Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 50)

khả năng trả nợ của dự án

Đánh giá suất đầu tư

Tổng mức đầu tư của Dự án trong Báo cáo được Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm phê duyệt theo Quyết định số 63A/XMĐL/QĐ-HĐQT ngày 30/06/2006 là 2.615 tỷđồng.

Tuy nhiên, theo Tổng dự toán mới nhất do Công ty Tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu xây dựng lập, tổng mức đầu tư của Dự án tăng lên đến hơn 3.486 tỷ đồng. Sau khi xem xét, Phòng Đầu tư và Tài trợ Dự án lựa chọn Tổng mức đầu tư của Dự án để phân tích theo Quyết định phê duyệt của Hội đồng Quản trị là 3.486 tỷ đồng.

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của Dự án

o Các thông số đầu vào của Dự án

Nhóm thông số về tổng vốn đầu tư Dự án:

Bảng 2.14 : Phương án nguồn vốn đầu tư

STT Nguồn vốn Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Vốn tự có và huy động khác 1.182.586.897.000 33,92 2 Vốn vay tín dụng xuất khẩu 1.445.340.381.000 41,46 3 Vốn vay thương mại 858.115.040.000 24,62

TỔNG CỘNG 3.486.042.318.000 100

STT Khoản mục Giá trị sau thuế GTGT

1 Chi phí xây dựng 809.790.295.000

2 Chi phí thiết bị 1.894.250.319.000

3 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 5.799.159.000 4 Chi phí QLDA và chi phí khác 627.880.174.000

5 Dự phòng 148.322.371.000

Tổng cộng 3.486.042.318.000

Nhóm thông số về thuế và các nghĩa vụ với Nhà nước.

Thuế nhập khẩu:

Căn cứ Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Dự án đầu tư thuộc Phụ lục A, Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và Phụ lục B, đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số 31131000035 ngày 18/04/2008, theo điều 7 về các ưu đãi đối với dự án – được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu.

Theo các căn cứ trên, hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án được miễn thuế.

Thuế thu nhập Doanh nghiệp:

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 số 14/2008/QH12 Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:

Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% trong 10 năm, từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

2 năm đầu hoạt động có lãi: được miễn thuế thu nhập. 6 năm tiếp theo: giảm 50% thuế thu nhập.

Những năm còn lại chịu 100% thuế thu nhập. o Chi phí về thuê đất:

Dự án thuộc danh mục A, địa bàn B được ưu đãi về tiền thuê đất. Theo Giấy phép đầu tư số 31131000035 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/04/2008, Dự án được miễn tiền thuê đất trong 07 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào sản xuất.

Căn cứ Quyết định số 2838/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành ngày 19/12/2007 về việc quy định giá các loại đất năm 2008 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Căn cứ vào Hợp đồng thuê đất số 71/HĐTĐ được ký kết giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty CP Xi măng Đồng Lâm ngày 31/08/2009, giá tiền thuê khu đất 996.897,7 m2 thuộc dự án xây dựng nhà máy xi măng Đồng Lâm được tính dựa trên khung giá đất của tỉnh Thừa Thiên Huế là 565.478.000 đồng/năm

o Chi phí về thuế tài nguyên:

Dự án không tính thuế tài nguyên vì giá nguyên vật liệu đầu vào là đá vôi, đá sét, laterit, puzzolane…được xác định theo Dự án đầu tư các mỏ của Công ty Xi măng Đồng Lâm đã bao gồm thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Nhóm thông số về chi phí hoạt động hàng năm

Căn cứ theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định được tính toán trên cơ sở phương pháp khấu hao đường thẳng với:

Bảng 2.15 : trích khấu hao cơ bản

Khoản mục Năm khấu hao Giá trị khấu hao

Xây dựng 20 736.189.132.000

Thiết bị 10 1.873.663.245.000

Chi phí QLDA, chi phí khác và dự phòng

5 762.688.181.000

Nhóm thông số về đơn giá kinh doanh

Trong giai đoạn gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, giá cả của hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh. Ngành xi măng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện tại, giá bán xi măng phổ biến ở mức từ 800.000 – 850.000đ/tấn tại thị trường miền Bắc và từ 850.000 – 1.200.000đ/tấn tại thị trường phía Nam (xi măng đóng bao lò quay).

Từ những nhận định về thị trường như trên, trên cơ sở tham khảo giá bán xi măng trên thị trường, để sản phẩm của nhà máy xi măng Đồng Lâm có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường, giá bán sản phẩm xi măng PCB 40 bao và rời của nhà máy xi măng Đồng Lâm sẽ thấp hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng tại nhà máy sẽ giảm giá bán, phần giảm giá sẽ tăng cường cho hệ thống phân phối để kích thích tiêu thụ.

Bảng 2.16: Khung giá bán xi măng tại các nhà máy ngày 23/09/2010 (Đơn vị: 1.000 đ/tấn)

STT Nhà máy Khung giá hiện hành của VICEM Giá do Công ty quyết định Mức thấp Mức cao 1 Xi măng Hải Phòng 675 735 675 2 Xi măng Hoàng Thạch Đường bộ Đường thủy Đường sắt 725 710 715 755 740 745 725 710 715 3 Xi măng Bỉm Sơn Đường bộ Đường sắt 725 715 760 750 725 715 4 Xi măng Bút Sơn 710 720 710

5 Xi măng Tam Điệp 670 720 710

6 Xi măng Hoàng Mai 670 720 700

7 Xi măng Hà Tiên 1 905 980 980

8 Xi măng Hà Tiên 2 810 900 900

Mức giá bán trước VAT như sau :

Xi măng PCB 40 (bao) : 805.000đ/tấn Xi măng PCB 40 (rời) : 745.000đ/tấn

o Nhóm thông số về kỹ thuật của nhà máy:

Công suất lò nung : 5.000 tấn clinker/ngày đêm Công suất xi măng cho toàn bộ nhà máy : 2.062.500 tấn xi măng/năm

Tuy nhiên, theo kế hoạch chỉ sản xuất và tiêu thụ 50% xi măng (984.375 tấn xi măng) và 50% clinker (787.500 tấn clinker).

Trong đó: Năng lực sản xuất

+ Năm thứ nhất : 75% công suất nhà máy + Năm thứ hai : 90% công suất nhà máy + Từ năm thứ ba : 100% công suất nhà máy o Thời gian thực hiện dự án:

Thời gian phân tích kinh tế dự án lấy 15 năm, không kể thời gian thi công (3 năm) o Nhóm thông số về chi phí sản xuất (tính trung bình cho 1 tấn sản phẩm)

 Chi phí biến đổi

Chi phí sản xuất 1 tấn clinker PC50 : 322.488.000 / tấn Chi phí sản xuất 1 tấn sản phẩm PCB40 rời : 372.175.000 / tấn Chi phí sản xuất 1 tấn sản phẩm PCB40 bao : 458.825.000 / tấn

 Chi phí cố định : bao gồm chi phí quản lí, chi phí sửa chữa lớn, chi ngoài sản xuất, trả lãi định kì, tiền thuê đất và khấu hao cơ bản.

Nhóm thông số về chi phí vốn đầu tư:

Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay phần vốn vay tín dụng xuất khẩu: Công ty Đồng Lâm và Ngân hàng Trung Quốc đã ký kết bản Mandate Letter với lãi suất như sau:

+ Lãi suất cho vay USD: Lãi suất Libor 6 tháng + biên độ 2,5%/năm. + Lãi suất cho vay EUR: Lãi suất Euribor 6 tháng + biên độ 2,5%/năm.

Căn cứ vào tình hình biến động lãi suất ngoại tệ trong thời gian qua, Phòng Đầu tư – Tài trợ dự án thống nhất lãi suất vay ngoại tệ (quy đổi sang đồng đô la Mỹ) là 3,96%/năm (0,33%/tháng).

Lãi suất vay ngoại tệ bao gồm cả các loại phí sau: + Phí cam kết: 0,65% trên số tiền chưa rút

+ Phí thu xếp vốn: 1,4% trên tổng số tiền vay (trả ngay khi rút vốn lần đầu). + Phí bảo hiểm tiền vay: 4% trên tổng số tiền vay (trả ngay khi rút vốn lần đầu).

Như vậy, lãi suất vay ngoại tệ tín dụng xuất khẩu dự kiến: 5,34%/năm.

Lãi suất cho vay phần vốn vay thương mại: Căn cứ vào thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Ngân hàng TMCP Bắc Á, mức lãi suất cho vay bình quân 12,29%/năm.

Tỷ suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu, trên quan điểm của ngân hàng cho vay và chủ đầu tư, được tính trên nguyên tắc bình quân gia quyền của các chi phí về vốn đầu tư để thực hiện dự án tại thời điểm thẩm định (bao gồm cả chi phí vốn tự có và chi phí vốn đi vay). Đối với vốn góp của cổ đông, chi phí cơ hội được tính là lãi suất huy động tiền gửi dài hạn (10% / năm).

Như vậy, tỷ suất chiết khấu là :

Kế hoạch trả nợ

Thời gian cho vay là 10 năm, ân hạn nợ gốc trong 3 năm đầu tiên, định kì 6 tháng trả gốc và lãi một lần.

Đánh giá hiệu quả tài chính của Dự án

Các chỉ số về hiệu quả tài chính được tính theo dòng tiền dự án như sau:

 Giá trị hiện tại thuần của Dự án (NPV) : 363.660.751.000 đồng (Tỷ suất chiết khấu: 8,63%/năm).

 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) : 10,168%

 Thời gian hoàn vốn của Dự án (có chiết khấu) : 8 năm 9,6 tháng kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

 Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính vào tổng vốn đầu tư

Nhận xét: Dự án rất có tính khả thi với NPV dương, có giá trị là 363,660,751.000 đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao hơn so với tỷ suất chiết khấu. Thời gian hoàn vốn là hơn 8 năm, khá nhanh so với các dự án nhà máy xi măng cùng quy mô.

2.2.3.5. Kết luận và đề xuấta. Kết luận a. Kết luận

• Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện vay vốn ngân hàng theo quy chế cho vay hiện hành.

• Hồ sơ Dự án đầu tư được thiết lập đầy đủ theo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản.

• Dự án đầu tư đi vào hoạt động sẽ giúp cải thiện đời sống vật chất của đông đảo nhân dân trong vùng. Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương.

• Thị trường tiêu thụ của Dự án là đảm bảo và khả thi.

• Các vấn đề về phương diện kỹ thuật của Dự án đã được cơ quan tư vấn thiết kế, Dự án được lập đảm bảo về phương diện kỹ thuật.

• Dự án có suất đầu tư thuộc nhóm cao của ngành. Qua tính toán, dự án có hiệu quả về mặt tài chính (NPV > 0) và có khả năng trả nợ Ngân hàng.

b. Đề xuất

• Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án. Ngân hàng TMCP Bắc Á sẽ kết hợp cùng một số ngân hàng TMCP trong nước khác tài trợ cho dự án thông qua hình thức ủy thác cho vay.

• Tổng số tiền cho vay tối đa : 860.000.000.000 đồng • Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay tối thiểu bằng VND : 12,39 %/năm Lãi suất cho vay tối thiểu bằng USD : 5,34%/năm

• Lãi suất quá hạn : bằng 150% lãi suất trong hạn áp dụng tại ngày đến hạn.

• Thời hạn cho vay : 10 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên. • Thời gian ân hạn nợ gốc : 36 tháng kể từ ngày giải ngân lần đầu tiên. • Kỳ hạn trả nợ gốc : 6 tháng một lần.

• Kỳ hạn trả nợ lãi : 6 tháng một lần. • Biện pháp bảo đảm tiền vay:

(1) Nhà Máy xi măng Đồng Lâm;

(2) Các quyền, quyền lợi và lợi ích hợp pháp hiện có hoặc phát sinh trong tương lai liên quan đến Nhà Máy Xi măng Đồng Lâm;

(3) Toàn bộ quyền, quyền lợi và lợi ích của bên vay phát sinh từ các Hợp Đồng Bảo Hiểm và/hoặc phụ lục của Hợp Đồng Bảo Hiểm, bao gồm cả quyền nhận tiền bảo hiểm;

(4) Các tài khoản của bên vay tại các Ngân hàng bao gồm các tài khoản thanh toán, các tài khoản tiền gửi, và các tài khoản thanh toán khác cùng toàn bộ số dư tiền gửi, tiền thanh toán trên các tài khoản đó;

(5) Quyền được hưởng các khoản bồi thường, bồi hoàn liên quan đến Nhà Máy Xi măng Đồng Lâm, Quyền Sử Dụng Đất, Hợp Đồng Thuê Đất;

(6) Tất cả các quyền tài sản, lợi ích, các khoản bồi hoàn và các khoản thanh toán khác liên quan đến Nhà Máy Xi măng Đồng Lâm mà bên vay nhận được hoặc sẽ nhận được nhằm để trao đổi, thay đổi hay thay thế cho bất kỳ quyền và tài sản được đề cập trong các điểm nêu trên.

2.2.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở Hà Nội – NASB2.2.4.1. Những thành tựu đạt được 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được

a. Về quy trình thẩm định

Có thể nói quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng trong thời gian qua có những tiến bộ đáng kể so với thời gian đầu thành lập. Từ khi "Quy trình nghiệp vụ tín dụng" theo tiêu chuẩn mới được ban hành, áp dụng cho nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư để xem xét cho vay trung, dài hạn hoặc bảo lãnh vay vốn tại ngân hàng, công tác thẩm định đã có những chuyển biến tích cực.

Mọi công đoạn trong quy trình thẩm định dự án đã được quy định cụ thể, rõ ràng ở tất cả các khâu từ khi lập hồ sơ cho đến khi kết thúc. Quy trình thẩm định chi tiết và khoa học giúp cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, với sự tuân thủ nghiêm túc của cán bộ thẩm định đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Mặt khác, quy trình thẩm định dự án được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định. Sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.

b. Về nội dung thẩm định

Nếu như trước đây, công tác thẩm định hầu như chỉ chủ yếu xem xét khía cạnh tài chính, thì đến nay nội dung thẩm định được mở rộng, không đơn thuần chỉ là tính

toán các chỉ tiêu tài chính mà còn là xem xét đến tư cách pháp lý của người vay, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của dự án với xã hội, ảnh hưởng đến môi trường, phân tích các rủi ro mang tính thị trường. Như vậy nội dung thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và đa dạng, nhằm đánh giá một cách chính xác và tổng quan nhất về hiệu quả của dự án.

c. Về phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng ngày càng khoa học và hiện đại, bắt nhịp với sự thay đổi của nền kinh tế. Phương pháp chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Những phương pháp này được áp dụng linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, PP, ngân hàng còn sử dụng thêm các chỉ tiêu khác mà lâu nay còn ít được đề cập đến như điểm hoà vốn, độ nhạy của dự án...

Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng khá linh hoạt, thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng các bước, các công đoạn, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào và phương pháp áp dụng để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w