Nếu nghiên cứu đề xuất được các giải pháp hợp lý dựa trên nghiên cứu về lýluận và thực tiễn về việc quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn từ khâulập kế hoạch, tổ chức thực hiện
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-*** -TRỊNH THỊ ANH HOA
QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở
CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN THUỘC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội, 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-*** -TRỊNH THỊ ANH HOA
QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở
CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN THUỘC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62140501
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Bá Lãm
PGS.TS Trần Khánh Đức
Hà Nội, 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác
Tác giả luận án
Trịnh Thị Anh Hoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất tới Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đến GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cùng các Thầy Cô của trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án
Tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS Đặng Bá Lãm và PGS TS Trần Khánh Đức, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Sở GD & ĐT
Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái , các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận án
Trịnh Thị Anh Hoa
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ vii
Danh mục chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Những luận điểm bảo vệ 8
8 Đóng góp mới của luận án 9
9 Giới hạn nghiên cứu 10
10 Cấu trúc của luận án 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC 11
1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.2 Phổ cập giáo dục 19
1.2.1.Phổ cập giáo dục và giáo dục phổ cập 19
1.2.2.Bắt buộc giáo dục và giáo dục bắt buộc 21
1.2.3.Đánh giá, công nhận PCGD và xử lí khi vi phạm thực hiện PCGD 25
1.2.4.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng PCGD 32
1.3 Địa phương khó khăn và đối tượng khó khăn về PCGD 33
1.3.1 Phân loại các vùng trong cả nước 33
1.3.2 Tiêu chí xác định các địa phương khó khăn 33
1.3.3 Địa phương khó khăn về phổ cập giáo dục 35
1.3.4 Đối tượng khó khăn về phổ cập giáo dục 35
1.3.5 Những đặc điểm của công tác PCGD ở các địa phương khó khăn miền núi phía Bắc 36
1.3.6 Điều kiện phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn 37
1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến PCGD ở các địa phương khó khăn 37
1.4 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý công tác phổ cập giáo dục 42
1.4.1 Quản lý, chức năng quản lý 42
Trang 61.4.2 Quản lý giáo dục 43
1.4.3 Quản lý công tác phổ cập giáo dục 45
1.4.4 Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn 64
Tiểu kết chương 1 67
CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM 69
2.1 Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện phổ cập giáo dục cho các địa phương khó khăn 69
2.1.1 Thái Lan 70
2.1.2 Trung Quốc 75
2.1.3 Nhật Bản: 83
2.1.4 Hoa kỳ 87
2.1.5 Bài học kinh nghiệm về giáo dục bắt buộc của các nước 90
2.2 Tình hình PCGDở Việt Nam 93
2.2.1 Chủ trương, chính sách về phổ cập giáo dục 93
2.2.2 Tình hình thực hiện PCGD trong cả nước 95
2.2.3 Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn 98
2.2.4 Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn miền núi phía Bắc 99
2.3 Quản lý công tác PCGD tại các địa phương khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc 104
2.3.1 Thông tin về mẫu khảo sát, đối tượng và phương pháp khảo sát 104
2.3.2 Thực trạng quản lý công tác PCGD tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc 107
2.3.3 Những khó khăn có ảnh hưởng đến công tác quản lý PCGD tại các địa phương khó khăn 121
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác PCGD tại các huyện khó khăn 127
2.3.5 Nguyên nhân 135
2.3.6 Đánh giá chung 140
Tiểu kết chương 2 142
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN 145
3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội ở các vùng khó khăn 145 3.2 Mục tiêu PCGD của nước ta đến năm 2020 145
3.3 Nguyên tắc lựa chọn và đề xuất các giải pháp 146
3.4 Hệ thống các giải pháp chủ yếu thực hiện phổ cập giáo dục cho các địa phương khó khăn 148
3.4.1.Tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCGD tiểu học và THCS cho hệ thống chính trị - xã hội .148
Trang 73.4.2 Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập giáo dục và coi nó là một bộ phận của kế hoạch tổng thể phát
triển giáo dục từ tỉnh đến huyện đến xã 151
3.4.3 Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học, trung học cơ
sở, các lớp phổ cập giáo dục, trung tam giáo dục thường xuyên thông qua việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học .155
3.4.4 Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ làm công tác PCGD 160
3.3.5.Phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng PCGD 163
3.3.6 Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác phổ cập giáo dục 165
3.3.7 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn t hể nhân
dân và các cơ quan giáo dục 167
3.5 Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của hệ thống các giải pháppháp chủ yếu thực hiện PCGD cho các địa phương khó khăn 1723.6 Kết quả thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp thực hiện PCGD cho các địa
phương khó khăn 177
Tiểu kết chương 3 182
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
……… 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 PHỤ LỤC 198
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Danh sách các nước và số năm thực hiện PCGD 26
Bảng 1 2 Tiêu chuẩn công nhận PCGD tiểu học, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở 28
Bảng 1 3 Số năm học bình quân của người dân 30
Bảng 2 1: Chiến lược giáo dục nghĩa vụ 9 năm của Trung Quốc 76
Bảng 2 2 Chương trình hỗ trợ thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm ở các địa phương khó khăn của Trung Quốc 77
Bảng 2 3 Tuổi giáo dục bắt buộc ở các Bang của Hoa Kỳ 88
Bảng 2 4 Thống kê tiến độ PCGD của các xã ở các huyện khó khăn của 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang tính đến thời điểm năm 2010 101
Bảng 2 5 Số lượng các đối tượng khảo sát 105
Bảng 2 6.Chuẩn PCGD trung học cơ sở hiện hành 117
Bảng 2 7 Ý kiến của giáo viên về điều chỉnh chuẩn PCGD hành chính 118
Bảng 2 8 Ý kiến của giáo viên về điều chỉnh chuẩn PCGD cá nhân 119
Bảng 2 9 Những khó khăn về địa lý, kinh tế, xã hội 121
Bảng 2 10 Những khó khăn về mặt nhận thức và quản lý chỉ đạo 123
Bảng 2 11 Khó khăn về các điều kiện đảm bảo 125
Bảng 2 12 Xác xuất các câu trả lời của giáo viên 127
Bảng 2 13 Tập hợp xác xuất các câu trả lời của CBQL và GV về học sinh 129
Bảng 2 14 Ý kiến giáo viên về điều kiện đi học cho trẻ trong độ tuổi 129
Bảng 2 15 Ý kiến giáo viên và CBQL về những khó khăn của trẻ trong độ tuổi PCGD 130
Bảng 2 16 Ý kiến giáo viên và CBQL về nguyên nhân HS trong độ tuổi PCGD bỏ học 130
Bảng 2 17 Tổng hợp xác suất các câu trả lời của CBQL 131
Bảng 2 18 Tổng hợp xác suất các câu trả lời của CB cộng đồng 132
Bảng 2 19 Tổng hợp xác xuất liên quan đến 133
Bảng 2 20 Tổng hợp xác suất và phân phối xác suất của 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang 134
Bảng 3 1 Ý kiến CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp chủ yếu thực hiện quản lý công tác PCGD cho địa phương khó khăn 174
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1 Hệ thống quản lý PCGD 46
Sơ đồ 1 2 Mô hình quản lý công tác phổ cập giáo dục 50
Sơ đồ 1 3 Nội dung quản lý công tác PCGD 52
Sơ đồ 2 1 Chia sẻ trách nhiệm thực hiện giáo dục nghĩa vụ ở vùng nông thôn 80
Trang 9EFA Giáo dục cho mọi người
GD& ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
THPT Trung học phổ thông
Trang 10Việt Nam là một nước đang phát triển cho nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triểnkinh tế, xã hội thì bài toán phát triển giáo dục cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết.
Trong đó, việc phổ cập giáo dục (PCGD), nâng cao dân trí đang được coi trọng hàngđầu PCGD là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực Giáo dục phổ cập tạo cho các em
có trình độ dân trí tối thiểu để có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết đồngthời giáo dục phổ cập còn góp phần hình thành nhân cách con người, đặc biệt là nhâncách của con người lao động mới trong tương lai PCGD góp phần xóa đói giảmnghèo, PCGD tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là con em các đồng bào dân tộcthiểu số, học sinh ở các vùng kinh tế chậm phát triển, học sinh khuyết tật, học sinh cóhoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục có chất lượng góp phần tạo cơ hội bình
đẳng trong tiếp cận giáo dục cơ bản cho mọi người dân trong xã hội Việc thực hiện
PCGD không chỉ có ý nghĩa tạo công bằng trong giáo dục, tạo nền tảng nâng cao dân
trí để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, mà còn góp phần quan trọng
trong việc xây dựng xã hội học tập Do đó, PCGD là nhu cầu thiết yếu của con người,
giúp con người hình thành và phát triển cả về thể lực, trí lực và nhân cách, đồng thời
còn là nhân tố cơ bản để phát triển nguồn lực con người
Thực hiện PCGD, tiếp tục củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, PCGD tiểuhọc, PCGD trung học cơ sở đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những
định hướng chính về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về giáo dục và đào tạo ( GD &ĐT): tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN) kỳ họp thứ 9 khóa VII đã thông qua Luật PCGD tiểu học Điều 6 của
Trang 11Luật này quy định: Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện PCGD tiểu
học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có
khó khăn [56, tr.5] Tháng 12/1996 Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ hai
khóa VIII đã xác định: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học Hoàn
thành PCGD trung học cơ sở vào năm 2010 và Trung học phổ thông vào năm 2020.Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảmchênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ [ 19]; Tháng 12/2001, Thủ
tướng Chính Phủ đã phê duyệt “Chiến lược Phát triển giáo dục 2001-2010” Trong
Chiến lược chỉ rõ: “ Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục
phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, , có chính sách đảm bảo điều kiện học tập
cho con em người có công và diện chính sách, cơ hội học tập cho c on em gia đình
nghèo” [13,tr 39]; Tháng 7 năm 2002 Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ sáu
khóa IX đã nêu: thực hiện PCGD trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục củng cố và
phát huy kết quả xóa mù chữ PCGD tiểu học, đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùngxa [21]; Tháng 7 năm 2005 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kỳ họp thứ 7 khóa
XI đã thông qua Luật Giáo dục Điều 11 của Luật này về PCGD ghi rõ: “Giáo dục tiểu
học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập Nhà nước quyết định kế hoạch PCGD, bảo đảm các điều kiện để thực hiện PCGD trong cả nước Mọi công dân, trong độ tuổi quy định, có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập Gia
đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập” [57, tr.13] Bên cạnh những quy định về
PCGD của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Ban Khoa giáo và Quốc Hội, Bộ GD & ĐT
đã có rất nhiều các thông t ư, chỉ thị, văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện
PCGD như: Bộ Chính trị: Chỉ thị số 61-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12
năm 2000 về việc thực hiện PCGD trung học cơ sở Chính phủ: Nghị định số
88/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện PCGD trung học cơ sở ngày 22
tháng 11 năm 2001 Ban Chấp hành trung ương, Ban Khoa giáo về Hướng dẫn thực
hiện chỉ thị 61-CT/TW, ngày 9 tháng 2 năm 2001 Bộ GD & ĐT: Quyết định số
28/1999/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận
PCGD tiểu học đúng độ tuổi; Thông tư số 14/GD ĐT ngày 5 tháng 8 năm 1997 về
Hướng dẫn tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra đánh giá kết quả chống mù chữ và PCGD
tiểu học; Công văn số 712/THPT ngày 02 tháng 2 năm 2001 về Hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ PCGD trung học; công văn số 3667/THPT ngày 11 tháng 5 năm 2001 về kếhoạch triển khai nghị quyết của Quốc hội về thực hiện PCGD trung học cơ sở ; Quyết
Trang 12định số 26/2001-QĐ-BGD &ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đ ánh
giá công nhận PCGD trung học cơ sở; Công văn số 6170/THPT về việc Hướng dẫn quytrình, hồ sơ và nội dung kiểm tra kết quả PCGD trung học cơ sở [7, 12,14, 62, 64]
Để khẳng định sự quan tâm của Việt Nam đối với công tác giáo dục, đặc biệt là
PCGD, ngay từ những đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã tham gia Hội nghị quốc tế về Giáodục cho mọi người (EFA) tổ chức tại Jomtien, Thái Lan 1990 Hội nghị đã chú trọngvào việc tạo cơ hội cho toàn dân được hưởng nhu cầu giáo dục cơ bản Vào tháng
4/2000, hơn 180 nước, trong đó có cả Việt Nam đã tham gia Diễn đàn Giáo dục quốc
tế tổ chức tại Dakar, Senegal Diễn đàn đã nhất trí các mục đích về giáo dục cho mọi
người là: "Mở rộng và tăng cường chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ em từ sớm,
nhất là đối với trẻ em thiệt thòi; đảm bảo rằng đến năm 2015 mọi trẻ em đặc biệt là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số tiếp … " Tháng
9/2000, hơn 180 nước, trong đó có Việt Nam đã tham dự Hội nghị Thiên niên kỷ củaLiên Hợp Quốc Hội nghị đã thông qua các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo
dục: "Đảm bảo rằng trẻ em ở mọi nơi, trẻ em trai cũng như trẻ em gái sẽ có thể hoàn
thành bậc giáo dục tiểu học vào năm 2015; xoá bỏ sự phân biệt về giới ở bậc tiểu học
và trung học đến năm 2005 và ở tất cả các cấp vào năm 2015 [ 55, tr 3].
Để thể hiện cam kết của mình tại Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người,
ngày 2/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia
giáo dục cho mọi người (2003-2015)" Kế hoạch đã tạo nên một khuôn khổ chiến lược
cho sự phát triển giáo dục lâu dài gồm bốn nhóm mục tiêu trong đó mục tiêu giáo dục
tiểu học là: "Tạo điều kiện tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng và phù hợp với
điều kiện kinh tế cho tất cả các em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt
thòi, trẻ em gái; Đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành chu trình đầy đủ 5 lớp của bậc giáo dục tiểu học " Mục tiêu đối với THCS là: " Mở rộng cơ hội tiếp cận với giáo dục THCS có chất lượng và ở mức phù hợp với điều kiện kinh tế c ho tất cả các em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái; Đảm bảo rằng tất cả trẻ
em hoàn thành chu trình đầy đủ 4 lớp của bậc THCS; nâng cao chất lượng giáo dục THCS " [15, tr 4].
Trang 13Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao cho Bộ GD & ĐT thực hiện các chương trìnhtrọng điểm như: Chương trình kiên cố hóa trường học và tăng cường trang thiết bị dạyhọc; Dự án Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và CBQL giáo dục; Hỗ trợ thựchiện PCGD trung học cơ sở duy trì kết quả PCGD tiểu học và hỗ trợ PCGD trung họcphổ thông; Dự án đổi mới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa và tài liệudạy học; Dự án đưa tin học và ngoại ngữ vào trư ờng học; Dự án Hỗ trợ giáo dục miềnnúi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn ; Dự án tăng cường giáo dụcchuyên biệt [14,17] Các chương trình, dự án này đã tạo điều kiện mở rộng khả năngnhập học cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực vào thực hiệnnhiệm vụ PCGD Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện PCGD ở nhữngtỉnh khó khăn còn gặp rất nhiều hạn chế Những thành tựu của PCGD tiểu học vẫn
chưa đến được với tất cả các em Tỷ lệ nhập học và hoàn thành cấp học ở mức thấp tập
trung vào một số nhóm nhất định: trẻ em ở vùng xa và vùng núi, trẻ em các gia đình cóthu nhập thấp và trẻ em có hoàn cảnh học tập khó khăn Điều này tạo nên tình trạngbất công bằng trong cơ hội học tập Hơ n thế nữa, chi phí trực tiếp mà phụ huynh phảitrả cho giáo dục vượt quá khả năng tài chính của những gia đình nghèo , gây cản trởcho việc đi học của con em họ Các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và nhân lựckhông đủ để trang trải chi phí cho việc đạt PCGD trung học cơ sở có chất lượng vàphù hợp với điều kiện kinh tế Vì vậy, quy mô của giáo dục trung học cơ sở đạt mứclớn nhất ở vùng thành thị và thấp nhất ở vùng xa và vùng núi Sự phân bố không đồng
đều này làm tăng khoảng cách về cơ hội học tập giữa các vùng miền
Với những khó khăn như vậy nên rất nhiều địa phương đã được công nhậnPCGD tiểu học nhưng không duy trì được kết quả phổ cập như: năm 2003, Lai Châu
có 29 xã không còn đạt chuẩn PCGD tiểu học, Kontum có 8 xã không duy trì được kếtquả PCGD tiểu học và có 12 xã không duy trì được kết quả chống mù chữ, 10 xã có sốtrẻ em trong độ tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học dưới 30%; 12 xã có tỉ lệ dưới 50 %; sốtrẻ 11-14 tuổi thuộc diện PCGD tiểu học nhưng chưa được đi học tiểu học là 264 em(0,76%) [32, tr.3] Năm 2010 toàn tỉnh Hà Giang mới có 161/195 được công nhận xã
đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi; và 190/195 xã đạt chuẩn về về PCGD trung
Trang 14học cơ sở , tuy nhiên đến nay có 5 xã đã bị mất kết quả đạt chuẩn Các xã chưa đạtchuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở chủ yếu là các xã vùngsâu, vùng xa đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Vị Xuyên,Quản Bạ [84, tr 1].
Thực tế cho thấy chất lượng PCGD còn thấp và chưa vững chắc ở một số địa
phương Do sức ép về tiến độ và số lượng, một số địa phương cố thực hiện kế hoạchtrong khi điều kiện chưa thật đầy đủ, nên quan tâm chưa đúng mức đến chất lượng phổ
cập, chất lượng đạt được chưa cao, chưa bền vững, dẫn tới mất chuẩn (khoảng 10% số
xã ) [9, tr 7]
Có rất nhiều nguyên nhân cản trở các địa phương thực hiện PCGD đặc biệt đốivới các địa phương khó khăn Một trong những nguyên nhân đó là chưa đánh giá đúng
đựợc thực trạng PCGD và thiếu một cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp quản lý
thực hiện PCGD phù hợp với thực tiễn địa phương Chính vì vậy, nghiên cứu cơ sởkhoa học, đánh giá được thực trạng PCGD ở các địa phương khó khăn để từ đó đề ra
được các giải pháp quản lý thiết thực và có tính khả thi nhằm tháo gỡ những khó khăn,giúp các địa phương khó khăn phát triển giáo dục và hoàn thành PCGD có chất lượng
là vấn đề rất cấp thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về PCGD, quản lý PCGD nói chung và ở các
địa phương khó khăn nói riêng Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý
PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở ở các địa phương khó khăn nhằm duy trì vàtừng bước nâng cao chất lượng PCGD tiểu h ọc và THCS, đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững kinh tế- văn hóa- xã hội ở các địa phương khó khăn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn thuộc miền núiphía Bắc Việt Nam
Trang 153.2.Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía BắcViệt Nam
4 Giả thuyết khoa học
Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học và trung học cơ sở nhưng vẫncòn một bộ phận lớn học sinh, đặc biệt học sinh các đ ịa phương khó khăn chưa đượctiếp cận với chương trình PCGD tiểu học và THCS Kết quả PCGD tiểu học và THCS
ở nhiều địa phương không vững chắc nên không duy trì được chuẩn PCGD đã đạtđược Nguyên nhân cơ bản là do các địa phương chưa làm tốt công tác quản lý việc
thực hiện và duy trì kết quả PCGD
Nếu nghiên cứu đề xuất được các giải pháp hợp lý (dựa trên nghiên cứu về lýluận và thực tiễn) về việc quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn từ khâulập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến việc chỉ đạo, kiể m tra đánh giá thì chắc chắn sẽduy trì và từng bước nâng cao chất lượng PCGD tiểu học và THCS , đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội ở các địa phương khó khăn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đ ây:
1) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về PCGD, quản lý PCGD;
2) Nghiên cứu tình hình thực hiện và quản lý công tác PCGD ở các địa phương
khó khăn ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam;
3) Nghiên cứu thực trạng công tác PCGD, quản lý PCGD và các nhân tố ảnh
hưởng đến PCGD ở các địa phương khó khăn ;
4) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý công tác PCGD tiểu học vàTHCS ở các địa phương khó khăn nhằm duy trì và bảo đảm tính bền vữngcủa PCGD Triển khai khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các giải
pháp đề ra trong luận án;
Trang 165) Thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp quản lý công tác PCGD đã
đề xuất trong luận án
6 Phương pháp nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu trên cho thấy đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng,
đòi hỏi sự khái quát cao và những luận cứ có sức thuyết phục để có thể rút ra những
nhận xét và kết luận khoa học nhằm xây dựng được hệ thống các giải pháp thựchiện PCGD cho các vùng khó khăn Vì vậy, đề tài đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau đây:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này giúp nghiên cứu các vấn đề lý luận và tổng quan thực tiễn về
phổ cập ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề lý luận
Đồng thời nghiên cứu các văn bản Luật, các quyết định hiện hành của Chính ph ủ, Bộ
GD & ĐT… có liên quan đến vấn đề PCGD là căn cứ để phân tích tình hình thực tiễn
của công tác PCGD và quản lý PCGD
6.2 Phương pháp nghiên cứu so sánh
Nghiên cứu so sánh thực tiễn và xu hướng PCGD ở một số nước trên thế giới,
so sánh tương quan giữa giáo dục và trình độ phát triển kinh tế -xã hội; truyền thốngvăn hóa - giáo dục từ đó rút ra bài học để tìm ra các giải pháp có hiệu quả thực hiện
PCGD cho các địa phương khó khăn của Việt Nam
6.3 Phương pháp chuyên gia
Tổ chức và tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia về các vấn
đề cơ sở khoa học, lý luận, tình hình PCGD, xu thế PCGD của các nước trên thế giới
Lấy ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh các giải pháp quản lý công tác PCGD chocác địa phương khó khăn và tính khả thi của chúng
6.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra khảo sát về công tác PCGD bằng cách
sử dụng các phiếu hỏi (phiếu dành cho cán bộ quản lý), dành cho giáo viên và cán bộcộng đồng) nhằm đánh giá thực trạng công tác PCGD, quản lý PCGD, xác định những
Trang 17điều tra xã hội học còn được sử dụng để thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý
PCGD
6.5.Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng PCGD được tiến
hành để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất trong luận án
6.6 Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu thống kê, số liệu khảo sát
Các kết quả điều tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm chuyên dùng cho điều tra xãhội học SPSS (Statistic Package for Social Studies) và EXEL Trên cơ sở kết quả xử lý
số liệu này sẽ phân tích, kết luận khoa học về các thông tin thu được Từ đó, có thể đưa
ra những nhận định, đánh giá về các nội dung nghiên cứu
7 Những luận điểm bảo vệ
7.1 PCGD ở các địa phương khó khăn luôn phải đối mặt với những khó khăn về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội về các điều kiện đảm bảo thực hiện PCGD Nângcao hiệu quả quản lý việc thực hiện chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất, tài chính, sự tham gia của các lực lượng trong xã hội sẽ đảm bảo cho các
địa phương khó khăn đạt chuẩn PCGD tiểu học và THCS bền vững
7.2 PCGD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Sử dụng công cụ toán học, tính xác
suất Bayes cho phép xác định được các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến PCGD cũng
như mức độ bền vững của PCGD từ đó có thể đề xuất được những giải pháp để
thực hiện PCGD bền vững cho các địa phương khó khăn
7.3 Quản lý công tác PCGD được thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương : Các
cấp quản lý giáo dục: Bộ GD & ĐT, Sở GD &ĐT, Phòng GD & ĐT, trường
THCS, trường tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên ; các cấp quản lý nhànước: UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã/ phường Mỗi cơ quan có trách
nhiệm khác nhau đối với công tác PCGD Xác định được rõ trách nhiệm của
Trang 18từng cơ quan và có cơ chế phối hợp giữa các cấp quản lý PCGD thì sẽ nâng cao
được hiệu quả của công tác PCGD ở các địa phương
7.4 PCGD là một vấn đề xã hội phức tạp, muốn PCGD có hiệu quả và bền vững, đặc
biệt ở các địa phương khó khăn phải thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng
bộ bao quát cả hai vấn đề kinh tế- xã hội và vấn để tổ chức – triển khai thực hiện,
chú trọng tác động vào các khâu của hoạt động PCGD và quản lý PCGD nhất làcác yếu tố thuộc chức năng quản lý (công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thựchiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá) để hai tuyến vấn đề này phát triển đồng bộvới nhau, hài hòa với nhau, tạo nên kết quả PCGD bền vững
8 Đóng góp mới của luận án
8.1 Luận án đã thực hiện nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn
đề về PCGD, giáo dục bắt buộc (phân biệt PCGD và giáo dục bắt buộc, các tiêu
chí của giáo dục bắt buộc), quản lý giáo dục, quản lý PCGD, và mô hình quản lýPCGD ở các địa phương khó khăn
8.2 Luận án đã nghiên cứu và x ây dựng mô hình quản lý PCGD ở các địa phương
khó khăn theo mô hình quản lý mục tiêu (MBO) Luận án đã phân tích rõ từng
nội dung của mỗi chức năng quản lý trong công tác PCGD
8.3 Luận án phân tích rõ vai trò của PCGD, đó là PCGD tạo cho các em có trình độ
dân trí tối thiểu để có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết, đồng thờigiáo dục phổ cập còn góp phần hình thành nhân cách con người, tạo lập nền tảng
để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, đồng thời góp phần tạo cơ
hội bình đẳng t rong tiếp cận giáo dục cơ bản đối với mọi người dân trong xã hội
8.4 Luận án khẳng định: sử dụng công cụ toán học, tính xác suất Bayes cho phép xác
định được các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác PCGD cũng như mức độ
bền vững của PCGD ở các địa phương
Trang 198.5 Từ cơ sở lý luận, thực trạng và những khó khăn, luận án đã xây dựng hệ thống
các giải pháp quản lý công tác PCGD nhằm giúp các địa phương khó khăn nângcao chất lượng PCGD và PCGD bền vững
8.6 Trong quá trình thực hiện luận án, “Nghiên cứu các biện pháp quản lý và tổ chức
các hoạt động trường bán trú dân nuôi ” đã được trao giải “Sáng kiến giáo dụ c
năm 2007” của Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Ngoài ra, một số đề xuất và giải pháp của luận án đã được Sở GD & ĐT HàGiang sử dụng trong việc triển khai xây dựng kế hoạch PCGD có chất lượng đến
năm 2015 cho các huyện
9 Giới hạn nghiên cứu
Luận án tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý PCGDkhả thi nhằm thực hiện PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở bền vững ở các địa
phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Thời gian thực hiện các giải pháp tronggiai đoạn 2011-2015
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về PCGD và quản lý PCGD
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý phổ cập giáo dục ở các địaphương khó khăn của Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn của Việt
Nam
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ thời xa xưa, con nguời đã quan tâm đến việc giáo dục, không chỉ cácnhà giáo dục học, mà còn cả các nhà triết học, các nhà tâm lý học, các nhà kinh tếhọc…Tư tưởng PCGD đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại và tùy theo thể chế xã hội, trình
độ kinh tế -xã hội, các tư tưởng PCGD của mỗi thời kỳ có những điểm khác biệt
Các nhà tư tưởng lớn như Khổng tử, Platon (thời cổ đại), đã đề ra tư tưởng giáo
dục bình đẳng – dân chủ như “Hữu giáo vô loại” (Khổng Tử); “Bình đẳng giới trong giáo dục”, “giáo dục cưỡng bức cho tất cả mọi người ” (Platon) Tuy nhiên, do hạn chế
của lịch sử, bình đẳng giáo dục chỉ dành cho tầng lớp trên, không tính đến tầng lớp nô
lệ, thợ thủ công hay thương nhân Mặc dù còn có những hạn chế n hưng Platon được
coi là người đặt nền móng cho tư tưởng giáo dục bắt buộc [52, tr 11].
Tư tưởng về PCGD và giáo dục bắt buộc tiếp tục được các nhà tư tưởng, nhà
khoa học, chuyên gia giáo dục… nghiên cứu và phát triển theo tiến trình của lịch sử:
Thời Trung cổ phải kể đến tư tưởng bình đẳng giáo dục, giáo dục toàn diện của
nhà tư tưởng Aviceman (980-1037 sau C.N)
Thời cận đại là Thomas More (1478-1535), với tư tưởng giáo dục phổ cập,
không phân biệt nam nữ.
Thời kỳ Phục hưng là nhà giáo dục kiệt xuất Comenxki (1592-1670) với tư
tưởng: mọi trẻ em dù giàu hay nghèo, xuất thân từ gia đình có học hay vô học, trai hay
gái nông thôn hay thành thị đều phải được học trong trường học bằng tiếng mẹ đẻ
Thế kỷ Ánh sáng, nổi bật là Rousseau (1712 -1778), triết gia Claude AdrianaHelvétius (1715-1771) và nhà tư tưởng giáo dục Deni Diderot (1713-1784) với chủ
trương giáo dục dành cho quảng đại quần chúng nhân dân, giáo dục tiểu học là giáo
Trang 21Cách mạng Tư sản Pháp 1789 đã sả n sinh không chỉ một xã hội mới mà cả một
nền giáo dục mới Marquis de Coondrrcet, Pestalozz (1743-1784) đã tuyên bố giáo dục
thuộc về nhân dân, giáo dục là trách nhiệm của nhà nước đối với mọi công dân; giáo
dục là phải phổ cập và mi ễn phí ở mọi bậc học, bình đẳng đối với cả nam và nữ.
Thời hiện đại phải kể đến các nhà tư tưởng và nhà lãnh đạo lớn như: JohannHeinrich Pestalozz, Usinxki K.D, K.Marx, F.Engel, Lê Nin, Hồ Chí Minh …với tư
tưởng bình đẳng giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục và phát triển năng lực và khả năng của con người một cách toàn diện và hài hòa…
Thấy rõ tầm quan trọng của PCGD, trên thế giới đã có nhiều tác giả , nhiều côngtrình nghiên cứu về vấn đề này, sau đây là những khái quát về một số công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước liên quan gần đến vấn đề nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu ở nước ngoài
Trước hết phải đề cập đến tài liệu “ PCGD tiểu học: khái niệm, thực trạng và
chiến lược ” của J.B Bury (2000) Tác giả đã trình bày và phân tích rõ về khái niệm
PCGD: đó là tất cả mọi trẻ em trong độ tuổi PCGD được hưởng một nền giáo dục tiểuhọc đầy đủ Tác giả đã phân tích thực trạng PCGD ở các nước và đã chỉ ra đượcnguyên nhân dẫn đến tình trạng tỉ lệ nhập học thấp chủ yếu là do điều kiện kinh tế xãhội thấp, tỉ lệ đói nghèo cao, mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất và giáo viên còn rấtthiếu thốn [96, tr 5, 6]
Trong nghiên cứu “Thách thức trong phổ cập giáo dục tiểu học” (DFIF) đã chỉ
rõ thực trạng PCGD tiểu học trên thế giới, mục tiêu PCGD tiểu học đến năm 2015 vànhững thách thức trong PCGD tiểu học đó là: đói nghèo, phong tục tập quán, trình độgiáo dục của cha mẹ, công bằng trong giáo dục Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ
được giải pháp để thực hiện PCGD tiểu học [106, tr 21 đến tr 28]…
Trong nghiên cứu của cộng đồng châu Âu: “ Những năng lực chính: một khái
niệm phát triển trong giáo dục bắt buộc” (2002) đã đề cập đến khái niệm giáo dục bắt
buộc, vai trò của giáo dục bắt buộc đối với phát triển nguồn nhân lực và kinh tế xã hội
Trang 22Nghiên cứu đã chỉ rõ 5 nội dung chính được giáo dục cho học sinh trong bậc phổ cập
đó là: tính toán, tiếng mẹ đẻ, xã hội, ngoại ngữ , khoa học và đã đề cập đến những năng
lực chính cần được hình thành dần dần cho học sinh trong bậc học phổ cập đó là: giaotiếp, giải quyết vấn đề, tranh luận, lãnh đạo, sáng tạo, tạo động lực, làm việc nhóm và
tự học Nghiên cứu c ũng chỉ rõ thực trạng giảng dạy các kiến thức và năng lực này chohọc sinh trong bậc học bắt buộc ở một số nước châu Âu như: Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan,Anh, Luxembour, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Áo… tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ rõ
được làm thế nào để thực hiện chương trình trong điều kiện giáo dục ở những địaphương khó khăn [83, tr 14, 15];
Trong tài liệu “Universal Education” (2006) của Jennifer M Granholm;
Michael P Flanagan cũng đã đề cập đến thuật ngữ về phổ cập, phổ cập giáo dục; Các
đối tượng tham gia công tác PCGD; Các nguyên tắc của PCGD Tro ng đó đã nhấn
mạnh đến 3 câu hỏi khi thực hiện giáo dục phổ cập đó là: “Who, What, How” (Ai, Cái
gì và Như thế nào) Nghiên cứu đã nhấn mạnh đến để thực hiện PCGD thành công cần:(i) Xây dựng cộng đồng học tập, khuyến khích phối hợp gia đình, nhà trường, cộng
đồng; (ii) Tạo môi trường học tập an toàn trong gia đình; (iii) Đảm bảo các điều kiện
về nguồn lực để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh [97, tr 1, 2] Các biện pháp thực hiện
PCGD cũng được đề cập rõ trong nghiên cứu về “Đánh giá việc thực hiện chính sách
trong lần đầu thực hiện giáo dục bắt buộc ở Bồ Đào Nha” (đánh giá quốc tế) (2008),
đó là: đưa việc thực hiện giáo dục bắt buộc vào văn bản của nhà nướ c; đội ngũ lãnhđạo, chỉ đạo phải có đủ năng lực; kết hợp mở rộng mạng lưới trường lớp; tăng thời
gian học cả ngày; tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo; nâng cao năng lực củagiáo viên, CBQL; giám sát và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện giáo dụcbắt buộc [105, tr 23, 24], tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ rõ được công tác quản lý
đội ngũ giáo viên, việc phối hợp các cấp trong quản lý chỉ đạo việc thực hiện giáo
dục bắt buộc
Trong tác phẩm “Giáo dục bắt buộc và lao động trẻ em; bài học, thách thức và
định hướng tương lai ” (2005) của Alec Fyfe, từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả
Trang 23cao…và đã đề ra giải pháp: có chính sách giáo dục bắt buộc cho đối tượng trẻ laođộng; miễn học phí và lệ phí; đầu tư cho giáo dục; tạo môi trường học tập thân thiện
cho học sinh; ưu tiên giáo dục cho trẻ em gái; đưa giáo dục và bắt buộc giáo dục đốivới trẻ em lao động vào chương trình hành động của các quốc gia ; tăng cường nguồn
đầu tư cho giáo dục, đặc biệt giáo dục cho trẻ trong độ tuổi lao động [80, tr 45đến
47], tuy nghiên cứu cứu chưa chỉ rõ được các biện pháp để huy động và quản lý đượctrẻ em trong độ tuổi giáo dục bắt buộc nhằmgiảm bớt tỉ lệ học sinh bỏ học để thamgia lao động
Trong tác phẩm “Hướng tới giáo dục tiểu học phổ cập” (2006) của Nancy
Birdsall, Ruth Levine, and Amina Ibrahim, đã đề cập đến 2 chiến lược để thực hiện
PCGD, đó là: (i) đảm bảo tỉ lệ học sinh đến trường cao nhất: Giảm tối thiểu học phí và
lệ phí; cung cấp các điều kiện cho học sinh chuyển đổi chương trình học tập; hỗ trợ ăn
trưa cho học sinh; hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe; xây dựng các chương
trình cho trẻ em gái; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; phá vỡ vòng luẩn quẩn
nghèo đói và thiếu học của người mẹ; mở rộng cơ hội học tập sau tiểu học ; (ii) Tạo
môi trường học tập tốt nhất : Thực hiện tốt các cam kết về PCGD của nhà trường và
của quốc gia, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương; C ung cấp đầy đủ cácthông tin về PCGD cho cha mẹ học sinh và cộng đồng; nâng cao vai trò của các tổchức xã hội; Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để đảm bảo thực hiện PCGD: tài chính,
giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, … [103, tr 54, 66] Và
nhiều nghiên cứu của các tác giả khác
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập đến các khái niệm về PCGD, giáo dụcbắt buộc, thực trạng PCGD và những khó khăn và nguyên nhân đó là do điều kiện kinh
tế xã hội thấp, tỉ lệ đói nghèo cao, mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất và giáo viêncòn rất thiếu thốn và đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện PCGD, tuy nhiên cácnghiên cứu chưa đề cập đến việc phân biệt rõ khái niệm PCGD và giáo dục bắt buộc;các nghiên cứu mới dừng lại ở việc đưa ra các nguyên nhân cản trở việc thực hiện
PCGD mà chưa phân tích rõ nguyên nhân nào là chủ yếu ảnh hưởng đến PCGD ở cácvùng khó khăn; các nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp PCGD, tuy nhiên chưa có
Trang 24nghiên cứu nào chú trọng đến hệ thống các giải pháp quản lý công tác PCGD Vì vậy,nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác PCGD, quản lý công tác
PCGD và đề xuất các giải pháp quản lý công tác PCGD là những vấn đề cần được
nghiên cứu tiếp tục
Nghiên cứu trong nước
Thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục , Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đếnphát triển giáo dục và đã ban hành nhiều văn bản và chương trình thực hiện và đã cónhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho mục tiêu này Các công trình này đã đề cập
đến nhiều khía cạnh của PCGD như:
- Tác giả Phạm Minh Hạc trong nhiều tác phẩm và bài viết đã phân tích, làmsáng tỏ khái niệm PCGD, tình hình thực hiện PCGD, một số giải pháp thực hiệnPCGD [29 ], [30], [31], [32] Những vấn đề về tình hình PCGD tại một số địa phương
được các tác giả khác đề cập như: Thực trạng PCGD tại Hà Nội (Trần Khánh Đức
1998), Hòa Bình (Trịnh Ngọc Tân, 1998), Hà Tây (Lê Vân Anh, Trịnh Thị Anh Hoa,1998), Lai Châu (Nguyễn Xuân Ngạn 1998) [73]; và các địa phương khác ( Trịnh ThịAnh Hoa, 2008) [39, tr 56] [40, tr 46,47], và trong các báo cáo về công tác PCGD
hàng năm của Bộ GD & ĐT, [9], [10] Tuy nhiên các tác giả mới dừng lại ở việc thống
kê tình trạng về số lượng trẻ trong độ tuổi PCGD đến trường , thống kê về đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất thực hiện PCGD… và đề ra một số giải pháp để tăng cường việchuy động Vì thế các giải pháp được các tác giả đưa ra mới dừng lại chủ yếu là việc
làm thế nào để huy động để đảm bảo đủ số lượng học sinh trong độ tuổi PCGD ra lớp
mà chưa chú ý đến quản lý công tác PCGD để việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
của PCGD để PCGD bền vững
- Trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ về : “Nghiên cứu tiêu chuẩn
PCGD trung học cơ sở và đánh giá sơ bộ khả năng, phạm vi thực hiện đến năm 2000
ở Việt Nam” [67, tr 10] (1999) của Trịnh Ngọc Tân và báo cáo “Hoàn thiện chuẩn
và quy trình đánh giá công nhận cơ sở đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở ” (2003) của
Trang 25PCGD trung học cơ sở; quy trình đ ánh giá PCGD trung học cơ sở và đề xuất những bổsung, điều chỉnh hệ thống chuẩn hiện hành và thang đánh giá công nhận các xã
(phường), huyện (quận), tỉnh (thành) đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở cho các tỉnhđồng bằng , miền núi và vùng khó khăn [27, tr 19, 23,26], tuy nhiên nghiên cứu về
chuẩn PCGD nhưng chưa đề cập đến các mục tiêu về mặt dân trí (số năm học trungbình của người dân, tổ chức các lớp học cộng đồng phổ biến kiến thức và kỹ năng )
- Trong “Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu các giải pháp phát triể n giáo dục
ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 ”, tác giả Phạm Quang Sáng (2003)
đã đề cập đến chuẩn xã khó khăn, thực trạng giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn, các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục ở các xã khó khăn từ đó đề xuất các giảipháp khắc phục đó là: Thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển giáo dục;Lồng ghép chương trình 135 và chương trình xóa đói giảm nghèo với phát triển giáodục; chương trình hỗ trợ và đào tạo giáo viên; củng cố tiếng Việt cho học sinh dân tộ c;phát triển chương trình khuyến nông, khuyến lâm; tăng đầu t ư và trợ giúp các hộ
nghèo; tăng cường công tác lập kế hoạch và giám sát đánh giá [66, tr12] Tuy nhiên
nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân nào là cơ bản và cách xác định các nguyên nhân
có bản có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển giáo dục và chưa chỉ rõ được các giải
pháp để quản lý công tác phát triển giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn
- Các công trình đã nghiên cứu về các giải pháp để thực hiện PCGD, trong đó
phải kể đến các đề tài nghiên cứu của các nhóm tác giả: Lê Nguyên Quang “Thực
trạng PCGD tiểu học ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và những kiến nghị” (2001);
Thái Duy Tuyên “Các giải pháp thực hiện có hiệu quả sự nghiệp PCGD ở Việt Nam”
(2000); Lê Vân Anh “Đề xuất giải pháp thực hiện PCGD trung học cơ sở ở những
vùng khó khăn”(2005); Nguyễn Quốc Anh “Một số giải pháp bảo đảm chất lượng
PCGD trung học cơ sở đối với vùng khó khăn” (2007)… các nghiên cứu đã đề xuấtcác giải pháp thực hiện PCGD đó là: Nâng cao nhận thức; tăng cường sự chỉ đạo củacác cấp ủy Đảng; kiện toàn ban chỉ đạo PCGD; Phát huy vai trò tham mưu của chínhquyền địa phương; phát động phong trào quần chúng tham gia PCGD; Khắc phụctình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất … [54, tr 48] , [1, tr 95-102], [2, tr 67-
Trang 2669] Các giải pháp mới chỉ dừng lại ở “tăng cường” mà chưa phải là các giải phá p
mang tính đổi mới cách làm, đổi mới các h quản lý sử dụng các nguồn lực trong việc
thực hiện PCGD
Bên cạnh các nghiên cứu này còn phải kể đến các nghiên cứu về đội ngũ giáo
viên, chương trình và sách giáo khoa cho thực hiện PCGD Trong đó có công trình của
tác giả Nguyễn Anh Dũng (2007) về “Các giải pháp triển khai chương trình và sách
giáo khoa mới vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi ” Tác giả đã đề cập đến thực
trạng giáo dục- những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khi triển khai chương trình,sách giáo khoa và vùng dân tộc thiểu số và miền núi và các giải pháp thực hiện đó là:
điều chỉnh về chương trình và sách giáo khoa; xây dựng đội ngũ giáo viên; tăng cường
công tác quản lý; chính sách đối với giáo dục; huy động sự tham gia của cộng đồng
[26, tr.6] Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Sỹ Thư về “Những biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên THCS các tỉnh Tây nguyên đáp ứng mục tiêu PCGD trung học
cơ sở” Luận án đã đề cập đến các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp hoàn thiện số
lượng và cơ cấu giáo viên; nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất của giáo viên; Cải
thiện đời sống giáo viên; cơ chế quản lý [ 72, tr.204] và nhiều công trình khác Tuy cónhiều công trình nghiên cứu về PCGD nhưng cho đến nay một số vấn đề về lý luận vàthực tiễn PCGD và quản lý công tác PCGD vẫn chưa được đề cập đến như:
- Các nghiên cứu mới tập trung đề cập đến khái niệm về PCGD, chưa phânbiệt rõ khái niệm về PCGD và giáo dục bắt buộc, vì vậy nhiều nghiên cứu còn lẫn giữakhái niệm về PCGD và giáo dục bắt buộc
- Các nghiên cứu đã đề cập đến một số vai trò của PCGD nhưng chưa cónghiên cứu nào phân tích rõ về tầm quan trọng của PCGD : đối với phát triển kinh tế xãhội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền kinh tế tri thức , đàotạo nhân lực cho nước ta hiện nay nhất là nhân lực cho công CNH -HĐH và bảo vệ anninh quốc phòng
- Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến thực trạng PCGD về huy
Trang 27trang thiết bị … thông qua các báo cáo hàng năm của các địa phương và một số khảo
sát nhưng chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vai trò và thực trạng quản lý công
tác PCGD và phân tích để thấy rõ yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến công tácPCGD ở các địa phương khó khăn cũng như chưa phân tích đúng được chất lượngPCGD ở các địa phươn g để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp thực hiện PCGD cóhiệu quả và bền vững
- Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ, chuẩn quốc gia cho phổ cập tiểu học và
THCS là căn cứ để công nhận các đơn vị đạt tiêu chuẩn phổ cập PCGD trung học cơ
sở hiện nay còn thấp mà chuẩn chưa đề cập đến việc đảm bảo mục tiêu dân trí Vì vậycần nâng cao chuẩn quốc gia về PCGD trung học cơ sở để đảm bảo mục tiêu nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH -HĐH đất nước
- Các nghiên cứu chưa đề cập đến việc quản lý công tác PCGD, đây là mộttrong những khâu rất quan trọng để đảm bảo PCGD bền vững Nhiều địa phương, đặcbiệt là các địa phương khó khăn chưa làm tốt công tác quản lý công tác PCGD từ khâulập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo đến việc kiểm tra đánh giá nên không thựchiện được mục tiêu kế hoạch Do đó không đạt được hoặc không giữ vững được kếtquả PCGD
- Quản lý công tác PCGD được thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương.Mỗi cơ quan có trách nhiệm khác nhau đối với việc thực hiện PCGD , tuy nhiên cácnghiên cứu chưa đề cập đến việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các cấp trongviệc thực hiện PCGD, đặc biệt đối với các địa phương khó khăn để có thể sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực cho việc PCGD đảm bảo PCGD bền vững
- Một số giải pháp PCGD đã được các tác giả đề ra , tuy nhiên các giảipháp mới chỉ tập trung vào việc tăng cường, nâng cao n hận thức và huy động cộng
đồng mà chưa chú ý đến các vấn đề về kinh tế - xã hội và vấn đề quản lý công tác
PCGD Vì vậy, cần xây dựng h ệ thống các giải pháp PCGD có tính đồng bộ cả vềvấn đề kinh tế - xã hội và quản lý, chú trọng đến các yếu tố của chức năng quản lý
Trang 28(xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, giám sát và đánh giá) để tạo nênkết quả PCGD bền vững
Phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý công tácPCGD, đặc biệt cho các địa phương khó khăn để thực hiện PCGD có hiệu quả gópphần nâng cao chất lượng PCGD và PCGD bền vững là rất cần thiết
1.2 Phổ cập giáo dục
1.2.1 Phổ cập giáo dục và giáo dục phổ cập
Phổ cập là một từ gốc Hán có nghĩa là: làm cho đến khắp mọi n ơi (Phổ khắp,
cập: đến)
Hội nghị Jom-tien (Thái Lan) năm 1990 với chủ đề Giáo dục cho mọi người đã
khẳng định tiểu học và THCS là trình độ phổ cập, do đó nó mang tính chất của giáodục cơ sở (basic education) với đặc điểm chính sau đây: Đáp ứng được nhu cầu cơ bản
về giáo dục của mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau, tức là trang bị cho họ cáccông cụ học tập chủ yếu (đọc viết, trình bày ý kiến, tính toán ) và các nội dung giáodục cơ sở cần thiết để con người được một trình độ tối thiểu về tri thức, thái độ và kỹ
năng nhờ đó có khả năng hoà nhập1 và tham gia cải thiện môi trường sống Nói cách
khác, để cá nhân có thể hoà nhập tốt với xã hội, giáo dục cơ sở phải giúp cho người
học trong một hoàn cảnh xã hội, lịch sử và ngôn ngữ nhất định có thể nắm được nhữngtri thức, kỹ năng và thái độ tối thiểu cho phép họ hiểu được mô i trường của mình, tác
động qua lại với môi trường đó, tiếp tục theo đuổi việc học tập và tham gia tích cực và
có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Một quan điểm khác về PCGD cũng đã được đưa ra tại Hội nghị quốc tế bàn trònBắc Kinh về giáo dục (11/1992), theo đó, giáo dục có thể chỉ hướng tới mỗi cá nhân cụthể trong một trường hợp cụ thể, đồng thời cũng quan tâm tới đông đảo nhân dân như
là một kiểu giáo dục cho toàn dân Đây chính là PCGD, việc đánh giá kết quả của nó
không thể chỉ chú ý tới mặt tri thức văn hoá đạt được mà chủ yếu là sự p hát triển toàn
diện nhân cách (Raja Roy Singh (1993), Một số vấn đề phổ cập giáo dục ở châu
Á-Thái Bình Dương Đại học tổng hợp Hà Nội)
1
Trang 29Trong Báo cáo của hội nghị tổng kết giữa thập kỷ về giáo dục cho mọi người doUNESCO tổ chức tại Amman, Thủ đô Gioocdani tháng 6/1996 như sau: Giáo dục cơ
sở có sứ mạng là một bậc học phổ cập, cần được đa dạng hoá, nội dung cần thiết thực
hơn, bớt tính hàn lâm, tính lý thuyết xa vời, tăng thêm kỹ năng thực hành, ch ú trọng kỹnăng học tập, để có thể học liên tục suốt đời, coi trọng giáo dục không chính quy hơn
nữa, chú ý những đối tượng gặp khó khăn khi phổ cập như : phụ nữ, người dân tộc ít
người vùng xa xôi (UNESCO, Paris 1996)
Từ những quan điểm trên đây, cũng như từ thực tiễn công tác PCGD ở Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi cho rằng: Một khái niệm đầy đủ, thích hợp
về phổ cập giáo dục phải thể hiện đó là : việc thực hiện dạy học và học tập giúp chomọi người dân đạt được một trình độ văn hoá cơ bản cần thiết để trên cơ sở đó họ
được phát triển nhân cách, có điều kiện tham gia đóng góp cho sự phát triển cộngđồng, xã hội và công việc của bản thân; việc thực hiện phải có quy mô lớn và do xã
hội tổ chức điều hành Như vậy, PCGD là một phúc lợi xã h ội mà mọi người đều cóquyền hưởng và có nghĩa vụ, trách nhiệm học tập Tùy theo điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội người ta quy định trình độ và độ tuổi phổ cập
Trong các công trình nghiên cứu như Phạm Minh Hạc, Lê Vân Anh, Nguyễn Văn
Đản, Thái Duy Tuyên, Trịnh Ngọc Tân, Nguyễn Quốc Anh, Hà Thế Ngữ đã đưa racác định nghĩa về PCGD [1, tr 9],[2, tr.11], [27], [30], [60], [66, tr 7] Các nghiên cứu
này quan niệm “PCGD” là tổ chức việc dạy học và học nhằm làm cho toàn thể thành
viên trong xã hội đến một độ tuổi nhất định đều có được một trình độ đào tạo nhất
định theo số năm học hoặc bậc học”.
PCGD không chỉ thực hiện cho đối tượng là thanh thiếu niên trong độ tuổi đihọc, mà PCGD còn thực hiện cho cả những đối tượng là người lớn, những người ở tuổi
lao động (trên 15 tuổi) trước đây chưa có điều kiện đi học hoặc chưa học hết các bậc
học trong trường phổ thông để đạt được trình độ quy định
PCGD cho người lớn là một bộ phận quan trọng của chính sách PCGD của nhànước; đây là một hình thức đầu tư để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nhằmnâng cao năng suất và sức lao động PCGD cho người lớn có thể tiến hành một cách
rộng rãi, linh hoạt bằng nhiều hình thức, biện pháp như học bổ túc, vừa học vừa làm
Do vậy, việc xác định mức độ và trình độ PCGD ở từng nước, trong cùng thời kỳ pháttriển cũng khác nhau PCGD là làm cho tòan dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đạt được mộttrình độ học vấn nhất định, bao gồm cả kiến thức về văn hóa và kỹ thuật cơ bản, phổ
Trang 30thông, làm cơ sở cho việc đào tạo chuyê n môn và kỹ thuật cũng như cho việc học tậpthường xuyên trong suốt cuộc đời.
PCGD còn là một chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền bình
đẳng, tiếp thu trình độ văn hóa, nhằm tạo ra nền tảng cho phát triển nhân cách toàn
diện ở lứa tuổi thiếu niên, đồng thời cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau song quan điểm sau đây về phổ cậpgiáo dục đã được nhiều người thừa nhận:
PCGD là hoạt động giáo dục có tổ chức của toàn xã hội nhằm làm cho mọi người
trong độ tuổi quy định đều đạt được một trình độ giáo dục cơ bản tối thiểu về giáo dục
theo số năm học hoặc trình độ chuyên môn nhất định theo cấp độ đào tạo, nhờ đó mọi
người đều có cơ hội tham gia đóng góp vào sự phát triển xã hội, cộng đồng và phát
triển cá nhân4.
Giáo dục phổ cập có thể không bao hàm một cấp bậc học mà có thể chỉ là một
nội dung, chương trình để triển khai cho một số nhóm đối tượng hoặc cho tất cả mọi
người dân, ví dụ: giáo dục phổ cập cho tất cả người dân về nội dung chương trình bậc
học tiểu học, THCS, THPT; có thể giáo dục cho tất cả mọi người về một ngành học
như Tin học, Ngoại ngữ…; có thể là các chuyên đề mang tính xã hội như: Trồng nấm,
dân số kế hoạch hóa gia đình, ;
1.2.2 Bắt buộc giáo dục và giáo dục bắt buộc
Bắt buộc giáo dục hay cưỡng bức giáo dục là hình thức sử dụng công cụ pháp
luật để thực hiện giáo dục
Giáo dục bắt buộc (Compulsory education) là giáo dục có tính chất bắt buộc đối
với tất cả cá nhân trong tuổi đi học theo quy định của pháp luật Nhà nước quy địnhcho mọi cá nhân ở một độ tuổi nào đó buộc phải học tập để đạt được Tuỳ từng giai
đoạn cụ thể mà Nhà nước quy định độ tuổi cụ thể và quy định mức độ, trình độ giáo
dục Phần lớn các nước quy định về “giáo dục bắt buộc” hoặc “giáo dục nghĩa vụ”
trong các văn bản luật; trong đó đều nêu rõ trách nhiệm của nhà nước cung cấp cácđiều kiện học tập và miễn học phí cho người học Việc hòan thành PCGD không chỉcăn cứ vào kết quả huy động trẻ em đến tuổi đi học hàng năm mà còn phải căn cứ vào
số học sinh tốt nghiệp ra trường sau khi học xong chương trình quy định
4
Trang 31Giáo dục bắt buộc có thể coi là loại hình dịch vụ công vì nó được pháp luật qui
định và Chính phủ có nghĩa vụ đảm bảo việc học cho trẻ em học miễn phí Giáo dục
bắt buộc ở cấp tiểu học đã được khẳng định trong Công ước Quyền con người năm
1948 Ngay nay, rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện giáo dục bắt buộc ở tiểu học
và một số nước đã mở rộng đến THCS
Phân biệt phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
Về mặt tổ chức thì PCGD mang tính chất phong trào, động viên, vận động và
trợ giúp để làm cho tỉ lệ dân cư đạt trình độ giáo dục đề ra ngày càng cao
Về mặt pháp lý quy định đạt trình độ PCGD không chặt chẽ, không có tính chất
bắt buộc, cưỡng bức, do đó trách nhiệm trước pháp luật của người dân cũng như chínhquyền đối với việc đạt trình độ phổ cập không cao Ngược lại như tên gọi giáo dục bắtbuộc hay giáo dục cưỡng bức, giáo dục nghĩa vụ được luật pháp quy định chặt chẽ,nếu không thực hiện thì phải xử lý bằng pháp luật Vì vậy nhà nước có trách nhiệm tạo
điều kiện để mọi công dân đạt được trình độ giáo dục quy định, người dân phải thực
hiện nghiêm túc quy định này Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống vănhóa, một số nước quy định chặt chẽ cha mẹ, người dám hộ không cho con đi học sẽ bị
xử lý bằng pháp luật (Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan, Bỉ…) ; một số nước không quy
định trình độ giáo dục bắt buộc theo lớp nhưng quy định giáo dục bắt buộc theo tuổi
Trẻ em kể cả trẻ khuyết tật được tạo điều kiện để đi học và bắt buộc đi học đến tuổinhất định, còn đạt trình độ n ào là tùy thuộc vào năng lực của từng em, ví dụ Hoa Kỳ ,
Canada… quy định giáo dục bắt buộc đến 16 hoặc 18 tuổi tùy thuộc vào từng Bang
Về hình thức thực hiện : Giáo dục bắt buộc và PCGD có thể giống nhau về nội
dung nhưng khác nhau về cách thực hiện, giáo dục bắt buộc nặng về sử dụng công cụpháp luật, PCGD thiên về vận động tổ chức thực hiện
Như vậy PCGD và giáo dục bắt buộc có những điểm khác nhau cơ bản về mặt
tổ chức, về mặt pháp lý và cách thức thực hiện Nhiều nơi, nhiều chỗ thuật ngữ PCGD,giáo dục bắt buộc còn chưa được phân biệt tường minh , trong nhiều văn bản có chỗ sửdụng PCGD và giáo dục bắt buộc với nghĩa là như nhau, ví dụ: Trong Luật PCGD
giáo dục tiểu học, Điều 1 đã nêu “Nhà nước thực hiện chính sách PCGD tiểu học bắt
buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6-14” và Điều 5
của Luật này cũng ghi rõ: “Nhà nước dành ngân sách thích đáng để thực hiện PCGD
tiểu học” [57, tr 2] và trong Điều 59 của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992:
bậc tiểu học là bắt buộc không phải trả học phí [41] Tuy nhiên trong các văn bản
Trang 32khác, ví dụ: Điều 11 trong Luật Giáo dục 2005 đã quy định: “ Giáo dục tiểu học và
giáo dục THCS là các cấp học phổ cập Nhà nước quyết định kế hoạch PCGD, bảo
đảm các điều kiện để thực hiện PCGD trong cả nước Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập Gia đình có trách nhiệm
tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi qui định của gia đình mình được học tập để đạt trình độ phổ cập” [57, tr 3-4].
Xu hướng chung trong các văn bản của Việt Nam là thay từ giáo dục bắt buộc
bằng PCGD Nếu thay bằng PCGD thì trách nhiệm của nhà n ước sẽ không còn chặtchẽ, do đó xử lý về mặt pháp luật đối với những đơn vị, cá nhân không thực hiện sẽkhông nghiêm, vì thế sẽ có rất nhiều người không đạt trình độ giáo dục theo quy định
Để đảm bảo thực hiện PCGD, có nhiều biện pháp, một trong những biện pháp
hiệu quả nhất đó là Nhà nước thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc hay theo nghĩa vụcho thanh thiếu niên Đó là chế độ giáo dục mang tính bắt buộc đối với thanh thiếu
niên trong độ tuổi đến trường nhằm tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đều được bình đẳ ng
về cơ hội đến trường và đ ược học đúng tuổi, được học hết chương trình giáo dục phổ
thông qui định của nhà nước Các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội và
cha mẹ học sinh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc cho thanhthiếu niên
Các tiêu chí giáo dục bắt buộc
Giáo dục bắt buộc phải được quy định trong văn bản pháp luật của nhà nư ớc.với mục đích phát triển giáo dục, đảm bảo công bằng trong giáo dục Văn bản nàyphải thể rõ:
- Giáo dục phổ cập là nền giáo dục mà Nhà nước tạo điều kiện cho mọi công dân
được hưởng không phải trả tiền Giáo dục phổ cập là phúc lợi xã hội mà mọi ngườiđều được hưởng để thực hiện quyền được học tập của cá nhân Nhà nước có t rách
nhiệm trong việc thiết lập hệ thống giáo dục bắt buộc phù hợp với trình độ kinh tế và
văn hóa của nước đó
- Quy định đối tượng, trình độ/ độ tuổi được giáo dục bắt buộc ;
- Quy định chương trình giáo dục bắt buộc;
- Quy định rõ trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng,
nhà trường và gia đình trong việc đả m bảo các quyền được tham gia giáo dục bắt buộc
Trang 33- Quy định trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương trong việc đảmbảo các điều kiện để thực hiện giáo dục bắt buộc và bảo đảm chất lượng giáo dục, giúpcho các em thực sự nắm vững chương trình quy định ;
- Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng được hưởng giáo dục bắt buộc;
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở giáo dục đối với việc thực hiện giáo dụcbắt buộc;
- Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người giám hộ cho các đối tượn g trong độ tuổigiáo dục bắt buộc;
- Quy định khen thưởng đối với các cơ sở thực hiện giáo dục bắt buộc, ngườigiám hộ cho các đối tượng trong độ tuổi giáo dục bắt buộc thực hiện tốt các quy định
về giáo dục bắt buộc và xử phạt đối với các đối tượng gây cản trợ hoặc không thựchiện nghiêm chỉnh các quy định về giáo dục bắt buộc
Giáo dục phổ cập mang tính bắt buộc và không phải trả tiền, là quan điểm mangtính nguyên tắc, để thoả mãn được nhu cầu phát triển tiềm năng của mọi cá nhân, và để
đạt được 3 mục đích trong PCGD, Nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, mọi tổ chứctham gia huy động nguồn lực cho PCGD Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các
vùng miền, các đối tượng rất khác nhau nên Nhà nước tập trung nguồn lực PCGD cho
các đối tượng khó khăn, thiệt thòi, hoặc đối tượng có tài năng, đối tượng thuộc một sốvùng ưu tiên cung ứng nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp
trọng điểm
- Đối tượng ở miền núi được Nhà nước ưu tiên số 1 trong thực hiện PCGD Donhiều vùng núi còn ở mức độ rất kém phát triển: kinh tế tự cấp tự túc, không có cácngành nghề thu hút lực lượng lao động của địa phương, giao thông kém phát triển, do
đó người dân không có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ Để PCGD ở các vùngnúi đặc biệt khó khăn, Nhà nước không chỉ cu ng cấp nền học vấn phổ cập không mất
tiền mà phải có chính sách, giải pháp hỗ trợ giúp người dân có nhu cầu học tập, pháttriển kinh tế - xã hội mới có thể thực hiện được PCGD một cách vững chắc
Đối với Việt Nam, luận án dùng từ PCGD cho đ úng với thực tiễn giáo dục và sẽ
nhận xét, bình luận những chỗ cần thiết
Trang 341.2.3 Đánh giá, công nhận PCGD và xử lí khi vi phạm thực hiện PCGD
1.2.3.1 Mục tiêu của phổ cập giáo dục
Mục tiêu PCGD tiểu học:
Luật PCGD Tiểu học ghi rõ: Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao
dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân
tốt của đất nước Nhà nước thực hiện chính sách PCGD tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đếnhết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi Giáo dục tiểuhọc là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng vàphát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành
cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con n gười Việt Nam xã hội chủ
nghĩa [57, tr 3]
Mục tiêu PCGD trung học cơ sở:
Mục tiêu PCGD trung học cơ sở là bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niênsau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18,
đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự
nghiệp CNH -HĐH đất nước [12, tr 2-3]
1.2.3.2 Thời gian phổ cập giáo dục
Thời gian PCGD tùy thuộc vào điều kiện chính tr ị, kinh tế, văn hóa, xã hội vàmục tiêu giáo dục của mỗi quốc gia , thời gian này khác nhau:
Nói chung, các nước trong thời kỳ đầu xây dựng nền công nghiệp đã thực hiện
giáo dục tiểu học bắt buộc với thời hạn từ 4 hoặc 6 năm (tùy theo thời gian của bậctiểu học) cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, rồi nâng dần lên trình độ giáo dục bắt buộc 9
năm
Thời gian PCGD được quy định của các quốc gia rất khác nhau Thời gianPCGD dài nhất là 13 năm là Hà Lan, Vương quốc Bỉ và thấp nhất là 4 năm là SaoTomé và Principe (bảng 1.1) Tuy nhiên nó cũng có sự khác biệt giữa mong muốn vàkhả năng của mỗi quốc gia trong việc đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập
Trang 35Bảng 1 1 Danh sách các nước và số năm thực hiện PCGD
Tên quốc gia
13 4 Vương quốc Bỉ; Cộng hòa liên bang Đức; Hà Lan; Turks and Caicos Islands
12 14 Antigua and Barbuda; Bahamas; Bermuda;British Virgin Islands; Cayman Islands; Dominica;
Grenada;New Zealand; Niue;Qatar;St Kitts and Nevis; Ukraine; Anh; Hoa Kỳ
11 21 Armenia; Aruba; Australia; Azerbaijan; Barbados; Bhutan;Canada; Cook Islands; France;
Iceland; Israel; Kazakhstan; Malta; Nauru; Norway; Peru; Singapore; Spain; St Lucia; St Vincent and the Grenadines; Tunisia.
10 41 Andorra; Argentina; Belarus; Belize; Botswana; Burkina Faso; Cộng hòa trung phi; Colombia;
Congo; Costa Rica; Cote d'Ivoire; Cộng hòa Czech ; Đan Mạch; Djibouti; Ecuador; Fiji; Phần lan; Gibraltar; Guyana; Hungary; Ireland; Nhật bản;Jordan; Kiribati; Hàn Quốc; Liberia;Luxembourg; Macao; Mexico; Monaco; Montserrat; Namibia; Netherlands Antilles; Palestine; Nga; Seychelles; Slovakia; Thụy Điển; Togo; Uruguay; Venezuela
9 46 Afghanistan; Algeria; Áo; Trung quốc; Cyprus; El Salvador; Estonia; Ghana; Greece; Guatemala;
Hong Kong; Ấn Độ; Indonesia; Ý; Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên; Kyrgyzstan; Latvia; Lebanon; Libya; Lithuania; Madagascar; Marshall Islands; Mauritania; Moldova; Nigeria; Palau; Papua New Guinea; Paraguay; Phần Lan; Bồ Đào Nha; San Marino; Slovenia; Nam phi; Sri Lanka; Thụy sĩ; Syria; Tajikistan; Thái Lan; Timor-Leste; Tonga; Thổ Nhĩ Kỳ; Turkmenistan; United Arab Emirates; Uzbekistan; Việt Nam; Yemen
8 22 Albania;Bolivia; Brazil; Bulgaria; Chile; Comoros; Congo; Dem Rep; Croatia;
Egypt;Eritrea;Kenya;Kuwait; Liechtenstein; Macedonia; FYR;Malawi; Micronesia; Fed States;Mongolia; Romania; Serbia and Montenegro; Somalia; Sudan; Tuvalu
7 17 Burundi; Gambia; Lesotho; Maldives; Mali; Mozambique; Niger; Philippines; Sao Tome and
Principe; Suriname; Swaziland; Tanzania; Trinidad and Tobago; Uganda; Vanuatu; Zambia; Zimbabwe
6 24 Benin; Cameroon; Cape Verde; Chad; Cuba; Dominican Republic; Ethiopia; Gabon; Georgia;
Guinea; Guinea-Bissau; Haiti; Honduras; Iraq;Jamaica; Malaysia; Mauritius; Morocco; Nicaragua; Panama; Rwanda; Saudi Arabia; Senegal; Sierra Leone
5 10 Anguilla; Bangladesh; Brunei Darussalam Equatorial Guinea; Iran; Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào ; Myanmar; Nepal; Pakistan; Samoa
200
(Nguồn: Free and Compulsory for all Children)
Chế độ PCGD cũng khác nhau ở các nước, có nước thực hiện PCGD theo tuổi,
có nước thực hiện PCGD theo cấp/bậc học
Thời gian PCGD được tính theo năm học và cấp bậc học Một số nước thựchiện giáo dục bắt buộc theo chế độ năm học (cấp/bậc học) hết bậc THCS (9 năm) như:Trung Quốc, Nhật Bản, Singapor; thực hiện PCGD theo cấp bậc học như Việt Nam
Thời gian PCGD được tính theo tuổi: Ví dụ như Hoa Kỳ, tùy theo các Bang,mỗi bang quy định tuổi giáo dục bắt buộc, trung bình từ 16-18 tuổi, tuy nhiên có sựkhác biệt về tuổi đối với mỗi bang của Hoa Kỳ ví dụ có bang giáo dục bắt buộc đến
18 tuổi như : Ohio, Oklahoma, Oregon, Texas, Virginia, New York , có bang đến 17
Trang 36tuổi như: Arkansas, Nevada, ; nhưng nhìn chung, Hoa Kỳ thực hiện giáo dục bắt buộc
đến 16 tuổi cho tất cả các trẻ em [92, tr 1]
1.2.3.3.Trình độ phổ cập
Trình độ PCGD là mức độ giáo dục cơ bản, trình độ học vấn tối thiểu cần đạt
được đối với đối tượng phổ cập theo quy định của quốc gia, được xác nhận bằng mộtvăn bằng, chứng chỉ do Nhà nước quy định Trình độ PCGD được xác định phù hợp
với mức độ phát triển về yêu cầu đòi hỏi của tình hình kinh tế -xã hội của mỗi quốc giatrong từng thời kì nhất định và được quy định trong chương trình giáo dục Ví dụ, ởViệt Nam, khi Cách mạng tháng Tám mới thành công, 95% dân số mù chữ thì yêu cầu
chủ yếu của giai đoạn 1945-1946 là “diệt giặc dốt”, mục tiêu của PCGD khi đó là xoá nạn mù chữ và trình độ phổ cập là “ đọc thông, viết thạo”, được xác nhận bởi giấy
chứng nhận đã được xoá mù chữ Đến giai đoạn 1990 -2000, Nhà nước ta xác định mụctiêu PCGD tiểu học, trình độ PCGD là người trong diện PCGD phải học xong tối thiểu
chương trình giáo dục cấp tiểu học (lớp 5), được cấp bằng t ốt nghiệp tiểu học [56, tr
3] Trong giai đoạn 2001-2010, mục tiêu quốc gia là PCGD trung học cơ sở thì trình
độ PCGD là người trong diện PCGD phải học xong tối thiểu chương trình giáo dục
cấp THCS (lớp 9), đượ c cấp bằng tốt nghiệp THCS [ 7]
1.2.3.4 Chuẩn quốc gia về PCGD
Chuẩn vừa là đích để người ta hướng tới vừa là thước đo xem đã đạt chưa [ 25,
tr 3] Chuẩn quốc gia về PCGD là các quy định của của quốc gia về hệ thống các tiêuchí về giáo dục phổ cập mà quốc gia, các cấp chính quyền địa phương cần đạt được,bao gồm tỷ lệ số người cư trú tại địa phương được đi học và đạt được trình độ phổ cậptrong tổng số người thuộc diện đối tượng phổ cập ở cấp chính quyền cơ sở; tỷ lệ số
đơn vị cơ sở trực thuộc được công nhận đạt chuẩn PCGD và một số tiêu chí khác
Chuẩn phổ cập đối với mỗi cấp học khác nhau Tiêu chuẩn PCGD tiểu học,PCGD tiểu học đúng độ tuổi được quy định theo Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT
ngày 04 tháng 12 năm 2009 về “Quy định kiểm tra, công nhận PCGD tiểu học và
PCGD tiểu học đúng độ tuổi” và của chuẩn PCGD trung học cơ sở theo Quyết định số
26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 “Quy định tiêu chuẩn, kiểm tra
và đánh giá công nhận PCGD trung học cơ sở”[8].
Trang 37Bảng 1.2 Tiêu chuẩn công nhận PCGD tiểu học, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và
- ≥80% trẻ
11 tuổi hoànthành
chương trình
tiểu học, sốcòn lại đanghọc tiểu học
- ≥98% trẻ 6 tuổivào lớp 1;
- ≥90% trẻ 11 tuổi
hoàn thành chương
trình tiểu học, sốcòn lại đang họctiểu học;
-≥50% HS học
9-10 buổi/tuần
a) Tiêu chuẩn 1:
- Duy trì chuẩn PCGDtiểu học và CMC
- ≥90% (80%) trẻ 6 tuổihọc lớp 1; - ≥ 80%(70%) trẻ 11 – 14 tuổitốt nghiệp tiểu học, cònlại đang học tiểu học
- ≥95% (80%) HS tốtnghiệp tiểu học hàng
năm vào học lớp 6
b) Tiêu chuẩn 2:
- ≥90% (75%) HS tốtnghiệp THCS hàng năm
- ≥80% (70%) thanhthiếu niên từ 15-18 cóbằng THCS
độ 1;
a) duy trì được chuẩnPCGD tiểu học và CMC.b) ≥90% đơn vị cơ sở)
mức1
- 100% đơn vị
cấp huyện đạtchuẩn
PCGDTHĐĐT
mức 2
100% đơn vị cấp huyệnđạt chuẩn PCGD THCS
Ghi chú: trong ngoặc () là tiêu chuẩn cho vùng khó khăn
Hiện nay, quy định kết quả PCGD thường căn cứ vào kế t quả huy động số
thanh niên trong độ tuổi đi học tiểu học, THCS đến lớp so với dân số trong độ tuổi
(So với quy định từ 6-10 tuổi đối với tiểu học và từ 11- 14 tuổi đối với trung học cơ
Trang 38sở) Các chỉ tiêu này là quan trọng nhưng mới chỉ trong nội bộ nền giáo dục nhà
trường Cần phải tính được trong số những người trưởng thành, đặc biệt là nhữngngười hoạt động kinh tế, số năm học trung bình để thấy được tương quan của giáo dục
với kinh tế và năng suất lao động của cộng đồng
Mỗi nước đều có quy định về ch uẩn PGCD cho từng cấp học, độ tuổi Bên cạnh
đó một số nước còn quan tâm đến chỉ số “số năm học trung bình của người dân ” MSY
(Mean School Years) khi đề cập đến chất lượng PCGD Chỉ số MSY biểu thị số năm
đi học trung bình của người dân (thường lấy từ 15 tuổi trở lên)
Nếu ở một cộng đồng nào đó mà MSY của người trên 15 tuổi hoạt động kinh tế
đạt trên 5 năm thì cộng đồng đó có thành tựu PCGD tiểu học ở trạng thái bền vững
(MSY≥5 năm); MSY ở trong khoảng 5-7 năm thì cộng đồng ở bước quá độ tiến tớiPCGD trung học cơ sở (5 năm≤MSY≤7 năm), MSY ở trong khoảng 7-9 năm thì cộng
đồng tiến tới giai đoạn hoàn thành PCGD trung học cơ sở (7 năm≤MSY≤9 năm) Khi
MSY của cộng đồng đạt từ 9 năm trở lên có thể coi hoàn thành PCGD trung học cơ sởbền vững (MSY≥9 năm) [4]
Khi MSY< 5 năm, dù cộng đồng có được công nhận hoàn thành PCGD tiểu học
vẫn phải coi thành tựu này là chưa chắc chắn , nguy cơ trở lại mù chữ của một bộ phận
dân cư vẫn dễ dàng xảy ra Cũng như vậy khi MSY< 9 năm, dù cộng đồng có được
công nhận PCGD trung học cơ sở vẫn phải coi kết quả còn mỏng manh; một bộ phận
dân cư vẫn dễ dàng trở lại mức học vấn sơ đẳng và khó có t hể thích ứng với sự phát
triển của công nghệ mới, khó có thể hiểu đúng đắn các vấn đề luật pháp để hoàn thànhtrách nhiệm công dân
Tiến tới thực hiện một nền giáo dục cơ sở (basic educatin) cho dân cư là đưa
được MSY của người lao động vượt được ngưỡng 9 năm học Đây cũng là tiêu chí
cho việc tăng chỉ số phát triển con người HDI một cách thực chất với mục tiêu nâng
cao năng lực lựa chọn của người dân kết hợp với đảm bảo quyền được giáo dục,được học hành
Theo kết quả tính toán của UNDP năm 2010, nước có số năm học trung bình
Trang 3912 năm; Việt Nam mới chỉ đạt 5,5 năm đứng thứ 125 trên 175 nước (xem bảng 1.3).Như vậy, Việt Nam mới chỉ đạt PCGD tiểu học và đang quá độ tiến tới PCGD trung
học cơ sở Mặc dù đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGD trung học cơ sở
Bảng 1.3 Số năm học bình quân của người dân
điều tra mức sống hộ gia đình 2010 cho thấy: Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên không có
bằng cấp (từ tiểu học trở lên) chiếm 14,3% và có đến 6% chưa bao giờ đến trường T ỉ
lệ học sinh đi học đúng độ tuổi trong cả nước ở tiểu học là 91,9% và THCS 81,3% , tỉ
Trang 40lệ này ở vùng Đông Bắc là 91,5% và 81,3%; vùng Tây Bắc là 88,5% và 69,3%2 Theobáo cáo của Bộ GD &ĐT trong hội nghị giao ban các cở GD &ĐT vùng I năm 2010
có đến 11.000 em bỏ học, một số tỉnh có số học sinh bỏ học nhiều là Sơn La (1.782
em), Hòa Bình (1.146 em), Hà Giang (1.021 em)3 còn ở các tỉnh đồng bằng sôngCửu Long thì tỉ lệ học sinh bỏ học các cấp học rất cao, c ụ thể, tiểu học 0,34%; THCS2,28%; THPT 3,53% và 5 tỉnh đứng đầu là: Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc
Trăng và Bạc Liêu4 Các kết quả này cho thấy mặc dù Việt Nam đã công nhận đạtchuẩn quốc gia PCGD trung học cơ sở nhưng tỉ lệ người lớn biết chữ còn thấp, tỉ lệhọc sinh bỏ học cao, tỉ lệ học sinh “ngồi nhầm lớp” còn cao nên thực chất vẫn chưathực sự đạt được chuẩn về PCGD tiểu học đúng độ tuổi và THCS , đặc biệt là các địa
phương khó khăn Chính vì vậy, luận án nghiên cứu PCGD ở cả hai cấp tiểu học và
THCS để đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện PCGD tiểu học và THCS để củng cốduy trì phổ cập bền vững và từng bước nâng cao chất lượng PCGD cho các địa
phương khó khăn
Tóm lại, qua nghiên cứu chuẩn PCGD cho thấy:
1) Chuẩn PCGD đã xác định rõ các mục tiêu cá nhân, mục tiêu xã hội trước mắt
và lâu dài nhưng chưa phản ánh được các mục tiêu về mặt dân trí, chưa có các điềukiện để đảm bảo chất lượng PCGD Hơn thế nữa, tỉ lệ quy định trong chuẩn PCGDtrung học cơ sở hiện hành còn quá thấp Với quy định chuẩn PCGD quá thấp như vậy
sẽ không đảm bảo chất lượ ng PCGD phổ cập trung học cơ sở
2) Trong hệ thống tiêu chuẩn hiện hành chưa phản ánh được các mục tiêu vềmặt dân trí (số năm học trung bình của người dân, tổ chức các lớp học cộng đồng phổbiến kiến thức và kỹ năng )
3) Trong hệ thống chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi đã phản ảnh được chuẩn
các điều kiện để đảm bảo chất lượng PCGD tuy nhiên trong chuẩn PCGD trung học cơ
sở chưa có chuẩn này
2 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=11136
3 http://danviet.vn/3403p1c28/bao-dong-hoc-tro-ngoi-nham-lop.htm