Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 1 Nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 33)

Chế độ, chuẩn mực, luật kế toán do nhà nước ban hành:

Nhà nước ban hành hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán, luật kế toán, các thông tư, nghị định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tuân theo, tạo ra khung hành lang pháp lý cho doanh nghiệp.

Hiện nay Nhà nước ta đang dần hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán và các luật có liên quan phù hợp hơn với tình hình thực tế, những hướng dẫn trong quá trình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình. Tuy vậy các quy định trong chính sách, chế độ kế toán còn khó hiểu, chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy tính chủ động của mình trong khi đó lại có những vấn đề quy định quá chung chung gây khó khăn trong quá trình trình áp dụng hay dễ gây ra hiểu sai vấn đề như kế toán tiến hành ghi sổ khi có chứng từ nhưng thời điểm lập hóa đơn thường sau thời điểm ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực, do đó khiến kế toán lầm tưởng thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm lập hóa đơn. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề khác biệt với chính sách tài chính hiện hành. Ví dụ giữa VAS 14 và luật thuế thu nhập doanh nghiệp: theo điều 4 nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng trong khi theo VAS 14 thì chỉ ghi nhận doanh thu khi thỏa mãn năm điều kiện, khi đó sẽ xảy ra trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán; các khoản hàng hóa trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; các khoản giảm trừ doanh thu được loại trừ khỏi doanh thu theo chuẩn mực kế toán nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Như vậy, giữa chuẩn mực, chế độ, các thông tư cần có sự thống nhất tránh gây ra sự hiểu nhầm, lung túng cho người làm kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên, sự khác nhau trong ngành, lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi doanhh nghiệp phải chủ động, sang tạo trong hạch toán kế toán; kế toán tiêu thụ sản phẩm phải liên tục chủ động cập nhật kiến thức, phân biệt và nắm vững lý luận đảm bảo thực hiện đúng khung

Tác động từ phía khách hàng như: khả năng thanh toán, sự phối hợp của khách hàng; đặc điểm tổ chức công tác mua hàng, thanh toán của từng khách hàng…. Những yếu tố đó tạo có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho kế toán tiêu thụ sản phẩm như: thu tiền khách hàng, giao hàng ….

Tác động bởi các yếu tố tự nhiên: như thời tiết, khí hậu, các tác động về hạ tầng giao thông trong quá trình vận chuyển… những yếu tố này có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến công tác kế toán bán sản phẩm từ thịt. Ví dụ trong vận chuyển hàng cho khách, xe của công ty không có hệ thống làm mát thì thời tiết có thể làm sản phẩm kém chất lượng dễ phát sinh khoản giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại.

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 33)