Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 67 - 68)

a. Kết luận

3.1.4. Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Thứ nhất, để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí…, đồng thời xác định vốn tự có, mức vốn vay NHTM và vốn huy động khác…và yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu này.

Với mục đích vay vốn, chủ đầu tư thường cam kết huy động đủ mức vốn tự có tham gia theo yêu cầu của ngân hàng, dù ngân hàng có quy định việc gửi và thanh toán vốn tự có thông qua tài khoản mở tại ngân hàng; tuy nhiên, cũng ít khi thẩm định được khả năng tham gia thực tế của loại vốn này.

Mặt khác, ngân hàng phải phân tích kỹ các báo cáo tài chính của chủ đầu tư để đánh giá các nguồn vốn: từ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (khi vốn lưu động ròng dương), từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, từ khấu hao cơ bản, huy động thêm vốn của cổ đông, từ các nguồn tài trợ khác .

Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án, ngân hàng cần so sánh định mức chi phí của doanh nghiệp với các mức trung bình của ngành (đối với các DA mở rộng), so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, định mức hao phí của các doanh nghiệp có qui mô và công nghệ tương tự hay theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dây chuyền công nghệ dự kiến đầu tư (đối với DA mới), không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý.

Đây là một trong những nội dung quan trọng bởi các chủ đầu tư thường cắt giảm các chi phí này để lập dự án có hiệu quả nhằm thuyết phục để ngân hàng cho vay vốn. Thực tế thẩm định cho thấy, tổng mức đầu tư của các dự án gửi đến ngân hàng thường thấp hơn tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư thực tế khi triển dự án hoàn thành.

Thứ ba, đối với khoản mục chi phí khấu hao, ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính toán chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp, tránh tình trạng các DN áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu DN tính sai so với quy định của Bộ tài chính thì ngân hàng cần đưa ra ý kiến.

Thứ tư, ngân hàng cần đưa ra một phương pháp tính tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án và là căn cứ cho các quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu thích hợp mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh đúng và đủ tập hợp chi phí của các nguồn tài trợ cho dự án.

Thứ năm, ngân hàng cần phải đánh giá hiệu quả của dự án trong trạng thái động, tức là kết hợp với các nhân tố khác như trượt giá, lạm phát, biến động tỉ giá...Đây là phương pháp tiên tiến đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển, tuy nhiên vẫn còn mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w