2.2.1. Quy trình thẩm định dự án
Sơ đồ 2.4 : Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Cụ thể các bước của quy trình thẩm định dự án như sau: • Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay :
Cán bộ nhân viên chi nhánh tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thực hiện dự án, nhân viên hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ hợp lệ gửi tới NASB.
• Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ :
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. Hồ sơ thẩm định ( đề nghị thẩm định), báo cáo tiền khả thi và khả thi phải thoả mãn yêu cầu của Thông tư 04/2003/TT- BKH do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi về hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư .
• Bước 3: Thẩm định dự án :
Yêu cầu bổ sung hồ sơ Khách hàng nộp bộ hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại và cho kiến
nghị, đề xuất Lập tờ trình thẩm định Kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ Ban tín dụng, hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay
Hoàn tất hồ sơ và giải ngân vốn Chưa đầy đủ, hợp lệ
Không đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án trên mọi phương diện : tài chính, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ.., từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định. Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn, trong đó phải ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng cho dự án. Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sẽ được chuyển lên trưởng phòng tín dụng để xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.
• Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền :
Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng tín dụng ký, sau đó trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng. Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và thực hiện giải ngân. Định kỳ ngân hàng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình thực hiện dự án để đảm bảo khả năng thanh toán.
• Bước 5: Báo cáo tái thẩm định được chuyển xuống chi nhánh và trả lời chi nhánh cho vay hoặc không cho vay, từ đó chi nhánh trả lời trực tiếp khách hàng.
2.2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng
Trong quy trình thẩm định dự án, bước thứ 3 (thẩm định dự án) sẽ được thực hiện theo sơ đồ dưới đây :
Thẩm định khách hàng Tư cách khách hàng Tình hình tài chính của DN Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác Các hồ sơ khác ( Nếu cần thiết) Thẩm định dự án đầu tư Sự cần thiết của dự án Thẩm định chung về dự án Hồ sơ pháp lý của dự án Đánh giá hồ sơ do khách hàng cung cấp Đánh giá về mặt thị trường của dự án Đánh giá môi trường
Thẩm định địa điểm của dự án Thẩm định về mặt hiệu quả tài chính Tình hình hoạt động của DN Thẩm định tài sản đảm bảo Tư cách khách hàng Lịch sử hình thành và phát triển của DN Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng
2.2.2.1. Thẩm định khách hàng a. Tư cách khách hàng a. Tư cách khách hàng
Cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ khách hàng gửi đến. Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ. Theo quy định của ngân hàng thì các loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm:
• Về tư cách pháp lí của doanh nghiệp :
o Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp o Hợp đồng liên doanh
o Điều lệ doanh nghiệp o Giấy phép đầu tư
o Danh sách Hội đồng quản trị và tổng giám đốc (có xác nhận của Bộ hoặc sở kế hoạch đầu tư)
• Tình hình hoạt động của doanh nghiệp : o Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
Bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Xuất xứ hình thành doanh nghiệp
Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua : Thay đổi vốn điều lệ, Ban giám đốc, thay đổi quy mô, công suất, loại sản phẩm,..
Uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
o Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng
Sau khi đã xem xét lịch sử hình thành của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tiến hành sang đánh giá tư cách của khách hàng:
Tư cách cá nhân : gia đình và tư cách đạo đức của khách hàng
Năng lực trong kinh doanh của khách hàng : bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn; trình độ quản lý; những hiểu biết về pháp luật, kinh nghiệm công tác. Ngoài ra, đó còn là uy tín với các bạn hàng, các đối tác.
b. Tình hình tài chính của công ty
Để đánh giá được tình hình kinh doanh của công ty, cán bộ thẩm định dựa trên báo cáo tài chính do công ty gửi tới, đồng thời kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC (Credit Information Center – Hệ thống chấm điểm tín dụng thể nhân). Trong đó cán bộ tín dụng phải thẩm định các danh mục sau:
• Báo cáo tài chính trong 2 năm liền kề và các quý của năm xin vay, gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính khác và các báo cáo chi tiết về tình hình công nợ, tình hình hàng tồn kho…
• Nếu doanh nghiệp mới thành lập và thời gian hoạt động chưa đủ 2 năm thì gửi báo cáo từ ngày thành lập đến ngày xin cấp vốn.
c. Quan hệ với tổ chức tín dụng khác
Ngoài việc vay vốn tại NASB, cán bộ còn phải đề nghị khách hàng gửi bản dư nợ mà khách hàng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác để NASB kiểm tra lịch sử tín dụng, từ đó đưa ra quyết định cho vay nhằm tránh rủi ro là khách hàng không trả được nợ .
d. Các hồ sơ khác (nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết)
Ngoài ra, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ, nghĩa là các tài liệu như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vay vốn… bắt buộc là bản chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay. Các tài liệu khác nếu không thể cung cấp như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chúng minh thư nhân dân..) thì sử dụng bản photo công chứng.
2.2.2.2. Thẩm định dự án vay vốn a. Thẩm định sự cần thiết của dự án a. Thẩm định sự cần thiết của dự án
Cán bộ thẩm định đánh giá sự cần thiểt của dự án bằng các thông tin định tính tự thu thập. Cán bộ thẩm đinh không cần phân tích sâu, chỉ cần tìm hiểu sơ qua về những thuận lợi khó khăn của dự án để đảm bảo tính khả thi của dự án.
b. Thẩm định chung về dự án vay vốn
Các nội dung mà cán bộ tín dụng cần thẩm định bao gồm : • Tên của dự án
• Tổng mức đầu tư của dự án
• Cơ cấu vốn đầu tư dự án dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay • Thời hạn vay
Sau đó cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng lãi suất mà khách hàng phải trả định kì.
c. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
Khi khách hàng gửi bộ hồ sơ dự án đến ngân hàng, cán bộ tín dụng NASB thực hiện thẩm định theo các nội dung như sau:
• Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)
• Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng vốn vay
• Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua tài sản cố định, nguyên vật liệu.. hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc các hợp đồng khác có liên quan. • Các tài liệu thẩm định về phương diện kinh tế, kỹ thuật của dự án.
• Đối với khách hàng là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị về việc chấp thuận vay vốn để thực hiện dự án đầu tư.
d. Thẩm định phương diện thị trường
Cán bộ thẩm định của ngân hàng tiến hành đánh giá thị trường hiện tại và tương lai của dự án trên những phương diện:
• Tình hình phát triển kinh tế của địa phương nơi dự án được thực hiện
• Khả năng tiêu thụ của sản phẩm khi dự án đi vào hoạt động sản xuất (cả về quy mô lẫn đối tượng tiêu thụ)
• Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm
• Sự thay đổi của nhu cầu về sản phẩm theo chu kì thời gian
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ của những sản phẩm cùng loại trên thị trường
e. Thẩm định phương diện môi trường
Đối với ngân hàng và đối với dự án, tác động gây ô nhiễm môi trường cũng là một yếu tố rủi ro. Nếu dự án gây ô nhiễm vượt quá mức cho phép của cơ quan quản lí, sẽ bị xử phạt thậm chí là bắt buộc ngừng hoạt động. Cán bộ thẩm định có chuyên môn về môi trường cần kiểm tra báo cáo tác động của dự án với môi trường, biện pháp xử lí chất thải sản xuất, văn bản phê duyệt chấp nhận của Sở tài nguyên môi trường.
f. Thẩm định địa điểm của dự án
Địa điểm của dự án cũng là nội dung mà cán bộ thẩm định phải thẩm định vì nó ảnh hưởng không những tới quá trình sản xuất mà cả việc tiêu thụ sản phẩm. Nội dung thẩm định trong phần này bao gồm:
• Địa điểm thực hiện của dự án có nằm trong khu giải tỏa hay không?
• Địa điểm có thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, vật liệu tới nơi sản xuất; cũng như vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ hay không?
• Các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp
g. Thẩm định phương diện tài chính dự án
Trong quá trình thẩm định khía cạnh này, cán bộ thực hiện tiến hành thẩm định các nội dung như sau:
• Tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án:
Trong đó, tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động ban đầu phục vụ cho sản xuất ( tính cho chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên ). Trong phần này cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá sự hợp lí của tổng mức đầu tư, tính toán các khoản mục cần thiết và xem xét các yếu tố tác động làm thay đổi chi phí như lạm phát, biến động tỉ giá... Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng rút ra ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư, nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra một mức cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án.
• Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến
Trên cơ sở những phân tích về cung cầu của thị trường đối với sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến,… cán bộ thẩm định kiểm tra các nội dung:
o Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, khấu hao TSCĐ, lãi vay, chi phí quản lý…) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng lưu thông…). o Xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá sự hợp lí của các khoản
mục tạo nên giá thành sản phẩm. So sánh với các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận.
o Kiểm tra cách xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án: Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ dự kiến thu được. Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán sản phẩm của dự án. Thông thường trong những năm đầu hoạt động, công suất thiết kế thường thấp hơn dự kiến (50-80%) và do đó doanh thu thường thấp hơn những năm về sau.
• Thẩm định dòng tiền của dự án
Sau khi thẩm định tổng nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, bước tiếp theo là thẩm định các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, từ đó xem xét được dòng tiền của dự án.
Dòng tiền hàng năm của dự án = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao cơ bản + Chi phí trả lãi vay + Giá trị thanh lí tài sản sau thuể + Thu hồi vốn lưu động – Vốn đầu tư ban đầu – Vốn đầu tư bổ sung
• Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án :
o Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của dự án (NPV): là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền của dự án trong tương lai được quy đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu :
Trong đó : NPV là giá trị hiện tại ròng của cả dự án CFt là dòng tiền năm thứ t
CF0 là chi phí ban đầu r là tỷ lệ chiết khấu t là độ dài thời gian Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV ≥ 0
o Chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR : là mức lãi suất mà tại đó NPV=0
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó khiến cho DN có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
o Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn PP: Đó là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra.
Thời gian hoàn vốn chỉ được chấp nhận khi nó <= thời gian hoạt động của dự án.
o Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận. Điểm hòa vốn được dự trên các chỉ tiêu : doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn và doanh thu hòa vốn bình quân.
o Tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI): Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư:
h. Thẩm định tài sản đảm bảo
Khi khách hàng gửi bộ hồ sơ vay vốn, một phần không thể thiếu là cán bộ thẩm định phải xem xét các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo ; vì để tránh tổn thất xảy ra do khách hành không trả được nợ như đã cam kết, quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo này phải được đánh giá một cách chính xác để làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng. Tài sản đảm bảo phải thoả mãn yêu cầu :
• Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh • Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng • Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật