ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN SỸ THƯ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN SỸ THƯ
NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62140501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội, 2005
Trang 2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘi
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đặng Quốc Bảo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Phản biện :
GS Nguyễn Đức Chính PGS.TS Hà Nhật Thăng
TS Bùi Văn Quân
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại: Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi giờ….ngày…tháng năm 2006
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 15
1.3 Tầm quan trọng của phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay 30 1.4 Vai trò của nhân tố giáo viên, đội ngũ giáo viên đối với thực
1.5 Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 48 1.6 Quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 62
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở ở Tây Nguyên trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ
2.1 Giới thiệu việc tổ chức khảo sát ĐNGV THCS các tỉnh Tây Nguyên 70 2.2 Đặc trưng kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên 73 2.3 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Tây Nguyên 79 2.4 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo yêu cầu
2.5 Nhận định tổng quát về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học
cơ sở Tây Nguyên theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS 127
Trang 4Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu
3.1 Định hướng phát triển giáo dục Tây Nguyên trong thời kỳ công
3.2 Một số nguyên tắc chỉ đạo xây dựng biện pháp 141 3.3 Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở ở các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục
3.3.1 Nhóm biện pháp tác động vào số lượng và cơ cấu 142 3.3.2 Nhóm biện pháp thực hiện nâng cao trình độ, năng lực,
3.3.3 Nhóm biện pháp cải thiện điều kiện sống và làm việc của
3.3.4 Nhóm biện pháp xây dựng tập thể giáo viên các nhà trường
tính hợp lý và khả thi của các nhóm biện pháp và việc thử
3.4.2 Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp 184
Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài 200
Trang 5số bị kẻ thù lôi kéo vào thực hiện những mục đích chính trị của chúng một phần cũng
do trình độ dân trí thấp Để phát triển Tây Nguyên trở thành vùng biên cương của Tổ quốc có kết cấu hạ tầng và đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân một cách bền vững thì phải lấy việc phát triển giáo dục là khâu then chốt, trong đó phải thực hiện đồng bộ "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Sự nghiệp này vừa giải quyết được nhiệm vụ trước mắt vừa thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh tế - xã hội - chính trị lâu dài ở Tây Nguyên
Do đặc điểm địa lí, dân cư, cùng với những khó khăn về kinh tế - xã hội nên giáo dục Tây Nguyên cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn Mạng lưới trường, lớp còn phân tán, chất lượng giáo dục thấp, đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu Phát triển giáo dục ở các tỉnh Tây Nguyên vừa góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế - xã hội, vừa thực hiện công bằng xã hội, chính sách dân tộc và miền núi
Trong thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành công tác CMC và phổ cập giáo dục tiểu học Mặc dù kết quả của công tác này chưa thật sự bền vững, nhưng cũng là điều kiện cần thiết để thực hiện PCGD THCS và phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn Đến năm 2010, cả nước hoàn thành PCGD THCS, đối với Tây Nguyên, do tính đặc thù nên tiến độ PCGD THCS còn chậm Công tác PCGD THCS
ở Tây Nguyên hiện nay không chỉ gặp khó khăn trong việc huy động học sinh ra lớp
và duy trì sĩ số mà còn bất cập ở đội ngũ làm công tác phổ cập Trong yêu cầu phát triển giáo dục nói chung, thực hiện PCGD THCS nói riêng, cần phải nâng cao chất lượng ĐNGV, một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục
Hiện nay, phổ cập giáo dục đang là xu thế phát triển giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới Phổ cập giáo dục ở Tây Nguyên cũng cần phải xem xét trên bình diện quốc tế, quốc gia và mối tương quan giữa các vùng miền trong phạm vi toàn quốc Mặt khác, PCGD Tây Nguyên cũng phải đặt trong mối tương quan của các điều kiện kinh tế - xã hội địa phương
Mục tiêu phổ cập giáo dục phải gắn liền với các mục tiêu kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng ĐNGV là yếu tố cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển giáo dục Chất lượng ĐNGV
Trang 6chưa đảm bảo thì việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung, PCGD THCS nói riêng
sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển giáo dục ở Tây Nguyên Vì vậy, nâng cao chất lượng ĐNGV THCS là để nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, đồng thời góp phần phát triển giáo dục ở các tỉnh Tây Nguyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
Nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục THCS ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn có ý nghĩa về mặt lí luận
ĐNGV là phạm trù của khoa học giáo dục và khoa học quản lí giáo dục Giáo dục học lấy quá trình giáo dục- đào tạo con người làm đối tượng nghiên cứu GV, ĐNGV là thành tố của quá trình đào tạo Không thể có giáo dục mà không có vai trò của người thầy Trong quá trình giáo dục, ĐNGV đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục Chất lượng ĐNGV trở thành yếu tố để tạo nên các yếu
tố khác về chất lượng giáo dục Tác động vào chất lượng ĐNGV tức là tác động đến quá trình giáo dục làm cho quá trình này diễn ra theo đúng yêu cầu, mục tiêu phát triển
Quản lí giáo dục phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng ĐNGV Trong mối tương quan của các nhân tố tham gia vào quá trình giáo dục, chất lượng ĐNGV tạo nên chất lượng giáo dục và ngược lại Nội dung này phải được xem xét trong từng điều kiện, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, tương ứng với từng vùng và từng thời điểm cụ
thể Vì vậy, việc đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS sẽ có những đóng góp nhất định làm phát triển phong phú khoa học giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: ĐNGV trường trung học cơ sở
-Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng của ĐNGV THCS ở các tỉnh Tây Nguyên
nhằm đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
4 Giả thuyết khoa học:
Để hoàn thành PCGD THCS đòi hỏi phải có nhiều nhân tố đồng bộ, trong đó nhân tố giáo viên là quyết định Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về số lượng, trình
độ, cơ cấu và tính gắn kết các thành viên của tổ chức nhà trường theo tiêu chí tổ chức biết học hỏi phù hợp với hoàn cảnh Tây Nguyên thì sẽ góp phần thực hiện tốt yêu cầu PCGD THCS ở các tỉnh Tây Nguyên
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Phân tích thực trạng chất lượng ĐNGV THCS trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Tổng kết một số kinh nghiệm thực tiễn làm tốt việc nâng cao chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS
- Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS các tỉnh Tây
Trang 7Nguyên để thực hiện PCGD THCS một cách bền vững
- Thử nghiệm, kiểm chứng tính hợp lý và khả thi của một số biện pháp
6 Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê toán học
7 Giới hạn đề tài:
Đi sâu vào những biện pháp có ý nghĩa về mặt quản lý Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong 3 tỉnh : Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk
8 Những luận điểm cần bảo vệ:
- PCGD THCS hiện nay theo hướng đảm bảo chất lượng và bền vững ở Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định và phát triển KT-XH của toàn vùng
- Chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên là nhân tố có ý nghĩa then chốt cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ PCGD THCS
- Chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên được nâng cao khi có các biện pháp quản lý tác động đồng bộ vào quy mô, trình độ, cơ cấu, tổ chức biết học hỏi
9 Những đóng góp mới của luận án:
- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về giáo viên, chất lượng ĐNGV
và vấn đề này được đặt vào hoàn cảnh PCGD THCS ở Tây Nguyên
- Đưa ra quan điểm, tiêu chuẩn và phương thức đánh giá chất lượng GV THCS
và ĐNGV THCS ở Tây Nguyên phục vụ PCGD THCS
- Đưa ra các biện pháp thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng ĐNGV THCS ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu PCGD THCS
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách và cơ chế quản
lý đối với giáo viên THCS , xây dựng tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đối với GV THCS ở Tây Nguyên, đồng thời có thể áp dụng cho các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong việc PCGD THCS
10 Cấu trúc luận án
Ngoài phần danh mục các công trình của tác giả; tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 199 trang, gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề chất lượng ĐNGV được nhiều nước trên thế giới quan tâm Công trình nghiên cứu tập thể của các nước thành viên OECD hay tại các diễn đàn quốc tế do
UNESCO tổ chức như: Hội thảo ASD Azmindece năm 1985, Diễn đàn giáo dục cho
mọi người tại Dakar, Senégal tháng 4 năm 2000, đều coi chất lượng GV là một trong
những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục
Ở nước ta, vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV được Đảng xem là một trong các giải pháp cho việc phát triển GD- ĐT Những nhà nghiên cứu giáo dục và quản lí
giáo dục rất quan tâm vấn đề này Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong bài “Nghề và nghiệp
Trang 8của người giáo viên” nhấn mạnh đến vấn đề “lý tưởng sư phạm”, vấn đề xây dựng
tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận”, về mô hình đào tạo giáo viên thế kỷ
XXI Trong bài Chất lượng giáo viên, Trần Bá Hoành tiếp cận vấn đề từ góc độ: đặc
điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và chất lượng ĐNGV
Nguyễn Thanh Hoàn đề cập: "Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện
chất lượng giáo viên" Trần Kiều đã xem chất lượng ĐNGV là yếu tố hàng đầu đối
với chất lượng giáo dục và đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể
không chú ý trước hết về chất lượng đội ngũ giáo viên là đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu và tay nghề ngày càng được nâng cao Trần Như Tỉnh trong công trình "Một
số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và PCGD THCS" đã phân tích về thực trạng của ĐNGV THCS trên cả
nước, phương hướng đào tạo, bồi dưỡng GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và PCGD THCS
Tuy vậy, nước ta còn thiếu những công trình phân tích mối quan hệ chất lượng giáo viên và chất lượng ĐNGV, chất lượng ĐNGV và yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGV Đặc biệt chưa có những công trình nghiên cứu vấn đề GV, ĐNGV gắn với sự phát triển KT-XH của từng vùng như Tây Nguyên
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Biện pháp: Luận án sử dụng từ "biện pháp" có hàm ý nêu ra cách làm, cách
thức thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng ĐNGV THCS ở các tỉnh Tây Nguyên theo yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu PCGD THCS
1.2.2 Giáo viên: Là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường
phổ thông, trường nghề và trường mầm non, hoặc các cơ sở giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là xây dựng và hình thành nhân cách cho người học đáp ứng
yêu cầu phát triển của xã hội
1.2.3 Đội ngũ giáo viên: Là tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác bao gồm CBQL, GV có đủ
tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định Khi xu thế phát triển của xã
hội đòi hỏi hoạt động của từng cá nhân đều phải trên tinh thần cộng tác, tương tác thì ĐNGV là tập hợp những người có tinh thần đoàn kết gắn bó tạo thành một khối thống nhất và mỗi hoạt động của từng thành viên luôn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở gắn kết với nhau theo lý tưởng chung, có cùng chung quyền lợi và
nghĩa vụ, quy chế làm việc nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
1.2.4 Chất lượng: Là thuộc tính bản chất vốn có của sự vật và để phân biệt sự vật
này với sự vật khác; là mức độ thể hiện của sản phẩm ấy đối với những chuẩn mực
đã qui định trước; là sự đáp ứng việc thực hiện mục tiêu phát triển của xã hội qui định với sự vật và thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng
1.2.5 Chất lượng giáo viên, chất lượng ĐNGV
1.2.5.1 Chất lượng giáo viên: Là sự tổng hợp những thuộc tính của GV đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục trong từng thời điểm nhất định Những thuộc tính: kiến
thức, năng lực sư phạm và phẩm chất, tư cách, đạo đức nhà giáo là những yếu tố tạo
Trang 9nên năng lực nghề nghiệp của giáo viên Chất lượng giáo viên ở trạng thái "tĩnh" là những thuộc tính tạo nên năng lực nghề nghiệp của GV Chất lượng GV ở trạng thái
"động" là những thuộc tính đó phải thay đổi theo những yêu cầu và hoàn cảnh khác nhau
1.2.5.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên: Là tổng hoà những thuộc tính, những giá
trị tạo nên ĐNGV Những thuộc tính này gắn bó với nhau trong một chỉnh thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ làm cho ĐNGV thực hiện được sứ mệnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mình Chất lượng ĐNGV gắn với những yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Chất lượng ĐNGV chỉ có được khi mỗi giáo viên trong ĐNGV đều có được nhân cách nhà giáo như đã nêu trong Luật Giáo dục Chất lượng ĐNGV được xem xét trên các yếu tố: số lượng, trình độ/năng lực, cơ cấu, tính
đồng thuận của đội ngũ
1.2.6 Quản lí đội ngũ giáo viên: Là quản lí nguồn nhân lực trọng yếu trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo Quản lí đội ngũ giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu và các chương trình phát triển giáo dục đồng thời tạo ra một môi trường liên nhân cách để phát triển mọi nhân cách và phải xây dựng được tập thể "biết học hỏi" Chính tập thể này mới có khả năng phát triển từng cá nhân trong tổ chức từ đó mà tổ chức được phát triển
1.3 Tầm quan trọng của PCGD THCS trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay ở nước ta
1.3.1 Yêu cầu phổ cập giáo dục, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Quan niệm về phổ cập giáo dục; phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Yêu cầu PCGD THCS được bao quát theo 4 nội dung cơ bản sau:
Đảm bảo tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi quy định; Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông THCS và bổ túc THCS theo quy định; Tiến độ và điều kiện thực hiện PCGD THCS phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; Giá trị bền vững của khối lượng tri thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh tiếp nhận được trong và sau khi học cũng như năng lực vận dụng sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội, gia đình và chính cá nhân người học
● Từ yêu cầu chung, công tác PCGD THCS ở Tây Nguyên làm sao phải:
- Huy động được trẻ em đến tận các bản, làng đúng độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ theo quy định của Bộ GD-ĐT đối với cá nhân, xã/ phường, quận/ huyện
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy để học sinh tốt nghiệp PTTHCS và BTTHCS đạt tỷ lệ theo quy định của Bộ GD-ĐT
- Đến năm 2010, các tỉnh Tây Nguyên phải hoàn thành PCGD THCS
- Lượng tri thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh tiếp thu được là cơ sở để các
em tiếp tục học lên hoặc vận dụng sáng tạo vào cuộc sống, thay đổi được giá trị cuộc sống Kết quả PCGD THCS còn giúp con em các dân tộc Tây Nguyên biết yêu hơn bản làng, dân tộc mình, gắn bó với Tây Nguyên; không nghe kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc; không ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền địa phương mà biết làm ra của cải, tạo lập cuộc sống ấm no, biết giữ gìn môi trường và
xây dựng bản làng văn hoá, gia đình văn hoá
1.3.2 Tầm quan trọng của công tác PCGD THCS trong quá trình phát triển kinh
Trang 10tế-xã hội hiện nay ở nước ta
- Phổ cập giáo dục là một quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội
- Mối quan hệ giữa phổ cập giáo dục và sự phát triển KT - VH - XH
1.4 Vai trò của nhân tố giáo viên, đội ngũ giáo viên đối với thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Vai trò của GV, ĐNGV trong tiến trình thực hiện phổ cập giáo dục
- Phân tích mối tương tác của nhân tố giáo viên, đội ngũ giáo viên với mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo
- Phân tích mối tương tác của GV, ĐNGV với cơ sở vật chất sư phạm
- Phân tích mối tương tác đội ngũ giáo viên với đội ngũ người học
- Phân tích mối tương tác của nhân tố giáo viên, đội ngũ giáo viên với lực lượng lao động trong đời sống cộng đồng
Từ việc phân tích vai trò của ĐNGV cho thấy: yếu tố ĐNGV tương tác với các yếu tố khác trong việc thực hiện yêu cầu PCGD THCS Vì vậy, tác động nâng cao chất lượng ĐNGV là để thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra của công tác PCGD THCS Vấn đề này, được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.5 Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
1.5.1 Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng giáo viên
Căn cứ văn bản pháp quy, tham khảo Chuẩn giáo viên Tiểu học của Dự án phát
triển GV tiểu học, khuyến cáo của UNESCO, yêu cầu PCGD THCS, tác giả xây dựng
Bảng chuẩn đánh giá chất lượng GV THCS với 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu và 40 tiêu chí
1.5.2.Lĩnh vực đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên:
Số lƣợng; trình độ ; cơ cấu; tổ chức biết học hỏi
1.6 Quản lí nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên
Tiến độ, điều kiện PCGD THCS
Giá trị bền vững của tri thức, kỹ năng, thái độ đối với HS
Yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Chương trình
Chất lƣợng ĐNGV THCS
CSVC, thiết bị
Trang 111.6.1 Tầm quan trọng của công tác quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV
Quản lí ĐNGV là nhiệm vụ cơ bản nhất trong QLGD, là một quá trình thực hiện các chức năng quản lí tác động vào đội ngũ giáo viên để đội ngũ có thể đáp ứng
tốt yêu cầu và mục tiêu giáo dục
Quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV là sự tác động đến ĐNGV bằng nhiều
phương pháp khác nhau theo các chức năng quản lí để phát triển ĐNGV đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và chuẩn hoá trình độ
1.6.2 Những yêu cầu đặt ra cho công tác quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV
Quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV là tổ chức cho mỗi giáo viên trong đội ngũ
thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả cao,
là phải làm cho đội ngũ giáo viên không ngừng phát triển theo yêu cầu của sự phát triển xã hội, là tạo điều kiện để giáo viên phát huy sự sáng tạo trong hoạt động giáo
dục, là thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí, bao gồm: Kế hoạch hoá, Tổ chức, Lãnh
đạo, Kiểm tra
● Chất lượng con người đang là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế- xã hội Chất lượng con người còn là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo sự phát triển của kinh tế- xã hội
- Chất lượng ĐNGV luôn được đặt trong yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với các mục tiêu kinh tế- xã hội Chất lượng ĐNGV là những biến số trong quá trình phát triển Xã hội càng phát triển, yêu cầu về chất lượng giáo dục càng cao, và vì thế chất lượng ĐNGV phải được nâng lên không ngừng Mặt khác, ở nơi nào chất lượng giáo dục chậm phát triển, vào lúc nào những nhiệm vụ giáo dục cần được hoàn thành thì nơi đó, lúc đó, ĐNGV cần được nâng cao về chất lượng Điều này đang đặt ra đối với công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục ở những nơi như ở Tây Nguyên trong thời điểm hiện nay
- Phổ cập giáo dục THCS ở Tây Nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển KT- XH, giữ vững an ninh cho vùng và cho cả nước PCGD THCS ở Tây Nguyên chỉ có thể thực hiện thành công nếu có ĐNGV có chất lượng tốt Chất lượng này được tạo thành từ chất lượng mỗi giáo viên và được tổng hoà của cả đội ngũ trên các khía cạnh: số lượng, trình độ, cơ cấu và tập thể biết học hỏi
- Quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV THCS là sự quản lí thực hiện một cách đồng bộ các chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra làm cho đội ngũ này phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu PCGD THCS
Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 là "phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học" Điều này, chứng tỏ ĐNGV không những là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục mà còn là điều kiện để phát triển giáo dục, nhân tố quyết định sự thắng lợi của chiến lược phát triển giáo dục Trước những thực trạng của giáo dục, nhất là những hạn chế về chất lượng giáo dục
và chất lượng ĐNGV, Ban Bí thư có Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, với mục tiêu "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh
Trang 12chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản
lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" Chất lượng ĐNGV là vấn đề thực sự được Đảng và Nhà nước
thường xuyên quan tâm
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐNGV THCS Ở TÂY NGUYÊN TRƯỚC YÊU
CẦU THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PCGD THCS
2.1 Giới thiệu việc tổ chức khảo sát ĐNGV THCS các tỉnh Tây Nguyên
2.1.1 Quan điểm và nội dung khảo sát
- Quan điểm: Khảo sát phải theo chuẩn
- Nội dung chuẩn: Ngoài các lĩnh vực, năng lực và tiêu chí ở bảng chuẩn còn
có thêm các tiêu chí phù hợp với đặc thù ĐNGV THCS Tây Nguyên
2.1.2 Phương thức: Khảo sát phạm vi rộng; khảo sát sâu (trực tiếp)
2.2 Đặc trưng kinh tế- xã hội các tỉnh Tây Nguyên
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên
Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, hơn 44 dân tộc thiểu số, chiếm hơn 43% dân số, dân cư phân tán, địa bàn rộng, giao thông khó khăn.Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chiến lược phát triển tạo cơ hội tốt nhất để các tỉnh Tây Nguyên phát triển kịp với các tỉnh khác trong toàn quốc
2.2.2 Tình hình phát triển KT-XH của các tỉnh Tây Nguyên
Trong vài năm gần đây, Tây Nguyên thực hiện các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, vệ sinh, nước sạch, môi trường, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng Những nhà máy thuỷ điện lớn, hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi
đã và đang được xây dựng ở khu vực này nhằm tạo cho Tây Nguyên vững mạnh để trấn giữ miền Tây Nam của Tổ quốc
Trở ngại lớn nhất trong sự nghiệp phát triển Tây Nguyên là thiếu lao động có chuyên môn Sự nghiệp giáo dục phải được chú ý làm cho con em DTTS và cả con
em người Kinh trong vòng 5-10 năm tới phải trở thành bộ phận quan trọng trong sự nghiệp kiến thiết Tây Nguyên
2.2.3 Kinh tế - giáo dục của Tây Nguyên trong tương quan với các vùng miền khác của cả nước
Xét về mối tương quan kinh tế của Tây Nguyên với các vùng KT - XH của nước ta thì Tây Nguyên có chỉ số phát triển kinh tế, tuy có thấp, nhưng vẫn đứng trên
các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng chỉ số phát triển giáo dục lại gần thấp nhất, chỉ đứng trên vùng Tây Bắc Bắc Bộ
Để thực hiện các mục tiêu về giáo dục, Tây Nguyên cần phải đẩy mạnh PCGD THCS Điều đó không chỉ để nâng cao dân trí mà còn tạo cơ sở cho sự nâng cao trình độ sản xuất và đào tạo lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn cao
2.2.4 Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - giáo dục Tây Nguyên
Trang 13Đầu tư phỏt triển văn hoỏ, giỏo dục nhằm nõng cao dõn trớ, điều kiện để người dõn Tõy Nguyờn vươn lờn vượt qua đúi nghốo, làm giàu một cỏch bền vững, giữ vững ổn định chớnh trị và bảo đảm an ninh quốc phũng
2.3 Phổ cập giỏo dục trung học cơ sở ở Tõy Nguyờn
2.3.1 Tỡnh hỡnh phỏt triển giỏo dục: Quy mụ giỏo dục được củng cố và phỏt
triển, số lượng HS cỏc cấp đều tăng Trong đú đỏng chỳ ý là số HS DTTS hàng năm
đó tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao HS tiểu học(TH) khụng tăng, tuy nhiờn HSTH DTTS tăng trung bỡnh khoảng 3,57%/ năm; HS THCS tăng trung bỡnh 9,48%, trong
đú HSDTTS tăng khoảng 19,46%; HS THPT tăng trung bỡnh hàng năm là 10,68%, HSDTTS tăng khoảng 63,17% Mạng lưới trường lớp được tăng cường Từ năm 2000 đến năm 2003, số trường học được xõy mới và đưa vào sử dụng ở ngành học phổ thụng là: 147.Tuy vậy,vẫn cũn 164 phũng học ba ca, 13.306 phũng học tạm bợ Năm học 2002-2003 Tõy Nguyờn cú tổng số 38132 GV Tỷ lệ đạt chuẩn, tỷ lệ đứng lớp của
Tỷ lệ GV ch-a đạt chuẩn còn khá cao, đặc biệt ở bậc Tiểu học.Số l-ợng GV
còn thiếu nhiều biểu hiện ở tỷ lệ đứng lớp còn thấp so với quy định của Bộ GD&ĐT
ĐNGV là ng-ời DTTS của các ngành học đ-ợc biểu hiện qua bảngsau:
Đến nay vẫn còn khoảng gần 30% GV DTTS bậcTiểu học ch-a đạt chuẩn Một
số GV dân tộc hạn chế về tiếng Việt đã ảnh h-ởng đến việc giảng dạy Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có những chuyển biến, tuy nhiên: quy mô HS tăng nh-ng tỷ lệ bỏ học, l-u ban còn lớn, mạng l-ới tr-ờng lớp vẫn ch-a đáp ứng đ-ợc nhu cầu, ĐNGV thiếu, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp, tỷ lệ GV ng-ời DTTS còn quá ít, vấn đề
giáo dục cho đồng bào DTTS còn nhiều bất cập
2.3.2 Giáo dục Tây Nguyên với phát triển KT, VH- XH trên địa bàn
Giáo dục trực tiếp và th-ờng xuyên bồi d-ỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo cho ng-ời lao động Đó là yếu tố cơ bản để kinh tế Tây nguyên ngày càng phát triển Để có thể tiếp thu nền văn hoá tinh hoa của dân tộc và nhân loại, bảo vệ truyền thống văn hoá của dân tộc, xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không có một trình độ giáo dục nhất định trong đó có vai trò giáo dục ở Tây Nguyên
Trang 142.3.3.1 Về giáo dục trung học cơ sở:
Quy mô HS tăng bình quân hằng năm khoảng 9,48%, trong đó HS dân tộc tăng 19,46% Tuy nhiên tỷ lệ l-u ban là 1,82%, tỷ lệ bỏ học là 8,82% cao hơn so với cả n-ớc khoảng 1,5 lần Mạng l-ới tr-ờng, lớp THCS đã đ-ợc mở rộng song vẫn còn xã ch-a có tr-ờng THCS đặc biệt là ở Kon Tum 47/82 xã ch-a có tr-ờng THCS Tỷ lệ
đứng lớp là 1,5 Tây Nguyên vẫn còn thiếu khoảng 1863 GV THCS chủ yếu các môn năng khiếu, Công nghệ, Tin học Tỷ lệ GV đạt chuẩn là 93,8%, trong đó Kon Tum: 97,7%, Gia Lai: 90,36% và Đắk Lắk: 93,4% ĐNGV THCS ng-ời DTTS là 519 ng-ời, chiếm tỷ lệ 4,76%
2.3.3.2 Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
- Những thuận lợi cơ bản : Đ-ợc sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể Các cấp, các ngành đã và đang tác động tích cực
đến nhận thức của ng-ời dân về chủ tr-ơng, nhiệm vụ PCGD THCS Ban chỉ đạo cấp huyện, xã từng b-ớc đ-ợc kiện toàn và hoạt động có hiệu quả, các đoàn thể địa ph-ơng cũng đã nhập cuộc tích cực ĐNGV từng b-ớc đ-ợc tăng c-ờng về số l-ợng
và có những chuyển biến đáng kể về nhận thức đối với công tác PCGD THCS Các tỉnh đã đ-ợc công nhận đạt XMC và PCGD TH từ năm 2000
-Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân cơ bản: Việc mở lớp BTVH và
huy động, duy trì sĩ số gặp nhiều khó khăn, thách thức Động cơ, ý thức học tập của không ít thanh thiếu niên ng-ời DTTS còn thấp Trình độ và khả năng tiếp thu của HS còn rất hạn chế Một số nơi cấp uỷ, chính quyền địa ph-ơng và các tổ chức đoàn thể ch-a thật sự quan tâm ĐNGV THCS ch-a đồng bộ về cơ cấu, một số GV năng lực chuyên môn còn hạn chế GV tham gia PCGD THCS đa phần là kiêm nhiệm, ch-a đ-ợc tập huấn bồi d-ỡng kỹ năng về phổ cập Mạng l-ới tr-ờng THCS ch-a trải rộng khắp các xã, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ch-a đảm bảo Chế độ chính sách đối với ng-ời dạy, ng-ời học còn bất cập Nguyên nhân chủ yếu là do Tây nguyên có địa hình chia cắt phức tạp, có điểm xuất phát KT-XH thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhận thức về giáo dục của ng-ời dân còn hạn chế
2.4 Thực trạng chất l-ợng đội ngũ giáo viên THCS theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Tác giả luận án căn cứ vào chuẩn đánh giá đã xây dựng tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng trên các nội dung:
Số l-ợng ĐNGV THCS; Trình độ của đội ngũ giáo viên THCS (gồm phẩm chất chính trị, t- cách đạo đức; trình độ chuyên môn s- phạm; kỹ năng s- phạm);
X ây dựng tập thể biết học hỏi; Cơ cấu của đội ngũ giáo viên THCS (cơ cấu chuyên môn; tuổi đời và tuổi nghề; giới tính, thành phần dân tộc, số l-ợng đảng viên)
2.5 Nhận định tổng quát về ĐNGV THCS Tây Nguyên theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở
2.5.1 Điểm mạnh của đội ngũ giáo viên
Giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, có lòng yêu n-ớc, yêu CNXH, sống chấp hành theo luật pháp, tuân thủ các quy định của ngành Họ là những ng-ời yêu nghề, sẵn