Ngày nay, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thế giới, nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân mới cho xã hội của ngành giáo dục càng được xem trọng. Muốn cho đất nước ta không bị thoát khỏi dòng phát triển của cả chung toàn cầu, ngành giáo dục đang từng ngày tự cải thiện mình để đáp ứng nhu cầu mới. Nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng trong việc đào tạo ra các kĩ sư trong tương lai, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng luôn cố gắng tìm ra phương pháp dạy và học mới có hiệu quả, kết hợp giữa kiến thức về lý thuyết và kĩ năng thực tế. Chính vì vậy mà sau khi hoàn thành cơ bản chương trình học của một kỹ sư, sinh viên lớp 03MT được tổ chức đợt thực tập cán bộ kỹ thuật. Đây là dịp để sinh viên có thể tổng hợp và hoàn thiện về cơ bản những kiến thức đã học, từ đó có được những kinh nghiệm thực tiễn, và cũng là dịp để sinh viên tiếp cận với các công việc liên quan đến nghành nghề trong tương lai. Nước là nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con ngừơi, song nguồn nước sạch thì ngày càng khan hiếm vì bị nhiễm bẩn từ hoạt động sống và làm việc của con người gây ra. Vì vậy vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề cung cấp đầy đủ nước cho nhân dân nói riêng cần giải quyết một cách tốt nhất. Trước tình hình đó nhóm chúng em gồm hai sinh viên lớp 03MT được phân công thực tập tại Công ty cấp nước Đà Nẵng trong thời gian từ 3122007 đến 2412008, nhằm tìm hiểu quy trình xử lý và quản lí hệ thống cấp nước của công ty.
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu 2
Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG 3
I.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
II.Chức năng nhiệm vụ của công ty 3
III Sơ đồ tổ chức và đặc điểm tổ chức sản xuất 4
Chương 2: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH 8
I Nguyên tắc và cơ sở của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 8
II Nội dung chính của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 8
Chương 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUẢN LÍ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 9
I.Quy trình vận hành quản lý sản xuất nước tại nhà máy 9
II Quy trình vận hành quản lý đường ống 11
III Quy trình quản lý chất lượng nước 15
Các chỉ tiêu cần xác định 15
IV Quy trình vận hành quản lý máy móc 18
Chương 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ ỐNG NHÁNH 21
III Quy hoạch thiết kế hệ thống 23
Chương 5: LẬP DỰ TOÁN 25
I Nguyên tắc lập dự toán 25
II Phương pháp lập dự toán 26
III Căn cứ lập dự toán 27
KẾT LUẬN 28
Trang 2Lời mở đầu
Ngày nay, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thế giới, nhiệm vụ đào tạo
những thế hệ công dân mới cho xã hội của ngành giáo dục càng được xem trọng Muốncho đất nước ta không bị thoát khỏi dòng phát triển của cả chung toàn cầu, ngành giáodục đang từng ngày tự cải thiện mình để đáp ứng nhu cầu mới
Nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng trong việc đào tạo ra các kĩ sư trongtương lai, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng luôn cố gắng tìm ra phương pháp dạy vàhọc mới có hiệu quả, kết hợp giữa kiến thức về lý thuyết và kĩ năng thực tế Chính vì vậy
mà sau khi hoàn thành cơ bản chương trình học của một kỹ sư, sinh viên lớp 03MT được
tổ chức đợt thực tập cán bộ kỹ thuật Đây là dịp để sinh viên có thể tổng hợp và hoànthiện về cơ bản những kiến thức đã học, từ đó có được những kinh nghiệm thực tiễn, vàcũng là dịp để sinh viên tiếp cận với các công việc liên quan đến nghành nghề trongtương lai
Nước là nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con ngừơi, songnguồn nước sạch thì ngày càng khan hiếm vì bị nhiễm bẩn từ hoạt động sống và làm việccủa con người gây ra Vì vậy vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nói chung và vấn đềcung cấp đầy đủ nước cho nhân dân nói riêng cần giải quyết một cách tốt nhất Trướctình hình đó nhóm chúng em gồm hai sinh viên lớp 03MT được phân công thực tập tạiCông ty cấp nước Đà Nẵng trong thời gian từ 3/12/2007 đến 24/1/2008, nhằm tìm hiểuquy trình xử lý và quản lí hệ thống cấp nước của công ty
Để hoàn thành được đợt thực tập này, em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn tận tình vàtạo điều kiện thực tập thuận lợi của ban Giám đốc công ty, các cô, chú, anh, chị là cán bộ
kỹ thuật, các cán bộ phụ trách điều hành thuộc phòng Kế hoạch- Kỹ thuật, đặc biệt làchú Bùi Thọ Ninh- Trưởng phòng Kế hoạch-Kỹ thuật Xin chân thành cảm ơn Thầy côKhoa Môi Trường, đặc biệt cô Th.S Nguyễn Lan Phương đã giúp em hoàn thành tốt đợtthực tập này
Sinh viên thực hiện Mai Thị Thùy Dương
Trang 3Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC ĐÀ NẴNG
I.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cấp nước Đà Nẵng nguyên là Thuỷ cục Đà Nẵng được tiếp nhận sau ngàyMiền Nam hoàn toàn giải phóng Đến năm 1978 mang tên nhà máy nước Quảng Nam –
Đà Nẵng Lúc bấy giờ cơ sở hoạt động ban đầu chỉ có hai trạm bơm nước là nhà máynước Cầu Đỏ và Sân Bay với công suất sản xuất khoảng 20000 m3/ngàyđêm
Ngày 23 tháng 3 năm 1985 Công ty Cấp nước Đà Nẵng chính thức được thành lập Quacác thời kỳ, Công ty đã từng bước kiện toàn và thích ứng dần với cơ chế mới, đã sắpxếp lại bộ máy nên hoạt động của Công ty đã có hiệu quả và nâng cao khả năng phục vụcũng như thu nhập của người lao động
Từ năm 1998 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả
và đạt các chỉ tiêu được giao, sản xuất nước và xây lắp công trình cấp nước luôn vượt kếhoạch, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, lực lượng lao động không ngừng tănglên từ 150 người vào năm 1985 lên 460 người vào năm 2007 Thu nhập bình quân củangười lao động từ 1.200.000 đồng năm 1998 lên 2.750.000 đồng vào năm 2007
Để phát triển sản xuất kinh doanh Công ty đã đầu tư mở rộng hệ thống sản xuất nước,mạng lưới đường ống và các trạm tăng áp trên toàn thành phố Trong thời gian gần đâyCông ty đã đầu tư vốn xây dựng trạm cấp nước Sơn Trà với công suất 7000m3/ngàyđêm,xây dựng và nâng cấp nhà máy nước Sân Bay, cải tạo hệ thống đường ống chuyển dẫntrên toàn thành phố, lắp đặt thêm máy bơm có công suất từ 160 KW – 320 KW đưa côngsuất của toàn Công ty lên 120.000 m3/ngày đêm Đồng thời cải tạo hệ thống xử lí nướcđảm bảo chất lượng nước cung cấp đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng Cùng với việcquản lí đường ống dẫn nước cũng đã được sửa chữa, thay thế đồng hồ, phát hiện cácđiểm xì vỡ chống thất thoát nước tạo điều kiện kinh doanh nước sạch đúng và đủ sốlượng theo kế hoạch của Công ty cũng như cấp trên giao với tổng chiều dài mạng lưới là
2760 km, số đồng hồ được lắp đặt hơn 100.000 cái, số khách hành được sử dụng nước là421.480 người( tính đến cuối tháng 12/2007) Áp lực nước tại nhà máy từ 3.0÷3.5 bar,mạng cấp I từ 1.5÷3.5 bar, mạng cấp II từ 1.0 ÷2.0 bar, mạng cấp III từ 1.5 ÷0.5 bar Trong thời gian hiện nay Công ty đang đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống cấpnước và sản xuất nước để nâng công suất của nhà máy lên 200.000 m3 vào năm 2008 và240.000 m3 vào năm 2010 Qui hoạch và xây dựng chương trình phát triển nước sạch chonông thôn từ năm 2000 – 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
II.Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Cấp nước Đà Nẵng là Công ty hoạt động có sự quản lí của nhà nước nhưngđây là Công ty nhà nước làm nhiệm vụ khai thác xử lí cung cấp, kinh doanh nước sạchphục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố,đồng thời Công ty còn quản lí xây dựng chiến lược phát triển công trình cấp nước sạch
Trang 4cho các đơn vị và nông thôn Xuất phát từ những vai trò như vậy Công ty có những chứcnăng nhiệm vụ như sau:
- Khai thác sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ớcác đơn vị và nhân dân trong thành phố
- Thi công lắp đặt các dây chuyền công nghệ sản xuất, xử lí nước sạch, lắp đặt hệthống trạm bơm và hệ thống chuyển dẫn nước phân phối
- Khảo sát thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp các công trình cấpnước cho đô thị và nông thôn
- Kinh doanh vật tư chuyên ngành nước
III Sơ đồ tổ chức và đặc điểm tổ chức sản xuất
Ban Giám sát
Xí nghiệp SX nước
Xí nghiệp Xây lắpCNCN Hải ChâuCNCN Thanh KhêCNCN Sơn TràCNCN Ngũ H.SơnCNCN Liên ChiểuCNCN Cẩm Lệ
Trang 5Việc tổ chức sản xuất của Công ty được chia làm 2 quá trình: Sản xuất nước của Công
ty được quản lí tập trung chủ yếu tại ba nhà máy là nhà máy nước Cầu Đỏ, nhà máynước Sân Bay và nhà máy nước Sơn Trà Ngoài ra công ty còn có các trạm tăng ápNguyễn Văn Trỗi và Ngô Gia Tự Sau đó quá trình phân phối nước sẽ giao cho các chinhánh quản lí và phạm vi quản lí của chi nhánh được chia theo địa bàn hành chính.Qui trình sản xuất nước tại các nhà máy được tiến hành như sau:
a/ Tại nhà máy nước Cầu Đỏ
Nhà máy nước Cầu Đỏ với công suất thiết kế là 50.000 m3/ngày đêm nhưng hiện tạicông suất khai thác của nhà máy là 65.000m3/ngày đêm Qui trình sản xuất, xử lí nướcsạch là một dây chuyền liên tục, không tạo bán thành phẩm mà chỉ tạo ra sản phẩm cuốicùng là nước sạch.Quy trình xử lí nước của nhà máy Cầu Đỏ:
Dây chuyền sản xuất nước sạch được áp dụng như sau: Nước từ sông Cẩm Lệ được đuavào hồ lắng sơ bộ Đầu tiên nước được trạm bơm cấp I bơm lên cùng với dung dịch phèn
từ nhà trộn phèn được đưa vào bể phản ứng rồi qua bể lắng ngang Tại đây các hạt cặn,chất bẩn được lắng lại nhờ sự keo tụ của dung dịch phèn Sau đó nước được đưa qua bểlọc nhanh, những hạt cặn chưa kịp lắng sẽ được giữ lại Nước qua bể lọc được đưa vào
bể chứa Tại đây nhờ sự tham gia của Clor, các loại vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt Saukhi nước đã được xử lí sẽ được bơm vào mạng lưới cung cấp nước cho thành phố bằngtrạm bơm cấp II và các tuyến ống chuyển dẫn Tuỳ theo chất lượng nước sông sạch hay
Clorator
Mạng cấp nước
Hồ sơ lắng Trạm bơm cấp I
CLO KHỬ
TRÙNG
PHÈN VÔI
ĐÀI NƯỚC
Trang 6bẩn để điều chỉnh độ phèn cũng như lượng Clor thích hợp và công việc này do phòng thínghiệm ngay tại nhà máy thực hiện, sự điều chỉnh này được thực hiện từng giờ, từng casản xuất
Hiện nay, nhà máy nước Cầu Đỏ đang dần hoàn thiện hệ thống xử lí nước mới hiện đạihơn với công suất lên đến 120.000 m3/ngàyđêm nhằm thay thế hệ thống cũ.Dây chuyềncủa hệ thống mới:
b/ Tại nhà máy nước Sân Bay :
Nhà máy nước Sân Bay với công suất thiết kế là 30.000 m3/ngày đêm nhưng hiệnnay công suất khai thác là 45.000 m3/ngày đêm Ở đây vận hành song song hai dâychuyền xử lí
Mạng cấp nước
Hồ sơ lắng Trạm bơm cấp I
Bơm định lượng
CLO KHỬ
TRÙNG PHÈN VÔI
ĐÀI NƯỚC
Hồ chứa Rửa lọc
Trang 7c/Tại nhà máy nước Sơn Trà
Tại đây xử lí nước sạch đơn giản hơn so với dây chuyền xử lí nước sạch tại nhà máynước Cầu Đỏ do tại đây nguồn nước dùng để sản xuất là nước suối được lấy tư các consuối trên núi với chất lượng nước tốt độ đục thấp
Qui trình xử lí nước sạch tại đây như sau : Nước từ suối sơn Trà theo các tuyến ốngđược đưa vào công trình lọc sơ bộ ( do nước tại đây có độ cao sẵn nên không cần sửdụng các máy hút nước ) Sau khi lọc để ngăn lại các thứ rác, lá cây… nước tiếp tục qua
bể lọc, trong bể lọc này nước được khử trùng bởi Clor Sau khi nước được xử lí đạt tiêuchuẩn vệ sinh sẽ được cấp cho người tiêu dùng qua mạng lưới đường ống
3.Tình hình nhân sự của công ty
- Hiện nay công ty có 456 lao động biên chế (HĐLĐ xác định thời hạn và không xácđịnh thời hạn )
- Nữ 160 ,chiếm 35%, Nam 216, chiếm 65%
- Nhóm lao động:
• Nghiệp vụ(quản lí nhân lực, tài chính, kế toán, kế hoạch, kĩ thuật, dự án)
• Thu tiền nước, ghi số đồng hồ nước
• Xây lắp các công trình cấp thoát nước
Trang 84 Kết quả hoạt động kinh doanh:(ĐVT 100.000 đồng)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 2335.19 2180 2898
Tổng lợi nhuận trước thuế 5983.724 5905.41 6259.4
Thuế thu nhập doanh nghiệp (1675.4427
2)
(1653.5148)
(1752.632)
8
4251.8952 4506.768
Chương 2: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
I Nguyên tắc và cơ sở của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch cho hoạt động và quỹ lương cho cảnăm tiếp theo của Công ty Một kế hoạch được lập dựa vào:
- Công việc, quỹ lương thực hiện trong năm trước
- Khả năng, năng lực hoàn thành của Công ty
- Tổng hợp cân đối các nguồn vốn đầu tư của các dự án đề ra
- Tính khả thi, khả năng phát triển và thu lợi nhuận của dự án
II Nội dung chính của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Quy trình lập kế hoạch định hướng cho hoạt động năm tới của Công ty:
Dựa vào kết quả của năm trước→kinh phí → dự báo→ kế hoạch mới.
Nguồn vốn để Công ty phát triển hệ thống mạng lưới dựa vào khấu hao cơ bản, ngânsách thành phố cấp, chí phí phân bổ, vốn vay, vốn nước ngoài tài trợ, quỹ đầu tư pháttriển và phải được sự chấp nhận của Uỷ ban nhân dân thành phố Một số chỉ tiêu kếhoạch chủ yếu đó là:
- Giá trị sản xuất( triệu đồng ): Ngành sản xuất nước, ngành xây lắp
- Sản phẩm chủ yếu: Nước máy tiêu thụ, đồng hồ nước lắp đặt mới, đồng hồ cải tạo
Trang 9- Tỷ lệ nước thất thoát ( % )
- Tổng doanh thu ( triệu đồng ): ngành sản xuất nước, ngành xây lắp, vật tư
- Lợi nhuận trước thuế, các khoản nộp ngân sách
- Kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên
- Kế hoạch phòng chống thiên tai
- Kế hoạch đầu tư cho công tác quản lý
- Kế hoạch giá thành sản xuất nước máy
- Kế hoạch về chi tiêu các quỹ và tổng hợp tiền lương
Chương 3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH QUẢN LÍ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC
I Quy trình vận hành quản lý sản xuất nước tại nhà máy
Quy trình quản lí kĩ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước là những yêu cầu cơbản trong thao tác vận hành nhằm tận dụng tối đa hiệu suất của máy móc thiết bị và côngtrình Việc tổ chức quản lí kỹ thuật của Công ty cấp nước Đà Nẵng được thực hiện căn cứTiêu chuẩn xây dưng TCXD 76:1979 Quy định quản lí kỹ thuật trong vận hành các hệthống cung cấp nước
1.Quản lí công trình thu nước mặt
*Các biện pháp chủ yếu để quản lí công trình thu nước
- Thau rửa các lưới chắn rác khỏi rông rêu: dùng cào, thợ lặn, lấy lưới lên khỏi mặtnước
- Ống tự chảy hay ống xiphông: cần nghiên cứu độ lắng cặn qua sự chênh lệch giữamực nước trong giếng thu với mực nước sông, khi độ chênh quá giới hạn thì tiến hànhrửa ống
- Kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của các công trình thu để đảm bảo côngtrình làm việc trong điều kiện kĩ thuật tốt
Trang 10*Thời hạn kiểm tra, thau rửa và sửa chữa
Tên công trình Thời hạn kiểm
tra
Thời hạn thau rửa
Thời hạn sửa chữa Nhỏ Lớn
*Miệng thu và lưới công trình thu
- Chế độ làm việc bình thường
- Thời kì nước lũ nhiều rác củi
- Thời kì lá rụng làm xanh nước
6 tháng/1lần
6 tháng/1lần
Tuỳ mức độ
-nt Thường xuyênTuỳ mức độ tíchcặn
-6 tháng/1lần
nt
nt Tuỳ mức độcần thiết
- Máy móc thiết bị trong trạm phải có đầy đủ lí lịch, đặc tính kỹ thuật
- Các thết bị tại trạm bơm cần kiểm tra: máy bơm, đồng hồ chân không, áp kế, van antoàn, van một chiều
- Trạm bơm có các máy dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục
3.Quản lí công trình xử lí
Nguyên tắc:
-Các công trình xử lí tại các nhà máy được hoạt động một cách liên tục, quá trình sửachữa, kiểm tra, súc xả được thực hiện luân phiên để đảm bảo cung cấp nước sạnh chokhách hàng sử dụng
-Trước khi vận hành thử phải làm công tác chuẩn bị cần thiết
-Trước khi vận hành phải tẩy rửa toàn bộ bằng clo, vật liệu lọc: 100mg/l; công trình bêtông, gạch, đường ống: 50mg/l
Kiểm tra định kỳ các công trình và thiết bị trạm xử lí
tra
Bể trộn Quan sát bên trong thành và vách ngăn, van khoá
Quan sát tốc độ chuyển động của nước, độ đống
Trưởng phòng
kỹ thuật hay kỹ
Trang 11Quan sát tốc độ lọc, bề mặt lớp vật liệu lọc Quátrình rửa lọc được thực hiện 4 lần/ ngày Rửa bằnggió nước kết hợp.
Kiểm tra chiều cao vật liệu lọc, quan sát bề mặtlớp lọc:
- - Trước khi rửa: chú ý độ nhiễm bẩn của cát lọc,lớp màng
- Sau khi rửa: Tìm chỗ chưa đạt, độ nhiễm bẩncòn lại
Quan sát bên trong thành và vách ngăn, van khoá
Quan sát bên ngoài thiết bịKiểm tra liều lượng hoá chất cho vào bể trộn đượctiến hành hàng giờ, bảo hộ lao động của côngnhân Hàng quý phải kiểm tra các phụ tùng thiết bịqua bộ phận pha trộn
Bảo quản hoá chất theo quy tắc, kiểm tra độ đầyclo trong bình tiêu chuẩn
sư công nghệnt
II Quy trình vận hành quản lý đường ống
Quy định quy trình quản lý đường ống là góp phần quản lí vận hành tốt hệ thống mạnglưới đường ống cấp nước, đảm bảo cung cấp nước cho khách hàng đạt yêu cầu về sốlượng và chất lượng
Đường ống cấp nước được chia làm 3 loại:
- Đường ống cấp I: là đường ống dẫn nước sạch hoặc thô có đường kính D> 300mm
- Đường ống cấp II: là đường ống dẫn nước sạch có đường kính 100mm≤D≤ 300mm
- Đường ống cấp III: là đường ống dẫn nước sạch có đường kính D< 100mm
Trang 12• Tuyến ống trên bản đồ nền mạng lưới thành phố.
• Tuyến ống trên phần mềm Epanet mạng lưới cấp nước thành phố
• Đặt các nút theo thứ tự từ thấp đến cao, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam Nếu
có nút phát sinh thì lấy theo số nút phía trước và thêm chỉ số phụ từ nhỏ đến lớn
• Đặt tên theo quy định: CI/ đường kính/ loại ống/ năm lắp đặt
- Lưu các hồ sơ pháp lý gốc
b/ Đơn vị quản lý mạng lưới đường ống:
- Kiểm tra thực tế hiện trạng đối chiếu với bản vẽ hoàn công
- Lưu bản vẽ hoàn công và bản đồ mạng
2 Đóng mở van khóa
a/Việc đóng mở van khóa được thực hiện khi:
- Điều chỉnh áp lực mạng trên cơ sở kĩ thuật:
- Đấu nối với đường ống khác
- Sửa chữa mạng lưới
- Súc xả đườn ống mới lắp đặt hay súc xả theo định kì
Khi có nhu cầu đóng mở van khóa:
- Đơn vị yêu cầu lập phiếu đề nghị theo biểu mẫu
- Đơn vị quản lí mạng lưới kiểm tra, đề nghị phương án đóng mở theo biểu mẫu, phòng
Kế hoạch -Kỹ thuật kiểm tra định kỳ, Giám đốc phê duyệt
- Trong trường hợp phẩn cấp, Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật hoặc trưởng đơn vịquản lí mạng lưới đường ống được phép ra lệnh đóng mở van khóa nhưng phải viết báocáo trình Giám đốc
- Người thực hiện đóng mở van khóa do Trưởng đơn vị quản lý mạng lưới chỉ định
- Người giám sát đóng mở van khóa do Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật chỉ định
b Trình tự đóng mở van khóa
Trang 13- Kiểm tra các vị trí van khóa cần đóng mở trên thực tế trước khi thao tác 4 giờ Kếtquả kiểm tra được ghi trong phiếu thao tác.
- Tiến hành đóng mở van khóa theo phương án mà Giám đốc thông qua Mô tả việcđóng mở van khóa trong phiếu thao tác
3 Đấu nối, sửa chữa
a/ Việc đấu nối
- Mỗi lọai đường ống chỉ được đấu nối với mỗi loại đường ống phân phối thích hợp
- Đơn vị đấu nối lập phiếu xin đấu nối theo biểu mẫu
- Việc thi công đấu nối sửa chữa chỉ được thực hiện trong những thời gian nhất định vàtrong thời gian mất nước do khách quan
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và trưởng đơn vị quản lí mạng lưới chỉ địnhngười giám sát việc đấu nối
- Việc đấu nối được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí mạnglưới Tất cả các nút phải được chụp ảnh, thể hiện đầy đủ các chi tiết đấu nối và được coi
là một phần của hồ sơ lưu
- Tiến hành nghiệm thu bàn giao sau khi công việc hoàn thành
b/ Việc sửa chữa
- Việc sửa chữa được tiến hành theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập hoặc do đềnghị của Đơn vị quản lí mạng lưới hoặc do trường hợp có sự cố mạng lưới
- Việc sửa chữa phải tiến hành kịp thời Thời gian sửa chữa sẽ tùy từng trường hợp cụthể nhưng phải đảm bảo thời gian ngừng cấp nước là ngắn nhất
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và trưởng đơn vị quản lí mạng lưới chỉ địnhngười giám sát việc sửa chữa
- Việc sửa chữa được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản límạng lưới
- Tiến hành nghiệm thu bàn giao sau khi công việc hoàn thành
4 Súc xả, kiểm tra đường ống
a/Việc súc xả đường ống
- Việc súc xả được tiến hành định kì hằng năm theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuậtlập hoặc trước khi nghiệm thu bàn giao hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất có sự đồng ýcủa Giám đốc công ty
- Người chỉ đạo súc xả do Giám đốc hay trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật hay trưởngđơn vị quản lí mạng lưới chỉ định
- Người thực hiện súc xả do Trưởng đơn vị quản lý mạng lưới phân công
Trang 14- Người giám sát việc súc xả do Trưởng phòng Kế hoạch- Kỹ thuật phân công
* Trình tự súc xả
- Định vị tuyến ống cần súc xả cặn căn cứ vào bảm đồ hệ thống mạng lưới đường ốngtoàn thành phố
- Tiến hành súc xả đường ống theo yêu cầu kỹ thuật
- Yêu cầu: Độ đục của nước trong tuyến ống sau khi súc xả xong phải đạt ≤ 2 NTU
- Việc súc xả phải tiến hành vào thời gian quy định
- Lượng nước súc xả không vượt quá 10% công suất cấp nước toàn thnàh phố vàkhoảng cách giữa hai lần súc xả phải ≥48 giờ
- Việc súc xả được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản lí mạnglưới
b/ Việc kiểm tra đường ống
- Việc kiểm tra được tiến hành theo lịch do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập hoặc do đềnghị của Đơn vị quản lí mạng lưới hoặc do trường hợp có sự cố mạng lưới
- Thời gian kiểm tra sẽ tùy từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo thời gianngừng cấp nước là ngắn nhất
- Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật hay Trưởng đơn vị quản lí mạng lưới giám sátviệc kiểm tra
- Việc kiểm tra được miêu tả trong phiếu thao tác và ghi chép trong sổ tay quản límạng lưới
5 Việc kiểm tra áp lực mạng
- Việc kiểm tra áp lực mạng được thực hiện hàng ngày theo giờ tại các nút quy định
- Áp lực mạng chuyển dần theo chế độ làm việc của mạng nhưng không được dưới1kg/cm2 và không lớn hơn 6 kg/cm2
- Việc kiểm tra áp lực mạng do đơn vị quản lí mạng lưới thực hiện và báo cáo lênphòng Kế hoạch - Kỹ thuật
6 Công cụ quản lí đường ống