0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tình hình tài chính và khả năng góp vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 41 -41 )

Bảng 2.6 : Tình hình góp vốn của các cổ đông đến thời điểm 31/08/2010 Đơn vị : triệu đồng Tên cổ đông Tỷ lệ vốn góp Số vốn phải góp Số vốn đã góp Số vốn còn phải góp Kế hoạch góp vốn đến 31/12/2010 Công ty CP Quốc tế Asean 50% 600.000 60.000 540.000 180.000 Công ty CP Đầu tư XD TM và Công nghệ Hà Nội 25% 300.000 30.000 270.000 90.000 Công ty Xây dựng và DVTM Vạn Niên 25% 300.000 30.000 270.000 90.000 Tổng cộng 100% 1.200.000 120.000 1.080.000 360.000

Bảng 2.7 : Bảng cân đối kế toán Công ty CP xi măng Đồng Lâm 2007 - 2009

TT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

A TÀI SẢN

I Tài sản ngắn hạn 4.868.436.053 14.479.387.92 7

32.625.496.445

1 Tiền mặt 106.074.609 855.527.523 819.856.141 2 Đầu tư tài chính ngắn

hạn 0 0 16.000.000.000 3 Phải thu ngắn hạn 4.000.000.000 11.983.791.331 12.398.375.103 4 Hàng tồn kho 0 0 0 5 Tài sản ngắn hạn khác 762.361.444 1.640.069.073 3.407.265.201 II Tài sản dài hạn 2.470.292.309 13.048.947.97 9 70.273.754.443

1 Phải thu dài hạn 0 0 0

2 Tài sản cố định 2.435.876.457 10.907.799.979 69.949.194.443 2 Tài sản dài hạn khác 34.415.852 2.141.148.000 324.560.000 TỔNG TÀI SẢN 7.338.728.362 27.528.335.90 6 102.899.250.888 B NGUỒN VỐN I Nợ phải trả 3.338.728.362 23.528.335.90 6 11.334.250.888 1 Nợ ngắn hạn 141.146.754 1.112.733.883 1.334.250.888 2 Nợ dài hạn 3.197.581.608 22.415.602.023 10.000.000.000 II Nguồn vốn CSH 4.000.000.000 4.000.000.000 91.565.000.000 1 Vốn CSH 4.000.000.000 4.000.000.000 91.565.000.000 2 Nguồn kinh phí và quỹ

khác

0 0 0

TỔNG NGUỒN VỐN 7.338.728.362 27.528.335.90 6

102.899.250.888

Qua bảng cân đối kế toán trên, có thể thấy tài sản của Công ty trong năm 2009 tăng lên đáng kể so với các năm trước (tăng 273,79% so với năm 2008). Tài sản của công ty tăng lên nhiều như vậy là do tài sản cố định tăng. Năm 2009, Công ty đã triển

khai xây dựng nhà điều hành công trường, đường giao thông, các công trình phụ trợ để chuẩn bị xây dựng nhà máy chính. Nhờ đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh, làm cho tổng tài sản cũng tăng theo.

Về nguồn vốn, năm 2009 vốn chủ sở hữu là 91.565.000.000 đồng, tăng 2189,12% so với năm 2008. Vốn chủ sở hữu tăng là kết quả góp vốn của các cổ đông. Dự kiến trong năm 2010, các cổ đông sẽ phải góp thêm 360 tỷ.

Khoản mục các khoản phải thu: Khoản mục này của Công ty chiếm phần lớn trong khoản mục Tài sản ngắn hạn (Năm 2007, chiếm 82,16%; Năm 2008, chiếm 82,76%; Năm 2009, chiếm 38,00%). Khoản phải thu của Công ty chủ yếu là các khoản trả trước cho người bán (ứng trước các hợp đồng). Ngoài ra, thuế GTGT được khấu trừ cũng chiếm một phần trong tài sản ngắn hạn khác.

Khoản mục nợ ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong khoản mục nợ phải trả, trung bình chỉ từ 5% - 8%. Nợ ngắn hạn của Công ty hiện nay chủ yếu là các khoản phải trả người bán và công nhân viên.

Nợ dài hạn: Khoản mục nợ dài hạn của Công ty tăng nhanh do Công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là khoản nợ vay trung dài hạn của Ngân hàng Bắc Á.

Nhận xét: Công ty xi măng Đồng Lâm được thành lập đã được 4 năm, tuy vậy vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, những số liệu về biến động tài sản như trên là hoàn toàn hợp lý.

Nhận xét chung:

Chủ đầu tư dự án Xi măng Đồng Lâm bao gồm các cổ đông là cả các công ty cổ phần, trong đó Công ty CP Quốc tế ASEAN hiện đang giữ cổ phần lớn nhất (50%).

Qua phân tích ở trên cho thấy, các cổ đông đều có tiềm lực tài chính, có khả năng góp vốn vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm.

2.2.3.4. Thẩm định dự án đầu tưa. Mô tả dự án a. Mô tả dự án

Địa điểm - vị trí thực hiện Dự án

Nhà máy xi măng Đồng Lâm được nghiên cứu và xây dựng tại địa phận xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Nhà máy nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách tỉnh lộ 9 khoảng 100m, cách thị trấn Phong

Điền 5km về phía Đông Nam, cách thành phố Huế khoảng 35km về phía Tây Bắc và cách quốc lộ 1A khoảng 2,8km về phía Bắc. Từ nhà máy theo đường TL 9 ra QL 1A đi tới các tỉnh phía Bắc hoặc phía Nam.

Bảng 2.8 : diện tích chiếm đất dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm

STT Tên khu vực Diện tích chiếm đất (ha)

1 Mặt bằng nhà máy và hành lang an toàn 81,39 2 Trạm đập đá vôi và tuyến băng tải 7,48 3 Trậm đập đá sét và tuyến băng tải 5,31

4 Mỏ đá vôi và đê bao 148,6

5 Mỏ đá sét (trừ trạm đập đá sét khoảng 4,4ha)

56,6 6 Đường giao thông từ mỏ đá vôi về trạm

đập

4,3

7 Khu phụ trợ mỏ 1,82

8 Bãi thải 18,5

9 Hồ chứa nước thải 15,00

10 Kho vật liệu nổ và hành lang an toàn 3,7 11 Bãi đỗ ôtô chờ lấy hàng ngoài hàng rào 6,74

12 Khu nhà ở CBCNV 50

Tổng cộng 399,44

Quy mô công trình

Nhà máy Xi măng Đồng Lâm có công suất lò nung là 5.000 tấn clinker/ngày đêm, công suất nhà máy là 2.062.500 tấn xi măng/năm, thuộc loại nhà máy xi măng lớn, cấp công trình là cấp II. Với các thông số chính như sau:

Bảng 2.9 : Bảng thông số chính của nhà máy xi măng Đồng Lâm

STT Thông số Thời gian

hoạt động (giờ/năm)

Năng suất thiết bị (Tấn/giờ) Hệ số sử dụng Yêu cầu Đạt 1 Tiếp nhận và đập đá vôi 2.800 605 750 0,81 2 Tiếp nhận và đập đất sét 2.240 143 200 0,72 3 Đập thạch cao, phụ gia, laterit 2.000 117 250 0,47 4 Tiếp nhận than cám 2.000 77 200 0,39 5 Nghiền liệu 7.040 279 320 0,87 6 Đồng nhất – cấp liệu lò 7.680 255 350 0,73 7 Hệ thống lò nung 7.680 167 167 1,00 8 Làm nguội clinker 7.680 167 167 1,00 9 Nghiền than 6.400 21 30 0,70 10 Nghiền xi măng 7.040 113 120 0,94 11 Đóng bao 4.480 143 200 0,72

12 Xuất xi măng bao 4.480 143 300 0,48

13 Xuất xi măng rời 3.200 50 100 0,50

14 Xuất clinker 3.920 163 200 0,82

Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào

o Nguyên nhiên liệu

 Đá vôi:

Khu vực mỏ đá vôi Phong Xuân thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20km về phía Bắc, cách nhà máy 3,6km về phía Tây Nam với diện tích khoảng 180,87 ha theo Giấy chứng nhận đầu tư khai thác mỏ đá vôi số 31111000124 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/07/2009. Điều kiện giao thông khu vực mỏ là khá thuận lợi. Trong khu vực mỏ không có cơ sở kinh tế nào của địa phương cũng như Nhà nước.

Tổng trữ lượng khai thác của mỏ đá vôi là khoảng 71.193.000 tấn theo Quyết định số 630/QĐ-HĐTL của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 29/08/2008,

có thể đáp ứng được nhu cầu về đá vôi cho khai thác dự án trong 35 năm. Khối lượng đất phủ khoảng 690.000m3.

 Đá sét:

Khu vực tiến hành tìm kiếm thăm dò đá sét thuộc xã Phong Xuân và xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 27 km về phía Tây Bắc, cách nhà máy 1km về phía Tây Nam, có diện tích thăm dò khoảng 55,51 ha theo Giấy chứng nhận đầu tư khai thác mỏ đá sét số 31111000125 do UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 30/06/2009. Giao thông khá thuận lợi, nằm ngay bên phải tỉnh lộ 9 và cách Quốc lộ 1A khoảng 4km.

Tổng trữ lượng khai thác mỏ đá sét là khoảng 16.961.000 tấn theo Quyết định số 631/QĐ-HĐTL của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 29/08/2008. Với mức trữ lượng này, dự án có thể khai thác sử dụng cho gần 50 năm.

o Các yếu tố đầu vào

 Nguồn cung cấp nước:

Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy, nước phục vụ thi công sẽ được cung cấp từ nguồn nước sạch do Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng & Cấp nước Thừa Thiên Huế quản lý.

 Nguồn cung cấp điện:

Theo “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2010 và có xét đến 2015”, nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ được cấp điện từ đường dây mạch kép 110kV Đồng Hới – Huế, đoạn tuyến ngang qua mặt bằng nhà máy. Khoảng cách cấp điện khoảng 1,5km.

 Hệ thống giao thông:

 Hệ thống giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông khu vực dự án bao gồm Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 11B, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14). Các hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện và đường thôn xã đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý với tổng chiều dài khoảng 545km.

 Hệ thống giao thông đường sắt: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Đồng Lâm trong giai đoạn đến hết 2010 chưa tính tới khả năng sử dụng đường sắt do chi phí đầu tư tuyến đường nối từ nhà máy tới tuyến đường sắt Bắc – Nam khá cao và năng lực vận tải của ngành đường sắt hiện nay còn rất hạn chế.

 Hệ thống giao thông đường sông: Vị trí mặt bằng nhà máy cách sông Bồ 6,5km về phía Đông. Với khoảng cách này, nếu thủy văn của sông Bồ cho phép có thể thiết

lập một cảng sông để trung chuyển nguyên liệu, nhiên liệu từ cảng Thuận An về nhà máy cho sà lan 200 – 300DWT.

 Hệ thống cảng biển: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 cảng biển lớn là cảng Thuận An và cảng Chân Mây.

+ Cảng Thuận An: Cảng Thuận An nằm ở vị trí rất thuận lợi trong tuyến vận tải phục vụ dự án. Khoảng cách từ cảng Thuận An về nhà máy là 50km. Dự kiến cảng Thuận An sẽ tiếp nhận chủ yếu là than được vận chuyển theo đường biển từ Quảng Ninh bằng tàu tải trọng 1.000DWT.

+ Cảng Chân Mây: Cảng Chân Mây là cảng nước sâu thuộc hệ thống cảng biển quốc gia, cách vị trí nhà máy khoảng 100km về phía Nam. Dự kiến cảng Chân Mây sẽ được sử dụng để xuất clinker và xi măng bao vào miền Nam và nước ngoài bằng tàu 10.000 – 20.000DWT.

 Hàng không: Vị trí khu vực dự án cách sân bay Phú Bài 50km về phía Nam. Trong tương lai, sân bay Phú Bài sẽ được đầu tư mở rộng, nâng cấp thành sân bay du lịch quốc tế. Việc đi lại, điều hành sản xuất kinh doanh và liên hệ công tác của nhà máy sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

o Các nguồn lực khác:

Dự án nằm gần trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Trung Bộ nên việc huy động các nguồn lực cho dự án khá thuận lợi và dễ dàng với chi phí thấp.

b. Đánh giá về mặt thị trường của dự án

(i). Tổng quan thị trường xi măng Việt Nam

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua ngành xi măng đã đạt được một số thành công nhất định với mức tăng trưởng khối lượng xi măng bình quân hàng năm trung bình khoảng 14.67%. Năm 2000, sản lượng xi măng cả nước đạt 14 triệu tấn, nhưng đến năm 2008 con số đó là 37 triệu tấn, tăng 22 triệu tấn.

Sơ đồ 2.11 : Mức tiêu thụ xi măng trên đầu người ở một số nước

Kết luận

Ngành xi măng Việt Nam trong thời gian vừa qua đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, sản lượng xi măng tăng mạnh, hệ thống các nhà máy được đầu tư mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sản lượng xi măng sản xuất quốc gia vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước. Tốc độ tăng của sản lượng

sản xuất vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhu cầu xi măng hàng năm. Hiện tại, một phần xi măng thiếu hụt vẫn phải nhập từ nước ngoài với chi phí khá cao để đáp ứng nhu cầu trong nước hiện nay.

(ii). Dự báo tình hình cung, cầu xi măng trong các năm tiếp theo

Trong chiến lược phát triển ngành xi măng quốc gia giai đoạn 2005 – 2015, định hướng đến năm 2020, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngành xi măng phải đi trước một bước. Theo ước tính, nhu cầu xi măng sản xuất trong nước và nhập khẩu phải tối thiểu duy trì mức tăng đều đặn khoảng 14% – 15% bằng bình quân giai đoạn 2000 – 2007, tức là khoảng 15% cho giai đoạn 2008 – 2010, cụ thể: là tăng từ 37 triệu tấn năm 2007 lên 49 triệu tấn năm 2010 và 60 triệu tấn vào năm 2020, có tính tới phương án tăng trưởng 14,5% – 15%.

Sơ đồ 2.12 : Dự báo cầu về xi măng tại Việt Nam đến năm 2015 (Đơn vị: Triệu tấn)

Theo dự kiến, đầu năm 2011, nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ được đưa vào sản xuất. Đây là thời điểm nhạy cảm – thời điểm nguồn cung xi măng bắt đầu cân đối với cầu xi măng và có thể xuất hiện tình trạng dư thừa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, mặc dù theo tính toán là dư thừa xi măng nhưng do các nhà máy phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Bắc nên thiếu. Thị trường tại chỗ dự kiến cho dự án xi măng Đồng Lâm sẽ bao gồm các tỉnh sau: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, là những tỉnh nằm trong diện thiếu cung về xi măng. Như vậy, dự án Nhà máy xi măng Đồng Lâm hội tụ được cả hai yếu tố. Một là, nằm trong vùng có triển vọng sản xuất clinker, xi măng. Hai là thuộc khu vực cung về xi măng thiếu.

Bảng 2.13 : Dự kiến tiêu thụ xi măng từ năm 2008 – 2015

TT Tỉnh Lượng tiêu thụ theo năm (triệu tấn)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Thừa Thiên Huế 0,52 0,56 0,62 0,66 0,7 0,75 0,81 0,86 2 Đà Nẵng 0,98 1,1 1,23 1,36 1,49 1,64 1,81 1,99 3 Quảng Nam 0,82 0,88 0,96 1,01 1,07 1,14 1,21 1,28 4 Quảng Trị 0,44 0,48 0,51 0,55 0,59 0,63 0,67 0,72

Tổng 2,76 3,03 3,32 3,58 3,86 4,16 4,49 4,85

(Nguồn: Tổng Công ty xi măng Việt Nam)

Với những số liệu dự báo trên có thể thấy đầu ra của Dự án là được đảm bảo. Với việc xây dựng Nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân Thừa Thiên Huế, giúp cho đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và sẽ là đòn bẩy kinh tế giúp thúc đẩy kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh hơn.

Tóm lại: Vớitình trạng thiếu hụt xi măng của khu vực miền Trung, miền Nam như đã phân tích ở trên, có thể thấy dự án khả thi về mặt thị trường.

c. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của dự án khả năng trả nợ của dự án

Đánh giá suất đầu tư

Tổng mức đầu tư của Dự án trong Báo cáo được Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm phê duyệt theo Quyết định số 63A/XMĐL/QĐ-HĐQT ngày 30/06/2006 là 2.615 tỷđồng.

Tuy nhiên, theo Tổng dự toán mới nhất do Công ty Tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu xây dựng lập, tổng mức đầu tư của Dự án tăng lên đến hơn 3.486 tỷ đồng. Sau khi xem xét, Phòng Đầu tư và Tài trợ Dự án lựa chọn Tổng mức đầu tư của Dự án để phân tích theo Quyết định phê duyệt của Hội đồng Quản trị là 3.486 tỷ đồng.

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của Dự án

o Các thông số đầu vào của Dự án

Nhóm thông số về tổng vốn đầu tư Dự án:

Bảng 2.14 : Phương án nguồn vốn đầu tư

STT Nguồn vốn Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Vốn tự có và huy động khác 1.182.586.897.000 33,92 2 Vốn vay tín dụng xuất khẩu 1.445.340.381.000 41,46

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 41 -41 )

×