Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng (Trang 27)

27

Để đánh giá đúng đắn về hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian qua, bên cạnh những thành công đã đạt được chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của công ty để thúc đấy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sư cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường.

3.4.2.1. Hạn chế

Về hiệu quả sử dụng vốn

Từ những gì đã phân tích ở trên, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn là một hạn chế lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của công ty TNHH TM Hùng Vượng. Hiệu quả sử dụng vốn chưa thưc sư tốt, bất ổn qua các năm. Điều này được thể hiện ở tốc độ quay vòng vốn của công ty là không cao và không ổn định. Năm 2010 là 2,4 vòng/năm, năm 2011 là 2,7 vòng/năm đến 2012 chỉ còn 2,2 vòng/năm (căn cứ vào bảng số liệu 3.4). Từ đó, làm cho thời gian quay vòng vốn của công ty chậm, năm 2012 đạt 166 ngày, cao hơn hẳn năm 2011 khoảng 30 ngày (bảng 3.4). Những điều này chứng tỏ nguồn vốn mà công ty đưa vào phục vụ cho hoạt động nhập khẩu chưa được tận dụng một cách hiệu quả, đặc biệt là ngồn vốn lưu động. Hơn nữa thời gian quay vòng vốn của công ty quá dài khiến cho khả năng quay vòng vốn từ các dư án của công ty còn chậm gây ảnh hưởng tiêu cưc đến toàn hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với công ty TNHH TM Hùng Vượng, nguồn vốn sử dụng cho việc nhập khẩu thiết bị vật tư y tế từ thị trường Mỹ, một phần là từ nguồn nội bộ nhưng chủ yếu vẫn là từ vốn vay ngân hàng khiến cho công ty phải gánh chịu một mức chi phí cao. Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty không ổn định qua các năm có thể khiến công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong tương lai. • Về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

Nhập khẩu đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty song lợi nhuận thu được từ hoạt động này trong ba năm qua có tăng nhưng chưa thưc sư cao, chưa đáp ứng được mục tiêu của công ty (bảng 3.6). Đây là tình trạng chung của rất nhiều công ty có hoạt động kinh doanh nhập khẩu với quy mô vừa và nhỏ. Điều này cũng là do hoạt động nhập khẩu của công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho kết quả thu được thấp hơn kỳ vọng, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của công ty.

Về hiệu quả sử dụng chi phí nhập khẩu

28

Từ bảng số liệu 3.5, ta thấy do chi phí nhập khẩu tăng qua các năm và mức tăng không ổn định nên kéo theo TSLN theo chi phí cũng tăng giảm không ổn định. Năm 2011 giảm xuống 1,51% so với năm 2010 và năm 2012 lại tăng 0,28% so với năm 2011. Nguyên nhân cũng là do nguồn lưc của công ty còn hạn chế, tiềm lưc tài chính không cao. Thêm vào đó lại chịu sư tác động có nhiều bất ổn của nền kinh tế đặc biệt trong năm 2012 mà công ty thì vẫn còn yếu trong việc nắm bắt sư thay đổi của thị trường, do vậy đã khiến cho một số chi phí trong hoạt động nhập khẩu bị đội lên không đáng có gây ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của công ty.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan :

+Từ phía thị trường Mỹ : Cùng với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn 2010 -2012, đặc biết trong năm 2012, nền kinh tế của nước này lần đầu tiên có tăng trưởng âm trong vòng bốn năm. Điều này khiến nhiều hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở đất nước Mỹ bị đình trệ, hàng hóa khan hiếm, giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, đôi khi còn ảnh hưởng tới cả chất lượng sản phẩm. Công ty TNHH TM Hùng Vượng nhập khẩu các loại thiết bị vật tư y tế từ thị trường Mỹ là thị trường lớn thứ hai nên hoạt động nhập khẩu của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sư biến động này.

+ Từ chính sách của chính phủ : Các quy trình và thủ tục rườm rà của Nhà nước hiện nay liên quan tới hoạt động nhập khẩu khiến công ty mất rất nhiều thời gian, từ đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả nhập khẩu. Sư thiếu ổn định trong chính sách của Nhà nước cũng làm cho không chỉ công ty Hùng Vượng nói riêng mà các đơn vị kinh doanh khác không dám mạo hiểm đầu tư mở rộng quy mô.

+ Từ sự biến động tỷ giá hối đoái : Trong những năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng USD, đặc biệt trong năm 2012 có những biến động thất thường. Trong nửa năm đầu 2012 có xu hướng tăng sau đó lại giảm trở lại vào tháng 7/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu. Điều này gây khó khăn cho công ty khiến công ty không thể kiểm soát được tốt hoạt động nhập khẩu của mình.

+ Từ sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới : Ảnh hưởng từ sư khủng hoảng của nền kinh tế thế giới không chỉ ảnh hưởng tới riêng thị trường Mỹ mà còn tới tất cả các thị trường khác. Lạm phát tăng cao, giá cả tăng, các ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn,

29

nhiều công ty phải thu hẹp quy mô, việc nhập khẩu các thiết bị, vật tư nói chung gặp nhiều hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan :

+ Nguồn tài chính của công ty : Đây là mặt hạn chế lớn nhất của công ty, là nguyên nhân gây ra sư tăng trưởng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp hơn mức tăng của các công ty khác cùng kinh doanh mặt hàng thiết bị, vật tư y tế. Do vốn ít nên công ty phải vay vốn ngân hàng, lãi suất ngân hàng làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên.

+ Nguồn nhân lực : Nguồn nhân lưc của công ty còn nhiều hạn chế, việc sử dụng lao động của công ty không hiệu quả. Ngay từ đầu công ty chưa nhận thức tốt được vai trò về trình độ của người lao động trong kinh doanh nhập khẩu. Công tác tuyển dụng đầu vào chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa đủ trình độ và kinh nghiệm. Công tác đào tạo nhân viên của công ty cũng chưa thưc sư tốt. Các nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu mặc dù đã được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ bị sơ hở khi đàm phán và kí kết hợp đồng. Sư phân công công việc cho các nhân viên chưa hợp lý, tinh thần trách nhiệm cá nhân cũng chưa được đề cao.

+ Về hình thức nhập khẩu : Công ty chỉ chủ yếu áp dụng hình thức nhập khẩu trưc tiếp mà đối với một công ty chủ yếu buôn bán thương mại thì việc chỉ có một hình thức nhập khẩu là quá ít, hơn nữa lại chưa đa dạng hóa phương thức nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu này tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, mức độ rủi ro cao làm tăng chi phí nhập khẩu. Điều nàycũng khiến cho nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ không được củng cố và nâng cao.

+ Về công tác marketing : Công tác marketing không được công ty chú trọng nhiều. Mặc dù đã có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư y tế nhưng công ty vẫn chưa xây dưng được cho mình các chương trình xúc tiến phù hợp để hỗ trợ, quảng cáo cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu, khiến cho lượng hàng hóa ứ đọng trong kho nhiều, làm tăng chi phí lưu kho.

30

Chương 4

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư y tế từ thị trường Mỹ của Công ty TNHH TM Hùng Vượng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w