Những mặt hạn chế:

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 48)

d. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm từ thịt

4.1.1.2. Những mặt hạn chế:

- Tài khoản sử dụng chưa đúng: kế toán bán sản phẩm từ thịt ghi nhận doanh thu vào TK 511 chi tiết 5111, 5112 mà theo hệ thống tài khoản trong quyết định 48/QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính nhóm TK cấp 2 ghi nhận doanh thu gồm: TK 5111 – doanh thu bán hàng hóa; TK 5112 – doanh

thu bán thành phẩm. Như vậy viêc Công ty sử dụng 2 tài khoản trên để phản ánh doanh thu bán mặt hàng thịt heo tươi sống và sản phẩm chế biến từ thịt heo là chưa hợp lý, chưa đúng qui định.

- Không đánh mã hàng cho từng loại sản phẩm: sản phẩm của công ty sản xuất ra gồm rất nhiều loại trong đó các sản phẩm từ thịt có thịt heo tươi sống (loại A, loại B), sản phẩm chế biến từ thịt heo (xúc xích các loại 20g/c, 30g/c, 40g/c; giò lụa loại 500g/c, loại 1kg/c; thịt xông khói, nem chua…). Có thể thấy sản phẩm rất nhiều loại khác nhau nhưng Công ty không qui định mã hàng cho từng loại sản phẩm dẫn đến kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng ghi chép dài dòng, mất thời gian, dễ sai sót nhầm lẫn.

- Không sử dụng sổ Nhật ký bán hàng: các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm tương đối nhiều và việc thanh toán của khách hàng Công ty cho phép thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng không sử dụng nhật ký bán hàng mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào NKC, do đó kế toán khó theo dõi được doanh thu bán chịu, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ hơn nữa làm tăng mức độ phức tạp của NKC và chưa đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.

- Hạch toán giá vốn của sản phẩm xuất bán chưa phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm xuất bán: hiện nay Công ty áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cuối tháng trước để hạch toán giá vốn sản phẩm xuất bán tháng này, cách tính này tuy đơn giản và có thể hạch toán ngay được giá vốn sản phẩm xuất bán trong tháng nhưng lại không phản ánh đúng giá trị sản phẩm xuất kho, do giá sản phẩm sản xuất không cố định theo tháng mà luôn biến đổi theo từng lô, từng lần sản xuất.

- Chưa theo dõi về thời hạn thanh toán: Trên sổ kế toán đã in của doanh nghiệp cũng như sổ chưa in trên Excel chưa thể hiện được thời gian đến hạn của từng khoản thanh toán, do đó để theo dõi thời hạn thanh toán kế toán phải nhập lại số liệu ghi thêm thời hạn thanh toán làm tăng thêm công việc của kế toán. Kế toán chưa theo dõi riêng khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải thu dài hạn nên đã đưa tất cả giá trị khoản phải thu của khách hàng về mục tài sản ngắn hạn khi lập BCTC là chưa đúng theo yêu cầu lập và trình bày BCTC.

- Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị bán sản phẩm từ thịt nói riêng tại Công ty chưa được quan tâm. Các thông tin do kế toán bán sản phẩm từ thịt cung cấp hiện nay là thông tin kế toán tài chính mà chưa đưa ra được thông tin phân tích tình hình thực hiện để có thể so sánh kết quả thực hiện giữa các kỳ, nguyên nhân của sự thay đổi và những dự báo cho tương lai để lập dự toán hàng bán, dự báo bán hàng trong tương lai.

- Chưa áp dụng rộng rãi chính sách bán hàng để khuyến khích tiêu thụ, tạo mối hợp tác dài lâu, thường xuyên mua với khối lượng lớn. Chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để kích thích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, áp dụng chiết khấu thương mại với các khách hàng mua với khối lượng lớn.

- Chưa có phần mềm kế toán.

- Đôi ngũ nhân viên còn thiếu, trình độ nhân viên trong phòng Kế toán chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w