- Phương pháp phát triển sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản
2. Cấu trúc sư phạm của buổi tập thể dục thể thao
Dựa trên quy luật diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong phạm vi buổi tập và đặc điểm tổ chúc hoạt động người tập, người ta chia buổi tập thành ba phần: chuẩn bị, cơ bản, kết thúc.
• Phần chuẩn bị: (chiếm từ 10 à 15% thời gian của buổi tập)
Việc tổ chức giờ học bắt đầu ngay trước khi vào lớp. Người thầy giáo tổ chức các hoạt động như sau: cho học sinh chuẩn bị dụng cụ sân bãi, nhắc nhở trách nhiệm của trực nhật, cho xếp hàng trước khi bắt đầu vào tập luyện ...
Phần này cơ thể chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, gồm: - Nhận lớp, điểm danh, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu của buổi học. - Khởi động chung và khởi động chuyên mơn để chuẩn bị những nhĩm cơ chính chịu lượng vận động của giờ học.
- Cấu trúc phần chuẩn bị phải phù hợp với phần cơ bản
• Phần cơ bản: (chiếm từ 70 à 80% thời gian buổi học)
Phần cơ bản được dành để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp nhất của giờ học. Tùy thuộc nội dung cụ thể, phần cơ bản cĩ thể chia thành nhiều phần nhỏ.
Đây là phần chủ yếu của buổi tập được tiến hành khi năng lực hoạt động đạt giá trị cao nhất.
Phần này giải quyết những nhiệm vụ khĩ khăn khác nhau của buổi tập như giảng dạy những động tác mới, động tác phức tạp được bố trí ngay từ phần đầu phần cơ bản.
Khi giảng dạy những động tác mới cần nắm vững quy luật của giảng dạy động tác. Giáo dục các tố chất thể lực cần tiến hành giáo dục sức nhanh - sức mạnh - sức bền hoặc sức mạnh - sức nhanh - sức bền.
Trong các buổi tập TDTT, giai đoạn khả năng hoạt động thể lực tối ưu được dành cho các bài tập chuyên mơn.
Được tiến hành vào lúc năng lực hoạt động đã giảm xuống dần dần. Tổ chức thu dọn dụng cụ luyện tập, xếp hàng xuống lớp.
Để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, thường sử dụng các bài tập nhẹ nhàng các động tác đơn giản kết hợp hít thởsâu, thả lỏng các nhĩm cơ.
Nhiệm vụ phần kết thúc là giảm bớt cường độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực để đưa cơ thể về trạng thái bình thường.