a. Kết luận
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
a. Về phương pháp thẩm định
Phương pháp so sánh chỉ tiêu là phương pháp phổ biến mà cán bộ sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định, tuy vậy việc so sánh đôi khi còn mang tính giản đơn. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư hoặc chỉ tiêu về sản xuất, chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công… chưa có sự so sánh, đối chứng với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ, ngành. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau, không có sự đối chiếu với các DN cùng ngành. Các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng. Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thông tin của ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm định dự án.
Phương pháp dự báo vẫn chưa được áp dụng một cách hợp lí. Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị… mới chỉ được thu thập thông qua sách báo, internet, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, các nguồn thông tin này nhiều khi không đảm bảo tính tin cậy hay mức độ cập nhật
Phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy được coi là một trong những phương pháp phân tích hiện đại, tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa sử dụng nhiều, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy một chiều. Việc lựa chọn yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ không được ngân hàng quy định cụ thể .
b. Về nội dung và quy trình thẩm định
Mặc dù công tác thẩm định dự án đã thực hiện đúng quy trình do NASB ban hành, tuy nhiên việc tuân thủ theo quy trình đó còn mang nặng tính hình thức. Trên thực tế, các nội dung trong quy trình chỉ được thẩm định một cách sơ sài và chưa hoàn toàn đầy đủ. Với đặc trưng của một NHTM như các ngân hàng khác, điều mà NASB quan tâm nhất khi xem xét một khoản vay đó là khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ. Do đó, trong quá trình thẩm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách sơ sài, không được quan tâm đúng mức.
c. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ngân hàng đã chú trọng áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quy trình làm việc. Hệ thống máy tính kết nối internet
đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của số liệu cũng như thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Tuy nhiên việc áp dụng còn nhiều hạn chế, một phần do dữ liệu của NHNN không được cập nhật thường xuyên, mặt khác do NASB chưa thiết lập được ngân hàng dữ liệu riêng.
Ngân hàng cũng chưa chú trọng áp dụng các phần mềm trong thẩm định, do vậy việc thẩm định nhiều khi còn mang tính thủ công. Điều này không chỉ làm giảm độ tin cậy, chính xác của các kết quả thẩm định; mặt khác hao tổn thời gian và công sức của cán bộ thẩm định cũng như của khách hàng, vô hình chung đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.
d. Về mạng lưới thông tin
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập thông tin về khách hàng, thông qua các biện pháp thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp, song cơ sở thông tin được dùng để phân tích và thẩm định dự án chủ yếu vẫn dựa trên các tài liệu do khách hàng lập. Trong nhiều trường hợp các nguồn thông tin này không đảm bảo tính khách quan, vì để được vay vốn ngân hàng, chủ đầu tư đã cố tình làm sai lệch các số liệu nhằm làm khả quan tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như tăng tính khả thi của dự án.
Các báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích, thẩm định khách hàng cũng không hoàn toàn tin cậy vì nhiều DN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc.
Trong quá trình thẩm định khách hàng, tuy cán bộ thẩm định có tham khảo các thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng (CIC), tuy nhiên hệ thống này mới đi vào hoạt động, thông tin chưa có nhiều, hoặc mới được cập nhật vài năm trở lại đây. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xây dựng được một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như mức độ lành mạnh tài chính của doanh nghiệp đó.
Hiện nay, NASB đã yêu cầu khách hàng thanh toán thông qua ngân hàng để ngân hàng dễ dàng kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp, phát hiện sớm các vấn đề về rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện được bởi việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng chưa phổ biến, doanh nghiệp cũng e dè khi phải chấp nhận tình hình tài chính bị giám sát.
e. Về cán bộ thẩm định
Hầu hết cán bộ thẩm định cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên; tuy nhiên, đa số họ là đội ngũ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế còn ít. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác thẩm định. Nhiều cán bộ
không được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định dự án mà chủ yếu tự nghiên cứu, học hỏi nên không tránh khỏi hạn chế về nghiệp vụ.
f. Những hạn chế khác
Quyết định tài trợ cho dự án đôi khi còn mang nặng tính chủ quan, dựa trên mối quan hệ giữa DN và ngân hàng, trong khi đó việc thẩm định chỉ mang tính hình thức. Đây là một nguyên nhân dẫn đến những rủi ro không lường trước đối với cả DN và ngân hàng.