1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC

11 451 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 292,37 KB

Nội dung

Mỗi phòng, tổ, bộ phận sản xuất thực hiện một chuỗi các công việc thành thạo theo một quy trình vận hành nhất định hợp với thói quen, chuyên môn của mình, có tính chất lặp đi lặp lại và

Trang 1

NNNnựm 5

nh viên tham gia:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

MÔN HỌC

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng

Lớp: 12CH04 (Cuối tuần)

Thực hiện: Nhóm 2

Thành viên tham gia:

1 Đoàn Thị Lệ Hằng

2 Nguyễn Thanh Hằng

3 Trần Thị Tuyết Hậu

4 Trần Thị Thu Hiền

5 Lương Trung Hiếu

6 Đặng Văn Dũng

7 Trần Xuân Phương

8 Nguyễn Lê Kim Phượng

9 Võ Thảo Nguyên

10 Nguyễn Phương Nghiệp

11 Lê Nguyên Thủy

12 Nguyễn Minh Tuấn

Bình Dương, tháng 4/2014

Trang 2

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC

A – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I - Phân bố công việc

1 Khái niệm:

Phân bố công việc là định rõ nội dung của từng công việc và xác định cách chia công việc trong phạm vi của một tổ chức

Nhiều công việc kết hợp thành tổ công việc, nhiều tổ công việc kết hợp thành nhóm công việc

Để phân bố công việc, trước tiên phải phân tích công việc sau đó mới triển khai công việc Nhưng trong sản xuất và đo lường thì phân bố công việc sau khi

đã phân bố sản phẩm và điều phối trang thiết bị

* Cần phân biệt phân bố công việc và giải quyết công việc

Giải quyết công việc là sắp xếp thứ tự các công việc được thực hiện ở nơi làm việc và bố trí việc thực hiện chúng trên máy móc vào những thời điểm cụ thể

* Sự cần thiết phải phân công công việc rõ ràng

Mỗi công nhân có thể thực hiện bất kỳ công việc nào với mức độ thành thạo khác nhau

Nếu như phân cho công nhân một công việc nào đó đúng chuyên môn, thì chi phí thực hiện công việc sẽ thấp hơn so với không đúng chuyên môn

Mục tiêu của phân công công việc là tìm sự phân công công việc tối ưu (chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả cao)

2 Cách sắp đặt công việc theo lối cổ truyền

Để giảm tình trạng quá tải, nhà quản lý cần phải nghiên cứu những công việc chung; những nôi dung, yếu tố của từng công việc; triển khai, bổ sung những phương pháp mới; từ đó làm nảy sinh thêm những vấn đề mới cần giải quyết

Có 3 cách sắp đặt công việc theo lối cổ truyền: sơ đồ thực hành, sơ đồ hoạt động và sơ đồ phát triển Các sơ đồ này làm dễ dàng hơn cho việc phân tích bên trong công việc và những công việc liên đới

* Sơ đồ thực hành: Mỗi công nhân chỉ thực hiện một số công việc thành

thạo nhất định và họ sẽ hoàn tất công việc này với thời gian nhanh nhất

- Ưu điểm: Chuyên môn hóa lao động Hiệu quả công việc tăng lên.

- Khuyết điểm: Công việc nhàm chán Ít hiệu quả trong các tổ chức

sản xuất lớn, công nghiệp cao

* Sơ đồ vận hành: mỗi công nhân chỉ thực hiện một số công việc thành

thạo nhất định và họ sẽ hoàn tất các công việc này với thời gian nhanh nhất Hoặc công việc được giao cho một phòng, tổ, bộ phận sản xuất Mỗi phòng, tổ, bộ phận sản xuất thực hiện một chuỗi các công việc thành thạo theo một quy trình vận hành nhất định hợp với thói quen, chuyên môn của mình, có tính chất lặp đi lặp lại

và hoàn tất chu kỳ công việc của mình trong thời gian ngắn nhất

Trang 3

- Ưu điểm: Người công nhân làm việc chung với phòng, tổ, bộ phận sản

xuất với nhau; đánh giá dễ dàng tỷ lệ sản xuất; Giảm thời gian chết cho công nhân

và máy móc thiết bị

- Khuyết điểm: Chưa phân tích tỉ mỉ cho từng công việc nhằm giảm bớt

thời gian nhàn rỗi cho công nhân và máy móc thiết bị

* Sơ đồ hoạt động: chia hai sự vận hành thành những công việc quan trọng

nhỏ (được thực hiện bởi công nhân và máy móc), chia chúng bằng một đường thẳng đúng theo tỷ lệ thời gian

- Ưu điểm: Giảm bớt thời gian chết của công nhân hoặc máy móc.

* Sơ đồ phát triển: sơ đồ này phát triển từ sơ đồ vận hành nhưng phân tích

tỉ mỉ công việc thành 5 loại công việc chính:

 Thi hành: công việc chính trong từng vị trí sản xuất được giao cho các công nhân thành thạo thực hiện

 Chuyên chở: công việc di chuyển qua lại giữa các vị trí, bộ phận sản xuất khác nhau

 Lưu trữ: công việc duy trì khoảng cách trong dây chuyền sản xuất, giữa các bộ phận (chờ đợi, nghỉ)

 Kiểm tra: công việc kiểm soát lẫn nhau trong dây chuyền sản xuất, giữa các bộ phận

 Trì hoãn: công việc tạm ngưng, nghỉ ngơi trong dây chuyền sản xuất, giữa các bộ phận

- Ưu điểm: Mở rộng mối quan hệ; hợp lý hóa, khoa học hơn; phù hợp

với nền sản xuất hiện đại; nhà quản lý am hiểu về người công nhân của mình hơn

và chịu trách nhiệm về công việc của họ

Bảng 1: Phương pháp sắp đặt cổ truyền

Những việc lặp đi, lặp lại trong một chu kỳ

ngắn và chậm để điều tiết lượng hàng sản

xuất, đặt công nhân ở một chỗ cố định

Sơ đồ vận hành, những nguyên tắc tiết kiệm động tác

Những công việc lặp đi lặp lại thường nhật

trong một chu kỳ và điều tiết số lượng hàng

hóa cao, người công nhân làm chung với

nhóm hay những công nhân khác

Sơ đồ hoạt động Sơ đồ công nhân máy móc – Sơ đồ phát triển ngang

Tất cả sự chuyển đổi những động tác hỗ

tương những công nhân, vị trí của từng

công việc; Một chuỗi công việc

Sơ đồ phát triển của những đồ thị

3 Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến phân bố công việc

Trang 4

Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng động, ánh sáng, không khí xung quanh đều có tác động đến công việc Hiệu quả công việc giảm nếu công nhân làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao Tiếng động, khí thở, ánh sáng quá độ và những sự thay đổi khác của môi trường đều tác hại đến năng suất, chúng còn tác hại đến sức khỏe và

sự an toàn của người lao động

4 Luân chuyển và mở rộng công việc

Luân phiên công việc (luân chuyển): là di chuyển người công nhân vào một công việc khác, một vị trí khác nào đó trong một thời gian ngắn, sau đó đưa họ về

vị trí ban đầu

- Ưu điểm: Giảm được sự nhàm chán và tính đơn điệu trong công việc.

- Nhược điểm: Mức độ thành công phụ thuộc vào nhiều vào hoàn cảnh

khác nhau, vào giới hạn của hệ thống máy móc thiết bị trong các phân xưởng, các giới hạn liên kết hay không liên kết

Mở rộng công việc: là tăng thêm những nhiệm vụ, tăng thêm các nhân tố kích thích vào sẽ làm giảm những tác động xấu do công việc có tính quá đơn giản

và quá chuyên môn

* Mục đích của việc luân chuyển và mở rộng công việc:

Tái thiết kế công việc hoặc sửa đổi công việc sao cho người lao động có thể cảm thấy cuốn hút hơn và có trách nhiệm hơn

Mở rộng công việc theo hai cách cơ bản sau:

 Nhiều việc dùng tính chất và kỹ năng làm việc có thể bổ sung vào

 Các việc có tính chất khác nhau nhưng giống nhau về kỹ năng có thể được thêm vào

Một công việc được mở rộng đưa ra 4 cơ hội cho người lao động:

 Tính đa dạng, cơ hội sử dụng các kỹ năng khác nhau

 Sự tự quản, cơ hội để thực hiện quyền kiểm soát đối với việc bằng cách nào khi nào công việc được hoàn thành

 Sự nhận biết nhiệm vụ được giao, cơ hội để chịu trách nhiệm toàn bộ hay chương trình công việc

 Sự phản hồi, cơ hội để nhận được thông tin nóng

5 Nâng cao chất lượng công việc

Nâng cao chất lượng công việc là thiết kế lại nội dung công việc để nó có ý nghĩa hơn và đem lại sự phấn khởi qua việc tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào việc hoạch định, tổ chức điều khiển công việc của họ

- Ưu điểm: Mang lại sự hài lòng cho người lao động và nâng cao hiệu

quả của tổ chức

Hai điều kiện để nâng cao chất lượng công việc:

 Việc quản lý phải cung cấp thông tin, mục tiêu và hiệu suất công tác

mà trước đây không thích hợp với công nhân

 Môi trường làm việc trong tổ chức: thân thiện, công bằng để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 5

Hai điều kiện nâng cao chất lượng của người công nhân có thể định hướng bởi quan điểm quản lý truyền thống:

 Từng người làm công đều được xem là nhà quản lý Mỗi người phải

có quan hệ với các hoạt động về kế hoạch, tổ chức, kiểm tra công việc của mình

 Cơ cấu tổ chức phải cố gắng biến công việc thành trò chơi, làm cho công việc trở nên vui vẻ Nếu công việc của một công nhân mang lại phần thưởng trò chơi đã được chơi thì công nhân sẽ phấn khởi với công việc của họ

II - Tiêu chuẩn sản xuất và hoạt động

1 Khái niệm

Tiêu chuẩn sản xuất là những chuẩn mực đặt ra để quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ có hiệu quả và năng suất cao

Có 2 cấp tiêu chuẩn khác nhau:

 Tiêu chuẩn cấp bộ phận: là tiêu chuẩn sản xuất của một phòng, tổ, bộ phận sản xuất do nhà quản lý lập ra Đây là căn cứ để phân bố công việc cho một

tổ, bộ phận sản xuất trong nhà máy như tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, giá phí, ngày giao hàng…

 Tiêu chuẩn cấp nhà máy: là tiêu chuẩn sản xuất của một nhà máy, bao gồm tất cả các tiêu chuẩn sản xuất của từng bộ phận

Nhà quản lý thường đối diện với nhiều hạn chế đối lập nhau Vì vậy phải cân nhắc phân bố hợp lý công việc cho các bộ phận sản xuất, đặc biệt là tiêu chuẩn chi phí

2 Cách sử dụng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn lao động là xác định định mức cho người lao động Tiêu chuẩn này đánh giá khả năng và sự thành thạo của công nhân, để dự đoán, hoạch định và kiểm soát các hoạt động

Tiêu chuẩn sản xuất đóng vai trò quan trọng, quyết định giá phí sản xuất, được dùng để hoạch định, tổ chức và kiểm soát trong quá trình sản xuất

III - Đo lường công việc

Đo lường công việc là việc xác định mức độ và số lượng lao động trong nhiệm vụ sản xuất và hoạt động Khi xác lập một chuẩn lao động cần xác định:

 Ai là một công nhân “trung bình”?

 Phạm vi, khả năng nào thích hợp để đo lường?

 Dĩa cân nào được dùng để đo lường?

1 Chọn người lao động trung bình

Người lao động khác nhau không chỉ phải ở đặc điểm thể lực như chiều cao, sức khỏe mà còn ở cường độ làm việc tốt hay không? Do đó, để chọn lao động trung bình thì tốt nhất là quan sát nhiều công nhân và ước đoán khả năng trung bình của họ

2 Phạm vi thành thạo

Những điểm chính khi xác định phạm vi thành thạo là:

 Phạm vi phải được chỉ định trước khi xác định tiêu chuẩn

Trang 6

 Tiêu chuẩn và phạm vi khả năng thực hiện tiếp theo phải được đo lường cả hai

3 Những kỹ thuật đo lường công việc

Có 6 cách (phương pháp) căn bản để thiết lập một tiêu chuẩn thời gian hay công việc:

 Không quan tâm đến tiêu chuẩn đo lường công việc: đối với nhiều công việc trong nhiều tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, các tiêu chuẩn lao động quy ước không đơn giản được xác lập Lượng sản phẩm cho một ngày lao động sòng phẳng không được quan tâm đến Kết quả là quản lý kém, hoặc không có hiệu quả

 Sử dụng phương pháp dữ kiện quá khứ: sử dụng dữ liệu quá khứ như

là những hướng dẫn chính để xác lập các tiêu chuẩn

- Ưu điểm: Mau chóng, đơn giản, sẽ và có thể tốt hơn là không biết gì

về việc xác lập chuẩn công việc

- Nhược điểm: Quá khứ có thể không giống như hiện tại.

 Sử dụng phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp: dùng phương pháp “bấm giờ” hay “tính giờ công việc” để xác định tiêu chuẩn công việc Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để xác lập tiêu chuẩn công việc trong các

xí nghiệp

 Sử dụng phương pháp nghiên cứu thời gian xác định: nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim

- Ưu điểm: Loại trừ những phản ứng không có tính tiêu biểu ở những

công nhân khỏi những nghiên cứu thời gian chính

- Nhược điểm: Trong khi sử dụng nếu yếu tố công việc không được

ghi lại, hoặc chúng không được ghi lại một cách phù hợp thì sự tính giờ sau này sẽ không chính xác

 Sử dụng phương pháp lấy mẫu công việc: mục đích là đánh giá tỷ lệ thời gian người công nhân được dành cho những hoạt động công việc Bao gồm 3 bước như sau:

- Xác định điều kiện nào gọi là “làm việc”, điều kiện nào là “ không làm việc” Không làm việc thì bao gồm tất cả các hoạt động không được xác định chuyên biệt như làm việc

- Quan sát hoạt động ở những khoảng thời gian có chọn lựa, ghi lại người đó có làm việc hay không

- Tính toán tỷ lệ thời gian mà người công nhân tham gia vào làm việc (P) = x/n

 Kết hợp từ phương pháp 2 với phương pháp 5

Trang 7

NHÀ MÁY CB GỖ LONG HÒA P.SẢN XUẤT-ĐẦU TƯ

P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

KHO VẬT TƯ

BẢO VỆ XƯỞNG GHÉP

CƠ ĐIỆN

KCS

KỸ THUẬT GHÉP

THỐNG KÊ TỔNG HỢP

THỐNG KÊ SẢN XUẤT KHO TP

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

XƯỞNG SƠ CHẾ

THỐNG KÊ SẢN XUẤT CƯA XẺ SẤY

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN BỐ VÀ ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC

B - ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ DẦU TIẾNG

I - THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Công ty Cổ phần Gỗ Dầu Tiếng là doanh nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất ghép ván và các mặt hàng trang trí nội thất bằng gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế Tổng quy mô của công ty 50.173m2, bao gồm 01 văn phòng và cửa hàng trưng bày tại công ty, 02 phân xưởng sản xuất, 01 nhà kho

và 01 căn tin phục vụ cơm trưa cho cán bộ công nhân viên của công ty

1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Trang 8

2 Máy móc thiết bị chủ yếu

Máy cưa, máy xẻ, máy hấp và tẩm gỗ, máy sấy, máy ép chân không, máy phát điện, máy đo độ bền sản phẩm, máy đo độ bền bề mặt gỗ, máy phun sương

và thiết bị dụng cụ quản lý Ngoài ra, công ty còn có nhiều máy móc thiết bị khác,

xe nâng… Hệ thống máy móc thiết bị Công ty đang sử dụng có công nghệ tiên tiến, tính đồng bộ cao đáp ứng nhu cầu sản xuất của đơn vị

3 Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp chủ yếu

Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty hiện nay chủ yếu là gỗ cao su chưa qua sơ chế Một phần nguyên liệu đầu vào của công ty do Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng phân bổ, phần còn lại công ty đấu thầu hoặc mua trực tiếp từ vườn cao su thanh lý của các công ty và chủ vườn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

4 Thị trường tiêu thụ

Thị trường Việt Nam

5 Kênh phân phối

Tất cả các sản phẩm đều được công ty giao trực tiếp đến các đơn vị tiêu thụ

6 Các nhà quản lý, điều hành

Hoạt động của công ty hiện nay do ông Nguyễn Thanh Được là Giám đốc điều hành trực tiếp với khả năng quản lý tốt Bên cạnh đó, người đứng đầu các bộ phận của công ty như sản xuất, kinh doanh, kế toán… đều đã có kinh nghiệm làm việc Do đó, việc điều hành quản lý hoạt động công ty khá thuận lợi và đạt hiệu quả cao

7 Tình hình nhân viên, công nhân

Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2014, tổng số lao động của Công ty là 409 người (trong đó lao động nữ 124 người, chiếm tỷ lệ 30,6%), cụ thể:

+ Quản lý doanh nghiệp: 16 người, chiếm tỷ lệ: 3,9%

+ Công nhân khai thác gỗ: 37 người, chiếm tỷ lệ: 9,1%

+ Công nhân xưởng sơ chế: 231 người, chiếm tỷ lệ: 56,5%

+ Công nhân xưởng ghép: 125 người, chiếm tỷ lệ: 30,5%

Công ty chủ yếu sử dụng lao động địa phương, ngành nghề hoạt động của công ty sử dụng lao động phổ thông Hiện tại, Công ty tuyển dụng lao động tại địa phương, mức độ phụ thuộc vào người lao động không cao Mức lương bình quân đối với lao động trực tiếp là 5 triệu đồng/người và lao động gián tiếp trung bình là

6 triệu đồng/người

Công ty đảm bảo về an toàn lao động bằng hình thức không tăng ca hay làm

ca đêm, cũng như đảm bảo về đời sống cho công nhân an tâm làm việc

II - PHÂN BỐ CÔNG VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ LONG HÒA

1 Bố trí nhân sự

Kỹ thuật

Trang 9

- Quản đốc: 1 người

- 02 phó quản đốc và 03 nhân viên giúp việc cho quản đốc nhà máy

- Nhân viên: 350 người

2 Nhiệm vụ

- Chọn lọc, phân loại gỗ cao su

- Xẻ gỗ thành các đoạn nhỏ phục vụ cho việc ghép gỗ để sản xuất

- Sơ chế gỗ: dán, hấp, sấy để tạo độ bền

- Lắp ráp các bộ phận làm thành sản phẩm hoàn chỉnh

- Sơn, đánh bóng sản phẩm đã hoàn tất

- Đóng thùng các thành phẩm

3 Phân công công việc

Để đảm bảo việc phân công công việc hiệu quả, phù hợp, quản đốc kết hợp giữa kinh nghiệm, kỹ năng, đặc điểm cá tính trong quá trình phân công công việc, cụ thể:

Phân công công việc theo trình độ chuyên môn: Phân công công việc

phù hợp với kinh nghiệm là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến mức độ đánh giá nhân viên chính xác hay không chính xác Kết quả công việc phù hợp với kinh nghiệm rất cần thiết, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc của nhân viên, từ đó dẫn đến ảnh hưởng kết quả đánh giá của lãnh đạo Việc phân công công việc không phù hợp còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý làm việc của công nhân viên

 Phân công theo năng lực/kỹ năng: Ngoài phân công công việc theo kinh nghiệm, phân công công việc theo năng lực/kỹ năng của nhân viên rất quan trọng Ngày nay, để làm việc hiệu quả, nhân viên không phải chỉ cần trình độ, kiến thức mà rất cần những kỹ năng khác không kém phần quan trọng Các kỹ năng “bẩm sinh” của nhân viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc

- Khả năng tập trung: Khả năng tập trung để hoàn tất các thao tác nhanh chóng và ít sai sót

- Khả năng chịu áp lực công việc: Đó là khả năng nhấn mạnh đến độ chính xác, thực hiện các phương pháp đã thiết lập và đảm bảo công việc được thực hiện theo những phương thức đã hoạch định

 Phân công theo cá tính: Mỗi công nhân đều cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận và

có trách nhiệm để làm nên những sản phẩm có chất lượng cao, thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng

4 Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến việc phân bố công việc

Nhiệt độ và không khí xung quanh đều tác động đến công việc Để cải thiện hiệu quả công việc trong những ngày nắng nóng cho công nhân thì công ty lắp đặt hệ thống phun sương trên mái nhà xưởng

Ở nhà máy chế biến gỗ thì luôn có tiếng động lớn và bụi trong không khí tác hại đến năng suất, sức khỏe và sự an toàn của người lao động nên vào những thời điểm như từ tháng 2 đến tháng 5 là thời gian sản xuất cao điểm nhưng ban giám đốc công ty không tổ chức sản xuất tăng ca

5 Tiêu chí đánh giá công việc của công nhân sản xuất

Trang 10

Các công đoạn sản xuất của công nhân sản xuất bao gồm: gỗ cao su được phân loại => xẻ nhỏ => tẩm hóa chất => sấy => bôi keo và dán thành từng kích cỡ phù hợp với yêu cầu sản xuất => lắp ráp thành sản phẩm => đánh bóng/sơn (nếu cần) => đóng thùng Do đó, tiêu chí đánh giá công nhân căn cứ trên:

- Thời gian hoàn tất các thao tác trong dây chuyền sản xuất;

- Số lỗi trên sản phẩm/thành phẩm;

- Quy trình và phương pháp làm việc

III - ĐO LƯỜNG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT

Thực hiện đo lường công việc của công nhân sản xuất theo các phương pháp sau:

1 Phương pháp dữ liệu quá khứ

Sử dụng các tiêu chuẩn về thời gian hoàn thành các thao tác tại các công đoạn sản xuất đã đo lường trước đây để đặt mục tiêu về thời gian sản xuất cũng như số lỗi kỹ thuật trên mỗi sản phẩm làm tiêu chuẩn tại Công ty Cổ phần Gỗ Dầu Tiếng

2 Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tại các công ty sản xuất khác trong ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy: Thời gian làm việc của công nhân Công ty

Cổ phần Gỗ Dầu Tiếng ở các công đoạn sản xuất nhiều hơn so với công nhân các công ty khác nên Giám đốc đã triển khai phương pháp đo lường trực tiếp là bấm giờ, cụ thể: Thời gian tiêu chuẩn cho mỗi thao tác xẻ gỗ tại các công ty khác là 2 phút

Tiến hành đo lường thực tế như sau: chúng tôi tiến hành bấm thời gian 6 công nhân phụ trách xẻ gỗ trong 5 ngày liên tiếp Cứ mỗi lần công nhân cầm gỗ đến máy xẻ thì sẽ bấm thời gian cho đến khi xẻ xong cây gỗ đó Gỗ nguyên liệu tại nhà máy là loại gỗ nguyên liệu đã được cắt thành từng đoạn dài khoảng 4m, và công nhân phải xẻ thành từng tấm ngang 20cm và dày 5cm Cuối công đoạn này công nhân phải xẻ thành các đoạn dài 40cm để đưa vào máy tẩm và hấp Lấy thời gian tổng cộng của 6 công nhân xẻ gỗ trong 5 ngày chia cho tổng số cây gỗ xẻ trong 5 ngày Chúng tôi tìm được thời gian trung bình xẻ 1 cây gỗ là 25 phút => tương đương 2,7 phút/thao tác xẻ gỗ => cao hơn thời gian trung bình của ngành là 1,3 phút

 Cần sắp xếp địa điểm đặt gỗ nguyên liệu thuận tiện cho công nhân khi lấy

gỗ, kiểm tra độ bén của lưỡi cưa… để giảm thời gian xẻ gỗ

3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thời gian được định sẵn

- Áp dụng đối với công việc chưa thực hiện nhưng đã có kế hoạch: lên kế hoạch sản xuất các sản phẩm mới theo đơn đặt hàng của đối tác

- Nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim: tiến trình lập thời gian định sẵn

- Giám sát công việc: sử dụng 1 người công nhân và máy ghép gỗ

- Ghi nhận từng yếu tố công việc: từng thao tác phun keo và đưa gỗ vào máy ghép

Ngày đăng: 17/03/2015, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w