Hoàn thiện về nội dung và phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 66)

a. Kết luận

3.1. Hoàn thiện về nội dung và phương pháp thẩm định

3.1.1. Đối với nội dung thẩm định khách hàng

Việc đánh giá tính trung thực, khách quan các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không hề đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy, ngân hàng cần yêu cầu việc kiểm toán đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh giá toàn diện hơn về doanh nghiệp.

Để đưa ra những kết luận chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng cũng nên áp dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đối chiếu logic…

3.1.2. Đối với nội dung thẩm định phương diện kỹ thuật

Yêu cầu cán bộ thẩm định xác định một cách đúng đắn phương diện kĩ thuật của dự án là khá khó khăn, khi họ chỉ có chuyên môn về nghiệp vụ kinh tế, trình độ hiểu biết và nhận thức về kĩ thuật là có hạn. Do đó, để giúp cho cán bộ thẩm định, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành nghề, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sở tham chiếu cho cán bộ thẩm định.

Đối với những dự án phức tạp, để đảm bảo tính hiệu quả, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật.

3.1.3. Đối với nội dung phân tích thị trường

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định nên sử dụng các công cụ thống kê hiện đại, vừa đánh giá chính xác mà rút ngắn được thời gian như : ngoại suy thống kê, phương pháp hệ số co giãn…Đặc biệt các công cụ phần mềm máy tính mới ra đời gần đây sẽ giúp ích đắc lực cho cán bộ thẩm định trong việc đánh giá phương diện thị trường của dự án như tình hình cung – cầu, khả năng tiêu thụ sản phẩm, thay đổi giá bán của sản phẩm trong tương lai… thông qua định lượng.

Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, thay đổi cầu hàng hoá trên thị trường quốc tế…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án.

3.1.4. Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Thứ nhất, để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí…, đồng thời xác định vốn tự có, mức vốn vay NHTM và vốn huy động khác…và yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu này.

Với mục đích vay vốn, chủ đầu tư thường cam kết huy động đủ mức vốn tự có tham gia theo yêu cầu của ngân hàng, dù ngân hàng có quy định việc gửi và thanh toán vốn tự có thông qua tài khoản mở tại ngân hàng; tuy nhiên, cũng ít khi thẩm định được khả năng tham gia thực tế của loại vốn này.

Mặt khác, ngân hàng phải phân tích kỹ các báo cáo tài chính của chủ đầu tư để đánh giá các nguồn vốn: từ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (khi vốn lưu động ròng dương), từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, từ khấu hao cơ bản, huy động thêm vốn của cổ đông, từ các nguồn tài trợ khác .

Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án, ngân hàng cần so sánh định mức chi phí của doanh nghiệp với các mức trung bình của ngành (đối với các DA mở rộng), so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, định mức hao phí của các doanh nghiệp có qui mô và công nghệ tương tự hay theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dây chuyền công nghệ dự kiến đầu tư (đối với DA mới), không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý.

Đây là một trong những nội dung quan trọng bởi các chủ đầu tư thường cắt giảm các chi phí này để lập dự án có hiệu quả nhằm thuyết phục để ngân hàng cho vay vốn. Thực tế thẩm định cho thấy, tổng mức đầu tư của các dự án gửi đến ngân hàng thường thấp hơn tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư thực tế khi triển dự án hoàn thành.

Thứ ba, đối với khoản mục chi phí khấu hao, ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính toán chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp, tránh tình trạng các DN áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu DN tính sai so với quy định của Bộ tài chính thì ngân hàng cần đưa ra ý kiến.

Thứ tư, ngân hàng cần đưa ra một phương pháp tính tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án và là căn cứ cho các quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu thích hợp mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh đúng và đủ tập hợp chi phí của các nguồn tài trợ cho dự án.

Thứ năm, ngân hàng cần phải đánh giá hiệu quả của dự án trong trạng thái động, tức là kết hợp với các nhân tố khác như trượt giá, lạm phát, biến động tỉ giá...Đây là phương pháp tiên tiến đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển, tuy nhiên vẫn còn mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam.

3.1.5. Về xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ

Phương thức xác định thời hạn trả nợ, cách thức trả nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án. Hiện nay, ngân hàng thường áp dụng thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với mong muốn thu nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong thời gian đầu của dự án, các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn tiếp cận thị trường… Do đó, nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao từ đầu sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN, tránh tình trạng DN phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi cho ngân hàng.

3.1.6. Đối với nội dung phân tích rủi ro của dự án

Cho đến nay, đây vẫn là nội dung ít được đề cập đến trong các bản báo cáo thẩm định dự án của ngân hàng. Rõ ràng, đây là một khiếm khuyết rất lớn mà ngân hàng cần sớm khắc phục. Bởi phân tích rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định dự án.

Do vậy trong thời gian tới, phân tích rủi ro cần được đưa vào trong quá trình xem xét dự án.

Để giảm dần sự định tính trong phân tích rủi ro của dự án, trước mắt cán bộ thẩm định nên áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Việc phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định có được những cách nhìn toàn diện hơn khi các yếu tố của thị trường biến động. Còn trong tương lai, khi ngân hàng đã có hệ cơ sở dữ liệu cập nhật đầy đủ, các máy tính và phần mềm hiện đại, có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích theo tình huống giả định.

3.2. Sử dụng hợp lí, nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ

Trong bất kỳ hoạt động nào, thì con người luôn là yếu tố mang tính quyết định, có ảnh hưởng phần lớn đến chất lượng công việc. Chính con người quyết định sự thu thập thông tin, sử dụng các phương pháp để xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn xây dựng đội ngũ cán bộ tốt thì cần thực hiện những biện pháp sau :

3.2.1. Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao

Trong thời gian qua, đa số đội ngũ nhân viên được tuyển chọn vào Hội sở Hà Nội đều có trình độ chuyên môn tương đối cao, mặc dù vậy trong thời gian tới ngân hàng nên tiếp tục thực hiện việc bổ sung, tuyển mới những người có năng lực thực sự vào làm việc. Ứng viên được tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác và tư cách đạo đức. Sau khi được tuyển dụng, những người này cần được hướng dẫn, đào tạo chuyên sâu về công việc sẽ được giao.

Ngân hàng cũng nên có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài hoặc mời làm cố vấn hay cộng tác viên cho các hoạt động của mình.

3.2.2. Đào tạo, trao đổi chuyên môn

Trong quá trình thực hiện thẩm định một dự án, cán bộ thẩm định có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Nguyên nhân là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, kinh nghiệm làm việc thực tế còn rất ít… do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về nhiều lĩnh vực: pháp luật, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế… Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án, trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.

Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cung cấp nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo… Bên cạnh khuyến khích động viên cán bộ thẩm định tự học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm cập nhật các kiến thức mới nhất về thẩm định tài chính dự án nếu cần thiết.

Tích cực nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ thẩm định để phát huy lợi ích từ việc khai thác các phần mềm thẩm định tài chính dự án.

3.3. Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án, do đó tìm kiếm và sử dụng hiệu quả các thông tin là yếu tố then chốt quyết định chất lượng thẩm định. Nguồn thông tin càng chính xác, phong phú thì kết quả thẩm định có độ chính xác càng cao. Do đó, Hội sở một mặt cần gia tăng các nguồn cung cấp thông tin, mặt khác cần thu thập và xử lý thông tin sao cho có hiệu quả.

Đối với những thông tin liên quan tới dự án của DN, cán bộ thẩm định không những căn cứ vào các tài liệu khách hàng gửi đến mà phải trực tiếp phỏng vấn người đại diện giao dịch của DN để chất vấn các thông tin đáng nghi. Đồng thời, kết hợp với việc khảo sát thực tế nhằm điều tra năng lực sản xuất và quản lý của DN.

Cán bộ thẩm định có thể tham khảo thông tin từ đối tác, các nhà cung cấp của DN để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình vay nợ cũng như khả năng cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án. Thông tin cũng có thể được thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, từ các tổ chức tín dụng khác, từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, các thông tin đa dạng từ sách báo, tài liệu...

Tuy nhiên, lượng thông tin từ các nguồn khác nhau là vô cùng lớn, đòi hỏi người tiếp nhận phải có khả năng chọn lọc, thu thập và lưu trữ một cách khoa học. Trong đó, những thông tin cần được đầu tư nghiên cứu là các văn bản pháp luật mới ban hành, các chính sách chủ trương của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như quốc tế.

Ngân hàng cũng cần sớm xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu riêng cho mình, không chỉ nhằm phục vụ cho công tác thẩm định có hiệu quả hơn, mà còn giúp cho các nghiệp vụ khác cũng được thực hiện một cách tối ưu.

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

3.4.1. Với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Thứ nhất, Chính phủ cần không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách vĩ mô. Chính phủ cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế một cách hợp lý, tránh những biến động xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng, gây thiệt hại cho không những ngân hàng, chủ đầu tư mà cả nền kinh tế.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng, các quy chế thẩm định dự án đầu tư cũng cần được cân nhắc sửa đổi sao cho đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế diễn ra hiệu quả, năng động và an toàn.

Chính phủ cũng cần sửa đổi pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại và những vấn đề phát sinh do chưa có quy định cụ thể trong văn bản luật.

Thứ hai, Chính phủ cần có quy định buộc các DN phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của DN, qua đó có thể phòng ngừa được rủi ro.

Chính phủ cần phải có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình, đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là chủ thể cung cấp thông tin tương đối chính xác và đáng tin cậy. Để nâng cao hoạt động của kiểm toán, trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiêu chuẩn hoá các chuẩn mực kiểm toán hiện hành cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, Chính phủ cần đẩy mạnh khuyến khích các DN làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát huy được thế mạnh. Cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các DN Nhà nước để nâng cao tính trách nhiệm, tự chủ và chất lượng quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những chủ thể kinh tế có vai trò quan trọng trong các dự án đầu tư của quốc gia.

Thứ tư, cần hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để tạo cơ sở cho ngân hàng trong việc so sánh những chỉ tiêu tính toán được.

Thứ năm, các Bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chính, Công thương, Tổng cục thống kê…cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án. Bên cạnh đó, các Bộ cần thường xuyên hệ thống hóa thông tin, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cung cấp cho các ngân hàng thông qua cơ chế mua – bán, trao đổi thông tin để chủ đầu tư và ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo, đồng thời được cập nhật thông tin nhanh và kịp thời.

3.4.2. Với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là chủ thể trung tâm với chức năng quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w