15
2.3.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 15
Trang 3PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH
TM HÙNG VƯỢNG 16
3.1 Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH TM Hùng Vượng 16
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 16
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Hùng Vượng giai đoạn 2010 – 2012 16
3.2.2 Khái quát hoạt động nhập khẩu của công ty 17
3.2.2.1 Thị trường nhập khẩu 17
3.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu 18
3.3 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng 19
3.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19
3.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu 21
3.3.3 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 23
3.3.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 23
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng 24
3.4.1 Những mặt đạt được 24
3.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 25
3.4.2.1 Hạn chế 25
3.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 26
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH TM HÙNG VƯỢNG 29
4.1 Mục tiêu, phương hướng nhập khẩu của Công ty 29
4.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bi vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng 30
4.2.1 Các giải pháp đối với công ty 31
4.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Hùng Vượng từ 2010 - 2012 17
Bảng 3.2 : Cơ cấu kim nghạch nhập khẩu theo từng thị trường 18
Bảng 3.3 : Kim nghạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng 19
Bảng 3.4 : Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 20
Bảng 3.5 : Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của công ty từ năm 2010 – 2012 21
Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty từ năm 2010 – 2012 23 Bảng 3.7: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của công ty từ 2010 – 2012 23
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
Trang 6Chương1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nước ta đang tích cực chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế Trong bối cảnh này, hoạt động kinh doanh quốc tế của các nước đặcbiệt là hoạt động xuất nhập khẩu được coi là thước đo đánh giá kết quả hội nhập vàphát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia Phải khẳng địnhrằng hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho nước ta Trongkhi, xuất khẩu tạo điều kiện cho Việt Nam tích lũy ngoại tệ, làm giàu bằng thế mạnhcủa mình thì nhập khẩu lại giúp người dân trong nước có thể tiếp cận, phát triển nhữngnghành hàng chưa có hoặc thiếu kinh nghiệm như một số nghành chứa hàm lượngcông nghệ cao Nhập khẩu thể hiện mối tương quan gắn bó chặt chẽ với nhau giữa cácnền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới Trên thực tế, một khi nền kinh tếquốc gia đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động kinh doanhnhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệpcũng phải đối mặt với rủi ro ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt do có sựxuất hiện của các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài Do đó, mỗi doanh nghiệpViệt Nam phải không ngừng cải tiến theo hướng tích cực, cố gắng tổ chức kinh doanhhiệu quả để có thể trụ vững và phát triển trên thị trường
Công ty TNHH TM Hùng Vượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩucác loại trang thiết bị, vật tư y tế Thành lập từ năm 2001 đến nay đã hơn 12 năm,Công ty cũng đã thu được những thành tựu đáng kể, tạo dựng được chỗ đứng trên thịtrường trong nước, trở thành bạn hàng tin cậy với nhiều đối tác nước ngoài…Tuynhiên hiện nay với việc mọc lên hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, những thay đổi trongchính sách của Chính phủ, sự biến động thị trường cùng với sức ép ngày càng gay gắt
từ phía thị trường…Công ty cũng đang phải đối đầu với nhiều khó khăn thử tháchtrong việc nhập khẩu các thiết bị vật tư y tế Công ty cần phải có những biện phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh các thiết bị vật tư, y tế để có thể phát triển hơnnữa
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị vật tư y tế trong sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước, thấy được vấn đề khó khăn của Công ty hiệnnay trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyềnthụ tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế thu thập được trong quá trình thực
Trang 7tập tại công ty TNHH TM Hùng Vượng, em đã lựa chọn đề khóa luận tốt nghiệp là: "
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng"
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, luôn chịu sự tácđộng, chi phối từ nhiều yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô Nâng cao hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu luôn là vấn đề mà các Doanh nghiệp và Nhà nước quan tâm Do vậymà đã thu hút rất nhiều những công trình nghiên cứu và đề tài luận văn khác nhau
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công tysản xuất và thương mại Châu Á” của sinh viên Hoàng Văn Thái, lớp K42E5 khoaThương Mại Quốc Tế, trường ĐH Thương Mại chỉ tìm hiểu về thực trạng và khả năngthực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế tại một công ty vừa và nhỏ cũngkhông giới hạn cụ thể hơn về đối tượng và thị trường nghiên cứu Tóm lại, đề tàinghiên cứu quá rộng
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu củaCông ty Giấy Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Hải, lớp K37A8, khoa Quản trịkinh doanh, đề tài này cả đối tượng và phạm vi nghiên cứu đều rất rộng
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện
tử của Công ty TNHH Sông Lô” của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh, khoa Thươngmại quốc tế nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về một mặt hàng, tuy nhiên về thị trường thìvẫn rất rộng Đề tài nghiên cứu về việc nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩulinh kiện điện tử của công ty, tìm ra các hạn chế và cách khắc phục để đạt hiệu quả caonhất
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế từthị trường Hoa Kỳ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Việt Thái”của sinh viên Nguyễn Thị Sen – K44E3, khoa Thương mại quốc tế, trường ĐHThương mại Đề tài đã có sự giới hạn về một thị trường và mặt hàng cụ thể
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị y tế tạiCông ty TNHH Thiết bị Minh Tâm” của sinh viên Trần Mạnh Hùng, lớp QTKDTHthực hiện có phạm vi nghiên cứu rộng Đề tài nghiên cứu về quy trình nhập khẩu hànghóa từ đó tìm ra hạn chế và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiếtbị y tế của công ty
Trang 8Nhìn chung thì tất cả những công trình nghiên cứu ở trên đây đều đề cập đến cơ sở
lý luận chung là hoạt động nhập khẩu Hầu hết các đề tài đều chỉ tập trung đến khíacạnh nâng cao hiệu quả nhập khẩu mà chưa đề cập nghiên cứu sâu vào những vướngmắc và hạn chế còn tồn tại Đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiếtbị vật tư y tế cũng đã có một số bạn quan tâm và thực hiện Đây cũng là thị trườngđược đánh giá là khá tiềm năng trong những năm gần đây Do vậy mà em chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng”.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng nhập khẩu trang thiết bị vật tư ytế của Công ty trong bốn năm (2009 – 2012), tìm ra những mặt hạn chế và nguyênnhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũngnhư vị thế của Công ty trong thời gian tới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu hướng tới là hiệu quả nhập khẩu thiết bị vật tư y tế từ thịtrường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian : Nghiên cứu tại Công ty TNHH TM Hùng Vượng, chủyếu là phòng Xuât nhập khẩu và phát triển thị trường
- Phạm vi về thời gian : Hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư y tế củaCông ty TNHH TM Hùng Vượng trong bốn năm từ 2009 đến 2012
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài viết này, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, như là :+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Nguồn dữ liệu được lấy từ các báo cáo củaphòng tài chính, phòng Xuất nhập khẩu và phát triển thị trường…, từ website “hungvuongmed.com” và từ nhiều nguồn khác
+ Phương pháp phân tích dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được sẽ được tổnghợp lại bằng phương pháp tổng hợp sau đó sẽ được xử lý bằng phân tích số liệu, bảngbiểu, sơ đồ và so sánh các kết quả đó với nhau để tìm ra quy luật của vấn đề
1.6 Kết cấu khóa luận
Chương 1 : Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trang 9Chương 2 : Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinhdoanh hàng hóa của Doanh nghiệp.
Chương 3 : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư y tế
từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng
Chương 4 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư
y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng
Trang 10Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về họat động kinh doanh nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan
hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài
Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của
Bộ Thương mại định nghĩa: “ Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư, thiếtbị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hài hoàvà có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quảcao nhất với một chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình
độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗidoanh nghiệp
2.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng dựa trên quan điểm hiệu quả kinh doanh nói chung, hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mức
độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả kinh tế tính riêng cho hoạt động kinh doanh
Trang 11nhập khẩu hay nói cách khác nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm trên có thể đưa ra công thức đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:+ Dạng thuận:
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra.+ Dạng nghịch:
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu = Chi phí đầu vào/Kết quả đầu ra
Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi tức gộp Yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, đối tượng lao động, vốn kinh doanh
2.2 Một số lý thuyết về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Doanh nghiệp
2.2.1 Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu
2.2.1.1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Đối với nền kinh tế thế giới:
+ Hoạt động nhập khẩu giúp các quốc gia trên thế giới có điều kiện hiểu rõ vềphong tục tập quán, văn hóa, chính trị…của nhau hơn Qua đó góp phần đẩy nhanhquá trình hội nhập hóa nền kinh tế giữa các nước, khai thác triệt để về lợi thế so sánhcủa nước mình và sử dụng nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý
+ Hoạt động nhập khẩu sẽ kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong mỗi nước pháttriển hơn Làm cho khối lượng hàng hóa và nhu cầu trong nền kinh tế thế giới tăng lên,mức sống người dân cũng được nâng cao
+ Hoạt động nhập khẩu giúp quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các khuvực được đẩy mạnh hơn
+ Từ hoạt động nhập khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển hoặc đang phát triển có
cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tiếp thu các thành tựu khoa học
kỹ thuật Phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Đối với nền kinh tế của Việt Nam
+ Nhập khẩu giúp cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được rút ngắn thờigian và công sức, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế với các thiết bị hiện đại, đội ngũ
Trang 12lao động của nước ta cũng được nâng tay nghề và kiến thức, các nhà quản lý có điềukiện trao dồi kiến thức về trình độ và công tác quản lý.
+ Nhập khẩu sẽ giúp ngành sản xuất trong nước đào thải được những đơn vị cónăng lực sản xuất yếu kém, không có sức cạnh tranh Thông qua nhập khẩu giúp cácdoanh nghiệp trong nước phải đổi mới cả công nghệ và cách quản lý để nâng cao sứccạnh tranh của hàng hóa, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường trong nước vàdần tiến tới xuất khẩu
+ Nhập khẩu hàng hóa làm đa dạng các chủng loại mặt hàng, qua đó người tiêudùng sẽ lựa chọn được những hàng hóa phù hợp với thu nhập của mình, góp phần cảithiện và nâng cao đời sống nhân dân
+ Nhập khẩu tạo cơ hội cho nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước kháctrên thế giới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của họ để phát triển kinh tế
Đối với các doanh nghiệp
+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp Vì vậy buộccác doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, nângcao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên Từ đó góp phần làm nâng cao năng lựcchuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp
+ Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến côngnghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Điều
đó giúp hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sốngcông nhân được nâng cao
+ Hoạt động nhập khẩu cũng góp phần làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ởthị trường trong nước và quốc tế Lợi nhuận kinh doanh đem lại cho phép công ty xâydựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh
2.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
+ Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế
+ Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm
Trang 13+ Các phương thức thanh toán rất đa dạng: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều phương thức thanh toán , việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các đồngtiền nội tệ(VNĐ) và ngoại tệ.
+ Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh
+ Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB
+ Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu
+ Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình
độ nghiệp vụ ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin
2.2.1.3 Các hình thức của nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng trong thực tế do tác động của môi trường, điềukiện kinh doanh cùng với sự năng động sáng tạo của người kinh doanh đã tạo ra nhiềuhình thức nhập khẩu khác nhau Sau đây là một vài hình thức nhập khẩu thường đượccác doanh nghiệp sử dụng:
Nhập khẩu uỷ thác
+ Khái niệm : Nhập khẩu ủy thác là phương thức mà doanh nghiệp này uỷ thác cho
doanh nghiệp có chức năng giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu củamình Bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tụcnhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí
uỷ thác
+ Đặc điểm:
- Theo phương thức này, doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác)không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thịtrường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện cho bên uỷ thác giao dịch,
ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếunại, bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất
Trang 14- Các doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhập khẩu chứkhông được tính doanh số, doanh thu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải lập hai hợpđồng: Hợp đồng mua bán hàng hoá với người nước ngoài, hợp đồng uỷ thác với bên
uỷ thác
Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp)
+ Khái niệm : Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của
một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hóa dịch vụ không qua tổchức trung gian nào
Nhập khẩu liên doanh
+ Khái niệm: Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên
kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệpnhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trươngbiện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triểntheo hướng có lợi cho các bên tham gia, lãi cùng hưởng rủi ro cùng gánh chịu
Nhập khẩu hàng đổi hàng
+ Khái niệm: Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ
chủ yếu của buôn bán đối lưu, là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, phương
Trang 15tiện thanh toán trong hợp đồng này không phải là tiền mà bằng hàng hoá Mục đíchnhập khẩu ở đây không phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuấtkhẩu được hàng và thu lợi từ hoạt động xuất khẩu nữa.
+ Đặc điểm:
- Phương thức này mang lại lợi ích lớn hơn cho các bên tham gia hợp đồng, mặtkhác có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động xuất và nhập khẩu
- Hàng hoá xuất và nhập cũng là bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim nghạch nhập khẩu trựctiếp và kim nghạch xuất khẩu, doanh số tiêu thụ trên cả hai loại mặt hàng
Nhập khẩu tái xuất
+ Khái niệm: Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá song không phải
để tiêu thụ ở nội địa mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận Nhữnghàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất Như vậy, phương thứcnhập khẩu này được thực hiện thông qua 3 nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu,nước tái xuất
+ Đặc điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mỗi bạn hàngxuất và bạn hàng nhập khẩu, bảo đảm sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chiphí bỏ ra để tiến hành hoạt động
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất và nhập khẩu.Doanh số bán trên trị giá hàng xuất khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh
- Doanh nghiệp tái xuất lập hai bản hợp đồng: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhậpkhẩu và không chịu thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh
- Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáp lưng
- Hàng hoá không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể nhập thẳng về nướcthứ ba (các hoạt động giao dịch thì vẫn liên quan đến nước tái xuất) Doanh nghiệp táixuất còn có thể có được những khoản lợi do được thanh toán tiền hàng song lại có thểtrả chậm cho bên xuất khẩu
Với nhiều phương thức nhập khẩu như vậy, các doanh nghiệp cần phải tiến hànhnghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh doanh để từ đó ứng dụng các phương thức nàymột cách linh hoạt và phù hợp nhất Không nên chỉ áp dụng một hay một vài phươngpháp cho mọi thị trường, mọi đối tác
Trang 162.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn cócủa doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm nguồnlực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt ra đối với mỗidoanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh
Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cho nên không những cácđơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều trườnghợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nângcao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thếnào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường, cạnhtranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh củamình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đếnphá sản doanh nghiệp Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêuquan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tạivà phát triển Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhữngdoanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, cũng có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ,giải thể, phá sản Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìmmọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trênthị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng caocàng tốt Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanhluôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống cònđể doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở rộng củadoanh nghiệp
Trang 17Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả cácchi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Công thức chung : P = R – C
Trong đó : P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C : Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu
C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng + Thuế
Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh :
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh, nghĩa là số tiền lãi haythu nhập thuần túy trên một đồng vốn
Trong đó : DV : tỷ suất lợi nhuận theo vốn
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
V : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
+ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu :
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ một đồngdoanh thu trong kỳ
Công thức: DR = P /R
Trong đó : DR : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
+Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần
Công thức : DC = P / C
Trong đó : DC : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C : Tổng chi phí cho hoat động kinh doanh nhập khẩu
Doanh lợi nhập khẩu
Trang 18Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt Nam bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu, doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu.
Công thức : Dn = R / Cn
Trong đó : Dn : Doanh lợi nhập khẩu
R : Doanh thu bán hàng nhập khẩu
Cn : Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu chuyển ra tiền Việt Nam theo tỷ giá của ngânhàng Nhà nước Việt Nam
Nếu Dn >100% : doanh nghiệp thu được lợi nhuận
Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu :
Chỉ tiêu này cho biết số lượng bản tệ mà doanh nghiệp thu được khi bỏ ra một đồngngoại tệ
Công thức : DNK = RNK / CNK
Trong đó : DNK : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
RNK : Tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng bản tệ (VNĐ)
CNK : Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ nhập
Nếu tỷ suất ngoại tệ > tỷ giá hối đoái (do ngân hàng Nhà nước quy định), việc sửdụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp được coi là cóhiệu quả
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
+ Hiệu suất sinh lợi của vốn :
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
+ Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu :
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong
kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngượclại
Trang 19+ Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động :
(Số ngày trong kỳ : nếu tính 1 năm là 360 ngày)
Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để vốnlưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ Thời gian một vòng quay càng nhỏthì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Các thị trường nhập khẩu hiện tại của Công ty TNHH TM Hùng Vượng bao gồmcác thị trường như thị trường châu Âu, Mỹ, Châu Á, châu Phi, Nam Mỹ…Tuy nhiênvới đề tài này, em chỉ tập trung nghiên cứu thị trường Mỹ Đây cũng là một thị trườngquan trọng của công ty, kim nghạch nhập khẩu chỉ đứng sau thị trường châu Âu Dựatrên cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên và thực tế tại Công ty, em đã lựa chọn các chỉ tiêusau để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế, vật tư từ thịtrường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng
2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
Vốn là vấn đề không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu củacông ty Do tầm quan trọng của nguồn vốn mà doanh nghiệp từ khi thành lập vàhoạt động luôn chú trọng tới sự huy động và sử dụng vốn như thế nào cho hiệuquả… nguồn vốn trong doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn, như
từ vốn chủ sở hữu, từ nguồn ngân sách cấp, từ đi vay…Nguồn vốn đi vay từ ngânhàng hay các tổ chức tín dụng đều phải mất một khoản chi phí lãi vay Kinh doanhnhập khẩu sử dụng ngoại tệ để thanh toán, nên nguồn vốn cũng bị ảnh hưởng bởibiến động tỷ giá hối đoái Do vậy, để có thể sử dụng ngồn vốn kinh doanh mộtcách hiệu quả nhất, Doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, phân bổ nguồnvốn của mình cho phù hợp
2.3.2 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chúng takhông thể không quan tâm tới lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính
Trang 20tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh Nó là tiền đề để duytrì và tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp, là điều kiện để nâng cao mức sống củangười lao động Nếu mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhiều thì chứng tỏ doanhnghiệp đó đạt được hiệu quả kinh doanh, tạo dựng được uy tín trên thị trường.
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu
Nếu chỉ dựa vào vào hai chỉ tiêu trên thì chưa thể khẳng định được doanh nghiệpđã kinh doanh hiệu quả được hay chưa Bởi lẽ, chúng ta chưa biết được lợi nhuận đượctạo ra từnguồn lực nào Do vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩuphải dùng chỉ tiêu này để so sánh lợi nhuận với vốn kinh doanh, doanh thu và chi phí,phải đảm bảo cân đối được giữa các chỉ tiêu
2.3.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp trong hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu của mình Người ta sử dụng tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu để
so sánh với tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ sử dụng trong cùng một thời điểm từ đó
có thể đánh giá được việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp có hiệu quả hay không
Chương 3
Trang 21PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY
TNHH TM HÙNG VƯỢNG 3.1 Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH TM Hùng Vượng
Công ty TNHH TM Hùng Vượng thành lập vào năm 2001 theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 0102003702 ngày 24/10/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHà Nội cấp
- Tên giao dịch : H-VCO…LTD.
- Địa chỉ trụ sở : Số 51/K3 - Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: D52/106 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy
Ban giám đốc gồm:
+ Giám đốc : Trịnh Hà Thanh
+ Phó giám đốc kinh doanh: Trần Hải Đăng
+ Phó giám đốc hành chính quản trị: Đặng Thị Ngọc Loan
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh thiết bị y tế Ngoài ra,công ty còn kinh doanh thiết bị thí nghiệm, thiết bị giáo dục, khoa học kỹ thuật, xâydựng dân dụng, điện lạnh
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM Hùng Vượng giai đoạn 2010 – 2012.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty luôn cố gắng phấn đấu để đạt được những kết quảtốt nhất trong lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động Nhờ những chính sách đúng đắn,mang tính đột phá nên kết quả kinh doanh từ năm 2009 – 2012 đạt mức tăng trưởng cao
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Hùng Vượng từ 2010 - 2012