Theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, mức tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam tròn tháng 9/2013 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất trong số các đối tác nhập khẩu của
Trang 1A Môi trường ngành
1. Tổng quan về ngành may mặc Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 11 tháng năm 2013 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2012 Bộ Công Thương dự kiến xuất khẩu dệt may trong cả năm 2013 sẽ đạt 17,89 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước
Tính trong 11 tháng năm 2013, có 4 thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và đều đạt mức tăng trưởng cao trên 2 con số là Hoa Kỳ- thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm 47,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành; kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 2,18 tỷ USD, tăng 21,5% và Hàn Quốc là 1,5 tỷ USD, tăng 51,8%
Theo thông tin từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam luôn đi đầu trong kim ngạch xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng 15- 17%/ năm Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2013 đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 2,95 tỷ USD, tăng 14%
so với năm 2012 Nhiều đơn vị trong tập đoàn có mức tăng trưởng cao như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Hòa Thọ, TNG, Việt Thắng, Phong Phú
Hiện nay,một số doanh nghiệp trong ngành dệt may đã xây dựng lộ trình cũng như phương án sản xuất theo hướng FOB, ODM và chuẩn bị cho việc tham gia Hiệp định TPP thông qua việc từng bước đổi mới công nghệ hiện đại và nâng cao hiệu quả quản trị, đặc biệt trong các lĩnh vực như dệt, nhuộm, hoàn tất và thiết kế
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 10 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: USD
TT Thị trường T10/2013 10T/2013 T10/2013 so với T9/2013
(%)
10T/2013 so với cùng kỳ (%) Tổng kim ngạch 1.748.805.221 14.796.912.741 +5,51 +18,51
2 Nhật Bản 236.665.713 1.974.531.026 +2,97 +21,80
3 Hàn Quốc 262.435.934 1.352.221.316 +17,09 +49,18
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2009- 2013
Đơn vị: tỷ USD
Trang 2Dệt may 2009 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng so với cùng kỳ
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu dệt may Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: USD
TT Nước NK
giảm năm
2012 so với cùng
kỳ năm trước (%)
Trị giá NK Trị giá NK trọnTỷ
g % Trị giá NK
Tỷ trọn
g % Tổng
kim
ngạch
XK dệt
may
14.043.429.24
4 15.090.162.412 100 16.214.410.359 100 7,5
1 Hoa Kỳ 6.883.607.465 7.456.541.730 49,4 7.782.067.743 47,9 8,3
2 Nhật Bản 1.690.343.441 1.974.613.746 13,1 2.181.537.163 13,4 16,8
4 Đức 601.150.697 558.627.547 3,7 571.508.200 3,5 -7,1 5
Tây
Ban
Nha 401.302.078 408.974.915 2,7 478.264.476 2,9 1,9
6 Anh 448.674.589 451.703.440 3,0 430.001.440 2,6 0,7
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của Tổng cục Hải quan
2. Đánh giá thị trường dệt may Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Trong năm 2012, ngành dệt may đã đóng góp trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với 17,2 tỷ USD Trong năm 2013 kim ngạch hàng dệt may đạt trên 20 tỷ USD, nếu
kể cả xuất khẩu nguyên phụ liệu thì có thể đạt tới 21 tỷ USD và tiếp tục duy trì tỷ trọng khoảng 17% trong tổng kim ngạch xuất của Việt Nam Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may, Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Trang 3của Việt Nam khiến cho thị trường này trở thành thị trường quan trọng nhất đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Theo thông tin từ Hiệp hội dệt may và giày dép Hoa Kỳ, mức tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may nói chung thường tăng nhập khẩu từ Trung Quốc và Bangladesh, nhưng hiện nay Việt Nam cũng là một trong những quốc gia cung cấp lớn Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong dài hạn
Theo thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, mức tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam tròn tháng 9/2013 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất trong số các đối tác nhập khẩu của Hoa Kỳ do Hoa Kỳ tiếp tục thay thế nhập khẩu hàng dệt may
từ các nước Châu Á như Indonesia hoặc giảm nhập khẩu hàng dệt may từ Bangladesh Các biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy số liệu thống kê nhập khẩu hàng dệt may 2005-
2013 và ước tính đến năm 2015, nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra Các số liệu ước tính không bao gồm tác động của Hiệp định TPP
Trang 43. Việt Tiến với cường độ cạnh tranh ngành may mặc tại thị trường Hoa Kỳ.
Tồn tại các rào cản ra nhập ngành
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường Tuy Việt Tiến là doanh nghiệp có quy mô rất rộng với hơn 140 chi nhánh trên khắp cả nước và có thị phần đối với hàng may mặc là rất lớn nhưng Công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản gia nhập mới
Để đứng vững trên thị trường, Việt Tiến đã tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu bằng việc quảng cáo liên tục, bảo vệ quyền tác phẩm, cải tiến sản phẩm, nhân mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu đãi vì sự trung thành của nhãn hiệu
sẽ gây khó khăn cho những người mới nhập cuộc muốn chiếm lĩnh thị phần của các công
ty hiện tại
Việt Tiến còn chịu tác động về các rào cản kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ như yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội bao gồm: tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, chương trình chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu Ngoài ra là các quy định về rào cản môi trường, tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban An toàn tiêu dùng, quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt
Trang 5Chính vì vậy, rào cản kỹ thuật này đã tác động đến may mặc Việt Tiến phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe do thị trường Hoa Kỳ đề ra
Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Đối với Việt Tiến, nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhấp từ nước ngoài Do đó, công ty có thể gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Để giữ chân khách hàng , Công ty phát triển theo hướng “đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng Và để tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không giảm giá sản phẩm mà tung
ra các dòng sản phẩm có giá trung bình mà vẫn đảm bảo chất lượng
Đối thủ cạnh tranh của Việt Tiến
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Lĩnh vực may mặc là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia Bên cạnh các công ty may nước ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty may Việt Tiến là các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam tạo ra một sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường may mặc Bởi lẽ tất các các mặt hàng của May Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh cụ thể:
+ Đối với hàng sơ mi: đối thủ cạnh tranh chính là May 10, An phước, Nhà Bè, Thăng Long, Việt Thắng
+ Compele, quần âu: May Đức Giang, Nhà Bè
+ Hàng thun: đối thủ cạnh tranh chính là Thành Công, Công ty dệt may Hà Nội, dệt kim Đông Xuân
+ Hàng thời trang nữ: đối thủ cạnh tranh chính là May Sài Gòn, Legamex
+ Hàng áo Jacket: Thăng Long, Đức Giang, Nhà Bè
Mặt hàng sơ mi là thế mạnh của Công ty và đối thủ đáng lưu ý là May 10, An Phước, tuy vậy sơ mi Việt Tiến vẫn có lợi thế hơn về chất lượng, công nghệ và thương hiệu do vậy thị phần nội địa cũng như ở một số thị trường lớn đặc biệt là Hoa Kỳ của may Việt Tiến vẫn là chiếm đa số
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Trên thực tế tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng có tham vọng thâm nhập vào thị trường may mặc để cùng chia thị phần với Công ty Gồm các công ty nước ngoài mới hoạt động tại Việt Nam có ý định thâm nhập thị trường bằng cách đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam Hoặc họ có xu hướng hợp tác với các đối tác Việt Nam Đề nghị hợp tác thường được phía Việt Nam chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chính và công nghệ hiện đại
Trang 6Từ đó, họ tiến tới thành lập các công ty liên doanh may mặc Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty còn là các doanh nghiệp trong nước hoạt động và thành lập tại các địa phương với quy mô nhỏ lẻ
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Việt Tiến phải đối mặt với các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, giá cả phù hợp từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ Chính vì vậy Việt Tiến luôn phải đổi mới mình nếu không muốn đánh mất một thị phần lớn như thị trường Hoa Kỳ
4. Tiềm năng của hàng dệt may Việt Tiến tại thị trường Hoa Kỳ.
Với thị trường xuất khẩu hàng dệt may, Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khiến cho thị trường này trở thành thị
trường quan trọng nhất đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Đây được xem
là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là may Việt Tiến May Việt Tiến là thương hiệu nổi tiếng được nhiều sự ưa chuộng của khách hàng tại thị trường nội địa nhờ vào uy tín về chất lượng sản phẩm, đa dạng về các sản phẩm và giá cả cũng như các hoạt động phân phối rộng khắp trên toàn quốc
Quy mô của Việt Tiến ngày càng được mở rộng, đội ngũ lao động được đào tạo một cách cơ bản có tính chuyên biệt cao, đồng thời mở rộng mối quan hệ các đối tác trong nước- đặc biệt là sự liên kết hợp tác với các bạn hàng tại thị trường Hoa Kỳ, đưa sản phẩm của Việt Tiến đến gần hơn với tay người tiêu dùng ở Hoa Kỳ Đây được xem là cách quảng bá hình ảnh, chất lượng của Việt Nam cũng như khẳng định tên tuổi của Việt Tiến trên thị trường quốc tế
Cụ thể hơn về năng lực của may mặc Việt Tiến:
Năng lực sản xuất:
Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao
Áo sơ mi, áo nữ
Quần áo các loại
Veston
Các mặt hàng khác
13.100.000 15.130.000 12.370.000 300.000 1.000.000
sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm
Vốn điều lệ : 280 tỷ đồng
• Nhà xưởng: 55.709.32 m2
• Thiết bị: 5.668 bộ
Trang 7• Lao động: 6.041 lao động
• Tăng trưởng doanh số năm 2012 so với năm 2011 : 15%
• Tăng trưởng lởi nhuận năm 2012 so với năm 2011 : 13%
• Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 : 6.000.000 đồng/tháng
Khả năng hoạt động của Công Ty:
Nguồn lực:
Stt Đơn vị Lao động MMTBỊ CÁC
LOẠI
D tích nhà xưởng Mặt hàng
Năng lực (Sp/ năm)
3 SIG-VTEC 1.010 861 5.700 m2 Jacket,
sportwear 2.000.000
4 DUONG LONG 510 512 2.133 m2 Dress pants 1.800.000
5 VIỆT
Khaki, dress pants, 3.000.000
Ngoài ra, nếu Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết thì đây được xem là cơ hội cực lớn cho ngành dệt may nói chung, may mặc Việt Tiến nói riêng nhưng đây cũng là một thử thách vô cùng lớn khi mà may mặc Việt Tiến sẽ đối mặt với những rào cản thương mại đặc biệt là rào cản của thị trường khó tính như Hoa Kỳ