a. Kết luận
3.4.2. Với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác
Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là chủ thể trung tâm với chức năng quan trọng là quản lí nền kinh tế dựa trên các chính sách vĩ mô. Do đó NHNN cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng nói riêng.
NHNN là cơ quan điều hành trực tiếp của các NHTM thì nhất thiết phải hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định dự án. NHNN cần ban hành nội dung, quy trình thẩm định dự án thống nhất dựa trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế
hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng... và của các NHTM sao cho phù hợp với điều kiện nước ta và với thông lệ quốc tế.
NHNN cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các NHTM thông qua việc tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngành, đặc biệt chú trọng tới việc áp dụng các phần mềm thẩm định vào thực tiễn công tác. Định kì, NHNN nên tổ chức các hội nghị tổng kết đầu tư của các NHTM vào từng lĩnh vực, từng ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung và định hướng cho giai đoạn sau.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP) và trung tâm tín dụng ngân hàng (CIC). Đây là những trung tâm thông tin có vai trò cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống. NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC) cho những chủ thể có nhu cầu.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro.
Ngoài ra các NHTM cũng nên tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi NHTM đều có những thế mạnh riêng, nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ.