Bước sang thời kỳ Pháp thuộc hoạt động thương mại, dịch vụ, cùng với sự hình thành bước đầu của nền sản xuất công nghiệp, quy mô và diện mạo của đô thị lỵ Thanh Hóa đã có bước phát triển
Trang 1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC THANH HÓA
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cấp thoát nước Thanh Hóa
Đô thị lỵ Thanh Hóa đã hình thành cách đây hơn 200 năm Bước sang thời kỳ Pháp thuộc hoạt động thương mại, dịch vụ, cùng với sự hình thành bước đầu của nền sản xuất công nghiệp, quy mô và diện mạo của đô thị lỵ Thanh Hóa đã có bước phát triển nhanh chóng Bây giờ, nhu cầu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động dịch vụ của đô thị lỵ bắt đầu trở thành một đòi hỏi bức thiết
Ý tưởng xây dựng nhà máy được gợi mở từ nguồn nước của hệ thống thủy nông sông Chu, bắt nguồn từ đập Bái Thượng và dòng diện của nhà máy điện Thanh Hóa được phát vào năm 1928, thể theo nguyện vọng của Hội đồng thành phố Thanh Hóa tại các phiên họp ngày 30 tháng 01 năm 1930 và ngày 30 tháng 04 năm 1930; căn cứ theo đề nghị của khấm sứ Trung Kỳ, ngày 30 tháng 04 năm 1930, toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định đầu tư xây dựng nhà máy nước Thanh Hóa với công suất 500m3/ngày đêm Sau hơn 1 năm khẩn trương thi công xây dựng, ngày 1 tháng 7 năm 1931, nhà máy hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động Cũng từ đó, ngày 1 tháng 7 hàng năm được chọn là ngày truyền thống Nhà máy nước Thanh Hóa
Nhà máy nước Thanh Hóa là nhà máy nước đầu tiên của tỉnh và cũng là một trong số ít nhà máy nước của Việt Nam thời bấy giờ Dựa vào thế núi Mật Sơn, một thắng cảnh nhiều di tích lịch sử nằm giữa thành phố nên Nhà máy còn có tên gọi là Nhà máy nước Mật Sơn
Ban đầu, vốn đầu tư của nhà máy là 105.500đồng tiền Đông Dương (Bấy giờ giá trị 1 đồng tương đương 1 tạ thóc) Kinh phí đầu tư được huy động từ nhiều nguồn Vốn tự có, vốn vay ngân khố và vốn ngân sách Trung
Trang 2Kỳ trợ cấp Nhà máy hoạt động theo 4 phương thức tự hoạch toán, thời gian hoàn trả vốn vay được quy định trong 4 năm từ ngày Nhà máy đi vào hoạt động
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy nước Thanh Hóa nay là Công ty cấp nước Thanh Hóa – trong 80 năm qua (1/7/1931-1/7/2011) chúng ta có quyền tự hào về sự lớn mạnh không ngừng của công
ty cả về quy mô phạm vi phục vụ trình độ quản lý cả về số lượng, chất lượng nước sạch phục vụ dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội khác…
Giai đoạn 1931 – 1945: Hoạt động của nhà máy đặt dưới sự điều hành của chính quyền thuộc Pháp; công suất nhà máy là 500m3/ngày đêm
Bể chứa nước lọc có dung tích 150,3; đài nước được xây trên núi Mật Sơn, dung tích 500m3, có thể cung cấp nước cho thành phố 15 giờ liền nếu trạm bơm nước lên đài ngừng hoạt động Đối tượng phục vụ lúc này là các công
sở do người Pháp quản lý, phần còn lại là do tư thương trong thành phố Thanh Hóa
Giai đoạn 1946 – 1953, hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta hãy hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” lúc này chủ trương của Chính phủ là tiến hành “Toàn thể kháng chiến một cách toàn diện” Thực hiện chủ trương đó, toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy nước được tháo dỡ, chuyển về công binh xưởng để tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến, nên nhà máy phải ngừng hoạt động
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) miền Bắc đi vào xây dựng cuộc sống trong hòa bình Được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy nước Thanh Hóa được khôi phục, đầu tư nâng cấp, năng xuất lên 2.500m3/ngày đêm, cấp nước cho các cơ quan, xí nghiệp và một số bộ phận dân cư trong khu vực nội thị, thị xã Thanh Hóa Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ I (1961 - 1965) nhà máy tiếp tục được mở rộng, nâng công suất cấp nước lên 4.000m3/ngày đêm Tuy nhiên do đầu tư thiếu đồng
Trang 3bộ và đầu tư bổ sung không bù được hư hỏng nên thực tế sản xuất chỉ đạt công suất 2.900m3/ngày đêm
Những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1965 -1972) nhiều công trình của nhà máy bị hư hỏng nặng Thời kỳ này công suất của nhà máy chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1.000m3/ngày đêm; thấp nhất là năm 1968, sản xuất chỉ đạt 410m3/ngày đêm Trong hai đợt tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân Mỹ đã có 32 lần ném bom, bắn phá khu vực nhà máy nước Trong đó, có 2 lần ném trúng nhà máy, nhà máy bị hư hỏng nặng, nước công cộng bị phá hủy Lúc này phần lớn cán bộ, công nhân viên của nhà máy phải đi sơ tán, còn lại lực lượng tự
vệ nhà máy bám trụ kiên cường, vừa sản xuất phục vụ cấp nước, vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy Ba chiến sĩ tự vệ đã anh dũng hy sinh trên trận địa, nhiều người đã bị thương trong chiến đấu và phục vụ chiến tranh
Năm 1973, Hiệp định PH-Fli về sự chấm dứt chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được ký kết, các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân trở về khôi phục lại thị xã Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ sản xuất Nhà máy được đầu tư khôi phục lại công suất 2.500m3/ngày đêm
Có thể nói, giai đoạn 1954 – 1975 là giai đoạn đất nước vừa xây dựng hòa bình vừa có chiến tranh, vì vậy nhà máy có nhiều thời kỳ vừa được đầu tư nâng cấp vừa phải khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ
Bước sang giai đoạn từ 1975 đến nay Đất nước thống nhất xây dựng trong điều kiện hòa bình, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng như mọi ngành nghề khác, nhà máy nước không chỉ có những thuận lợi mà xuất hiện những khó khăn, vướng mắc, có những khó khăn nảy sinh trong quá trình phát triển đi lên, có những khó khăn do cơ sở quản lý điều hành… Đây là giai đoạn biến động của nhà máy
Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1945, non sông thu về một mối, cả nước bước vào thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thị xã Thanh
Trang 4Hóa từng bước được mở rộng, nâng cấp, ngoài 2 đô thị lớn trong tỉnh được thành lập như thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn, các khu kinh tế các cụm công nghiệp, các thị trấn, thị xã được hình thành phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn một động lực phát triển của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ Hơn lúc nào hết thời kỳ này nhu cầu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất và các hoạt động dịch vụ của thành phố Thanh Hóa và các đô thị tăng nhanh, đòi hỏi vừa phải đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước đã có vừa tiến hành đầu tư mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Thanh Hóa các thị xã, thị trấn của khu công nghiệp
Ngay trong năm 1976, Bộ xây dựng tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy nước Sầm Sơn tại thị xã Quảng Tường Nguồn nước được khai thác từ chỗ những giếng khoan công suất 1.000m3/ngày đêm, năm 1980 dự án hoàn thành và được đưa vào sử dụng Cũng năm 1976, ngày 02 tháng 10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy nước Thanh Hóa lên 20.000m3/ngày đêm theo công nghệ lọc nhanh Công trình do công ty cấp thoát nước của Bộ xây dựng thiết kế, công ty xây dựng 1 của sở xây dựng Thanh Hóa thi công phần xây dựng nhà máy Mạng đường ống cấp 1 có đường kính từ 200 – 500mm, dài 14km, và 21km đường ống cấp 2, đường kính từ 100 – 150mm
do công ty xây dựng cấp nước của Bộ xây dựng kết hợp với nhà máy nước Thanh Hóa thi công Riêng hồ Núi Long, UBHC tỉnh giao cho UBHC thị trấn Thanh Hóa tổ chức một công trường đặc biệt, huy động lao động nghĩa
vụ, thi công trong thời gian 60 ngày Đây là công trường có quy mô hoạt động lớn nhất của thị xã với khối lượng đào đắp 80.607m3 đất, đá và 143.687 ngày công, đã tạo được không khí thi đua sôi nổi của cán bộ và nhân dân thị xã trong suốt thời gian thi công Song, do nhiều lý do khác nhau mãi đến năm 1984, nhà máy mới chính thức hoạt động theo công suất
đã được phê duyệt trong luận chứng kinh tế kỹ thuật Tại thời điểm này dân
Trang 5số thị xã Thanh Hóa là 110.000 người, trong đó dân nội thị là 80.000 người, tiêu chuẩn nước đạt 170 lít/người/ngày đêm
Về mặt quản lý điều hành, do việc xác định chức năng nhiệm vụ ngành chủ quản có nhiều thay đổi nên công tác tổ chức của nhà máy nước Thanh Hóa cũng có những thay đổi để phù hợp với cơ chế quản lý Ngày 27/12/1989, chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số 1690/QĐ-TC-UBTH đổi tên nhà máy nước Thanh Hóa thành công ty cấp thoát nước Thanh Hóa , chức năng, nhiệm vụ của công ty được xác định là: Sản xuất nước sạch, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thị xã Thanh Hóa, Sầm Sơn khao khát thiết kế thi công xây dựng và quản lý công trình hệ thống cấp nước do công
ty quản lý, khai thác Với thực tế bấy giờ để tranh thủ nguồn vốn tài trợ ADB, ngày 30 tháng 05 năm 1992, chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số 775/TC-UBTH, đổi tên công ty thành công ty cấp – thoát nước Thanh Hóa
và được giao nhiệm vụ quản lý khảo sát, thiết kế, thi công hệ thống cấp thoát nước Nhưng sau một thời gian thực hiện trong thực tế, việc quản lý
hệ thống thoát nước ở thị xã Thanh Hóa và các khu đô thị khác vẫn do chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Do vậy, ngày 15 tháng 4 năm
1996 chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số 1479/TC-UBTH, đổi tên công ty Cấp – thoát nước Thanh Hóa thành Công ty cấp thoát nước Thanh Hóa
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu Ngày 29 tháng 7 năm 2005, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định
số 2039/QĐ-CT-UBTH về việc chuyển đổi công ty Cấp thoát nước Thanh Hóa thành công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa Từ đây mô hình công ty cấp nước Thanh Hóa đi vào ổn định Trách nhiệm, quyền hạn được giao lớn hơn, phạm vi quản lý hoạt động cấp nước của công ty không dừng lại tại địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn mà mở rộng ra các đô thị các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh
Trang 6Ngày 1 tháng 7 năm 1995, thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 383/TTg phê duyệt dự án đầu tư cấp nước và vệ sinh cho 6 thành phố, thị
xã của Việt Nam , trong đó dự án cấp nước và vệ sinh Thanh Hóa - Sầm Sơn bằng nguồn vốn vay ADB; tổng số vốn đầu tư 16,4 triệu USD
Mục tiêu dự án:
Nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước sạch cho thành phố Thanh Hóa thị xã du lịch Sầm Sơn, các khu công nghiệp tại thành phố Thanh Hóa
và các vùng lân cận
Nhiệm vụ của dự án:
- Cải tạo nâng cấp nhà máy nước Mạc Sơn, công suất 20.000m3/ngày đêm bao gồm: Bổ sung hồ chứa nước núi Long dung tích 650.000m3, đảm bảo cấp nước an toàn khi hệ thống thủy nông ngừng cung cấp nước tu sửa, cải tạo hệ thống, công nghệ xử lý, để đảm bảo nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia
- Xây dựng mới nhà máy nước Hàm Rồng với công suất 50.000m3/ngày đêm Trước mắt đầu tư đợt 1 công suất 10.000m3/ngày đêm; nguồn nước lấy từ sông Chu vị trí thuộc làng Vồm, xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa; trạm bơm Quảng Hưng công suất 23.000m3/ngày đêm và xây dựng mới mạng lưới, trong đó 64m đường ống cấp 1 có đường kính từ
200 – 600mm; 85km đường ống cấp 2 đường kính từ 100 – 100mm Hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước này đáp ứng được yêu cầu truyền tải
và phân phối cấp nước khi công suất nhà máy đạt được 100.000m3/ngày đêm Dự án được khởi công vào ngày kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 3/2/1999 hoàn thành đưa vào vận hành khai thác đúng ngày kỷ niệm 71 năm thành lập công ty ngày 1/7/2002
Bắt đầu những năm cuối thế kỷ XX, đặc biệt từ 2001 đến này tốc độ phát triển của các đô thị trong tỉnh nói chung và thành phố nói riêng tăng nhanh cả về quy mô, số lượng; các khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh Công ty cấp thoát nước Thanh Hóa ngoài việc
Trang 7đầu tư phát triển xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các sơ hở hiện có do công
ty quản lý, đồng thời phải tiếp nhận các hệ thống cấp nước ở một số huyện phục hồi, cải tạo, nâng cấp đáp ứng nước sạch cho yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của cả tỉnh
Việc đầu tư, nâng cấp phát triển mở rộng địa bàn phục vụ cấp nước của công ty cấp nước Thanh Hóa thực sự sôi động và khởi sắc là năm 2001 đến nay Trong suốt thời gian hơn 10 năm qua công ty vừa tiếp nhận vừa đầu tư thực hiện các dự án Bao gồm các dự án đầu tư mới và dự án nâng cấp cơ sở tiếp nhận Kinh phí đầu tư huy động nguồn vốn tự có, vốn vay của các tổ chức quốc tế, các tổ chức tín dụng trong nước, vốn do khách hàng trong nước đóng góp với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng Bằng sự lỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công ty; ngày 01 tháng 7 năm 2001; ngày công
ty cấp thoát nước tròn 80 tuổi, cũng là ngày công suất hệ thống cấp nước
do công ty cấp thoát nước Thanh Hóa trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác đạt 90.000m3/ngày đêm (tăng hơn 5 lần so với năm 2001) với trên 500km đường ống truyền tải, phân phối phục vụ cấp nước cho 90.000 khách hàng (tăng hơn 5 lần so với năm 2001) Đảm bảo ổn định dịch vụ cấp nước cả số lượng lẫn chất lượng; đáp ứng nhu cầu nước sạch trên 90% dân số nội thành, thị và gần 60% nhu cầu dùng nước sạch của dân ngoại thành, thị Đảm bảo cung cấp nước sạch cho các cơ sở sản xuất hoạt động dịch vụ và các nhu cầu khác thuốc địa bàn quản lý của công ty Tổng doanh thu của công ty năm 2010 đạt 111 tỷ đồng, gấp 8 lần năm 2001; lực lượng lao đông hiện nay có gần 600 người; 100% lao động có việc làm và thu nhập ổn định năm sau cao hơn năm trước
Song song với việc duy trì phát triển bền vững sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động, công ty luôn luôn thực hiện tốt các chỉ tiêu giao nộp ngân sách hàng năm, không nợ động quỹ BHXH; mỗi năm đóng góp vào quỹ từ thiện hàng trăm triệu đồng
Trang 8Từ những nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được trong thời gian qua công ty cấp nước Thanh Hóa đã được Nhà nước, UBND tỉnh, Hội cấp thoát nước Việt Nam, các tổ chức Chính trị xã hội, các Bộ, ngành trao tặng nhiều bằng khen, danh hiệu thi đua Đặc biệt năm 2010 công ty đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Cúp “Dòng xanh nước Việt” Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng cơ thi đua Một chặng đường 80 năm, dù phải trải qua những thăng trầm của biến cố lịch sử và của từng giai đoạn cách mạng, song nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của công ty trong suất gần 1 thế kỷ qua, chúng ta thật tự hào về sự lớn mạnh không ngừng của nhà máy nước – nay là Công ty cấp nước Thanh Hóa Chúng ta trân trọng biết ơn Đảng, Nhà nước, cán bộ ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức Chính trị kinh tế, xã hội và các bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ công ty trong thời gian qua chúng ta chân thành biết ơn các thế hệ CBCN viên chức đi trước đã đặt nền móng và phấn đấu không ngừng để nhà máy duy trì hoạt động và phát triển; chúng ta ghi nhận và biểu dương sự sáng tạo của các thế hệ CNVC của công ty, đáp ứng nhu cầu về nước sạch nâng cao chất lượng cuộc sống cho thành phố Thanh Hóa và các thị xã các khu
đô thị các tỉnh
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cấp nước Thanh Hóa
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty :
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Sản xuất kinh doanh nước sạch
- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước
- Tổng thầu: Tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình
hạ tầng kỹ thuật, cung cấp vật tư, thiết bị chuyển ngành cấp thoát nước
- Kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, khách sạn
Trang 9- Đào tạo công nhân kỹ thuật ứng dụng chuyên ngành giao thông công nghệ trong lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cấp nước Thanh Hóa 1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ
Trước năm 2001, công ty cấp nước Thanh Hóa chỉ có 2 nhà máy nước với công suất 21.000m3/ngày đêm phục vụ cấp nước cho thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn Đến nay lần lượt công ty đã tiếp nhận, trực tiếp quản lý phục vụ cấp nước cho các thị xã và khu đô thị đó là:
- Ngày 13 tháng 3 năm 2001, tiếp nhận đầu tư nhà máy nước Bỉm Sơn – công suất 7.500m/ngày đêm, tháng 10 năm 2001 nhà máy đi vào hoạt động, cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sầm Sơn
- Ngày 29 tháng 1 năm 2008, tiếp nhận hệ thống cấp nước thị trấn Quảng Xương – công suất 1.000m3/ngày đêm, đưa vào vận hành khai thác cấp nước tháng 4 năm 2008
- Ngày 16 tháng 12 năm 2008 tiếp nhận hệ thống cấp nước Rừng Thông huyện Đông Sơn – công suất 5.000m3/ngày đêm,đưa vào vận hành khai thác cấp nước từ tháng 9 năm 2009
- Ngày 31 tháng 12 năm 2009, tiếp nhận hệ thống cấp nước huyện Tĩnh Gia – công suất 700m3/ngày đêm , đưa vào vận hành khai thác
Đồng thời với việc tiếp nhân các dự án và địa bàn phục vụ cấp nước, công ty đã đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng dự án:
- Dự án cấp nước và vệ sinh Thanh Hóa - Sầm Sơn, tổng mức đầu tư 16,4 triệu USD hoàn thành đưa vào vận hành khai thác ngày 1 tháng 7 năm 2002
- Dự án cải tạo, mở rộng nâng công suất nhà máy nước Mật Sơn lên 30.000m3/ngày đêm bằng nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng trong nước, với tổng mức đầu tư 17 tỷ đồng, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 4 năm 2009
Trang 10- Dự án đầu tư nâng công suất nhà máy nước Hàm Rồng lên 20.000m3/ngày đêm bằng nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng trong nước, tổng đầu tư 15 tỷ đồng Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 5 năm
2008
- Bằng các ngồn vốn tự có và vốn huy động hợp pháp, ngoài việc đầu
tư mở rộng công suất nguồn, công ty đã đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới cấp nước cho các khu vực như: Dự án đầu tư bổ sung nguồn nước cho khu vực Tây Nam thành phố Thanh Hóa, khu vực Đông Bắc thị xã Bỉm Sơn, các khu đô thị, các khu công nghiệp và các dân
cư thuộc địa bàn quản lý cấp nước của công ty Dự án đầu tư thay thế cho máy móc thiết bị, xây dựng thêm cho bể chứa nước sạch cho các nhà máy, trạm bơm tăng áp với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng
- Một dự án rất có ý nghĩa, đó là dự án đầu tư nâng cấp công suấ nhà máy nước Mật Sơn từ 30.000m3/ngày đêm lên 50.000m3/ngày đêm bằng nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng trong nước, do tập thể CBCN của công ty tự thi công, xây lắp Công trình hoàn thành đưa vào vận hành khai thác đúng ngày 1 tháng 7 năm 2011 Khánh thành vào ngày này, công trình
đã mang lại ý nghĩa rất lớn lao – Chào mừng kỷ niệm 80 năm hình thành và phát triển công ty cấp nước Thanh Hóa
Để mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, một mặt tạo công ăn việc làm cho người lao động, mặt khác nhằm tăng thêm nguồn vốn, nguồn thu, năm 2002 công ty đầu tư xây dựng khách sạn sông Mã tại Sầm Sơm, tháng 5 năm 2003 công trình hoàn thành đưa vào khai thác dịch vụ nghỉ dường, năm 2005 đầu tư xây dựng xưởng dịch vụ sửa chữa lắp ráp và kiểm định đồng hồ đo nước; năm 2008 tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết đóng chai Trong lĩnh vực thi công xây lắp và tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vi của tỉnh và đã vươn ra cả tỉnh bạn,