ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (Trang 58)

TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG:

1. Tình hình công tác của viện trong những năm qua

Với mục đích bảo đảm môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển, với sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện đã lần lượt nghiên cứu xây dựng và hoàn thành các dự án luật và xây dựng các dự án sửa đổi luật để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua, bao gồm

- Luật công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân, đã được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 15/04/1991;

- Dự thảo Luật Doanh nghiệp trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân (sửa đổi), đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2000;

- Luật phá sản doanh nghiệp, đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 30/12/1993, có hiệu lực từ ngày 01/07/1994;

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (năm 1994) và Dự thảo Luật khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi) đã được Quốc hội khóa X thông qua ngày 22/06/1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995;

- Luật hợp tác xã được quốc hội khóa IX thông qua ngày 20/03/1996, có hiệu lực từ ngày 01/01/1997;

Dự thảo luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) và dự thảo luật hợp tác xã (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp tháng 11/2003

Trong những năm đầu thập kỷ 80, khi tình hình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bị ách tắc, trì trệ, Viện đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu tổng kết tình hình để xây dựng phương án xử lý.

Viện còn tích cực đóng góp vào quá trình chuẩn bị đại hội lần thứ V của Đảng. Tiếp đó đến tháng7/1984, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương khóa V quyết định họp Hội nghị TW6 bàn chuyên về nhiệm vụ cấp bách trong công tác quản lý kinh tế và giao cho Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương làm đầu mối chuẩn bị dự thảo báo cáo tình hình trung ương.

Ngoài nhiệm vụ trên Viện còn nghiên cứu tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc chỉ đạo công cuộc đổi mới. Bộ Chính trị đã giao cho Viện nhiệm vụ chuẩn bị tiếp các đề án về cơ chế quản lý kinh tế. Theo tình thần đó Viện đã xây dựng được nhiều đề án có ứng dụng quan trọng trong thực tế.

2. Định hướng hoàn thiện quá trình quản trị nguồn nhân lực của Viện trong thời gian tới:

Trong những năm tới sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải tiếp tục theo chiều sâu, có tính đến yếu tố hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, đặc biệt là trong tình hình mới này khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Việc hình thành một hệ thống kinh tế phù hợp chính là những thách thức đối với Việt Nam, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức và nhân viên của Viện phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong tương lai. Trong những năm tới Viện đã định hướng hoạt động nghiên cứu vào các vấn đề cụ thể như: Làm rõ nội dung của hệ thống quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Làm rõ các vấn đề thuộc cơ cấu của nền kinh tế cần đạt được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu những nội dung đổi mới đã được xác định như tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thông qua một luật chung, đẩy mạnh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thiết lập hệ công cụ vĩ mô điều chỉnh nền kinh tế, hệ thống chính sách phát triển vùng và phối hợp với các viện nghiên cứu chuyên ngành khác nghiên cứu các vấn đề về triển khai chương trình cải cách hành chính, đồng bộ hóa các thị trường đó có thị trường yếu tố đầu vào; Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và nâng cấp trang thiết bị để xây dựng Viện trở thành viện nghiên cứu hiện đại tương đương với một số viện trong khu vực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (Trang 58)